Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống – Tháng 3

Là một trong những trường THPT lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, mục tiêu mà trường THPT Lê Lợi hướng đến là chất lượng giáo dục toàn diện. Chính vì thế, bên cạnh hoạt động dạy và học các môn học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ GD-ĐT, trường THPT Lê Lợi còn tổ chức rất nhiều hoạt động ngoài giờ.

Một trong các hoạt động đó là hoạt động chuyên đề của các tổ chuyên môn được tổ chức hàng tuần trong giờ chào cờ là một hoạt động gần gũi và có tính thường xuyên đã có tác động lớn đến việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản trong cuộc sống. Thực hiện theo kế hoạt năm học của tổ chuyên môn và của nhà trường, tổ Văn tiếp tục thực hiện các chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Trong giờ chào cờ tuần học 28, tổ Văn đã thực hiện chuyên đề giáo dục kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, giải quyết xung đột và ứng phó với các hành vi bạo lực và kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên.

Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. Các kỹ năng sống đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi lứa tuổi, nhất là tuổi thanh thiếu niên. Chuyên đề giáo dục kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, giải quyết xung đột và ứng phó với các hành vi bạo lực là những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống hiện đại, năng động và phức tạp hiện nay

 

doc2 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống – Tháng 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG – THÁNG 3
Là một trong những trường THPT lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, mục tiêu mà trường THPT Lê Lợi hướng đến là chất lượng giáo dục toàn diện. Chính vì thế, bên cạnh hoạt động dạy và học các môn học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của bộ GD-ĐT, trường THPT Lê Lợi còn tổ chức rất nhiều hoạt động ngoài giờ. 
Một trong các hoạt động đó là hoạt động chuyên đề của các tổ chuyên môn được tổ chức hàng tuần trong giờ chào cờ là một hoạt động gần gũi và có tính thường xuyên đã có tác động lớn đến việc rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản trong cuộc sống. Thực hiện theo kế hoạt năm học của tổ chuyên môn và của nhà trường, tổ Văn tiếp tục thực hiện các chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Trong giờ chào cờ tuần học 28, tổ Văn đã thực hiện chuyên đề giáo dục kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, giải quyết xung đột và ứng phó với các hành vi bạo lực và kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên. 
Kỹ năng sống là một tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua giảng dạy hoặc kinh nghiệm trực tiếp được sử dụng để xử lý những vấn đề, câu hỏi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày của con người. Các kỹ năng sống đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với mọi lứa tuổi, nhất là tuổi thanh thiếu niên. Chuyên đề giáo dục kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, giải quyết xung đột và ứng phó với các hành vi bạo lực là những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống hiện đại, năng động và phức tạp hiện nay. 
1. Kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể
Trong tình hình xã hội phát triển mạnh mẽ với các mối quan hệ đa dạng như hiện nay, con người càng phải nắm rõ các cách thức để hòa nhập và thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất. Vì vậy, kĩ năng tham gia các hoạt động xã hội giúp cho các bạn trẻ cách học hỏi từ bạn bè, bổ sung kiến thức mới, thích nghi dần và học cách làm việc với nhiều người. Từ đó cũng là một cách thể hiện được năng lực bản thân, nhận thức được hạn chế của bản thân. Việc tham gia vào các hoạt động xã hội có thể thực hiện ở cấp độ nhỏ đến cấp độ lớn dần để dần dần thích nghi và tự tin. Mỗi bạn trẻ cần mạnh dạn, tự tin thực hiện các hoạt động theo yêu cầu chung của tập thể. 
Để giáo dục và rèn luyện thêm cho học sinh về kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, chuyên đề đã tổ chức trò chơi tập thể, mời trực tiếp các em học sinh lên tham gia. Từ trò chơi này học sinh cũng đã rút ra một số vấn đề cơ bản và các kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể. Trong đó quan trọng nhất là kĩ năng hợp tác, kĩ năng lắng nghe và sự đồng cảm cũng như lòng nhiệt tình của cá nhân khi tham gia vào các hoạt động chung. Bên cạnh đó, chuyên đề còn khuyến khích các em mạnh dạn, tự tin, vượt qua những trở ngại của bản thân khi mời hai giáo viên lên thực hiện một tiết mục văn nghệ. Tiết mục đã cho học sinh toàn trường thấy được ý nghĩa của sự nhiệt tình và tinh thần hợp tác. 
2. Kĩ năng giải quyết xung đột và ứng phó với các hành vi bạo lực.
Kĩ năng giải quyết xung đột là một kĩ năng quan trọng khi tính cạnh tranh và mâu thuẫn trong xã hội ngày càng cao. Xung đột là một hiện tượng tự nhiên không thể tránh khỏi trong môi trường làm việc, và không tự mất đi. Xung đột có thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và cường độ của xung đột, và vào cách giải quyết xung đột. 
Nếu được giải quyết tốt, xung đột sẽ đem lại các điểm tích cực như: nâng cao sự hiểu biết và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên, nâng cao khả năng phối hợp nhóm thông qua việc thảo luận, thương thảo khi giải quyết mâu thuẫn Ngược lại, xung đột không được xử lý tốt sẽ gây ra sức tàn phá lớn: mâu thuẫn trong công việc dễ dàng chuyển thành mâu thuẫn cá nhân, tinh thần làm việc nhóm tan rã, tài nguyên bị lãng phí..v..v. Các nguyên nhân phổ biến gây ra xung đột: mục tiêu không thống nhất, chênh lệch về nguồn lực, có sự cản trở từ người khác, căng thẳng hoặc áp lực tâm lý từ nhiều người.
 Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, hành vi bạo lực học đường ngày càng phức tạp, gây ra ảnh hưởng với nhiều mức độ khác nhau cho đối tượng có hành vi bạo lực, người bị hại, gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Điều đó cho thấy tình trạng đạo đức, lối sống suy đồi của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Để ngăn chặn và xóa bỏ hành vi bạo lực học đường và những ảnh hưởng tiêu cực của nó, cần nghiên cứu và tìm hiểu gốc rễ của vấn đề, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết hiệu quả.
Để giải quyết các xung đột và tránh các hành vi bạo lực trong cuộc sống, chuyên đề đã đưa ra với các em học sinh các phương án như: không xâm phạm quyền lợi của người khác, kiềm chế tối đa cái tôi cá nhân. Trong trường hợp trở thành nạn nhân của bạo lực, chuyên đề khuyên các em hãy chọn cách chạy trốn để tránh thiệt hại cho bản thân. Chuyên đề đã đưa ra các tình huống cụ thể, phù hợp với các em để các em các em tìm câu trả lời và nắm vững hơn kĩ năng này.
3. Kĩ năng ứng xử với môi trường tự nhiên.
Chuyên đề đã nhắc lại cho học sinh vai trò của môi trường tự nhiên với cuộc sống con người, khắc sâu trong các em ý thức bảo vệ môi trường sống từ đất đai, nguồn nước, không khí, cây xanh. Đặc biệt thông qua những phong trào như trồng cây xanh, chăm sóc bồn hoa, vệ sinh khuôn viên nhà trường, lao động tại khu nghĩa trang thành phố, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường của thành đoàn, tỉnh đoàn.chuyên đề đã cho các em thấy được những việc thiết thực cần làm để giữ cách ứng xử đẹp với môi trường tự nhiên. Chuyên đề cũng đã nêu ra nhiều câu hỏi hay và gần gũi như “hãy nêu 3 biểu hiện thể hiện sự chưa tích cực trong bảo vệ môi trường?” hay “tác hại của việc xả rác bừa bãi”đã đượccác em học sinh tham gia trả lời rất nhiệt tình. 
Có thể nói các chuyên đề giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong giờ chào cờ của trường THPT Lê Lợi đã làm phong phú thêm cho tiết sinh hoạt đầu tuần, tạo những cảm hứng tốt đẹp cho thầy và trò trước một tuần làm việc mới. Thông qua đó cũng đã góp phần giáo dục các em học sinh những kĩ năng sống cơ bản một cách thiết thực và dễ hiểu. Từ đó cũng nâng cao vai trò của các tổ chuyên môn và phát huy được tinh thần hoạt dộng, sự tự tin trong mỗi học sinh, cũng như là tinh thần đoàn kết, thân ái trong nhà trường. 
	Tổ Ngữ Văn

File đính kèm:

  • docCDKNNSVAN.doc
Giáo Án Liên Quan