Đề tài Thiết kế một số bài soạn giáo dục âm nhạc cho trẻ 3 – 4 tuổi theo chủ đề Trường Mầm Non

Âm nhạc được coi là một ngôn ngữ chung nhất cho mọi người. Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, giai điệu du dương của âm nhạc là thứ mọi người đều có thể thưởng thức và hiểu được.

Âm nhạc đã được các nhà sư phạm coi là phương tiện giáo dục nhiều mặt: giáo dục thẩm mỹ, hình thành tình cảm đạo đức, tăng cường trí lực, phát triển thể lực Về mặt xã hội, những trẻ tham gia vào các nhóm học nhạc hoặc đồng diễn có thể học được các kỹ năng sống quan trọng, chẳng hạn như làm thế nào để liên kết với những người khác, làm thế nào để làm việc theo nhóm và đánh giá kết quả từ việc làm với nhau, sự phát triển của các kỹ năng lãnh đạo và kỷ luật.

 

doc40 trang | Chia sẻ: tn_8308 | Lượt xem: 1704 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thiết kế một số bài soạn giáo dục âm nhạc cho trẻ 3 – 4 tuổi theo chủ đề Trường Mầm Non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lời cảm ơn
 Để hoàn thành bài tốt nghiệp này tôi vô cùng cảm ơn các thầy cô trong khoa giáo dục Mầm Non – Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã cung cấp cho tôi rất nhiều bài học quý báu, giúp tôi có vốn kiến thức để làm hành trang cho việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dạy trẻ của mình.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Th.S NS Phạm Thị Hòa – giảng viên trường Đại học sư phạm Hà Nội là người đã giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình, tận tâm, tận tình dành nhiều thời gian để giúp chúng Tôi hoàn thành bài nghiệp vụ này.
Tôi cũng chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường CĐSP Đồng Nai đã nhiệt tình tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như phòng học để giúp chúng tôi hoàn thành khóa học này.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu cùng cô giáo Lê Thị Tin trường Mẫu Giáo Họa Mi – huyện Thống Nhất – tỉnh Đồng Nai, đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành bài tập tốt nghiệp này.
	Với thời gian hạn hẹp và trình độ còn hạn chế nên trong bài tập này vẫn còn nhiều thiếu sót. Nhưng dẫu sao Tôi vẫn mong rằng với sự góp ý, chỉ bảo của quý thầy cô sẽ giúp tôi mở rộng thêm kiến thức và hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của mình trong thời gian sắp tới.
	Lời cuối cùng không gì hơn là kính chúc sức khỏe quý thầy cô, đặc biệt là cô Phạm Thị Hòa. Tôi mong rằng quý thầy cô luôn là những người hạnh phúc nhất và ngày càng thành công hơn trong sự nghiệp.
	 Tôi xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. Phần mở đầu
3
I. Lý do chọn đề tài
3
II. Mục đích nghiên cứu
5
III. Giả thuyết khoa học
5
IV. Nhiệm vụ nghiên cứu
5
V. Phạm vi nghiên cứu
5
VI. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
5
VII. Phương pháp nghiên cứu
6
B. Phần nội dung
7
Chương I: cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài
7
I. Khái quát về âm nhạc
7
II. Vai trò của âm nhạc
7
III. Đặc điểm khả năng hoạt động âm nhạc của trẻ 3 – 4 tuổi
13
IV. Quan điểm giáo dục âm nhạc theo hình thức đổi mới
13
V. Quan điểm đổi mới giáo dục trong trường mầm non
14
Chương II: Thực trạng về soạn giáo án
18
I. Nội dung chương trình
18
II. Phương pháp
18
III. Trình độ giáo viên
19
IV. Cơ sở vật chất
19
Chương III: Thiết kế giáo án âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 3 – 4 tuổi
Theo hình thức đổi mới (chủ đề: Trường Mầm Non)
20
I. Cơ sở xây dựng giáo án
20
II. Thiết kế giáo án
20
III. Bài tập thực nghiệm
21
IV. Kết quả thực nghiệm
32
V. Phân tích kết quả thực nghiệm
37
C. Kết luận
38
Tài liệu tham khảo
39
Kiến nghị sư phạm
40
Phụ lục: một số bài hát liên quan đến chủ đề Trường Mầm Non
41-50
PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Âm nhạc được coi là một ngôn ngữ chung nhất cho mọi người. Ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, giai điệu du dương của âm nhạc là thứ mọi người đều có thể thưởng thức và hiểu được.
Âm nhạc đã được các nhà sư phạm coi là phương tiện giáo dục nhiều mặt: giáo dục thẩm mỹ, hình thành tình cảm đạo đức, tăng cường trí lực, phát triển thể lực Về mặt xã hội, những trẻ tham gia vào các nhóm học nhạc hoặc đồng diễn có thể học được các kỹ năng sống quan trọng, chẳng hạn như làm thế nào để liên kết với những người khác, làm thế nào để làm việc theo nhóm và đánh giá kết quả từ việc làm với nhau, sự phát triển của các kỹ năng lãnh đạo và kỷ luật.
	Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, nó gắn bó mật thiết với cuộc sống và đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội, nó có sức hấp dẫn rất lớn đối với mọi người, mọi lứa tuổi. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật rất đặc thù. Giáo dục âm nhạc là một nội dung quan trọng trong quá trình “Chăm sóc Giáo Dục Mần Non”. Nó có tác dụng tích cực góp phần phát triển toàn diện cho trẻ, tạo cơ sở trong việc hình thành con người mới phát triển toàn diện. Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống xung quanh chúng ta bằng các hình tượng âm thanh, âm nhạc nói lên tất cả những gì trong cuộc sống nội tâm của con người như niềm vui sướng và nỗi đau thương, những khát vọng và những ước mơ về hạnh phúc tương lai.
	Đối với trẻ thơ, âm nhạc là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần và có vai trò quan trọng trong giai đoạn trẻ ở trường mần non. Bằng ngôn ngữ riêng là giai điệu, âm sắc, cường độ, nhịp điệu, tiết tấu Qua lời ca trong những giai điệu trầm bổng, tiết tấu nhịp nhàng, trẻ thơ đã khám phá ra bao nhiêu điều mới lạ thế giới xung quanh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên cùng với thời gian đã thu hút hấp dẫn làm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của trẻ.
	Ngay từ khi con người cất tiếng khóc chào đời, âm nhạc đã gắn bó với con người qua những câu hò, lời ru ngọt ngào của mẹ. mở ra bao điều mới lạ. Trẻ mần non vốn ngây thơ trong sáng, dễ xúc cảm nên khi tiếp xúc với âm nhạc: được nghe nhạc, được hát, được chơi những trò chơi âm nhạc, trẻ sẽ tiếp thu một cách hào hứng, phấn khởi. Từ đó làm phát triển quá trình nhận thức của trẻ khi được tiếp xúc với chương trình Giáo Dục Âm Nhạc.
	Ca hát được thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ, trong các ngày hội, ngày lễ. Vì thế trong trường mần non, ca hát là một bộ phận cơ bản làm phong phú thêm cho trẻ những giá trị văn hóa, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo điều kiện cho trẻ phát triển về năng khiếu âm nhạc, khả năng sáng tạo của trẻ.
	Khi nói đến tuổi mẫu giáo, người ta thường đề cập đến màu sắc, âm thanh. Nếu trẻ không được sống trong môi trường âm nhạc sẽ là một thiếu sót lớn đối với trẻ. Vì thế giới âm nhạc không ngừng chuyển động sẽ tạo cho trẻ các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và những hiểu biết của trẻ. Có được những hiểu biết đơn giản về nghệ thuật ca hát: kỹ năng ca hát, biểu diễn tác phẩm âm nhạc chuẩn xác, diễn cảm là phương pháp căn bản giúp trẻ làm quen tác phẩm âm nhạc, rèn khả năng cảm thụ âm nhạc mang đến cho trẻ những cảm xúc chân thực, mới mẻ. Tạo cho trẻ lĩnh hội nhanh chóng các bài hát một cách trọn vẹn và chuẩn xác.
Chúng ta sống trong thế giới trong sự hài lòng chớp nhoáng, nhưng cuộc sống thực lại đòi hỏi tính kiên nhẫn. Khi tập một bài hát trẻ sẵn lòng chờ đợi đến lượt mình nếu không âm thanh sẽ bị loạn nhịp. Điều đó vô hình chung đã dạy cho trẻ tính kiên nhẫn. 
Có những người đôi khi cảm thấy không có chút liên hệ với với những thứ xung quanh trong cuộc sống của họ. Âm nhạc có thể là một kết nối rất cần thiết cho trẻ nhỏ và cả người lớn. Âm nhạc có thể thỏa mãn nhu cầu được nghỉ ngơi thư giãn sau những tất bật lo toan của cuộc sống, nhưng âm nhạc không giống như những nhu cầu có mục đích khác như ăn, uống, xem ti vi hoặc lướt web không mục đích, âm nhạc khiến con người trở nên có giá trị hơn và kết nối con người với nhau.
Trong chương trình đổi mới hiện nay, ngành giáo dục mầm non đã nghiên cứu để đổi mới hình thức giáo dục theo từng chủ đề và theo hướng tích hợp các nội dung, nhằm giúp trẻ tiếp thu những kiến thức âm nhạc, cũng như kiến thức các môn khoa học khác một cách nhẹ nhàng mà lôgic giúp trẻ hiểu sâu, nhớ lâu mà không mang tính chất gò bó, áp đặt để bảo cho trẻ “học bằng chơi, chơi bằng học”. Các bài dạy hát, nghe hát đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn phù hợp với chủ đề, để giúp trẻ hiểu và cảm nhận sâu sắc về từng nội dung của chủ đề đó. Trong thực tế việc chọn bài hát của giáo viên theo từng chủ đề chưa được phong phú. Vì thế trong quá trình giảng dạy có thể tạo cho trẻ sự nhàm chán. Nên muốn cho tiết học đạt kết quả tốt đòi hỏi giáo viên phải tham khảo, sưu tầm các bài hát mới có nội dung phù hợp với chủ đề mình cần dạy. Hơn nữa điều mà rất nhiều giáo viên còn băn khoăn là phải dạy như thế nào để trẻ hứng thú, tiếp thu tốt và yêu thích vào hoạt động âm nhạc xuất phát từ những đặc điểm trên nên việc lên kế hoạch soạn giảng, tổ chức hoạt động âm nhạc theo đúng chủ đề và dạy như thế nào để gây hứng thú cho trẻ là điều mà tôi quan tâm nhất.
Vì thế tôi đã mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Thiết kế một số bài soạn giáo dục âm nhạc cho trẻ 3 – 4 tuổi theo chủ đề Trường Mầm Non”.
Trong chủ đề này tôi đã lựa chọn, nghiên cứu và thiết kế 4 giáo án để minh họa cho đề tài này.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Soạn giáo án một cách khoa học để trẻ tiếp thu vào bộ môn một cách tốt nhất và tiến hành thực nghiệm.
Tìm hiểu về ý tưởng của trẻ khi được hoạt động âm nhạc.
Tạo cho trẻ sáng tạo trong lúc vận động đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ có đời sống âm nhạc phong phú.
Tổ chức, hương dẫn cho trẻ múa hát nhằm nâng cao các kĩ năng âm nhạc cho trẻ.
III/ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Nếu chọn bài hát phù hợp với chủ đề “Trường Mầm Non” và tổ chức tốt hoạt động sẻ giúp trẻ hứng thú và say mê âm nhạc hơn.
IV/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 3 – 4 tuổi.
Nghiên cứu cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài.
Tìm hiểu thực trạng về việc soạn giáo án.
Tổ chức các tiết học giáo dục âm nhạc theo chủ đề “Trường Mầm Non”, nhằm kiểm tra hiệu quả của việc dạy âm nhạc cho trẻ theo hướng đổi mới hình thức trong giảng dạy ở trường Mầm Non.
V/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu việc tổ chức cho trẻ 3 – 4 tuổi hoạt động âm nhạc theo chủ đề “Trường Mầm Non”.
Thực nghiệm tổ chức tiết dạy và dự giờ giáo dục âm nhạc của trẻ 3 – 4 tuổi thoe chủ đề “Trường Mầm Non” ở trường Mẫu Giáo Họa Mi – Huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai.
VI/ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
1/ Đối tượng nghiên cứu:
Thiết kế giáo án cho trẻ 3 – 4 tuổi theo chủ đề “Trường Mầm Non”.
2/ Khách thể nghiên cứu:
25 trẻ lớp Mầm ở trường Mẫu Giáo Họa Mi – Huyện Thống Nhất – Tỉnh Đồng Nai.
VII/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đọc và nghiên cứu tài liệu của Thạc Sỹ NS Phạm Thị Hòa để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu.
Tìm hiểu và trao đổi với giáo viên, phu huynh về nhu cầu và khả năng âm nhạc của trẻ.
Sưu tầm và nghiên cứu một số bài viết của những đồng nghiệp đi trước về bộ môn giáo dục âm nhạc.
Dự giờ để nắm bắt khả năng hoạt động của trẻ 3 – 4 tuổi về chủ đề “Trường Mầm Non”.
Quan sát trẻ khi trẻ hoạt động âm nhạc.
Phương pháp thực nghiệm.
Dựa vào kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp.
Đánh giá kết quả thực nghiệm.
B – PHẦN NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
I/ KHÁI QUÁT VỀ ÂM NHẠC:
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có biểu cảm của âm thanh, cùng các yếu tố diễn tả âm nhạc như giai điệu, âm sắc, cường độ, hòa âm, cách cấu tạo, hình thức nó có sức hấp dẫn kì lạ tác động mạnh mẽ làm cho con người tốt đẹp hơn, trong sáng hơn. Bản chất của âm nhạc là niềm vui, lạc quan, yêu đời và nâng cao con người đến những tình cảm cao thượng, nó có thể truyền đạt sự vận động của tình cảm và các ý tưởng trong tất cả các sắc thái tinh tế nhất.
Qua âm điệu trầm bổng, cao thấp khác nhau tạo ngôn ngữ chung cho con người và sự phong phú trong lao động sản xuất. Tập thể chính là nhân tố khởi đầu của âm nhạc, âm nhạc nảy sinh trong quá trình lao động của con người và hỗ trợ lại để con người sản xuất, sáng tạo. âm nhạc là người bạn của con người ai cũng tìm thấy ở đó niềm vui. Âm nhạc gắn bó với cuộc sống của con người tới mức hình như thiếu nó con người không còn sự sống nữa.
Mọi lứa tuổi đều có những nhạc điệu phù hợp riêng: các em nhỏ thích bản nhạc, lời ca vui tươi rộn rã nhí nhảnh hồn nhiên. Thanh niên thích những âm điệu sôi động, linh hoạt hay những bản tình ca êm dịu sâu lắng. Người lớn tuổi thích những bản nhạc hùng tráng về một thời đã qua hay những bản nhạc đằm thắm khoan thai.
II/ VAI TRÒ CỦA ÂM NHẠC:
1/ Âm nhạc đối với con người:
Từ thời xa xưa những yếu tố sơ khai của âm nhạc là những tiếng hú ngân làm theo điệu bộ, qua hàng chục ngàn năm, qua mỗi sự phát triển, âm thanh được truyền bá, phổ biến rồi cải tiến qua nhiều thế hệ đã trở thành âm nhạc của chúng ta hôm nay.
Âm nhạc là tiếng nói chung của tâm tư tình cảm được truyền bá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Qua những làn điệu trữ tình thể hiện tình cảm lứa đôi, những khúc hát ru của các bà mẹ là một làn điệu dân ca dân vũ cho đến những tác phẩm chuyên nghiệp với quy mô đồ sộ cùng những suy tư của con người về cuộc sống làm cho con người hướng đến cái chân thiện mĩ.
Cuộc đời của mỗi con người, lúc nào cũng có lời ca, tiếng nhạc. từ lúc mới lọt lòng mẹ, em bé đã sống trong tiếng ru trìu mến của mẹ. Lớn lên biết chạy nhảy, học hành thì đã có những khúc hát đồng giao, những bài ca vui chơi tươi tắn. Khi đã trưởng thành thì cũng là lúc âm nhạc trở nên rất đa dạng đến với con người. Mỗi lứa tuổi đều có những loại nhạc phù hợp với sở thích của mình. Điều đó được thấy trong các gia đình: ông bà thì thích những loại dân ca sâu lắng, khoan thai. Trong khi đó bố mẹ trẻ thì thích những bài ca, bản nhạc dân tộc nói về cuộc sống hôm nay. Các anh chị thanh niên thì thích những am điệu sôi động linh hoạt. Còn những em mẫu giáo thì lại thích vừa hát vừa múa những bài hát xinh xinh.
Cũng như những loại hình nghệ thuật khác: hội họa có sức mạnh của hình khối, đường nét, màu sắc, văn học có sức mạnh về ngôn ngữ. Âm nhạc bằng sức mạnh diễn tả lớn lao của âm thanh đã thể hiện được tất cả những gì con người đã trải qua như niềm vui sướng, nỗi khổ đau, những ước mơ khát vọng phải chăng có những lúc súc động chúng ta hát lên một câu nào đó mà bản thân như cảm thấy đó là tiếng nói của bản thân mình. Con người cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên với chim hót lúc sớm mai, một niệm vui xốn xang khi làm được việc tốt, một nỗi buồn được biểu hiện âm thanh. Với tất cả những điều đã trình bày ở trên, chúng ta có thể kết luận âm nhạc là một thứ không thể thiếu trong đời sống con người.
2/ Âm nhạc đối với trẻ thơ:
Âm nhạc dẫn dắt trẻ đi vào thế giới tạo ra sự đồng cảm và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của trí tuệ mà không phương tiện nào sánh được, âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ, lời ca giai điệu của bài hát, bản nhạc đã giúp trẻ tưởng tượng nói lên cảm xúc của mình và thông qua những lời ca tiếng hát ấy đã giúp trẻ phát hiện vẻ đẹp thiên nhiên sự ngộ ngĩng đáng yêu của các con vật, cành lá, hoa quả và tình cảm gia đìnhTừ đó gợi mở cho trẻ về cách ứng xử hay nói cách khác là giáo dục trẻ về đạo đức biết làm người. Ngoài ra âm nhạc không chỉ đơn thuần là vui chơi giải trí mà còn thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
Quả thật, âm nhạc như một món ăn tinh thần đối với trẻ nhỏ mà thiếu nó trẻ sẻ chỉ còn là “những bông hoa khô héo”. Những nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng, việc trẻ nghe và hoạt động âm nhạc làm cho tình cảm của các em thêm thoải mái, giúp các em học tập và hoạt động tốt, trí nhớ của các em thêm phát triển và đặc biệt là trí tưởng tượng của các em thêm phong phú.
Những bài ca hay bản nhạc thường bồi dưỡng cho các em những tình cảm phong phú, lành mạnh và khuyến khích các em làm việc tốt.
Những giai điệu trầm bổng, những tiết tấu nhẹ nhàng đưa trẻ vào thế giới của cái đẹp một các thích thú và hấp dẫn. Những âm thanh có tổ chức chặt chẽ của âm nhạc sẽ góp phần phát triển đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ cho trẻ mà hầu như những nhà khoa học trên thế giới đều khẳng định điều đó. Đại văn hào M.Gorki nhận xét: “âm nhạc có tác động một cách kì diệu đến tận đáy lòng, nó khám phá ra cái phẩm chất cao quý nhất của con người. chính vì vậy, người lớn cần đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục âm nhạc cho trẻ càng sớm cáng tốt”.
Giáo dục âm nhạc là tạo nên sự hình thành và phát triển toàn diện cho nhân cách của trẻ bằng cách tác động âm nhạc. Tác động đó được thể hiện qua sự phát triển khả năng âm nhạc bao gồm sự phát triển trong lĩnh vực tri giác âm nhạc của trẻ sẽ đạt được tiến bộ về chất, nếu trong mọi hoạt động thể loại âm nhạc nhiệm vụ phát triển tích cực, sáng tạo của trẻ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và chú ý một cách đúng mức.
Để làm cho trẻ yêu thích âm nhạc việc đầu tiên ta cần làm là tạo điều kiện cho trẻ nghe nhạc càng nhiều càng tốt, từ việc người lớn hát cho trẻ nghe đến việc nghe đài, xem tivi Tuy nhiên, phải chọn lọc những điệu nhạc, bài hát phù hợp với trẻ. Từ đó tạo nên ở trẻ sự ham thích và thói quen nghe nhạc. một vấn đề hết sức quan trọng nữa trong giáo dục âm nhạc cho trẻ em là hình thành “tai âm nhạc cho trẻ”. “tai âm nhạc” chỉ có thể hình thành được qua quá trình cho trẻ tiếp xúc với nhiều tác phẩm âm nhạc phong phú một cách thường xuyên mà trong đó có nhiều thể loại âm nhạc như đồng dao, dân ca phù hợp với lứa tuổi của trẻ em.
Như vậy, âm nhạc có vai trò rất quan trọng đối với trẻ trong đó có hoạt động ca hát. Ca hát có tác động trực tiếp đối với trẻ về mặt thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm. 
3/ Vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ:
Giáo dục âm nhạc sẽ tạo sự hình thành phát triển toàn diện nhân cách trẻ bằng con đường họat động của âm nhạc. Tác dụng đó được thể hiện thông qua sự phát triển khả năng âm nhạc bao gồm sự phát triển trong lĩnh vực tri giác âm nhạc của trẻ sẽ đạt được sự tiến bộ về chất. Trong các thể loại hoạt động âm nhạc, nhiệm vụ phát triển tích cực sẽ sáng phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của trẻ.
Ở trường mầm non, đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo, âm nhạc là một trong những lọai hình nghệ thuật được phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sự tập trung chú ý, khả năng diễn tả hứng thú của trẻ.
Khác với các lọai hình nghệ thuật khác như hội họa, văn học, điện ảnhâm nhạc không hoàn toàn xác định rõ những hình ảnh cụ thể. Âm nhạc bằng ngôn ngữ riêng là gia điệu, âm sắc, cường độ, nhịp điệu, hòa âm, tiết tấu Cùng với thời gian đã thu hút và làm thỏa mãn nhu càu tình cảm của trẻ.
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh phát triển lời nói, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảmĐối với trẻ âm nhạc là một thế giới kỳ diệu đầy màu sắc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. Trẻ mầm non dễ xúc cảm, vốn ngây thơ, trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu thế giới âm nhạc muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực họat động và sự hiểu biết của trẻ.
a. Âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ:
Giáo dục thẩm mỹ là giáo dục cho trẻ nhận biết cái đẹp, hiểu cái đẹp, cảm thụ được cái đẹp và biết tạo ra cái đẹp. Âm nhạc được coi là một trong những phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
Bản thân âm nhạc đặc biệt là ca hát có sức truyền cảm rất mạnh mẽ, nó có khả năng tác động đến mọi đối tượng con người.Với trẻ thơ các bài hát là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, thông qua lời ca, giai điệu, tiết tấu, âm sắc, nhịp điệuĐã tác động đến tâm hồn ngấy thơ trong sáng của trẻ, ca hát là một nhu cầu không thể thiếu đối với trẻ, qua các bài hát đã mở rộng cho trẻ tầm hiểu biết, làm phong phú những kinh nghiệm sống mang lại những cảm xúc, thẩm mỹ mới mẻ, sâu sắc mãnh liệt hơn rất nhiếu những cảm xúc, xúc động do các hiện tượng, sự vật của cuộc sống thực tế đem lại.
Thường xuyên được tiếp xúc với âm nhạc, tự mình hát múa tham gia trò chơi trẻ sẽ phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, với nhịp điệu phấn chấn sôi nổi sẽ khơi gợi ở trẻ niềm vui sướng hân hoan. Với lời ca trong sáng giàu hình ảnh sẽ gợi lên cho trẻ trí tưởng tượng phong phú với thế giới xung quanh với giai điệu tinh tế, sự nhạy cảm với âm thanh và sự vận chuyển của sự vật xung quanh trẻ qua lời ca và nhiều tác phẩm âm nhạc trẻ đã thấy được những con vật được nhân cách hóa gần gũi với con người.
VD: Bài “Đàn gà con” – nhạc Philipenco – lời Việt Anh. Lời ca với giai điệu bay bổng như nhắn gửi nhắc nhở các em biết vâng lời, yêu thương mẹ và chăm chỉ làm việc.
Quan hệ thẩm mỹ với hoạt động ca hát sẽ phản ánh chung trong ý thức của trẻ, sự hình thành những quan hệ với trẻ đó là một tập hợp những mối quan hệ có lựa chọn của trẻ với các hoạt động âm nhạc như hát, nghe hát, vận động theo nhạc, múa, trò chơi âm nhạc sẽ giúp trẻ nhận xét trao đổi cảm nhận ý thức của lời ca, âm điệu, tiết tấu.
Âm nhạc có sức lay động tâm hồn mạnh mẽ, không có gì đánh thức tâm hồn con người bằng âm nhạc. Chính vì vậy, để thực hiện được chức năng giáo dục thẩm mỹ trong họat động ca hát, trước hết cần phát triển ở trẻ khả năng âm nhạc. 
Mỗi bài hát đều chứa đựng tâm tư tình cảm của người nghệ sĩ sáng tác, xúc cảm được thể hiện thông qua giai điệu, tiết tấu, lời ca. Những hình ảnh mang biểu trưng về cái đẹp có sức cảm hóa mọi người cùng hướng tới cái đẹp. Do đó, các bài hát giản dị có tính nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi trẻ sẽ hình thành ở trẻ thị hiếu

File đính kèm:

  • docLuan Van.doc