Bước đầu dạy môn Làm quen văn học theo chương trình mới
Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo, giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục, nó có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp trồng người của Đảng và nhà nước ta; nó đặt nền móng cho việc giáo dục trẻ trở thành con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ để trở thành những công dân có ích – thế hệ làm chủ đất nước trong tương lai.
Giai đoạn giáo dục mầm non đặt nền móng cho quá trình giáo dục cũng đồng thời đặt nền móng hình thành nhân cách cho mỗi con người. Trẻ ở độ tuổi mầm non là giai đoạn vô cùng nhạy cảm trước cuộc sống xung quanh trẻ. Lý do là những chuyển biến nhanh chóng trong sự phát triển thể chất, nhận thức và cảm xúc của trẻ.
Sinh thời Bác Hồ của chúng ta từng nói:
“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan.”
Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, ngây thơ trong sáng như tờ giấy trắng, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt quan tâm chăm sóc, nuôi dạy, giáo dục trẻ. Mỗi nhà giáo mầm non là một nghệ sĩ – nghệ nhân, họ sẽ thổi vào tâm hồn những giá trị đầu tiên của nhân cách con người, đó là giá trị chân – thiện – mỹ để từ đó trẻ có điều kiện tốt về đức, trí, thể, mỹ để bước vào bậc học, cấp học cao hơn.
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm §Ò tµi : BƯỚC ĐẦU DẠY MÔN LÀM QUEN VĂN HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên của quá trình đào tạo, giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục, nó có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp trồng người của Đảng và nhà nước ta; nó đặt nền móng cho việc giáo dục trẻ trở thành con người phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ để trở thành những công dân có ích – thế hệ làm chủ đất nước trong tương lai. Giai đoạn giáo dục mầm non đặt nền móng cho quá trình giáo dục cũng đồng thời đặt nền móng hình thành nhân cách cho mỗi con người. Trẻ ở độ tuổi mầm non là giai đoạn vô cùng nhạy cảm trước cuộc sống xung quanh trẻ. Lý do là những chuyển biến nhanh chóng trong sự phát triển thể chất, nhận thức và cảm xúc của trẻ. Sinh thời Bác Hồ của chúng ta từng nói: “ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan.” Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, ngây thơ trong sáng như tờ giấy trắng, vì vậy đòi hỏi chúng ta phải đặc biệt quan tâm chăm sóc, nuôi dạy, giáo dục trẻ. Mỗi nhà giáo mầm non là một nghệ sĩ – nghệ nhân, họ sẽ thổi vào tâm hồn những giá trị đầu tiên của nhân cách con người, đó là giá trị chân – thiện – mỹ để từ đó trẻ có điều kiện tốt về đức, trí, thể, mỹ để bước vào bậc học, cấp học cao hơn. Giáo dục hình thành, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ mẫu giáo có nhiều “con đường” khác nhau. Nội dung loại hình văn học, nghệ thuật là một trong những con đường đó. Văn học, nghệ thuật giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của trẻ. Dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non, của mỗi giáo viên. Đó là sự mở cửa cho con người đi bước chập chững đầu tiên vào thế giới vật chất, tiếp nhận các giá trị chân thiện mỹ chứa đựng trong tác phẩm văn học. Sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ mầm non với tác phẩm văn học được chọn lọc sẽ kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ, sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ góp phần hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ. Nội dung dạy học về văn học trong chương rất đa dạng gồm tác phẩm thơ, truyện kể, đóng kịch v,v,... Trẻ em rất gần gũi với thơ ca, truyện kể, v,v... . Có thể nói, tính chất trẻ thơ là bắt đầu của tính thơ, nó dễ nhập làm một với tính thơ. Ngay trong những lời lẽ thường ngày của trẻ đã mang nhiều tính chất thơ. Vì vậy mà có nhiều em bé chưa biết chữ đã yªu thơ, Thế giới trẻ thơ vô cùng phong phú và nó cũng đi vào thơ một cách hết sức tự nhiên. Qua cái nhìn hồn nhiên trong sáng của trẻ, cuộc sống xung quanh luôn hấp dẫn, đẹp đẽ và tươi mới, Truyện kể giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường (khẩu ngữ) và ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính. Qua tác phẩn văn học, trẻ quen dần tính chất nhiều ý nghĩa và tinh luyện của ngôn ngữ văn hoá, dần dần tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt. Đóng kịch là hình thức trò chơi được trẻ em ở trường mầm non rất thích thú. Để hoạt động này đạt được hiệu quả trong quá trình cho trẻ làm quen với TPVH, hướng dẫn trẻ nhập vai chơi một cách sáng tạo là một trong những vấn đề cần đặt ra cho cô giáo. Từ nhận thức trên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn trẻ tiếp xúc với văn học, cô giáo không chỉ chú trọng khai thác nội dung mà còn khai thác cái đẹp trong hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Bên cạnh đó cô cần hình thành cho trẻ khả năng tiếp nhận văn học. Năng động và sáng tạo khi làm quen với tác phẩm văn học. Giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thông qua các hoạt động nghệ thuật như đóng kịch, đọc thơ diễn cảm. Để đạt được những điều trên mỗi giáo viên chúng ta phải làm sao để giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng cơ bản, tạo nền tảng cho trẻ được nâng cao kiến thức, năng lực. Chúng ta cũng phải thấy được văn học nuôi dưỡng và phát triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật, tuy nhiên khi dạy thơ cho trẻ ngoài việc lựa chọn cho trẻ những tác phẩm hay, ta cần phải lựa chọn những phương pháp tích cực, những phương pháp phù hợp, làm sao cho trẻ chính là chủ thể trong hoạt động, được hoạt động nhiều trẻ sẽ có điều kiện để nâng cao việc cảm thụ văn học. Năm học này (2010-2011) tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo nhì ở xã vùng 2 với điều kiện kinh tế khó khăn, là lớp toµn con em d©n téc , nên việc hứng thú tham giam học văn học cũng như việc cảm nhận tác phẩm văn học của trẻ còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy tôi gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện cho trẻ học thơ , thêm vào đó lµ sù nhËn thøc cña phô huynh cßn h¹n chÕ cơ sở vật chất, đồ dùng thiếu thốn, cũng ảnh hưởng không nhỏ trong quá trình thực hiện. Bên cạnh những khó khăn trên, tôi cũng có một số thuận lợi như được nhà trường và , đồng nghiệp giúp đỡ, có phòng học thoáng mát, sạch sẽ, các cháu đi học đều ngoan ngoãn, lễ phép, biết vâng lời cô, ham thích nghe cô kể chuyện, đọc thơ,… nên việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cũng thuận lợi hơn. Trước thực trạng đó, tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao hiệu quả trong việc dạy trẻ học văn học ? Làm thế nào để trẻ thực sự say mê, hứng thú trong những giờ học thơ, giờ kể chuyện ? để góp phần giáo dục nhân cách cho trẻ đặt nền móng vững chắc để trẻ bước vào lớp một. Trong quá trình giảng dạy tôi đã phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, tìm tòi những biện pháp hữu hiệu nhất để dạy trẻ học văn học có hiệu quả. Vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm bước đầu khi dạy môn làm quen với văn học theo chương trình mới”. Đó là lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. B. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: I. Nội dung: Số lượng thơ, truyện trong chương trình so với các môn học học khác chiếm tỉ lệ tương đối lớn. Thơ gồm: Tình bạn, Trung thu của bé, Bó hoa tặng cô, Hạt gạo làng ta, Ước mơ của Tý, Chú bộ đội hành quân trong mưa, Mèo đi câu cá, Nàng tiên ốc, Đom đóm, Hoa cúc vàng, Họ nhà cam quýt, Trưa hè, em yêu nhà em, Ảnh Bác, .....truyện gòm: Bạn mới, Chú dê con, Ba cô gái, Hai anh em, Chú dế đen, Sự tích bánh chưng, bánh dày, Giọt nước tí xíu, Sơn Tinh Thủy Tinh, Ông Gióng, TÝch chu II. Biện pháp thực hiện: Trẻ mầm non chưa biết chữ. Tác phẩm văn học đến với trẻ qua lời đọc kể của cô. Cô giáo là người trung gian giữa tác giả, tác phẩm và trẻ. Qua cô trẻ hiểu tác phẩm, hiểu tình cảm thái độ của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và sự rung cảm của trẻ với tác phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào cô giáo. Cô giáo là người tổ chức cho trẻ làm quen văn học, cô đề ra mục đích giáo dục, biện pháp, phương pháp, để đạt được mục đích đề ra, là người quyết định hiệu quả của giờ học làm quen văn học. Để thực hiện tốt việc dẫn dắt trẻ đến với tác phẩm văn học tôi đã sử dụng những biện pháp sau: 1. Đối với bản thân. Vì đặc điểm của trẻ như đã nói ở trên nên trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ tôi luôn đặt ra cho mình những yêu cầu sau: Trước hết cô giáo phải là người có tâm hồn yêu thơ văn, luôn gần gủi với các tác phẩm văn học, có khả năng nhận ra cái hay cái đẹp trong nội dung và hình thức tác phẩm, phải thật sự rung cảm dù đó chỉ là tác phẩm giành cho trẻ. Muốn vậy giáo viên phải luôn trau dồi kỹ năng cảm nhận văn thơ. Cần phải có sự chuẩn bị để đọc và cảm thụ tác phẩm văn thơ, đọc xong tôi luôn nghiền ngẫm phân tích và đánh giá nắm vững nội dung của từng tác phẩm đó. Cần nắm vững đặc điểm lứa tuổi, khả năng cảm nhận thơ văn của trẻ. Nắm vững nhiệm vụ của môn học. Có phương pháp dạy thơ văn cho trẻ. Luôn trau dồi năng lực, diễn đạt trôi chảy, lưu loát, truyền cảm, giọng đọc phù hợp với các thể loại thơ, phù hợp nội dung tư tưởng cũng như từng nhân vật trong tác phẩm văn để truyền đến cho trẻ những rung cảm đối với tác phẩm. Không ngừng học hỏi, trau dồi, trang bị kiến thức cho mình từ đồng nghiệp, sách báo, tạp chí, các kênh thông tin đại chúng…. Với tác phẩm thơ văn cho trẻ tôi luôn giữ tâm hồn mình trong sáng, đẹp. Có tâm lòng nhân hậu, lòng yêu thương trẻ thiết tha. Luôn có sự sáng tạo sư phạm. Tôi luôn bám sát phân phối chương trình qui định theo chủ điểm, chủ đề của từng tháng, từng bài dạy, lên nội dung yêu cầu cụ thể của các bài dạy và kế hoạch mọi lúc mọi nơi. 2/ Đối với trẻ. Luôn cho trẻ có mối quan hệ thường xuyên, trực tiếp với tác phẩm thơ văn. Lựa chon những tác phẩm cho trẻ làm quen cần phải đảm bảo tính vừa sức, phải phù hợp với trình độ nhận thức với đặc điểm tư tưởng, tình cảm và khả năng ngôn ngữ của trẻ...Giúp trẻ hiểu được nội dung bài thơ, câu chuyện và các động cơ hành động của các nhân vật trong mỗi tác phẩm. Tạo cho trẻ sự chú ý, say mê với tác phẩm, hình thành ở trẻ hứng thú nhận thức, cảm xúc thẩm mỹ nghệ thuật. Rèn cho trẻ kỹ năng đọc thơ diễn cảm, kể chuyện diễn tả được giọng của từng nhân vật. Giúp trẻ tập trung vào việc nghe tác phẩm văn học. Hướng sự chú ý của trẻ vào tư tưởng cảm xúc của tác phẩm (đồng cảm với tác phẩm). Giúp trẻ tiếp cận toàn bộ và chi tiết tác phẩm một cách đầy đủ, diễn cảm. Chuẩn bị các vốn sống cần thiết để trẻ hiểu các chi tiết liên quan có trong bài thơ sắp được làm quen. 3. Về cơ sở vật chất: Vận dụng những nguyên vật liệu, những phế liệu sẵn có ở địa phương tôi đã tiến hành làm đồ dùng, đồ chơi đầy đủ để phục vụ cho các tiết học. Mỗi tiết dạy tôi đều đầu tự làm tranh minh họa nội dung bài thơ, câu chuyện với những hình ảnh đẹp, thiết thực gần gủi với trẻ; rối minh họa nhân vật trong bài phải ngộ nghĩnh, dể thương, đáng yêu, hấp dẫn để thu hút sự chú ý của trẻ vào nội dung bài học ; sưu tầm nhiều đồ dùng chuẩn bị đồ dùng tích hợp vận dụng phù hợp với nội dung bài học để giờ học thêm sinh động. Trong lớp tôi trang trí góc Văn học - Chữ viết đẹp mắt phù hợp với từng nội dung của chủ đề hàng tháng, của từng bài dạy để lôi cuốn trẻ. Ngoài ra tôi còn sử dụng tranh ảnh và các lại sách, báo, truyện tranh phù hợp cho cháu xem và cùng xem với cháu để gợi ý dẫn dắt cháu đến với bài học một cách nhẹ nhàng nhất. 4. Các hình thức cho trẻ tiếp cận tác phẩm văn học khác ngoài tiết dạy chính khóa (dạy học tích hợp). Mặc dù trong chương trình đã có những giờ qui định để các cháu làm quen với tác phẩm văn học. Nhưng trong những giờ hoạt động khác tôi quan tâm tích hợp việc dạy thơ văn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Đối với những giờ học làm quen với môi trường xung quanh tôi thường sử dụng thơ ca để miêu tả về loài vật, ví dụ bài thơ “ Đồ dùng, đồ chơi của lớp” khi cho cháu làm quen với những đồ dùng đồ chơi của lớp. Hay về thời gian, bài thơ“ Mùa xuân” khi cho cháu làm quen với Tết Nguyên đán – Mùa xuân.… Đối với những giờ học tạo hình, học âm nhạc… đôi khi các em cùng cô giáo nhớ lại các nhân vật hoặc tình tiết trong những bài thơ mà các em sắp vẽ, sắp hát. Ví dụ: Khi dạy cháu vẽ ông mặt trời, hoặc dạy cháu bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời” thì cô và cháu cùng đọc bài thơ “ ông mặt trời óng ánh.” Để cháu cảm nhận được vẻ đẹp của ông mặt trời thêm sâu sắc. Ngoài giờ học ra tôi còn đọc cho cháu nghe một câu truyện thơ, một bài thơ nào đó phù hợp với những điều kiện xung quanh đúng với mong muốn của trẻ cũng giúp cho trẻ thêm sảng khoái và có hứng cảm thụ tác phẩm thơ thêm sâu sắc. Ví dụ khi trời mưa tôi hướng trẻ quan sát trời mưa rồi đọc cho cháu nghe bài thơ “ Mưa” của Trần Đăng Khoa: “ Bố em đi cày về Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa”. Cháu sẽ thấy đựơc sức mạnh siêu nhiên dữ dội và khũng khiếp của thời tiết. Và hình ảnh người nông dân đầy dũng cảm tự tin và chiến thắng cả thiên tai… Trước khi dạy trẻ học, tôi thường đọc cho trẻ nghe về bài thơ, mẫu chuyện sắp dạy, trao đổi với trẻ về nội dung của tác phẩm. Cho trẻ xem những tranh ảnh trong sách báo có hình ảnh Giúp trẻ hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ, câu chuyện. Qua đó giúp trẻ luyện phát âm các từ khó và cách đọc làm giàu vốn từ cho trẻ. Ví dụ Môn âm nhạc hoạt động bổ trợ đề tài: câu truyện: “nhổ củ cải” Cho trẻ vận động theo bài “Củ cải trắng”. Hay môn tìm hiểu môi trường xung quanh: chủ đề: động vật nuôi trong gia đình, câu truyện “Gà trống, mèo con và cún con”. Trẻ biết tên, đặc điểm, nơi sống của một số con vật nuôi trong gia đình. Còn ở môn toán, dạy bài: “Cao hơn- thấp hơn, liên hệ với câu chuyện “cây khế”. Trẻ áp dụng được sự so sánh đặc điểm về ai cao hơn, ai thấp hơn giữa hai anh em . 5. Các hình thức cho trẻ tiếp cận tác phẩm văn thơ trên tiết dạy. Tôi rút ra được một điều rất quan trọng khi cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ văn là phải làm sao cho các em ghi nhớ được một bài thơ, một câu chuyện theo đúng cách biểu diễn nghệ thuật của thể loại đó. Khi dạy cháu đọc thơ cô giáo không những truyền đạt nội dung ý nghĩa của nó mà còn truyền đạt cả hình thức và nhạc điệu câu thơ nữa. Lời thơ và tính nhạc, tính trầm bổng, tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ góp phần giáo dục năng khiếu nghệ thuật, giáo dục năng khiếu nhạc cho trẻ em. Còn với câu truyện kể cô cần khắc họa nổi bật từng nhân vật trong chuyện, tích cách của từng nhân vật gắn với giọng nói để thể hiện nội dung tư tưởng tác phẩm đồng thời để khi cháu tập sắm vai được dễ dàng hơn. Cần phải tổ chức một giờ học khoa học, tiến hành giờ học một cách vui vẻ, phấn khởi phù hợp với tính chất khoẻ khoắn và tinh thần lạc quan của các em. Trước hết tôi tiến hành dạy đều các tiết dạy trong môn làm quen văn học theo qui định. Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, chú trọng đi sâu vào việc cải tiến phương pháp soạn giảng, thay đổi hình thức tổ chức sao cho giờ học thật sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Để các tiết học bổ trợ cho nhau, sắp xếp lồng ghép tích hợp giữa các môn học vào bài dạy một cách nhẹ nhàng, phù hợp với nhận thức của trẻ, tôi luôn tìm tòi học hỏi ở các chị em đồng nghiệp trong phương pháp giảng dạy rút ra kinh nghiệm truyền thụ kiến thức cho trẻ. Chú trọng đi sâu vào việc cải tiến phương pháp soạn giảng, thay đổi các hình thức tổ chức sao cho thật sinh động, hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào tiết học nhằm phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng, phát huy tính tích cực của trẻ. Qua đó giúp trẻ dễ dàng cảm nhận nội dung tác phẩm. Ví dụ : Khi dạy trẻ bài thơ “ Trăng ơi ...từ đâu đến” của Trần Đăng Khoa (phần này tôi thực hiện ở mọi lúc mọi nơi ). Tôi cho trẻ xem tranh vẽ về đêm trăng. Hoặc phối hợp với phụ huynh của trẻ lúc đêm ở nhà hướng cho cháu quan sát trăng trong đêm có trăng tròn…. Giải thích cho cháu hiểu từ khó “ Cánh đồng xa” là cánh đồng như thế nào... Học thuộc các câu “ Trăng hồng như quả chín, Trăng tròn như mắt cá… 7. Thực nghiệm tiết dạy 7.1. Dạy thơ Tiết 1: Giờ học “đọc thơ cho trẻ nghe”. * Ổn định tổ chức – Giới thiệu bài: Căn cứ vào tình hình lớp học và nội dung bài dạy tôi lựa chọn giải pháp có lợi nhất để lôi cuốn các em vào giờ học, tạo tâm thế sẵn sàng, mong muốn được nghe cô đọc thơ. Ví dụ: Cho cháu làm quen với bài thơ: “Hoa kết trái” thì cô cho cháu hát bài “Màu hoa” và cho cháu kể về các loài hoa với màu sắc màu mà cô đã hướng cho cháu quan sát khi ở nhà. Cháu kể hoa thanh long màu trắng, hoa mướp màu vàng… Cô hướng vào bài thơ hoa có nhiều màu sắc và sẽ kết thành trái mà cô sẽ dạy cháu hôm nay. Khi giới thiệu tựa đề bài thơ xong cô cho cháu nhắc lại một vài lần. * Truyền thụ bài thơ: a. Cô đọc thơ. Cô đọc lần 1: Đọc trọn vẹn và diễn cảm toàn bộ cả bài thơ. Cô đọc lần 2: Kết hợp sữ dụng trực quan minh hoạ nội dung bài thơ. Để luyện cho trẻ khả năng cảm nhận hình ảnh bài thơ bằng tri giác âm thanh của ngôn ngữ khi nghe giọng đọc của cô. Đọc xong cô diễn giải ý nghĩa của từng đoạn thơ và đọc trích dẫn, giải thích nội dung bài thơ. Cô giới thiệu các từ khó trong bài thơ và cho cháu luyện đọc bằng thẻ từ khó. Qua thẻ từ khó này cô có thể tích hợp chữ cái bằng cách cho cháu tìm chữ đã học đơn cử trong vài từ. Căn cứ vào nội dung bài thơ và khả năng tiếp thu của trẻ trong lớp mà cô có thể đọc lại toàn bộ bài thơ một lần nữa. c. Đàm thoại. Để trẻ cảm nhận tốt bài thơ tôi thường đặt các câu hỏi theo hướng sau đây: Câu hỏi về tựa đề là gì? tên tác giả là ai ? Câu hỏi giúp trẻ cảm nhận nhịp và vần của bài thơ, nêu ra cho tập thể để trẻ thấy đựơc mối quan hệ giữa hình thức và nội dung của bài thơ. Ví dụ: “Cháu thấy cô đọc bài thơ có nhanh không” ? trẻ đồng thanh trả lời “ Thưa cô nhanh”. “ Bài thơ này cô đọc nhanh vì nó miêu tả về các màu sắc của hoa rất sinh động và phong phú.” Câu hỏi giúp trẻ xác định nội dung chính của bài thơ. “Bài thơ miêu tả về gì của hoa” ? Trẻ trả lời “ Thưa cô về màu sắc của hoa”, và nêu lên những màu sắc của các loại hoa trong bài thơ. Câu hỏi xác định cấu trúc của bài thơ. “Phần đầu của bài thơ nói lên điều gì” ?. “ Thưa cô: Nói lên mỗi bông hoa đều có một màu sắc riêng”. “ Phần cuối nói lên điều gì” ? “ Thưa cô: Chúng ta không nên hái hoa vì hoa sẽ kết trái cho chúng ta ăn”. Câu hỏi theo hướng tái tạo nhằm giúp trẻ nhớ lại các ý chính, các hình ảnh của bài thơ. “ Hoa có yêu mọi người không ? hoa yêu mọi người như thế nào” ? Cô yêu cầu trẻ trả lời phải nhắc lại nguyên câu thơ. “ Hoa yêu mọi người, nên hoa kết trái.” Câu hỏi hướng trẻ cảm nhận giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức của bài thơ. Các loài hoa trong thơ có đẹp không ? Các cháu có yêu hoa không ? Cháu phải làm gì để hoa cho ta nhiều trái ngon ?… Ngoài những câu hỏi trên cô có thể đặt thêm các câu hỏi hướng đến các thủ pháp nghệ thuat, liên hệ với vốn sống của trẻ như “ Tác giả đã so sánh hoa lựu đỏ như gì nào?”... “ Như đốm lửa”. d. Trò chơi luyện tập: Cô có thể sữ dụng trò chơi để làm tăng thêm sự cảm nhận của trẻ về nội dung của bài thơ. Cô có thể cho cháu tô màu bức tranh vẽ hoa…hay có thể cho cháu chơi trò chơi “Về đúng vườn hoa của mình”… e. Kết thúc giờ học: Cô có thể sử dụng rối tay mời cả lớp đọc lại bài thơ lần nữa. Giáo dục cháu có thái độ hành vi đúng đắn, có tình cảm đạo đức, thẩm mỹ, nghệ thuật. Như cháu không được chặt phá cây, không được ngắt hoa bẻ cành. Cháu phải biết chăm sóc, bảo vệ cây xanh, biêt yêu các loài hoa vì hoa là vẻ đẹp của thiên nhiên, hoa kết thành quả cho ta quả ngon để ăn…Về nhà Cháu đọc thật hay bài thơ cho mọi người cùng nghe… - Nhận xét tuyên dương. Căn cứ vào thực tế diễn ra của giờ học để nêu nhận xét cá nhân, tổ, lớp… Với đặc thù là lớp nhiều trÎ con em d©n téc trong quá trình dạy trẻ học thơ, tôi chú trọng hơn đến các cháu . Đồng thời động viên khuyến khích những cháu bé để cháu được làm quen.Từ đó mỗi hình ảnh đẹp của bài thơ, câu đố… cũng có nhiều tác dụng với trẻ ngay từ bé. Giáo dục cháu lòng yêu thương quê hương đất nước. Trẻ càng yêu văn học, yêu cuộc sống, phát triển óc tư duy cho trẻ khi suy nghĩ để tìm câu trả lời, nên tôi thường xuyên sưu tầm những câu đố về thế giới xung quanh trẻ để đố trẻ. Qua môn làm quen văn học, thơ ca có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ mẫu giáo. Nó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển tư duy, trí tưởng tượng giúp trẻ thêm yêu thiên nhiên, yêu thơ ca, phát triển cho trẻ nhân cách, tình cảm tốt đẹp… giúp trẻ hình thành cơ sở đọc viết, đặt nền móng vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1 trường phổ thông. C. PHẦN KẾT LUẬN: I. Kết quả đạt được: Với những biện pháp trên thực tế trong quá trình dạy trẻ học thơ và sử dụng những biện pháp trên. Kết quả trẻ lớp tôi rất hứng thú trong giờ học thơ. Thông qua các bài thơ, trẻ đã được giáo dục toàn diện các mặt. Trẻ biết yêu thương mọi người, có tình cảm tốt đẹp, phát triển toàn diện hơn. tạo tâm thế vững chắc cho trẻ vào lớp lín . Được thể hiện qua bảng số liệu sau đây: Kết quả Số lượng trẻ Khi chưa áp dụng hình thức đổi mới Sau khi áp dụng hình thức đỗi mới - Đọc diễn cảm 28 50% - 60% 75% - 85% - Thuộc nhiều, nhanh 28 70% - 75% 85% - 90% - Phát triển ngôn ngữ, diễn đạt tốt 28 65% - 70% 85% - 90% Nhìn bảng số liệu cho thấy mức độ tiến bộ tăng dần về cuối năm học. II. Bµi häc kinh nghiÖm: Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt các giờ dạy thơ trong bộ môn làm quen văn học sau đây: Để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn đáp ứng nhu cầu của ngành học, để giờ học đạt kết quả như mong muốn người giáo viên cần: 1. Trong công tác giảng dạy phải có lòng yêu trẻ, tinh thần trách nhiệm cao, kỷ luật tốt,
File đính kèm:
- maugiao.doc