Đề bài: Một số biện pháp chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo

Thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Vì lợi ích mười năm trông cây, vì lợi ích trăm năm trông người”. Lời dạy đó ngày nay nó đã trở thành mục tiêu giáo dục của nghành học mầm non. Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam mà nhân cách mới là phát triển toàn diện 5 mặt: Đức, trí, thể, mỹ và lao động trở thành con người tốt là vô cùng quan trọng. Trẻ có sức khoẻ tốt, ngoan ngoãn học giỏi, đi học chuyên cần, trong giờ học chú ý lắng nghe lời cô giáo, lĩnh hội được kiến thức mà cô giáo truyền đạt tới trẻ qua câu chuyện, bài thơ, lời ca, tiếng hát.

Để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trẻ tốt, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại lớp. Bản thân tôi tự nghĩ phải làm thế nào để giáo duc mầm non xã nhà ngày một đi lên ngang tầm với các bậc học khác, làm thế nào để tỷ lệ trẻ suy dinh dương tại nhóm lớp ngày một giảm xuống để người dân coi trọng bậc học mầm non.

Nhận thức được tầm quan trọng nói trên bản thân tôi suy nghĩ tìm tòi đọc sánh, báo để tìm ra biện pháp chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đạt kết quả tốt.

Tôi đã xây dựng một kế hoạch có nhiều biện pháp để chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thuyhoa.qn | Lượt xem: 4695 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề bài: Một số biện pháp chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: Một số biện pháp chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo
I- Lý DO CHọN ĐềTàI
Thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Vì lợi ích mười năm trông cây, vì lợi ích trăm năm trông người”. Lời dạy đó ngày nay nó đã trở thành mục tiêu giáo dục của nghành học mầm non. Hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam mà nhân cách mới là phát triển toàn diện 5 mặt: Đức, trí, thể, mỹ và lao động trở thành con người tốt là vô cùng quan trọng. Trẻ có sức khoẻ tốt, ngoan ngoãn học giỏi, đi học chuyên cần, trong giờ học chú ý lắng nghe lời cô giáo, lĩnh hội được kiến thức mà cô giáo truyền đạt tới trẻ qua câu chuyện, bài thơ, lời ca, tiếng hát.
Để thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trẻ tốt, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng tại lớp. Bản thân tôi tự nghĩ phải làm thế nào để giáo duc mầm non xã nhà ngày một đi lên ngang tầm với các bậc học khác, làm thế nào để tỷ lệ trẻ suy dinh dương tại nhóm lớp ngày một giảm xuống để người dân coi trọng bậc học mầm non.
Nhận thức được tầm quan trọng nói trên bản thân tôi suy nghĩ tìm tòi đọc sánh, báo để tìm ra biện pháp chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ đạt kết quả tốt.
Tôi đã xây dựng một kế hoạch có nhiều biện pháp để chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
II- TìNH TRạNG Cũ, NHậN THứC Cũ
Trong những năm trước đây việc chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho các cháu tại nhóm lớp, thôn bản của các bậc phụ huynh, nhìn chung chưa thực sự được quan tâm tới trẻ. Số trẻ đến lớp ít, chưa có nề nếp trong giờ học, giờ chơi, chưa tổ chức ăn bán trú tại nhà trẻ. Bố mẹ chưa thực sự quan tâm đến con cái chỉ biết “Sinh” chưa chú ý đến “Dưỡng” trẻ. Về ban quản lý thôn bản chưa thực sự quan tâm đến con cháu thôn bản mình. Chưa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhóm lớp, mua sắm đồ dùng trong lớp học. Chúng tôi đến tham mưu cơ sở vật chất còn lẩn tránh, hứa việc này việc khác nhưng không thực hiện được. Về các bậc phụ huynh chưa thực sự chăm lo tới con em mình trẻ đến lớp còn bẩn, quần áo dính đầy bùn đất. Một bộ quần áo mặc 3-4 ngày, tóc để tốt không chải chuốt, chân không dày dép, buổi sáng đến lớp chưa được ăn gì, đa số còn đi học đói. Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường ruột, tai, mũi nhiều, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao.
III- nhận thức mới
+ Đối với cô giáo 
- Cô giáo có sức khoẻ tốt, có trình độ chuyên môn, yêu nghành yêu nghề, mến trẻ, chăm sóc trẻ như con đẻ của mình.
- Thực hiện tốt chế độ vệ sinh cá nhân trẻ, chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ.
- Thường xuyên tham khảo tài liệu sách báo về công tác tuyên truyền chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tham mưu cơ sở vật chất mua sắm đồ dùng phục vụ cá nhân cho trẻ.
- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho trẻ như: Bữa ăn đầy đủ về số lượng và chất dinh dưỡng.
- Chăm lo theo dõi trẻ bằng biểu đồ phát triển.
- Tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường. 
- Hiểu rõ tâm lý của từng trẻ để có biện pháp chăm sóc trẻ tốt.
+ Đối với trẻ 
Trẻ đi học chuyên cần, sạch sẽ gọn gàng, có nề nếp trong giờ học, giờ chơi, biết đi bộ đúng giờ quy định.
Yêu trường mến lớp, quý trọng bạn bè và biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
+ Đối với các cấp, các ngành
- Về thôn bản: Đã quan tâm tu sửa các cơ sở vật chất, mua sắm đầy đủ bàn ghế cho trẻ, rào xung quanh trường lớp, đóng cổng chính, có khóa cẩn thận
- Về phụ nữ thôn bản: Quan tâm đến trẻ, đã phối hợp với cô giáo tổ chức được các cuộc thi “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”
- Về y tế xã: Khám định kỳ cho trẻ 2 lần/năm, tiêm chủng đầy đủ đúng lịch cho trẻ uống VitaminA.
Qua thực tế giảng dạy tại lớp, nghiên cứu tài liệu tham khảo và tham gia học tập chuyên đềTôi đã tìm ra một số biện pháp hữu hiệu trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.
IV- Biện pháp: 
1- Biện pháp thứ nhất: Tiến hành họp phụ huynh, nhóm lớp, huy động trẻ đến lớp. Đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho bản thân là huy động trẻ đến lớp đầy đủ đủ chỉ tiêu nhà trường giao và triển khai họp phụ huynh học sinh.
Tôi đến từng hộ gia đình vận động bố mẹ gửi con vào lớp học để cô giáo chăm sóc dạy dỗ, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ tại lớp học để bố mẹ của trẻ yên tâm gửi con mình vào lớp học. Trong cuộc họp phụ huynh tôi mời đầy đủ các thành phần tham dự.
Về phía thôn bản: Mời trưởng thôn, bí thư, phụ nữ, y tế và các bậc cha mẹ học sinh và hội trưởng hội phụ huynh.
Về phía nhà trường: Có hiệu trưởng, hiệu phó
Qua cuộc họp tôi nêu những việc cần làm như:
- Huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp đầy đủ chỉ tiêu nhà trường giao.
- Tu sửa nhà, rào chè quanh lớp học, đóng cổng mới
- Mua sắm đầy đủ đồ dùng cá nhân cho trẻ, đồ dùng học tập.
- Tiến hành làm nhà bếp, mua sắm đồ dùng nấu ăn phục vụ trẻ ăn bán trú tại nhà trẻ. Mức ăn của trẻ 6000đ/ 1 trẻ/ 1 ngày.
- Nếu tình hình sức khỏe của trẻ qua đợt cân đo và khám định kỳ tháng 9 trẻ suy dinh dưỡng nhiều và số trẻ mắc bệnh viêm tai, mũi, hô hấp, đường ruột phải tuyên truyền với cha mẹ của trẻ để có kế hoạch chăm sóc trẻ.
- Giải thích cho phụ huynh biết và hiểu rõ cần quan tâm hơn nữa đến con cháu mình, qua mua sắm quần áo, mũ dép đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè cho trẻ.
- Phát động phong trào phụ huynh trồng rau sạch phục vụ cho bữa ăn các cháu tại nhà trẻ, ở gia đình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Động viên phụ huynh hãy giành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ, nếu như chúng ta không quan tâm chăm sóc trẻ thì sau này trẻ lớn lên không nhanh nhẹn, không khỏe mạnh, ít hiểu biếtthì người có lỗi chính là chúng ta, người sinh ra trẻ, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Cho phụ huynh và các cấp lãnh đạo thảo luận.
- Tiến hành bầu hội trưởng hội phụ huynh.
2- Biện pháp thứ hai
- Xây dựng trường lớp, mua sắm đồ dùng cá nhan cho trẻ, xây dựng môi trường cảnh quan sư phạm.
- Muốn đảm bảo sức khỏe tốt cho trẻ và dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo môi trường xanh, sạch, đẹp. Việc đầu tiên là tham mưu cho các cấp uỷ chính quyền thôn bản tu sửa, lợp lại ngói, quét vôi ve, đóng bàn ghế đúng quy cách cho trẻ ngồi, mua bát, thìa, cốc i nốc, nước sôi cho trẻ sử dụng hàng ngày, tiến hành sửa lại hố tiêu, hố tiểu.
Cụ thể: Phòng học có đầy đủ cửa đảm bảo ấm vè mùa đông, thoáng mát về mùa hè, đảm bảo an toàn cho trẻ, có đầy đủ các góc hoạt động để trẻ học tập vui chơi.
Mua Ruminê, giá khăn, giá đựng đồ chơi, cốc inốc cho trẻ, mỗi trẻ một khăn mặt, đầy đủ đồ dùng để vệ sinh cá nhân cho trẻ hàng ngày.
Sân chơi láng xi măng và có giàn che nắng, trồng cây xanh trong và ngoài lớp, xung quanh lớp học được rào chè cẩn thận, cổng cố cựa khóa cần thận gọn gàng ngắn nắp.
Nêu ví dụ:
3- Biện pháp thứ ba
Rèn luyện thói quen hàng ngày như ăn uống, vệ sinh cá nhân, nề nếp tốt trong sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Trong giờ học, giờ chơi tôi luôn gần gũi giáo dục để trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt như: Nếu trẻ có mũi thì lấy khăn lau sạch sẽ, không để cho trẻ chùi mũi vào áo.
- Không đãi ỉa vào quần, không ngồi lê giữa đất. 
- Không ăn quả xanh, không uống nước lã.
- Có thói quen vệ sinh cá nhân như: Rửa mặt, tay chân bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi vệ sinh.
- Tập cho trẻ có thói quen ăn xong mới uống nước.
- Tôi luôn động viên giáo dục trẻ tự chăm sóc sức khoẻ cho mình như: Chải đầu gọn gàng, tự mặc quần áo, đi giày dép đảm bảo ấm về mùa đông.
- Động viên phụ huynh tập cho trẻ có thói quen đánh răng trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy.
- Không ăn quà bánh trước khi đi ngủ
- Lồng ghép vào các môn học để giáo dục trẻ tự giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, rửa sạch quả chín gọt vỏ, bỏ hạt trước khi ăn và biết bỏ vỏ, hạt vào sọt rác.
- Giáo dục trẻ biết ăn các loại thực phẩm được chế biến từ rau, củ, quả giàu Vitamin, chất dinh dưỡng. Giáo dục trẻ ăn thức ăn chế biền từ cá, tôm, cua, ốc, lợn, gà, bòđể có thể khỏe mạnh, phát triển cân đối để có làn da đẹp.
Ví dụ: Có cháu ăn cá lại không ăn canh hoặc ăn thịt lại không ăn trứngĐể chấm dứt hiện tượng này giáo viên thông qua các môn học hàng ngày tích hợp giáo dưỡng cho trẻ để trẻ có ấn tượng tốt về các loại thức ăn.
Ví dụ: Trong bộ môn môi trường xung quanh: .vật nuôi gia đình, dưới nước, rau, củ, quảcô giáo cần nhấn mạnh tác dụng của nó và gia đình
- Lồng ghép vào hoạt động vui chơi, lồng ghép vào các trò chơi, thao tác với trò chơi nấu ăn chế biến các món ăn từ sau, củ, quả, các món ăn từ cá, tôm, cua, ốcDạo chơi ngoài trời giới thiệu cho trẻ quan sát các con vật nuôi, cây trồng, lợi ích của các con vật nuôi và các loại cây ăn quản, ăn lá cho trẻ biết.
- Trò chuyện với trẻ về các món ăn mà trẻ thích
- Trò chuyện cùng phụ huynh trẻ trong giờ đón trẻ vào các buổi tuyên truyền kiến thức nuôi con khoẻ dạy con ngoan, tuyên truyền về mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý trong việc chăm sóc trẻ hàng ngày để phụ huynh có kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ tốt hơn.
4- Biện pháp thứ tư
Kết hợp cùng phụ huynh và các đoàn thể chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ.
Từ cuộc họp phụ huynh thông qua phương hướng nhiệm vụ năm học và giải thích cho các bậc phụ huynh, các đoàn thể hiểu tầm quan trọng của ngành học mầm non, vận động các ban ngành, các bậc phụ huynh và cùng cô giáo tham gia vào công tác chăm sóc trẻ.
Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh biết các phòng và xử lý trí một số tai nạn thường gặp ở trẻ như: Phong chống bệnh truyền nhiễm cho trẻ, bện tiêu chảy, viêm đường hô hấp và một số tai nạn thường gặp ở trẻ như hóc sặc dị vật.
Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ các loại vắc xin đúng lịch, theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trường, báo cáo tình hình sức khỏe của trẻ cho bố mẹ biết để có kế hoạch chăm sóc trẻ tốt hơn.
Phòng nhóm luôn thông thoáng sạch sẽ, thường xuyên giặt chăn chiếu, khăn mặt, giá đồ chơi phải lau chùi thường xuyên.
Trước khi ăn và sau khi vệ sinh phải rửa tay sạch bằng xà phòng, rèn trẻ có thói quen đi bộ đúng giờ quy định, không đái, ỉa ra quần.
Động viên phụ huynhlàm hố tiêu, hố tiểu, chuồng trâu, chuồng bò, lợn, gàphải xa nhà ở, xa giếng nước.
Kết hợp với trạm y tế thôn bản khám sức khỏe định kỳ cho trẻ 3 tháng một lần để phát hiện những trẻ mắc bệnh và điều trị kịp thời.
Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh muốn con em mình có một cơ thể khỏe mạnh, thông minh, nhanh nhẹnhLàm nền tảng cho giai đoạn phát triển và hình thành nhân cách lành mạnh, chúng ta cần phải bảo vệ môi trường sống cho trẻ.
Trồng cây xanh xung quanh nhà ở, biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
Có sọt rác để trẻ bỏ rác vào, không vứt rác bừa bãi.
Trang bị cho trẻ và dạy cho trẻ một số kỹ năng đơng iản bảo vệ chăm sóc môi trường sống gia đình, trường lớp, ngoài xã hội, như bảo vệ cây trồng, không vứt rác, bừa bãi.
Xây dựng góc tuyên truyền tại nhóm lớp có nội dung nuôi con khỏe dạy con ngoan, những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Thường xuyên trao đổi trò chuyện giữa giáo viên và phụ huynh để hiểu rõ tâm lý từng trẻ về cách ăn uống, vệ sinh cá nhân
Tạo đám nhóm trẻ nhỏ về chăm sóc nuôi dạy con, phòng tránh các tai nạn thường gặp và các bệnh lây nhiễm cho trẻ. Tổ chức mỗi quý một lần để tất cả chị em cùng tham gia.
IV- Kết quả đạt được:
- Trường lớp nay đã khang trang sạch sẽ, có đầy đủ đồ dùng học tập, đồ dùng vệ sinh cá nhân. Cơ sở vật chất bàn ghế đầy đủ, đúng tầm trẻ ngồi, có giá khăn, giá đồ chơi, Rumine, cốc inốc cho mỗi tre rmột cái, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ khi đến lớp.
- Trẻ được ăn bán trú tại nhà trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo đảm đầy đủ số lượng và chất lượng, thay đổi thực đơn theo mùa theo địa phương.
- Trẻ được cô giáo chăm sóc dạy giỗ đầy đủ theo chương trình, được hoạt động vui chơi ở các góc trong và ngoài lớp, môi trường sống sạch sẽ, có cây xanh trong và ngoài lớp, có vườn hoa bốn mùa tỏa hương thơm để trẻ được ngắm vẻ đẹp, được hít thở không khí trong lành.
- Phụ huynh đã hiểu rõ về tầm quan trọng của bậc học mầm non đã quan tâm chăm sóc tới con em mình. Số trẻ đi học đầy đủ chỉ tiêu nhà trường giao, bố mẹ đã mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập, đồ dùng cá nhân cho con em mình, trẻ ăn mặc gọn gàng sạch sẽ đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè.
- Đóng góp đầy đủ các khoản quỹ, học phí, tiền ăn cho trẻ đầy đủ, an tâm đưa con em mình đến gửi gắm cô giáo dạy giỗ, chăm sóc, trò chuyện trao đổi với cô giáo về một số vấn đề sinh hoạt, ăn uống, sở thích của cá nhân trẻ.
- Trẻ đến lớp gọn gàng, cắt tóc ngắn, chân đi dép, đội mũ đi học, biết đi tiểu tiện đúng nơi quy định, không đái, ỉa vào quần, trẻ nhỏ biết đi bộ đúng giờ quy định, ăn quà bánh biết vứt rác vào sọt rác.
- Các chi hội phụ nữ, y tế thôn bản đã thực sự quan tâm đến trẻ, tổ chức được nhiều cuộc thi cho các chị em có nội dung sâu sắc về cách chăm sóc dinh dưỡng.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm sức khoẻ của trẻ ngày càng đảm bảo hơn không đau ốm nhiều như trước. Trẻ đến lớp nhanh nhẹn, hoạt bát, sáng tạo, có nề nếp trong giờ học, giờ chơi, tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp biết giữ gìn môi trường sạch đẹp, không vứt rác bừa bãi, không hái lá bẻ cành trong vườn.
- Mỗi gia đình đã có vườn rau sạch phục vụ cho bữa ăn tại gia đình đủ chất dinh dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các gia đình đều có giếng nước sạch để dùng, xa hố tiêu, hố tiểu.
- 100% hộ gia đình đã cam kết thực hiện đúng các nội dung, yêu cầu về chăm sóc dinh dưỡng.
- Qua đợt cân đo thoe giõi sức khoẻ trẻ 2 lần thì thấy số trẻ suy dinh dưỡng giảm cụ thể: Đầu năm số trẻ suy dinh dưỡng 2.5% nay giảm xuống còn 0.5% 
- kết quả:
- Cụ thể cân đo tháng 9 :
 Tổng số cháu 20 cháu :
 Kênh A : 17 cháu đạt 55%
 B : 3 cháu đạt 23%
	C : 0
	D : 0
- Cụ thể cân đo tháng 12 :
	Kênh A : 18 cháu đạt 95%
	B : 2 cháu đạt 1%
	C : 0
	D : 0
- Cụ thể cân đo tháng 3:
	Kênh A : 19 cháu đạt 95 %
	B : 1 cháu đạt 0.5 % trẻ suy dinh dưỡng
	C : 0
	D : 0
- Số trẻ mắc bệnh hô hấp đường đường ruột giảm mạnh, trẻ đi học chuyên cần, tiếp thu bài tốt.
V. bài học kinh nghiệm cho bản thân
Qua trực tiếp giảng dạy lớp 4 – 5 tuổi, là cô giáo mầm non không những hát múa dẻo, kể chuyện đọc thơ hay mà còn phải biết quan tâm chăm sóc trẻ từ bữa ăn, giấc ngủ của trẻ là vô cùng quan trọng. Cháu khoẻ mạnh lớn nhanh thì học giỏi chơi ngoan. Vì vậy cô phải là người yêu ngành, yêu nghề mến trẻ.
Muốn thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ dân tộc vùng cao chúng ta cần làm tốt các biện pháp sau:
- Họp phụ huynh lớp nêu tình hình thực trạng ở địa phương mà mình trực tiếp giảng dạy để các bậc phụ huynh, đại biểu đại diện thôn bản, nhà trường tìm ra biện pháp khắc phục và giải quyết.
- Tham mưu tốt với cấp uỷ chính quyền địa phương để xây dựng cơ sở vật chất tạo tiền đề cho công việc tới.
- Vận động các cấp các ngành đóng trên địa bàn xã, thôn bản tham gia tích cực vào công tác chăm sóc trẻ mầm non.
- Giáo dục trẻ biết ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn chín uống sôi, không ăn quả xanh chua chát.
- Mua sắm đầy đủ đồ dùng cá nhân cho trẻ, đồ dùng phục vụ vệ sinh cá nhân trẻ hàng ngày.
- Mua sắm đầy đủ đồ dùng cá nhân cho trẻ, đồ dùng phục vụ vệ sinh cá nhân trẻ hàng ngày.
- Cần cố gắng sao chép lại và làm rõ từng phần.
- Lồng ghép vào tiết học để giáo dục trẻ, các trò chơi, giạo chơi ngoài trời.
- Có góc tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
- Duy trì chế độ ăn phụ tại nhà.
- Họp phụ huynh cuối kỳ thông báo tình hình học tập, sức khoẻ của trẻ qua một thời kỳ. Có kế hoạch thực hiện tốt hơn ở học kỳ 2.
Trên đây là kinh nhưng nghiệm và bịên pháp nhỏ mà trong năm học tôi đã tiến hành thực hiện có hiệu quả tương đối cao. Kính đề nghị hội đồng khoa học nhà trường và hội đồng khoa học ngành xét duyệt góp ý để tôi có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào phong trào chung của ngành.
	Con cuông, ngày 9 tháng 3 năm 2009

File đính kèm:

  • docSK vo Bac H doi.doc
Giáo Án Liên Quan