Công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động đoàn thể

Công tác dạy học và xây dựng cho học sinh có nền nếp học tập, sinh hoạt tốt là một công việc vô cùng quan trọng đối với một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Song song với công việc trên là việc phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường, nhất là đoàn đội; là một công việc hỗ trợ tích cực cho công tác chủ nhiệm.

 Điều đó đòi hỏi người giáo viên cần có nhiều kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm và kết hợp chặt chẽ các đoàn thể để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà nhà trường tin tưởng giao phó. Vậy làm thế nào để thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động đoàn thể hiệu quả cao? Đây là một vấn đề nan giải không chỉ riêng tôi mà còn ở rất nhiều giáo viên khác hiên nay.

 Bản thân là một giáo viên dạy lớp và làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm, tôi vẫn chưa thực sự ưng ý công việc của mình. Tôi luôn nghĩ rằng, cần phải có sự thay đổi nhiều hơn để công tác chủ nhiệm của mình đạt hiệu quả cao hơn. Sau một thời gian tìm tòi, học hỏi tôi đã tìm ra hướng giải quyết và đã giúp tôi tháo gỡ được những khó khăn mà bản thân tôi đã gặp. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động đoàn thể”.

 

doc7 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2009 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động đoàn thể, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
 VÀ HOẠT ĐỘNG ĐOÀN THỂ
I / ĐẶT VẤN ĐỀ:
	Công tác dạy học và xây dựng cho học sinh có nền nếp học tập, sinh hoạt tốt là một công việc vô cùng quan trọng đối với một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy và chủ nhiệm lớp. Song song với công việc trên là việc phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường, nhất là đoàn đội; là một công việc hỗ trợ tích cực cho công tác chủ nhiệm.
	Điều đó đòi hỏi người giáo viên cần có nhiều kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm và kết hợp chặt chẽ các đoàn thể để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà nhà trường tin tưởng giao phó. Vậy làm thế nào để thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động đoàn thể hiệu quả cao? Đây là một vấn đề nan giải không chỉ riêng tôi mà còn ở rất nhiều giáo viên khác hiên nay.
	Bản thân là một giáo viên dạy lớp và làm công tác chủ nhiệm lớp nhiều năm, tôi vẫn chưa thực sự ưng ý công việc của mình. Tôi luôn nghĩ rằng, cần phải có sự thay đổi nhiều hơn để công tác chủ nhiệm của mình đạt hiệu quả cao hơn. Sau một thời gian tìm tòi, học hỏi tôi đã tìm ra hướng giải quyết và đã giúp tôi tháo gỡ được những khó khăn mà bản thân tôi đã gặp. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động đoàn thể”.
II / NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
	1. Quá trình phát triển kinh nghiệm
	- Trước đây, công tác chủ nhiệm lớp của tôi còn nhiều hạn chế, bản thân chưa thật sự an tâm chưa mạnh dạn đầu tư tìm hiểu và giải quyết, trong công tác chủ của mình cũng như công tác kết hợp với các đoàn thể để phát huy công việc một cách hiệu quả. Điều này khiến tôi có nhiều trăn trở phải tìm cho được biện pháp giải quyết thoả đáng công việc.
	Sau khi tìm đựơc một số nguyên nhân khách quan , chủ quan, bản thân tim tòi, học hỏi kinh nghiệm và đưa ra một số biện pháp như sau:
- Lập kế hoạch chủ nhiệm cụ thể trong một năm học, có phân công thực hiện và quy định thời gian hoàn thành.
- Liên hệ với các đoàn thể trong nhà trường và những hoạt động có liên quan.
 	- Lập kế hoạch phối hợp với gia đình học sinh
- Khảo sát chất lượng học sinh vào đầu năm học nhằm nắm tình hình học tập của các em.
- Trao đổi với giáo viên năm học trước để hiểu rõ đặc điểm tâm lí của các em: học sinh cá biệt, học sinh yếu, học sinh có năng lực đặc biệt, nhằm có kế hoạch giảng dạy hợp lí.
- Họp phụ huynh đầu năm: báo tình hình của lớp và đưa ra những quy định của lớp để phụ huynh rõ. Sau đó tôi bắt đầu thực hiện. lúc đầu tôi thấy phấn khởi, nhưng sau một thời gian, khoảng nửa năm tôi cảm nhận được kết quả chưa thật sự khả quan. Tôi thấy mình chưa thành công lắm: Học sinh còn nghĩ học rãi rác, chất lượng học tập chưa cao, kết quả rèn luyện còn nhiều hạn chế: Học sinh chưa tích cực, chủ động trong học tập, sinh hoạt, bản thân tôi cảm thấy chưa hài lòng nhưng không chán nản. Tôi tiếp tục tìm tòi, suy nghĩ, điều chỉnh nội dung, biện pháp thực hiện nhằm đạt kết quả khả quan hơn.
Sau một thời gian ngắn, suy nghĩ tìm tòi, tôi nghĩ: Cần phải tìm nguyên nhân cụ thể từ nhiều phía, sau đó học hỏi, tư vấn ở đồng nghiệp và các tài liệu cần thiết, tổng hợp lại, với sự sáng tạo thêm, tôi lập cho mình kế hoạch thực hiện. Trước hết tôi tìm hiểu kĩ nguyên nhân thực tế:
	a / Học sinh:
- Đa số các em ở nông thôn gia đình còn nhiều khó khăn, một số em cần phải lam lũ, phụ giúp cha mẹ, mặc dù ở lứa tuổi tiểu học
- Bên cạnh, còn một số học sinh, mang tư chất lười học từ trước, các em học yếu, không có cảm hứng học tập, bị mất căn bản từ lớp dưới, sinh ra chán nản nên không đến lớp học.
- Một số em khác, tiếp thu bài chậm, vào lớp lo ra, ít chú ý nghe giảng.
- Hầu hết các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của học tập và rèn luyện của bản thân, chưa ý thức được trách nhiệm; bổn phận của mình, khi đến lớp, đến trường học tập.
- Ngoại việc học tập, rèn luyện ở lớp, các em chưa thể hiện mạnh mặt hoạt động ngoài giờ như: tham gia hoạt động tập thể, văn nghệ, thể thao, đội, hoạt động hướng dẫn cho sao, hay vui chơi, giải trí để rèn luyện kỉ năng sống.
- Một số em tuy thực hiện các mặt học tập, rèn luyện tốt nhưng chưa đều, chưa duy trì được lâu dài và bền vững
	- Các em chưa có điều kiện thuận lợi để thực hiện, đa số các em rất cần sự động viên, an ủi hay khen ngợi, tuyên dương, quan tâm giúp đỡ từ phía bạn bè, thầy cô, gia đình và ngay cả xã hội
- Học sinh chưa chủ động được bản thân, chưa thật sự tự chủ và định hướng cho chính mình
- Về mặt giao tiếp, ứng xử, các em còn chậm chạp, chưa nhanh nhẹn và nhạy bén, còn rụt rè thiếu tự tin
- Các em thiếu sự động viên nhắc nhỡ từ phía gia đình của mình.
- Các em chưa có môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực.
b / Về giáo viên:
- Chưa nắm rõ tâm sinh lí của các em
- Kế hoạch chủ nhiệm còn chung chung chưa rõ ràng, cụ thể và chưa thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra
- Chưa nắm rõ tình hình gia đình học sinh, cũng như điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh của những em khó khăn.
- Chưa phối hợp chặc chẽ với các đoàn thể nhà trường, gia đình và xã hội, để tạo tính liên kết trong giảng dạy giáo dục và rèn luyện cho các em
- Phương pháp dạy học của giáo viên chưa thật sự đổi mới, chưa khoa học, chưa khơi dậy cảm hứng học tập và chủ động của các em chưa tạo được không khí học tập thoải mái.
- Giáo viên chưa tạo tình cảm gần gũi với các em, qua nghiêm khắc khi lên lớp.
- Chưa tạo được môi trường: “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”
- Chưa linh động, tự chủ trong giảng dạy và rèn luyện học sinh
- Chưa tạo được tập thể lớp đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
	- Chưa vượt khó trong mọi công việc, còn lúng túng khi gặp tình huống khó xử, ngay cả cách xử lí tình huống sư phạm trên lớp
- Chưa sáng tạo đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi lần thực hiện kế hoạch, mỗi công việc đề ra để có hướng khắc phục kịp thời.
 - Chưa thật sự quan tâm, giúp trẻ có hoàn cảnh khó khăn.
c / Về phía phụ huynh học sinh
- Về điạ bàn là ở thôn quê gia đình khó khăn, nên đa số phụ huynh phải bận biụ với cuộc sống, nên ít quan tâm đến con em
- Phụ huynh chưa ý thức rõ tầm quan trọng việc học của con em mình ở trường cũng như ở nhà. 
- Chưa tạo diều kiện thuận lợi cho các em học.
- Còn bắt các em nghỉ học để phụ giúp gia đình.
d / Về phía nhà trường
- Chưa thường xuyên theo dõi nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của từng lớp về chuyên môn, học tập, rèn luyện của học sinh cũng như công tác chủ nhiệm của giáo viên, sự phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường.
- Sau khi tìm hiểu kĩ được nguyên nhân từ nhiều phía như đã nêu ở trên, cùng với sự học hỏi từ đồng nghiệp, nghiên cứu từ các tài liệu chuyên san giáo dục, truy cập trên mạng về công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động đoàn thể tới tổng hợp, nghiên cứu, sau đó đưa ra biện pháp hay và vận dụng khá thành công trong công tác chủ nhiệm của mình.
Đối với phương pháp cũ, tôi không loại bỏ hoàn toàn, mà vận dụng lại những gì mà tôi cho là có tác dụng kết hợp với những điều mà tôi vừa phát hiện, tôi lập được nội dung, biện pháp thực hiện công tác chủ nhiệm và phối hợp với các đoàn thể như sau:
* Về phía học sinh
- Các em hiểu được quyền và nhiệm vụ của học sinh để thực hiện đúng theo quy định
- Phải có ý thức, mục đích học tập rõ ràng đúng đắn.
- Có tinh thần hoạt dộng tập thể tương thân, tương ái đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau.
- Có ý thức tự rèn luyện và vươn lên, mạnh dạn, tự tin ở bản thân, sẵn sàng giúp bạn hay nhờ bạn giúp mình lúc gặp khó khăn,
- Cần kiên nhẫn, vượt khó trong mọi việc
- Tự đặt mục tiêu cho việc học, rèn luyện và thực hiện thật sự ở mục tiêu đó
- Nhiệt tình tham gia hoạt động ngoài giờ một cách có hiệu quả: sinh hoạt Đội, Sao, văn nghệ, thể thao
- Sẵn sàng, mạnh dạn, nêu những khó khăn của mình trước tập thể lớp hoặc với bạn hay với thầy cô dạy mình để nhờ giúp đỡ.
- Đi học đều, không bỏ học hay nghĩ học ở nhà
- Cần duy trì những mặt tốt đã thực hiện
- Mỗi em cần lập thời gian biểu và thực hiện tốt
- Cần hòa nhã, lễ phép với mọi người ở mọi nơi, mọi lúc khi gặp phải
- Tự tạo môi trường học tập lành mạnh thân thiện tích cực theo sự hướng dẫn của giáo viên
- Chia nhóm, theo dõi thực hiện bằng ghi chép. Kết quả đề xuất tuyên dương trước lớp mối tuần hay mỗi tháng
* Về giáo viên
- Lập kế hoạch chủ nhiệm một cách chi tiết, cụ thể trong năm học:
	+ Kiểm tra , khảo sát đầu năm, nắm tình hình và phân loại học sinh
	+ Kế hoạch khảo sát mỗi tháng
	+ Phân học sinh thành hai nhóm
	— Nhóm có hoàn cảnh khó khăn, cần quan tâm nhiều
	— Nhóm có kinh tế ổn định
+ Kế hoạch hoạt động ngoài giờ trong năm, phối hợp đoàn, đội
+ Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
+ Sổ theo dõi sự tiến bộ của các em
- Cập nhật hồ sơ, sổ sách, thống kê số liệu, chỉ tiêu phấn đấu trong sổ chủ nhiệm một các rõ ràng, kịp thời, chính xác
- Xây dựng tiết sinh hoạt lớp có hiệu quả
+ Xây dựng kế hoạch nền nếp thực hiện ở mỗi tuần và kết quả
+ Trong tiết sinh hoạt, tập cho các em kĩ cương nề nếp làm việc có hệ thống, có tổ chức , tạo cho các em có tính cách mạnh dạn.
+ Báo cáo kết quả hoạt động trong tuần.
+ Nhìn nhận những ưu khuyết, tìm ra nguyên nhân, biện pháp giải quyết tuần sau
+ Phương hướng tuần tới: Rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn.
+ Bài học kinh nghiệm qua một tuần hoạt động 
- Xây dựng tập thể vững mạnh, đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau.
- Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực
	+ Nêu cách thực hiện: 
	 	— Ý thức giữ gìn trường lớp xanh, sạch, đẹp
— Thân thiện bạn bè: đoàn kết một lòng
— Giao tiếp lịch sự, xưng hô phù hợp
— Yêu mến trường lớp như ở nhà
— Cùng chung mục đích: “học thật tốt”,”rèn luyện thật tốt”
- Cần nắm rõ, đặc điểm tâm sinh lý từng học sinh, từ đó có biện pháp giảng dạy, giáo dục phù hợp
- Phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể trong nhà trường
- Tạo tình cảm, tâm lý dễ gần gũi giữa giáo viên và học sinh
 	- Giáo viên cần gương mẫu tốt trong mọi công việc. Cử chỉ, điệu bộ, lời nói, việc làm
-Có phương pháp dạy học phù hợp, sinh động, thu hút ở học sinh, tạo tình huống: “đến lớp là hạnh phúc, đi học là niềm vui”
- Quan tâm, tận tụy với những trẻ có hoàn cảnh khó nhăn, có biện pháp giúp đỡ phù hợp
Linh động, tự chủ trong giảng dạy và rèn luyện học sinh
Cần thật sự yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong mọi công việc
Tuyên dương kịp thời những học sinh thực hiện tốt
- Họp phụ huynh kịp thời đúng theo kế hoạch: báo kết quả đạt được những ưu điểm, nhược điểm của việc học tập và rèn luyện, gửi phiếu liên lạc về gia đình kịp thời
- Theo dõi chuyên cần của các em: nghỉ một ngày không phép, giáo viên thông báo về nhà; 2,3 ngày, giáo viên trực tiếp đến nhà
* Về phía phụ huynh học sinh: Khi họp, giáo viên cần động viên PHHS phát biểu ý kiến về tình hình giảng dạy của giáo viên cũng như việc học của con em để điều chỉnh kịp thời.
Cần quan tâm đến việc học tập và rèn luỵện của con em mình nhiều hơn
Luôn tạo điều kiện cho các em học tập tốt, rèn luyện tốt ở lớp cũng như ở nhà.
- Hạn chế cho các em làm phụ giúp gia đình nhiều việc, làm ảnh hưởng đến việc học
Cần đi họp đầy đủ khi có thư mời hay thông báo
Gặp liên hệ với giáo viên về những ưu, khuyết của các em khi ở gia đình và ở trường.
* Về phía nhà trường: 
Cần quan tâm nhiều hơn trong hoạt động học tập rèn luyện của các lớp, theo dõi, tuyên dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân, tạp thể, thực hiện tốt, nhằm khuyến khích sự phấn đấu của các em.
- Sở dĩ tôi thực hiện như trên là vì động cơ, trước đó tôi đã một lần không thành công và đã rút kinh nghiệm qua một lần thất bại, bản than hết sức quyết tâm đi tìm cái mới, sáng tạo cái mới nhằm mục tiêu phải đạt kết quả trong công tác chuyên môn và phối hợp chặt chẽ với đoàn thể.
Quả thật kết quả không phụ sự miệt mài, chịu khó của tôi
- Sau một thời gian thực hiện theo kế hoạch, biện pháp đã nêu, tôi thấy hiệu quả việc làm của tôi hoàn toàn mĩ mãn. Chỉ tiêu đăng ký phấn đấu vượt trội chất lượng học tập, kết quả rèn luyện của các em được nâng cao hơn trước rất nhiều: học sinh yếu, lơ là trong học tập không còn, chất lượng học tập tăng cao, học sinh năng dộng học tập, chẳng thế mà các em tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ. Các em hăng say học tập, đoàn kết trong mọi việc, rất năng động và tự tin trong học tập, giao tiếp, …ít có học sinh phải nghỉ học.
- Bản thân tôi cảm thấy rất an tâm và hài lòng với biện pháp và kế hoạch của mình. Kết quả đạt được như sau:
ôVề học sinh:
Năm học
Học sinh
bỏ học
Chất lượng học tập
rèn luyện
Hoạt động
ngoài giờ
Học tập
Hạnh kiểm
2008 – 2009
Không
TNTH 100%
100% HT
Tham gia tích cực
2009 – 2010
Không
TNTH 100%
100% HT
Tham gia tích cực
ôVề giáo viên:	
Năm học
Hoàn thành nhiệm vụ
Danh hiệu đạt được
2008 - 2009
HT xuất sắc nhiệm vụ
GV giỏi Huyện
2009 - 2010
HT xuất sắc nhiệm vụ
GV giỏi Huyện
Qua kết quả đạt được trên cho thấy, những biện pháp thực hiện của tôi rất có tác dụng, phù hợp và đạt hiệu quả cao đối với đề tài mà tôi đã chọn
	Tôi nhận thấy việc làm, biện pháp của tôi có sự mài mò, nghiên cứu, chịu học hỏi, sáng tạo và đạt được hiệu quả cao như thế.
	2. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm
	a. Sau khi lập kế hoạch và thực hiện thành công, tôi thấy biện pháp của mình nêu ra là đạt kết quả thật sự, két quả của biện pháp này đạt hiệu quả cao hơn việc làm trước đó
	- Tôi thấy sáng kiến này cần áp dụng cho phạm vi lớp, trường, cho giáo viên với công tác chủ nhiệm
	- Nguyên nhân thành công là do vượt khó, tinh thần quyết tâm, nhẫn nại, học hỏi ở đồng nghiệp, một phần cũng do tìm tòi sáng tạo, thực sự yêu nghề, mến trẻ.
	- Mặt tồn tại là đòi hỏi người giáo viên có quyết tâm, thuyết phục cao có bản lãnh khi gặp khó khăn
	b. Bài học kinh nghiệm:
	Từ những biện pháp đã nêu trên và những kết quả đạt được. tôi rút ra được bài học kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động đoàn thể sau đây:
- Bản thân cần đặt công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động đoàn thể là nhiệm vụ hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện hoạt động giảng dạy
- Cần kiên trì, vượt khó, sẵn sàng vì học sinh thân yêu
- Cần nắm vững hoàn cảnh từng học sinh của lớp, thực hiện tốt phương châm ba hiểu: Hiểu rõ học sinh, hiểu rõ cha mẹ, hiểu rõ hoàn cảnh gia đình.
- Biết tuyên dương kịp thời, biết khuyến khích, nhẹ nhàng với học sinh yếu. Quan tâm kiểm tra, cho điểm, động viên
- Cần phải luôn đổi mới, cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp, tạo không khí vui tươi học tập thoải mái tránh nhàm chán trong giờ học
- Lập đôi bạn cùng tiến, có giao việc cụ thể
- Thực hiện thật tốt công tác chủ nhiệm, và tiết sinh hoạt lớp cần trao đổi kinh nghiệm trong họp tổ
- Thực hiện đúng quy trình theo phương pháp đã định khi gặp tình huống xãy ra ngoài dự kiến
- Cần phối hợp chặt chẽ với đoàn đội và gia đình thông qua sổ thông báo, phiếu liên lạc kịp thời
- Bản thân phải không nên nóng vội khi thực hiện phương pháp này.
Qua việc làm này tôi nhận thấy có hiệu quả không chỉ đối với bản thân, mà còn cho bạn bè đồng nghiệp và cho cả trường. Và khi thực hiện cũng phải theo những lưu ý trên nhằm đạt hiệu quả cao
III. KẾT LUẬN
Là một giáo viên đứng lớp giảng dạy, việc thực hiện tốt công tác chủ nhiệm và hoạt động đoàn thể là một việc làm không thể xem nhẹ. Bản thân phải thật sự “yêu nghề, mến trẻ”, cần luôn có trách nhiệm cao trong công việc. Phải biết hy sinh cho công việc của lớp, trường và xã hội
	Những kinh nghiệm đã vận dụng và thành công là một bài học vô cùng quý giá đã góp phần vào việc “trồng người” mà Bác Hồ kính yêu đã dạy, là tiền đề tiêu đề tốt giúp cho công tác PCGD – TH đúng độ tuổi của trường và địa phương.

File đính kèm:

  • docSKKN_TAN_XUAN__20092010.doc