Đề kiểm tra học kì II năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn 11
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng,
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi;
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời.
(Trích Chiều Xuân – Anh Thơ, SGK Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo Dục năm 2011)
Câu 1. Đoạn thơ có sự kết hợp của hai phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Tác giả đã sử dụng những từ láy nào trong đoạn thơ? Ý nghĩa của việc sử dụng những từ láy đó?
Câu 3. Xác định nội dung của đoạn thơ.
Câu 4. Cảnh vật trong đoạn thơ có gì giống hay khác so với cảnh vật ở quê hương anh /chị? Hãy viết một đoạn văn ngắn (8 – 12 dòng) có vận dụng thao tác lập luận so sánh để
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TỔ VĂN Năm học: 2015 -2016 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN 11 (Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. (Trích Chiều Xuân – Anh Thơ, SGK Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo Dục năm 2011) Câu 1. Đoạn thơ có sự kết hợp của hai phương thức biểu đạt nào? Câu 2. Tác giả đã sử dụng những từ láy nào trong đoạn thơ? Ý nghĩa của việc sử dụng những từ láy đó? Câu 3. Xác định nội dung của đoạn thơ. Câu 4. Cảnh vật trong đoạn thơ có gì giống hay khác so với cảnh vật ở quê hương anh /chị? Hãy viết một đoạn văn ngắn (8 – 12 dòng) có vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm rõ điều đó. II. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm) Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Từ ấy của Tố Hữu Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời. Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ Tháng 7 – 1938 (SGK Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo Dục năm 2011) -----Hết----- (Học sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm). TRƯỜNG THPT LÊ LỢI KIỂM TRA HỌC KÌ II TỔ VĂN Năm học 2015 -2016 Môn: NGỮ VĂN 11 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung cần đạt Điểm I Đọc hiểu 4,0 I.1 Hai phương thức biểu đạt: biểu cảm và miêu tả (Nêu được một đáp án đúng, hoặc nêu thừa so với đáp án, điểm tối đa: 0,5) 1,0 I.2 - HS nêu được các từ láy: êm êm, im lìm, tơi bời (Nêu thiếu hoặc thừa: 0,25) - Ý nghĩa của việc sử dụng các từ láy: miêu tả trạng thái, đặc điểm của các hình ảnh thơ, tạo được giọng điệu nhẹ nhàng, làm nổi bật bức tranh mùa xuân nơi đồng quê: thanh bình, yên ả. (Hs có thể có ý kiến khác, nếu thuyết phục căn cứ cho 0,25 -0,5) 0,5 0,5 I.3 Nội dung của đoạn thơ: Vẻ đẹp của cảnh sắc thôn quê trong mùa xuân (chiều xuân) và tình cảm yêu mến, gắn bó, tha thiết với quê hương của tác giả. 1,0 I.4 - HS biết vận dụng thao tác lập luận so sánh trong đoạn văn để làm nổi bật được cảnh vật của quê hương mình cũng như tình cảm của bản thân đối với cảnh vật quê hương. (Hình thức: đoạn văn, vận dụng TTLL so sánh: 0,5. Nội dung: 0,5) 1,0 II Làm văn 6,0 Mở bài - Giới thiệu Từ ấy: một bài thơ có ý nghĩa trong cuộc đời và sự nghiệp của Tố Hữu 0,5 Thân bài 1. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ của bài thơ 0,5 2. Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng - Hai câu đầu: Kể về từ ấy: mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ Tố Hữu: + Hình ảnh: nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim –ẩn dụ: lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới, rực rỡ làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. + Từ ngữ: bừng, chói – ĐT: nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm. - Hai câu sau: bút pháp trữ tình lãng mạn + Hình ảnh so sánh: thế giới tràn đầy sức sống: hương sắc của hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ->Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh nắng mặt trời àLí tưởng cộng sản đã khơi dậy vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn, đồng thời đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ. 1,0 1,0 3. Khổ hai: Những nhận thức mới về lẽ sống. - C1,2: Sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người: + Khẳng định quyết tâm, ý thức tự nguyện cao độ: buộc, trăm nơi (hoán dụ: chỉ mọi người sống ở khắp nơi) + Tâm hồn trải rộng với cuộc đời (trang trải) -khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. - C3,4: Tình yêu thương con người là tình cảm hữu ái giai cấp. + Đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. + Khẳng định sức mạnh của đoàn kết: khối đời: ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ. ->Nhà thơ đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. 0,75 0,75 4. Khổ ba: Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu - Khẳng định tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết đối với tất cả mọi người + Chú ý điệp từ là; đại từ con, anh, em, số từ ước lệ vạn dùng để nhấn mạnh, khẳng định tình cảm ruột thịt, tình cảm gia đình - Tấm lòng đồng cảm, xót thương, chân thành đối với những người lao khổ, bất hạnh: kiếp phôi pha, không áo cơm cù bất, cù bơ - Căm giận những bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. 0,5 0,5 Kết bài: Với những hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ gợi cảm, giàu nhạc điệu; giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở... Từ ấy đã chuyển tải thành công tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ cách mạng, cũng là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ cách mạng –Tố Hữu 0,5 * Lưu ý: - Giáo viên linh hoạt khi chấm; khuyến khích những bài làm có cách viết sáng tạo, mới mẻ
File đính kèm:
- DEDAVan_1120152016.doc