Đề cương ôn tập học kì I năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn khối 10
I. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
TT Phương thức biểu đạt Mục đích giao tiếp
1 Tự sự (kể chuyện, tường thuật) Trình bày diễn biến sự việc;
2 Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật, con người;
3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc;
4 Nghị luận Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận;
5 Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp;
6 Hành chính - công vụ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.
II. TỪ VỰNG
1. Từ ghép: là những từ được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau; có hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
2. Từ láy: là những từ phức có sự hòa phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng; có hai loại: láy toàn bộ và láy bộ phận.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG:
1. So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
2. Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
3. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
4. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I TỔ NGỮ VĂN Năm học 2015- 2016 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 10 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 điểm) PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT TT Phương thức biểu đạt Mục đích giao tiếp 1 Tự sự (kể chuyện, tường thuật) Trình bày diễn biến sự việc; 2 Miêu tả Tái hiện trạng thái sự vật, con người; 3 Biểu cảm Bày tỏ tình cảm, cảm xúc; 4 Nghị luận Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận; 5 Thuyết minh Giới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp; 6 Hành chính - công vụ Trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người. II. TỪ VỰNG 1. Từ ghép: là những từ được tạo thành bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau; có hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. 2. Từ láy: là những từ phức có sự hòa phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng; có hai loại: láy toàn bộ và láy bộ phận. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG: 1. So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. 2. Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật, trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. 3. Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 4. Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 5. Điệp ngữ là cách dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý hoặc gây cảm xúc mạnh. Điệp ngữ còn có tác dụng thể hiện giọng điệu, âm điệu câu văn, câu thơ. 6. Chơi chữ là cách nói, cách viết lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị. 7. Nói giảm, nói tránh là cách nói tế nhị, uyền chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự. 8. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm. PHẦN II. LÀM VĂN (6 điểm) STT Văn bản Yêu cầu cần đạt 1 Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) Nội dung: Cảm nhận được “hào khí Đông A” qua vẻ đẹp của con người và thời đại: Vóc dáng hùng dũng: + Hình ảnh tráng sĩ: hiện lên qua tư thế “cầm ngang ngọn giáo” giữ non sông. Đó là tư thế hiên ngang với vẻ đẹp kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. + Hình ảnh “ba quân”: hiện lên với sức mạnh của đội quân đang sôi sục khí thế quyết chiến thắng. + Hình ảnh tráng sĩ lồng trong hình ảnh ba quân mang ý nghĩa khái quát, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần –“hào khí Đông A” Khát vọng hào hùng: Khát vọng lập công danh để thỏa “chí nam nhi”, cũng là khát vọng được đem tài trí “tận trung báo quốc”- thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A Nghệ thuật: Hình ảnh thơ hoành tráng, thích hợp với việc tái hiện khí thế hào hùng của thời đại và tầm vóc, chí hướng của người anh hùng; Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc, có sự dồn nén cao độ về cảm xúc. 2 Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Nội dung: Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui với thú điền viên. Nhàn là nhận dại về mình, nhường khôn cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”. Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt. Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao. Từ đó, học sinh cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui với thú điền viên thôn dã. Nghệ thuật: Sử dụng phép đối, điển cố; Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí. 3 Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) Nội dung: Cảm nhận được niềm cảm thương mà Nguyễn Du dành cho Tiểu Thanh, cho tất cả những kiếp người tài hoa trong xã hội và tâm sự khao khát tri âm hướng về hậu thế của nhà thơ. Qua đó, học sinh hiểu được vẻ đẹp của chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du. Nghệ thuật: Thấy được nghệ thuật đặc sắc của thơ trữ tình Nguyễn Du: sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những mặt đối lập trong hình ảnh, ngôn từ; ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí. MÔN: NGỮ VĂN 11 PHẦN I: ĐỌC HIỂU Yêu cầu: HS cần ôn tập: - Nhận biết các thể loại văn học. - Các phong cách ngôn ngữ. - Các phương thức biểu đạt. - Các biện pháp tu từ. - Nhận biết nội dung, nghệ thuật của một đoạn văn cụ thể. - Xuất xứ, tác giả của một đoạn văn. - Thông qua đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của bản thân. PHẦN II: LÀM VĂN TT TÊN BÀI YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1 HAI ĐỨA TRẺ - Nội dung: HS cần nắm : + Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua cảm nhận của hai đứa trẻ. + Niềm xót xa thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh tù đọng của người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu những khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ. - Nghệ thuật: Nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của nhà văn Thạch Lam: xây dựng cốt truyện, giọng điệu, bút pháp tương phản đối lập 2 HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA - Nội dung: + Những chân dung biếm họa được tác giả khắc họa trong đoạn trích. + Quang cảnh của đám tang. -> bộ mặt thực của XHTS thành thị lố lăng, kệch cỡm. -> Thái độ phê phán mạnh mẽ của nhà văn. - Nghệ thuật: Bút pháp trào phúng đặc sắc của VTP: Tạo dựng mâu thuẫn, xây dựng chân dung biếm họa, giọng điêu châm biếm. 3 CHÍ PHÈO - Nội dung: + Hình tượng nhân vật Chí Phèo. + Giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của tác phẩm. - Nghệ thuật: Nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: điển hình hóa nhân vật, miêu tả tâm lí ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 VÀ 12 CỦA SỞ GD&ĐT BAN HÀNH I. CẤU TRÚC ĐỀ VÀ THỜI GIAN LÀM BÀI 1. Cấu trúc đề: Gồm 2 phần (Đọc hiểu - Làm văn) với 3 nội dung chính: Kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các câu hỏi đọc hiểu, kỹ năng viết đoạn văn Nghị luận xã hội và bài văn NLVH (hoặc văn tự sự, thuyết minh đối với cấp THCS) 2. Thời gian làm bài: 90 phút II. NỘI DUNG ÔN TẬP Lớp 9: Tiếng Việt: Các phương châm hội thoại; Sự phát triển của từ vựng; Lời dẫn trực tiếp, gián tiếp; Các biện pháp tu từ. Làm văn: Cách làm bài văn tự sự , bài văn thuyết minh. Đọc hiểu: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ); Truyện Kiều (Nguyễn Du); Làng (Kim Lân); Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng); Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long). Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận); Ánh trăng (Nguyễn Duy); Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật). Lớp 12: Tiếng Việt: Các biện pháp tu từ từ vựng và ngữ âm; Các kiểu văn bản và phương thức biểu đạt; Các thao tác lập luận. Làm văn: Cách làm bài văn nghị luận xã hội và nghị luận văn học (về thể loại thơ hoặc tùy bút). Đọc hiểu: Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc (Tố Hữu); Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm); Sóng (Xuân Quỳnh); Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo); Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân); Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường).
File đính kèm:
- DECUONGVAN.doc