Chuyên đề: Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non

CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC MẦM NON

A/GIỚI THIỆU TỔNG QUAN:

B/MỤC TIÊU:

- Củng cố, nâng cao hiểu bết về phương pháp dạy học ticha cực, hiểu được bản chất, đặc điểm và ý nghĩa của phương pháp dạy học tích cực

- Trình bày và phân tích được nội dung cơ bản của một số phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục Mầm Non

- Vận dụng được phương pháp dạy học tích cực vào tổ chức hoạt động GD trẻ lứa tuổi MN

- Khẳng định sự cần thiết và có ý thức tự giác, sáng tạo vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào các hoạt động GD trẻ trong trường MN.

C/NỘI DUNG:

Nội dung 1: Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học

Hoạt động. Tìm sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

1/ Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học

*Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên qui mô toàn cầu

 

docx12 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tháng 11 năm 2017
GIÁO VIÊN : Nguyễn Thị Phi Nga
CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC MẦM NON
A/GIỚI THIỆU TỔNG QUAN:
B/MỤC TIÊU:
- Củng cố, nâng cao hiểu bết về phương pháp dạy học ticha cực, hiểu được bản chất, đặc điểm và ý nghĩa của phương pháp dạy học tích cực
- Trình bày và phân tích được nội dung cơ bản của một số phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục Mầm Non
- Vận dụng được phương pháp dạy học tích cực vào tổ chức hoạt động GD trẻ lứa tuổi MN
- Khẳng định sự cần thiết và có ý thức tự giác, sáng tạo vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào các hoạt động GD trẻ trong trường MN.
C/NỘI DUNG:
Nội dung 1: Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học
Hoạt động. Tìm sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
1/ Sự cần thiết đổi mới phương pháp dạy học
*Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên qui mô toàn cầu
*Đổi mới phương pháp dạy học dựa trên các cơ sở sau
- Cơ sở pháp lí
- Cơ sở kinh tế - xã hội
- Cơ sở tâm lí - giáo dục 
2/Những thay đổi căn bản của đổi mới phương pháp dạy học
- Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là sử dụng các phương pháp dạy học theo cách mới, trong những điều kiện mới nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học . Hay nói một cách cụ thể hơn thì đổi mới phương pháp dạy học trong quá trình giáo dục là sử dụng các phương pháp dạy học một cách hợp lí nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo; phù hợp với đặc điểm phát triển và điều kiện thực tiễn của người học
- Tuy nhiên chúng ta cần hiểu , không có một phương pháp dạy học nào lại tuyệt đối phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng
- Trong giáo dục MN cũng vậy, đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là phủ nhận những phương pháp dạy học cũ mà chính là quá trình vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học một cách phù hợp, phát huy hết những ưu điểm và khả năng có sẵn của các phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời phối hợp các phương pháp đó trong quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ một cách hợp lí, nhằm phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, tu duy, sáng tạo của trẻ.
3/Những điều cần lưu ý khi đổi mới phương pháp dạy học
*Khi lựa chọn phương pháp dạy học cần lưu ý một số điểm sau:
- Phương pháp dạy học cần có tính hệ thống. Điều này đảm bảo cho tính ;iên thông đối với người học. Phương pháp phù hợp sẽ nâng cao được hiệu quả truyền đạt kiến thức của người dạy và mức độ tiếp thu của người học.
- Phương pháp dạy học cần xác định cụ thể đối tượng người học, Người học là đa dạng cả về trình độ và lứa tuổi, khả năng tiếp thu, trình độ sẵn có. Vì vậy, cần có phương pháp dạy học cụ thể và phù hợp với đối tượng.
- Phương pháp dạy học phải liên tục đổi mới. Mặc dù đã có phương pháp phù hợp với từng đối tượng, nhưng khi các đối tượng đã có chuyển biến về năng lực tiếp thu thì không thể giữ mãi phương pháp đã áp dụng mà phải áp dụng phương pháp phù hợp với giai đoạn mới.
- Phương pháp dạy học có tính kế thừa. Yêu cầu này tránh cho người học không bị lúng túng khi tiếp nhận phương pháp dạy học mới lạ.
- Phương pháp dạy học phù hợp với nội dung chương trình hiện tại. Nội dung, chương trình hiện tại được xây dựng nhằm đảm bảo cho người học tiếp nhận được các tri thức phù hợp với sự phát triền kinh tế - xã hội, vì vật nó cũng thay đổi theo sự phát triển đó. Mỗi nội dung, chương trình có thể có những yêu cầu riêng về phương pháp dạy học. Do đó cần tìm được các phương pháp dạy học phù hợp cho mỗi nội dung chương trình.
Nội dung 2. Khái quát chung về phương pháp dạy học tích cực
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm và bản chất của phương pháp dạy học tích cực.
Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
Qúa trình dạy và học gồm hai hoạt động có quan hệ hữu cơ với nhau:
Hoạt động dạy của giáo viên
Hoạt động học của trẻ.
Cả hai hoạt động này đều diễn ra trong quá trình dạy học và có sự đan xen với nhau, nhằm đạt được mục đích giáo dục. Hoạt động học của trẻ chỉ có hiệu quả khi trẻ tích cực, chủ động, tự nguyện, tự giác tham gia vào quá trình học.
Bản chất của phương pháp dạy học tích cực
 Bản chật của phương pháp dạy học tích cực chính là phát huy tính tích cực tự giác nhận thức , chủ động và sáng tạo của người học khi chiếm lĩnh kiến thức:
Lấy người học làm trung tâm.
Phát huy tính chủ động sáng tạo của cả người dạy và người học.
Phát huy tính năng động, khả năng thích ứng cao với môi trường.
 - Tính hướng nội cao, phát huy khả năng tự do tư duy nhận thức và hành động.
Tính kế thừa: kế thừa kiến thức và kỹ năng truyền thống thích hợp.
 - Tính hiện đại: phương tiện, quan hệ với thế giới mới, tương quan trong hệ thống kinh tế tri thức toàn cầu. 
Hoạt động 2. Tìm hiểu địa điểm của phương pháp dạy học tích cực
Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực
Dạy học thông qua tổ chức hoạt động học tập của người học. Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức nhiều hoạt động học tập. Người học tự khám phá những điều cần học qua các hoạt động học tập tích cực. 
Dạy học theo cách nào, giáo viên không chỉ đơn giản là truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn người học hành động và tổ chức môi trường học tập thích hợp. Chương trình dạy học phải giúp cho từng hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng động.
Dạy học chú trọng phương pháp tự học: hoạt động của giáo viên không chỉ dùng lại ở việc tổ chức các hoạt động để người học tham gia vào các dạng hoạt động lĩnh hội tri thức mà còn có tác dụng định hướng giúp người học hình thành, rèn luyện phương pháp, thói quan tự học. Phương pháp dạy học tích cực xem việc xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
Trong các phương pháp học thì tự học là phương pháp cốt lõi. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thĩe tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay nguuời ta nhấn mạnh mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nổ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động.
Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp học tập hợp tác trong nhóm bạn bè: Phương pháp dạy học tích cực một mặt căn cứ vào hứng thú, năng lực, nhu cầu của người học để lựa chọn nội dung phương pháp dạy học phù hợp, mặt khác giáo viên cần tạo điều kiện để người học phát huy được năng lực bản thân đồng thời phát huy được năng lực bản thân đồng thời phát huy các mối quan hệ hợp tác với bạn.
Kết hợp đánh giá của giáo viên với tự đánh giá của người học. Giaó viên hướng dẫn và tạo điều kiện để trẻ tự đánh giá, tự điều chỉnh cách học. Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học tập của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Hoạt động 3. Tìm hiểu ý nghĩa của phương pháp dạy học tích cực
 Phương pháp dạy học tích cực có ý nghĩa quan trọng với cả người dạt học và người học:
 - Phương pháp dạy học tích cực phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học.
 - Giúp người học phát triển cách học của mình, đặc biệt là phương pháp tự học.
 - Phát huy được tinh thần hợp tác, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau. 
 - Kích thích động cơ bên trong của người học, đem lại niềm vui, hứng thú cho người học,
 - Tạo cơ hội cho người học phát triển kĩ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hòa nhập, thích ứng với cuộc sống.
 - Phát triển những phẩm chất cá nhân như tính kiên trì, lòng nhẫn nại, ý thức tập thể.
Nội dung 3. Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non
Hoạt động 1. Tìm hiểu phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non 
1.Phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non
 Phương pháp dạy học tích cực chính là việc phối hợp và sử dụng một cách khéo léo, hợp lý các phương pháp dạy học khác nhau nhằm phát huy tối đa hoạt động tích cực nhận thức và sự hợp tác của người học.
 Mỗi phương pháp đều có những ưu việt riêng và chúng đều có khả năng:
Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.
Tạo mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ với trẻ, trẻ với giáo vięn.
Tạo cơ hội cho trẻ t́m ṭi, khám phá, trải nghiệm, phát triển tư duy sáng tạo.
Khuyến khích trẻ tích cực hoạt động cá nhân và hoạt động trong nhóm/ lớp.
Rèn luyện phương pháp tự học, tự đánh giá, tự điều chỉnh bản thân.
Bản chất của phương pháp dạy học tích cực trong giá dục mầm non
 - Lấy trẻ làm trung tâm; chuyển trọng tâm từ hoạt động dạy của giáo viên sang hoạt động tìm tòi, khám phá, trải nghiệm của trẻ.
 - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ và của giáo viên
 - Phát huy tính năng động, khả năng thích ứng với môi trường; tạo cơ hội phát triển các kĩ năng giao tiếp của trẻ. 
 - Kế thừa có phát triển kĩ năng và phương pháp dạy học truyền thống và áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại.
 - Giaó viên cùng với trẻ khởi xướng các hoạt động, trẻ được khuyến khích tham gia tích cực vào quá trình giáo dục.
 - Trẻ học chính qua chơi, khám phá, tìm hiểu, trải nghiệm với sự tham gia của các giác quan.
 - Trẻ được chọn góc chơi, thảo luận với bạn, được vẽ, nặn, xây dựng hoặc cắt, dán làm ra sản phẩm do trẻ sáng tạo chứ không phải do giáo viên làm hộ.
 - Trẻ học từ trải nghiệm thực tế và gắn bó với cuộc sống thực.
 - Giáo viên đóng vai trò trung gian, tổ chức môi trường tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhằm phát huy hứng thú, nhu cầu kinh nghiệm và mặt mạnh của mỗi trẻ.
 - Giaó viên xác định chủ đề, lên kế hoạch lồng ghép các hoạt động cho trẻ tự trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá, nhận thức phù hợp với trình độ phát triển của mỗi trẻ.
Đặc điểm của phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non
Dạy và học thông qua việc tổ chức các hoạt động của trẻ.
 - Trẻ học chính qua chơi, khám phá, tím hiểu, trải nghiệm với sự tham gia của các giác quan.
 - Tăng cường các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, tạo điều kiện cho trẻ phát triển mối quan hệ giao tiếp trong các hoạt động của trẻ.
 - Phối hợp hợp lí, khéo léo các phương pháp khi tổ chức các hoạt động cho trẻ.
 - Giaó viên hướng dẫn và tạo điều kiện để trẻ tự đánh giá, tự điều chỉnh cách học, đồng thời tham gia đánh giá lẫn nhau.
 - Sử dụng hợp lí các điều kiện cần thiết và phương tiện sẵn có ở trường/ lớp/ địa phương khi tổ chức các hoạt động cho trẻ.
 4. ý nghĩa của phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non
 - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của trẻ.
 - Giúp trẻ phát triển cách học của mình, đặc biệt là cách tự học, tự tìm tòi, sự vật hiện tượng xung quanh trẻ.
 - Phát huy được tinh thần hợp tác, tương trợ và tôn trọng lẫn nhau trong nhóm bạn bè của trẻ.
 - Kích thích động cơ bên trong của trẻ, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thứ cho trẻ.
 - Tạo cơ hội cho trẻ hoạt động, được phát triển các kĩ năng và vận dũng những hiểu biết của trẻ vào thực tiễn. Đồng thời giúp trẻ hòa nhập, thích ứng với cuộc sống.
 - Phát triển những phẩm chất cá nhân như tính kiên trì, lòng nhẫn nại, ý thức tập thể.
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số dạy học tích cực trong giáo dục mầm non.
Phương pháp dạy học nhóm
 Quy tình thực hiện:
* Lập kế hoạch theo nhóm:
+ Bước 1: Xây dựng mục tiêu, nội dung, kế hoạch dạy học theo nhóm
Dự kiến các tình huống và khả năng của trẻ
Xác định rõ ràng, cụ thể các hoạt động
Phân phối thời gian cho từng hoạt động
+ Bước 2: Hoạt động nhóm
Chia nhóm
Nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm 
Trẻ hoạt động trong các nhóm
Giám sát các hoạt động của nhóm và từng cá nhân
+ Bước 3: Tiếp nhận thông tin phản hồi
Các nhóm trình baytf kết quả hoạt động
Các nhóm nhận xét, đánh giá
Giaó viên tổng kết, chốt lại những điểm quan trọng.
Giáo viên động viên, khen ngợi các nhóm và cá nhân thực hiện tốt.
* Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành ba giai đoạn cơ bản:
 + Làm việc toàn lớp
Giới thiệu chủ đề
Xác định nhiệm vụ các nhóm
Thành lập nhóm
+ Làm việc nhóm:
Chuẩn bị chỗ làm việc
Lập kế hoạch làm việc
Thỏa thuận quy tắc làm việc
Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ.
Chuẩn bị báo cáo kết quả.
+ Làm việc toàn lớp, trình bày kết quả, đánh giá:
Các nhóm trình bày kết quả.
Đánh giá kết quả hoạt động.
* Một số lưu ý:
 - Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu chí duy nhất trong cả năm học. Số lượng nên từ 4-6 trẻ/1 nhóm.
 - Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau, hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phần trong một chủ đề chung.
 - Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học hoặc cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới.
2. Phương pháp giải quyết vấn đề
* Quy trình thực hiện:
- Xác định, nhận dạng vấn đề/ tình huống
- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra
- Liệt kê cách giải quyết có thể có
- Phân tích, đánh giá kết quả từng cách giải quyết (tích cực, hạn chế, cảm xúc, giá trị).
- So sánh kết quả các cách giải quyết.
- Lựa chọn cách giải quyế t tối ưu nhất.
- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác
* Một số lưu ý:
- Các vấn đề/tình huống đưa ra để trẻ xử lí, giải quyết cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Phù hợp với chủ đề
+ Phù hợp với trình độ nhận thức của trẻ,
+ Vấn đề/tình huống phải đơn giản, gần gũi với cuộc sống thực của trẻ.
+ Vấn đề/tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyế, gợi ra cho trẻ nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề.
- Tổ chức cho trẻ giải quyết, xử lí vẫn đề/tình huống cần chú ý:
+ Các nhóm khác nhau có thể giải quyết cùng một vấn đề/tình huống hoặc các vấn đề/tình huống khác nhau, tùy theo mục đích của họa động.
+ Trẻ cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề.
+ Cán sử dụng phương pháp động não để trẻ liệt kê các cách giải quyết có thể có.
+ Cách giải quyết tối ưu đối với mỗi trẻ có thể giống nhau hoặc khác nhau.
+ Những phương pháp lựa chọn dựa trên nguyên tắc có lợi nhất: Kết quả tốt nhấ, thời gian thực hiện ngắn nhất,
3.Phương pháp đàm thoại
Thông thường, có hai loại đàm thoại chính:
+ Đàm thoại tái hiện: các câu hỏi, vần đề do giáo viên đặt ra đòi hỏi trẻ nhớ, tái hiện lại những hiểu biết, kinh nghiệm trẻ đã có. Loại này chủ yếu dùng để ôn tập, củng cố kiến thức.
+ Đàm thoại gợi mở: giáo viên luôn đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển hoạt động của trẻ. 
* Quy trình thực hiện: 
- Xác định vấn đề, tình huống cần thảo luận.
- Thu thập thông tin có liên qưan đến vấn đề/tình huống đặt ra.
- Thiết lập hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó liên quan đến tình huống cần thảo luận.
- Tổ chức việc đàm thoại ở lớp.
* Một số lưu ý:
- áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi
- Nên bắt đầu bằng những câu hỏi tái hiện kiến thức, sau đó tăng dần số câu hỏi có yêu cầu cao hơn về mặt nhận thức.
- Câu hỏi phải bám sát nội dung cơ bản về vấn đề cần thảo luận.
- Câu hỏi phải phù hợp với trình độ và khả năng của trẻ . Tránh nêu những câu hỏi khó quá, câu hỏi có tính chất “đánh đố”.
- Đàm thoại có thể tiến hành chung cả lớp hoặc theo nhóm.
- Khi nêu câu hỏi cho trẻ cần lưu ý:
+ Đưa câu hỏi với một thái độ khuyến khích, giọng nói ôn tồn, nhẹ nhàng.
+ Thu hút sự chú ý của trẻ trước khi nêu câu hỏi
+ Sau khi nêu câu hỏi, cẩn dành thời gian cho trẻ suy nghĩ.
+ Khuyến khích, động viên những trẻ rụt rè, nhút nhát tham gia trẻ lời câu hỏi.
+ Khuyến khích trẻ đặt các câu hỏi liên quan đến vấn đề đang thảo luận.
4. Phương pháp đòng vai
* Quy trình thực hiện:
- Giáo viên nêu chủ đềm chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai.
- Thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn.
- GV kêt luận, định hướng, củng cố cho trẻ về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho. 
* Một số lưu ý:
- Tình huống đòng vai phải phù hợp với chủ đề, phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với điều kiện của lớp học. 
- Tình huống nên đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu.
- Tình huống phải có nhiều cách giải quyết.
- Tình huống cần để mở.
- Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai.
- Giáo viên nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp trẻ khi cần thiết.
- Nên để trẻ xung phong hoặc tự thỏa thuận vai diễn.
- Nên có hóa trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai.
5. Phương pháp trò chơi
* Quy trình thực hiện:
- GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi.
- Cho trẻ chơi thử.
- Trẻ tiến hành chơi.
- Đánh giá sau trò chơi.
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
* Một số lưu ý:
- Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện, phải phù hợp với chủ đề, với đặc điểm và trình độ của trẻ, quỹ thời gian, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Trẻ phải nắm bắt được quy tắc chơi và tôn trọng luật chơi.
- Phải phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được tham gia tổ chức, điều khiển tất cả các khâu.
- Trò chơi phải tạo được hứng thú, sự vui thích cho trẻ.
6. Phương pháp dạy học khám phá.
Dạy học khám phá là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho trẻ tìm tòi, phát hiện, khám phá tri thức, cách thức hành động mới nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề của trẻ.
* Quy trình thực hiện:
- Lựa chọn nội dung vấn đề/ tình huống.
- Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ và những điều kiện cần thiét để trẻ tự tìm tòi khám phá.
- Tổ chức cho trẻ làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm.
- Khuyến khích trẻ tự tìm tòi, khám phá, đưa ra các phát hiện, cách giải quyết có thể. 
- Liệt kê các cách giải quyết có thể có
- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết của trẻ, của nhóm trẻ.
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất.
- Kết luận về nội dung vấn đề, để làm cơ sở cho trẻ tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác.
7. Phương pháp động não
Động não là phương pháp giúp cho người học trong một thời gian ngắn náy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng.
+ Động não thường được dùng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề.
+ Sử dụng để tìm các phương án giải quyết vấn đề.
+ Dùng để thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau.
* Quy trình thực hiện:
- Giáo viên nêu câu hỏi hoặc đặt vấn đề cần được tìm hiểu trước nhóm hoặc cả lớp.
- Khích lệ trẻ phát triển và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
- Liệt kê tất cả các ý kiến không loại trừ một ý kiến nào. Trừ trường hợp trùng lặp.
- Phân loại các ý kiến.
- Làm sáng tỏ những ý kiến chứa rõ ràng.
- Tổng hợp ý kiến của trẻ và rút ra kết luận.
Hoạt động 3. Tìm hiểu kỹ thuật dạy học tích cực trong giáo dục mầm non.
1. Kĩ thuật chia nhóm
- Chia nhóm theo số điểm danh, theo các màu sắc, các mùa trong năm,
- Chia nhóm theo hình ghép
- Chia nhóm theo sở thích: Giaó viên có thể chia trẻ thành các nhóm có cùng sở thích để các em có thể cùng thực hiện một công việc yêu thích hoặc biểu đạt kết quả công việc của nhóm dưới các hình thức phù hợp với sở trường của các em.
- Chia nhóm theo chỉ định: giáo viên lần lượt đọc tên trẻ vào từng nhóm.
- Chia nhóm theo biểu tượng: giáo viên phát cho mỗi trẻ một tấm bìa có vẽ biểu tượng. Trẻ sẽ tìm bạn có cùng biểu tượng với mình để lập thành nhóm.
 Ngoài ra còn có nhiều cách chia nhóm khác nhau như: nhóm cùng trình dộ, nhóm hỗn hợp, nhóm theo giới tính,
2.Kĩ thuật giao nhiệm vụ
- Giao nhiệm vụ phải cụ thể, rõ ràng
- Nhiệm vụ phải phù hợp với mục tiêu hoạt động, trình độ của trẻ, thời gian, không gian hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị.
3. Kĩ thuật đặt câu hỏi
 - Trong dạy học, giáo viên thường phải sử dụng câu hỏi mở, dẫn dắt trẻ tìm hiểu, khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới. Trẻ cũng phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm giáo viên và các bạn khác về những nội dung chưa sáng tỏ.
 - Đặt câu hỏi là những kĩ năng hết sức hữu ích mà giáo viên cần phát triển.
 - Có nhiều dạng câu hỏi: câu hỏi đóng – câu hỏi mở, cấu hỏi sơ 

File đính kèm:

  • docxChuyen de Thang 11 Phuong phap day hoc tich cuc trong giao duc mam non_12185393.docx
Giáo Án Liên Quan