Cách khai thác ngữ liệu mới của bài đối với phân môn Tiếng Anh bậc Tiểu học
Tiếng Anh có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh Việt Nam nói riêng và học sinh trên toàn thế giới nói chung. Đặc biệt nước ta trong bối cảnh hợp tác, quan hệ, hội nhập quốc tế ngày càng rộng mở. Xác định được tầm quan trọng đó, năm học 2006 - 2007 môn Tiếng Anh được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chính thức ban hành và dạy ở bậc tiểu học. Giáo trình Lets learn English, Book 1,2,3 đã được giảng dạy từ lớp 3 - 4 - 5. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh, qua trải nghiệm thực tế dự giờ và thăm lớp của nhiều đồng nghiệp tôi nhận thấy việc khai thác ngữ liệu mới trong bài đóng một vai trò hết sức quan trọng, làm nòng cốt để khai thác tiếp vào những phần sau. Vì thế trong bản sáng kiến của mình tôi mạnh dạn đề cập về “Cách khai thác ngữ liệu mới của bài đối với phân môn tiếng Anh bậc Tiểu học” .
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc **************** Sơ yếu lý lịch Họ và tên : Đoàn Thị Nguyễn Ngày sinh: 08 - 8 -1978 Quê quán: An Thái - Quỳnh phụ - Thái Bình Trú quán: Tiến Đức - Hưng Hà - Thái Bình Trình độ chuyên môn: ĐHSP NN Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Tiến Đức – Hưng Hà - Thái Bình A. Sáng kiến cách khai thác ngữ liệu mới của bài đối với phân môn Tiếng Anh bậc tiểu học Đặt vấn đề 1. Lý do nghiên cứu: Tiếng Anh có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với học sinh Việt Nam nói riêng và học sinh trên toàn thế giới nói chung. Đặc biệt nước ta trong bối cảnh hợp tác, quan hệ, hội nhập quốc tế ngày càng rộng mở. Xác định được tầm quan trọng đó, năm học 2006 - 2007 môn Tiếng Anh được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo chính thức ban hành và dạy ở bậc tiểu học. Giáo trình Let’s learn English, Book 1,2,3 đã được giảng dạy từ lớp 3 - 4 - 5. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Anh, qua trải nghiệm thực tế dự giờ và thăm lớp của nhiều đồng nghiệp tôi nhận thấy việc khai thác ngữ liệu mới trong bài đóng một vai trò hết sức quan trọng, làm nòng cốt để khai thác tiếp vào những phần sau. Vì thế trong bản sáng kiến của mình tôi mạnh dạn đề cập về “Cách khai thác ngữ liệu mới của bài đối với phân môn tiếng Anh bậc Tiểu học” . 2. Mục đích nghiên cứu: Như các thầy, các cô đã gặp ở mỗi đơn vị bài học việc khai thác ngữ liệu mới còn gặp rất nhiều khó khăn, trăn trở không biết mình sẽ truyền đạt như thế nào cho học sinh hiểu một cách nhanh nhất, nhớ được lượng từ vựng mà sách giáo khoa đề cập tới. Mục đích của việc khai thác ngữ liệu mới là giúp cho học sinh nắm được cấu trúc cũng như từ vựng của mỗi bài học. Hiểu được hội thoại một cách nhanh nhất từ đó ứng dụng vào việc giao tiếp hằng ngày một cách linh hoạt. 3. Phạm vi nghiên cứu, ứng dụng Trong thực tế học sinh bậc tiểu học trên toàn quốc, đặc biệt những vùng nông thôn việc dạy và học Tiếng Anh ở các trường tiểu học là điều rất khó đối với các thầy, cô giáo. Bộ sách Let’s learn English book 1, 2, 3, sách hướng dẫn soạn giảng, tài liệu tham khảo, băng đĩa, tranh ảnh, và kế hoạch bài giảng cho mỗi đơn vị bài học là những căn cứ thực tế giúp tôi nghiên cứu, ứng dụng “Cách khai thác ngữ liệu mới của bài” mà tôi đề cập trong sáng kiến của mình mong muốn giúp cho các thầy, cô giáo và các em học sinh giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh tốt hơn, hiệu quả hơn trong từng bài học. Giải quyết vấn đề Trước hết bản thân tôi nhận thấy bộ sách mà chúng ta đang giảng dạy được thiết kế rất hợp lý: về nội dung kiến thức phù hợp với các đối tượng học sinh. Hình thức đẹp, bắt mắt gây được hứng thú tìm tòi cho các em. Đặc biệt hơn cả là ở bậc tiểu học cả ba khối lớp: lớp 3, lớp 4 và lớp 5 các em đều được học về bốn chủ điểm quen thuộc. Theme 1: You and me Theme 2: My school Theme 3: My family Theme 4: The world around us - Đây là yếu tố đầu tiên tôi dựa vào để khai thác ngữ liệu mới. 1. Tôi khai thác ngữ liệu mới dựa trên sự lặp lại của các chủ điểm. Dựa trên dụng ý của các thầy cô trong việc đưa kiến thức nhằm giúp cho các em được ôn lại các từ, các câu, các cấu trúc ngữ pháp qua qua bốn chủ điểm quen thuộc đó. Ngược lại thầy cô phải là người chủ động giúp các em liên kết được kiến thức trong ba năm. 2. Tôi phân tích sự kết hợp chặt chẽ của những phần nhỏ trong mỗi đơn vị bài học. -Mỗi đơn vị bài học được thiết kế theo hai phần: Section A và Section B. Ví dụ: Unit 1: My Homeland (Section A) My Homeland (Section B) - Trong Section A, các em được học các mục nhỏ: 1. Look, listen and repeat 2. Look and say 3. Let’s talk 4. Listen and check 5. Say it right 6. Let’s write 7. Let’s play - Các em được học qua bẩy phần nhỏ trong sách giáo khoa lại được cộng hưởng với sách bài tập gồm mười một bài tập nhỏ. Qua phân tích những yếu tố trên là giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy để khai thác ngữ liệu mới một cách tốt hơn cần phải nghiên cứu sâu hơn về sự kết hợp chặt chẽ này. Vì các em có nắm chắc các phần này, liên kết tốt được thì lượng từ vựng và cấu trúc cần và đủ giúp các em nắm bắt và hiểu biết cặn kẽ làm nền tảng vững vàng cho những năm học tiếp theo. - Nhưng xây dựng nền tảng cho các em như thế nào? thì đây cũng chính là điều khó nhất mà mỗi giáo viên cần phải nghiên cứu. Chắc rằng tôi và rất nhiều các thầy cô đều băn khoăn trăn trở về cách khai thác ngữ liệu mới của bài. 3. Khai thác ngữ liệu mới phải dựa trực tiếp vào phần 1 (Look, listen and repeat) và nội dung toàn bài trong sách giáo khoa. - Bởi phần 1 này chứa gần như đầy đủ ngữ liệu mới của bài. Khi ta đã hiểu và nghiên cứu kỹ các mục trong sách giáo khoa thì ta mới có thể thâu tóm được, liên hệ được bài cũ với bài mới thành một chuỗi logic giúp các em vận dụng được vào các tình huống giao tiếp. Ngược lại nếu chúng ta không nghiên cứu kỹ sách giáo khoa dễ dẫn đến chúng ta truyền đạt ngữ liệu mới một cách lệch lạc không trùng ý tưởng của người viết sách. Để khai thác được ngữ liệu mới hoàn chỉnh và đủ nhìn sâu vào bất kỳ đơn vị bài học nào ta cũng thấy ở phần 1 đều có tranh minh hoạ, dựa vào tranh chúng ta có thể đưa ra được từ mới, có thể nêu nên được nội dung của bài hội thoại. Khi đã có một số những gợi ý nhỏ như vậy thì chúng ta bước vào phần nghe một cách dễ dàng hơn. Trong đoạn hội thoại này chứa phần ngữ liệu mới mà giáo viên phải dựa vào đó để phân tích suy luận kỹ lưỡng. Học sinh có hiểu được bài hay không có vận dụng được vào để thực hành ở những phần sau hay không thì cốt nõi phải rút ra được, nắm được ngữ liệu mới ở phần này. Nhờ vào câu, từ trong bài hội thoại mà ta đưa ra được ngữ liệu mới một cách hiệu quả cao. Ví dụ : Trong sách giáo khoa lớp 4: Unit 3 : Things we can do. (Section A) 1. Look, listen and repeat. Trong phần này quan sát tranh ta thấy: Bức tranh vẽ một quán nhỏ bán đồ ăn và đồ uống cụ thể đó là sữa và kem. - Một tình huống bạn Mai đang mời bạn LiLi uống sữa. - Như vậy dựa vào tranh ta dạy được ngữ liệu mới (từ vựng: an ice-cream, milk). - Để biết được Mai mời LiLi uống sữa bằng Tiếng Anh như thế nào giáo viên chuyển ý một cách logic sang phần nghe. - Hội thoại: Mai: Would you like some milk, LiLi ? LiLi: Yes, Please. Mai: Here you are. LiLi: Thank you. - Qua thực hành giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét từ gạch chân trong câu: Would you like some milk ? - Từ đó đưa ra được mẫu câu mới của bài, hơn nữa còn nhắc các em nhớ được cách sử dụng của danh từ “milk”. - Như vậy phần ngữ liệu mới đã được khai thác từ phần 1. Để giao tiếp tốt hơn chúng ta sẽ thực hành ở những phần sau. - Khi học sinh đã nắm được toàn bộ ngữ liệu mới của bài thì chắt hẳn các em không còn lo lắng, lơ mơ mà tự sáng tạo linh hoạt trong khi giao tiếp. 4. Ngoài ra giáo viên cần phải kết hợp tốt kỹ năng sư phạm và phương pháp giảng dạy mới giúp cho bài giảng của mình phong phú sâu sắc hơn. Sự sáng tạo trong phần khai thác ngữ liệu mới là không thể thiếu. Ví dụ đối với những bài mà nội dung tranh chưa cụ thể. Tức là không thể dựa vào tranh mà đưa ra được từ và cho học sinh nghe ngay được. Đối với những bài này ta có thể dùng những tình huống phụ có thể là sáng tạo hơn ngay ở phần (warm up). Giáo viên chủ động đưa ra những tình huống phụ đó để liên kết với bài mới. Khi đã có những tình huống mà học sinh cảm thấy hồ hởi, phấn khởi với tiết học thì chắc chắn rằng hiệu quả bài giảng đạt được như mong muốn là (làm sao, làm như thế nào) để học sinh hiểu bài ngay trên lớp. - Cho đến nay việc học Tiếng Anh không còn là mới mẻ, bỡ ngỡ đối với học sinh tiểu học. Hầu hết các em được làm quen với tiếng Anh từ lớp 1. Như vậy đã rất thuận tiện và nhẹ nhàng hơn với các lớp trên. Mỗi lớp đòi hỏi các em một lượng kiến thức tăng dần. Giáo viên phải là người quan sát thấu đáo được đối tượng để giúp các em nắm được kiến thức mà không thấy nặng nề khó khăn. Như vậy mới là thành công trong việc truyền tải ngữ liệu mới của bài. Mỗi bài học qua đi thì giáo viên cần tìm hiểu đối tượng của mình qua những câu giao tiếp thông thường. Các em có thực sự là người chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới chưa? Nếu các em đam mê môn học thì không khí giờ học Tiếng Anh sẽ sôi nổi không nhàm chán ngay ở phần khai thác ngữ liệu mới. - Ngày nay chúng ta đang dạy Tiếng Anh theo đường hướng giao tiếp. Chính vì vậy ở bài nào cũng có một đoạn hội thoại từ đó rút ra được ngữ liệu mới. Học sinh nắm được đoạn hội thoại đồng nghĩa với việc nắm được ngữ liệu mới, nói khác đi các em có thể giao tiếp được. Với bốn chủ điểm quen thuộc được củng cố mở rộng theo lứa tuổi. Rất nhẹ nhàng giúp các em phát huy được khả năng giao tiếp của mình. Qua việc học Tiếng Anh các em đã hiểu biết thêm về mối quan hệ bạn bè, hiểu biết thêm về gia đình, về trường, lớp, về thế giới xung quanh các em. Cũng qua việc học Tiếng Anh các em thêm yêu Tiếng Việt hơn. Thích khám phá các cách sử dụng của từ loại từ đó gây được tính tìm tòi khám phá phương pháp học mới đối với môn Tiếng Anh - yếu tố giúp các em hoàn thiện hơn cả về “đức - trí - thể – mỹ” và là tiêu chí quan trọng xây dựng, hình thành nhân cách cho các em. Kết thúc vấn đề - Tôi nhận thấy khi khai thác ngữ liệu mới một cách dễ hiểu, hợp lý thì các em dễ dàng vận dụng vào việc thực hành và làm bài tập. Qua cách khai thác ngữ liệu mới của tôi như trên tôi nhận thấy không khí học Tiếng Anh ở những giờ học của tôi rất sôi nổi các em chủ động tiếp thu bài, tích cực phát biểu vận dụng được ngữ liệu mới vào những phần thực hành tiếp theo. - Trên đây là một số sáng kiến rất nhỏ của tôi về “Cách khai thác ngữ liệu mới của bài”. Tôi tin chắc rằng còn rất nhiều hạn chế cần khắc phục. Kính mong được các quý thầy, cô cùng đồng nghiệp góp ý, trao đổi để chuyên môn của tôi ngày một vững vàng hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tiến Đức, ngày 25 tháng 11 năm 2010 Xác nhận của BGH nhà trường Người viết sáng kiến Đoàn Thị Nguyễn.
File đính kèm:
- Sang kien mon Tieng Anh nam hoc 20102011.doc