Đề tài Tìm hiểu khả năng thể hiện bố cục tranh vẽ của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi

ĐẶT VẤN ĐỀ

1. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong quá trình phát triển lịch sử loài người, nghệ thuật tạo hình là loại hình nghệ thuật có từ rất sớm. Từ khi con người chưa có chữ viết, loài người đã dùng đường nét, hình dạng làm những ký hiệu trao đổi, gửi gắm thông tin, biết sắp xếp các hình mảng theo bố cục hợp lý. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, những đường nét, hình dạng đã trở thành một loại hình nghệ thuật tạo hình. Những hình khắc hình vẽ trên vách hang động thời tiền sử đã chứng minh điều đó, tuy rằng lúc ấy con người chưa nghĩ ra rằng đó là những tác phẩm tạo hình.

Nghệ thuật tạo hình ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, đời sống văn hoá của nhân loại. Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo rất thích vẽ dù đó là những hành động vẽ hết sức tự nhiên.

Nhắc đến nghệ thuật tạo hình người ta không thể không nhắc đến hội hoạ một môn nghệ thuật phổ biến và giữ vai trò chủ đạo. Hội hoạ có thể chia làm 2 phần đó là trí tưởng tượng và cách sắp xếp bố trí tìm ra chỗ đứng cho chúng. Hai phần này có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên cái đẹp cho một tác phẩm hội hoạ. Bố cục là một phận hết sức quan trọng của hội hoạ từ ý nghĩa đó có thể coi bố cục là nền tảng, là khâu quan trọng cần được xây dựng trong quá trình dạy vẽ cho mỗi người, đặc biệt là trẻ em.

 

doc20 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 3582 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tìm hiểu khả năng thể hiện bố cục tranh vẽ của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO VÀ MỤC ĐÍCH CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong quá trình phát triển lịch sử loài người, nghệ thuật tạo hình là loại hình nghệ thuật có từ rất sớm. Từ khi con người chưa có chữ viết, loài người đã dùng đường nét, hình dạng làm những ký hiệu trao đổi, gửi gắm thông tin, biết sắp xếp các hình mảng theo bố cục hợp lý. Trải qua quá trình phát triển lâu dài, những đường nét, hình dạng đã trở thành một loại hình nghệ thuật tạo hình. Những hình khắc hình vẽ trên vách hang động thời tiền sử đã chứng minh điều đó, tuy rằng lúc ấy con người chưa nghĩ ra rằng đó là những tác phẩm tạo hình.
Nghệ thuật tạo hình ngày càng có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, đời sống văn hoá của nhân loại. Trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo rất thích vẽ dù đó là những hành động vẽ hết sức tự nhiên. 
Nhắc đến nghệ thuật tạo hình người ta không thể không nhắc đến hội hoạ một môn nghệ thuật phổ biến và giữ vai trò chủ đạo. Hội hoạ có thể chia làm 2 phần đó là trí tưởng tượng và cách sắp xếp bố trí tìm ra chỗ đứng cho chúng. Hai phần này có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên cái đẹp cho một tác phẩm hội hoạ. Bố cục là một phận hết sức quan trọng của hội hoạ từ ý nghĩa đó có thể coi bố cục là nền tảng, là khâu quan trọng cần được xây dựng trong quá trình dạy vẽ cho mỗi người, đặc biệt là trẻ em.
Trong cuộc sống hàng ngày mỗi người đều có biểu hiện của cái nhìn thẫm, trong đó sự sắp xếp, bố trí, tạo ra khoảng không gian, môi trường ... sao cho hợp lý nhất, làm cho con người đều muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống. Chính vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu khả năng thể hiện bố cục cho trẻ rất quan trọng bởi do đặc điểm tâm sinh lý ở trẻ, do khả năng tạo hình của trẻ mầm non chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ. Quá trình hoạt động và sản phẩm hoạt động tạo hình của trẻ thể hiện ở các đặc điểm của một nhân cách đang được hình thành. Hoạt đọng tạo hình của trẻ không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ xã hội cải tạo thế giới hiện thực xung quanh. Mục đích và kết quả to lớn nhất của quá trình hoạt động chính là việc sự biến đổi và phát triển của chính bản thân chủ thể hoạt động.
Một đặc điểm rõ nét trong hoạt động tạo hình của trẻ em đó là tính “duy kỷ” xem tranh vẽ của trẻ nhỏ ta thấy cái mà trẻ nhỏ quan tâm hơn cả trong quá trình vẽ, đó là việc vẽ cái gì ? chứ không phải vẽ như thế nào.
Mối quan tâm chính là HĐTH của trẻ tập trung vào sự thể hiện, biểu cảm chứ không phải là “hình thức nghệ thuật thực sự của tác phẩm”. Trẻ càng nhỏ càng ít quan tâm tới sự đánh giá them mỹ của người xem mà chỉ cố gắng truyền đạt, giúp người xem hiểu được những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của mình qua những gì được miêu tả. Bởi vậy, sự hạn chế của khả năng tạo hình thường được bù đắp rất tích cực bằng âm thanh, lời nói, cử chỉ, điệu bộ.
Cùng với tính duy kỷ, tính không chủ định cũng là một đặc điểm tâm lý rất đặc trưng tạo cho sản phẩm HĐTH của trẻ vẻ hấp dẫn riêng. Do tính không chủ định mà ngay quá trình tạo hình trẻ mẫu giáo chưa có khả năng độc lập suy nghĩ công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định miêu tả của trẻ thường nảy sinh tình cờ. Để thực hiện ý định tạo hình trẻ cũng phải ra kế hoạch chung, song các kế hoạch đó thường dễ bị thay đổi các yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện trong quá trình quan sát, hoạt động trí nhớ hay cảm xúc.
Do đó việc vẽ tranh của trẻ ngoài việc tạo đường nét hình dạng, màu sắc thì trẻ mẫu giáo còn sử dụng trong hoạt động vẽ một phương tiện truyền cảm khác đó là việc sắp xếp các vị trí các hình ảnh trong không gian tranh hay còn gọi là xây dựng bố cục. Với kiểu bố cục cân đối hợp lý sẽ tạo ra nhịp điệu của bài vẽ, mà nhịp điệu là cơ sở ban đầu của tổ chức không gian trong bố cục tranh của trẻ. Khả năng cảm nhận nhịp điệu và thể hiện tính nhịp điệu cùng thế cân bằng trong cách tổ chức không gian tranh vẽ được phát triển theo các lứa tuổi cùng với khả năng nhận thức(tri giác, tư duy, tưởng tượng) của trẻ.
Qua nghiên cứu tình hình thực tế ở các trường mần non, ta thấy: Tại các trường mầm non giáo viên đã dạy vẽ cho trẻ theo đúng phương pháp tuy nhiên trẻ vẫn vẽ theo cảm hứng. Trẻ các hình ảnh, hình vẽ đã cụ thể, có các chi tiết đã miêu tả tương đối tốt như trẻ 5 - 6 tuổi đã biết phối hợp nhiều hình tượng trong một bức tranh xong những hình vẽ của trẻ còn sắp xếp thiếu hợp lý hoặc lệch trên lệch dưới, lệch sang phải hoặc lệch sang trái còn nhiều.
 Tuy ở trẻ 5 - 6 tuổi đã có những bước tiến rõ rệt nhưng tỉ lệ trẻ chưa có lối sắp xếp bố cục hợp lý còn tương đối nhiều, ở trẻ mẫu giáo lớn khi vẽ tranh trẻ đã biết sử dụng lối bố cục tương xứng, xen kẽ hoặc phối cảnh., song đó có số lượng ít làm cho sản phẩm tạo hình của trẻ còn thiếu đi sự cân đối hài hoà cần thiết.
 Như chúng ta đều thấy trẻ càng lớn càng có sự phát triển về nhận thúc và nhiều trẻ còn thể hiện rõ năng khiếu hội hoạ của mình, do đó việc dạy cho trẻ ngoài việc dạy trẻ học cách: biết vẽ, biết cách tô màu, biết quan sát để tạo ra sản phẩm thì việc giáo viên truyền cho trẻ những kiến thức, những hình thức bố cục cơ bản giúp trẻ nâng cao khả năng nhìn nhận, xây dựng tạo ra cái đẹp cho bản thân mình, cho xã hội, ngoài ra còn giúp những trẻ có năng khiếu phát triển khả năng của mình. Bên cạnh đó việc dạy cho trẻ cách thể hiện bố cục trong các trường mầm non còn mang tính chất sơ sài, ít quan tâm tới hoặc nếu có cũng còn nhiều hạn chế chưa phát huy được khả năng nhận thức của trẻ.
Xuất phát từ những lý do trên tôi đi đến lựa chọn đề tài: Tìm hiểu khả năng thể hiện bố cục tranh vẽ của trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trong trường mầm non”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu khả năng thể hiện bố cục tranh vẽ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi từ đó giúp giáo viên có phương pháp giáo dục hiệu quả nhằm cung cấp cho trẻ những kiến thức cơ bản về bố cục và cách xây dựng bố cục tranh.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu: Khả năng thể hiện bố cục trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu khả năng thể hiện bố cục trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trường mầm non Ninh Hải.
- Địa điểm nơi tôi nghiên cứu tại trường mầm non Ninh Hải 
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2014 đến 4/2015
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tôi sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp sau khi thực hiện đề tài này.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu nhập, đọc hiểu, phân tích, tổng hợp, khát quát hoá lý thuyết, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận có liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
5.2. Phương pháp quan sát: tiến hành quan sát tự nhiên quá trình vẽ tranh của trẻ nhằm thu nhập thông tin thực tiễn về đặc điểm, khả năng thể hiện bố cục của tranh vẽ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.
5.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động nghiên cứu tranh vẽ của trẻ mẫu giáo.
5.4. Phương pháp thống kê toán học sử dụng công thức toán học tính phần trăm để xử lý kết quả thu được. 
Trong các phương pháp nghiên cứu trên, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động là phương pháp chủ yếu các phương pháp khác đóng vai trò bổ trợ.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Vài nét cơ bản về HĐTH ở lứa tuổi mầm non:
HĐTH ở lứa tuổi mầm non chưa phải là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật thực thụ. Bởi vậy bản thân của hoạt động này và các sản phẩm do trẻ tạo ra khác xa so với hoạt động tạo hình của các hoạ sỹ trưởng thành. HĐTH của trẻ em không nhằm mục đích tạo nên những sản phẩm phục vụ cho xã hội, cải tạo hiện thực xung quanh mà kết quả to lớn nhất của nó là sự biến đổi, phát triển chính bản thân chủ thể hoạt động của trẻ.
Một đặc điểm rõ nét trong hoạt động tạo hình của trẻ em đó là tính duy kỷ. Xem tranh của trẻ chính tính duy kỷ đã giúp trẻ nhỏ đến với hoạt động tạo hình một cách dễ dàng trẻ không biết sợ, không biết tới những khó khăn khi miêu tả, bởi trẻ sẵn sàng vẽ mọi thứ miễn là trẻ thích. Trẻ luôn quan tâm xem vẽ cái gì chứ không phải vẽ như thế nào. Trẻ càng nhỏ càng dễ chọn đối tượng miêu tả, trẻ ít quan tâm tới thái độ đánh giá của người khác mà cố gắng thể hiện suy nghĩ, thái độ tình cảm ý tưởng của mình thông qua bài vẽ.
Cùng với tính duy kỷ của trẻ HĐTH của trẻ còn mang tính không chủ định rất đặc trưng làm cho sản phẩm HĐTH của trẻ có vẻ hấp dẫn riêng. Do tính chủ động mà trong quá trình HĐTH của trẻ mẫu giáo chưa có khả năng độc lập suy nghĩ công việc sắp tới một cách chi tiết, các ý định miêu tả thường nảy sinh một cách tình cờ. Để thực hiện ý định tạo hình trẻ cũng phác thảo ra kế hoạch chung chung, song nó dễ bị thay đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên xuất hiện trong quá trình quan sát, trong hoạt động trí nhớ hay cảm xúc.
 Tranh vẽ của trẻ dường như là một câu chuyện đồ hoạ, khi kể “câu chuyện” ấy cũng như khi kể câu chuyện bằng lời nói, trẻ thường vẽ bắt đầu bằng một chi tiết nào đó, sau đó thêm dần các chi tiết mới. Đôi khi trẻ liên kết vào một bức tranh tới vài hành động, vài sự kiện xảy ra với cùng một nhân vật (nhân vật đó được vẽ nhiều lần, ở nhiều vị trí, tư thế trong bức tranh), và kết quả tạo nên một bố cục rất tự nhiên. Khi vẽ tranh trẻ thường khó phân biệt sự vật, nhân vật chính và chưa biết cách làm cho chúng nổi bật, những gì mà trẻ muốn thể hiện thường được liệt kê theo luồng suy nghĩ còn chưa mạch lạc của trẻ. Chú tâm vào thể hiện nội dung các ý tưởng trẻ thường vẽ rất say xưa, nhưng khác với người lớn, vẽ xong từng chi tiết trẻ hầu như không xem xét lại, không quan tâm tới chúng nữa và không biết sửa sai, tô vẽ lại.
Tóm lại: khi nghiên cứu các tranh vẽ tự do của trẻ người ta nhận thấy chúng thể hiện ở đó phần nhiều là những gì nó nhìn thấy, nó biết, nó nghĩ, theo cách cảm nhận của trẻ thơ chứ chưa hẳn là những gì giống như cái mà chúng ta nhìn thấy. Đây là một đặc điểm đáng lưu ý, một điều kiện thuận lợi mà người ta đã tận dụng để đi sâu tìm hiểu tâm lý của trẻ em. Tuy nhiên, cứ để lập lại hiện tượng này thì có thể là một nhược điểm gây cản trở cho sự phát triển hoạt động tạo hình của trẻ, hạn chế sự phát triển của hình tượng nghệ thuật. Để khắc phục nhược điểm này cần giúp trẻ bổ sung cho nội dung tranh vẽ của trẻ bằng những kinh nghiệm thu được từ quá trình quan sát, từ các sự vật hiện tượng có trong hiện thực, những hình tượng trong các tác phẩm nghệ thuật.
Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu đặc điểm tạo hình của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi:
- Khả năng tạo hình là đặc điểm riêng của từng trẻ đảm bảo sự lĩnh hội những thuộc tính sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ và thể hiện trên tranh vẽ bằng đường nét, hình dạng, bố cục
- Khả năng không phải là bẩm sinh mà nó chỉ hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động. Kết quả hoạt động lại tuỳ thuộc vào trình độ phát triển khả năng hình thành trong quá trình hoạt động đó.
- Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo lớn đã có khả năng suy nghĩ trước về nội dung và phương tiện thể hiện, trẻ có thể tự quyết định vẽ cái gì vẽ như thế nào theo sự lựa chọn của mình hoặc theo đề tài cho trước, cái gì là chủ yếu, bắt đầu từ cái gì sáp xếp bố cục vẽ như thế nào.
- Như vậy các giai đoạn của hoạt động khác với người lớn. Hình tượng trẻ xây dựng trong hoạt động sáng tạo không nên coi như một hình tượng nghệ thuật do người lớn sáng tạo, bởi vì trrẻ chưa làm được những tổng kết sâu sắc.
2. Vài nét về khả năng thể hiện bố cục trong không gian của trẻ 
2.1. Thế nào là quá trình thể hiện bố cục:
Quá trình thể hiện bố cục là việc sắp xếp phân bố một cách hợp lí trong không gian tranh để tạo được sự cân đối nhịp nhàng về mằu sắc hình dạng đường nét của bài vẽ.
2.2. Vài nét về cách thể hiện bố cục trong không gian của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi. 
Trẻ mẫu giáo lớn khả năng tri giác và tư duy không gian có bước phát triển rõ nét trẻ biết từng bước xác định được quan hệ giữa không gian ba chiều với không gian hai chiều của tờ giấy vẽ. Trong quá trình thể hiện tranh vẽ trẻ quen dần với lối thể hiện theo luật phối cảnh, trước hết đơn giản hơn với trẻ là cách sắp xếp trong tranh theo một hàng ngang hoặc một dãy chạy dài ở phần dưới của tờ giấy. Ban đầu bố cục còn lỏng lẻo, rời rạc trẻ thường thể hiện theo cảm tính và dòng suy nghĩ độc lập. Trong quá trình tri giác đối tượng miêu tả, vị trí trong không gian của sự vật hiện tượng đã được trẻ ghi nhận bổ sung. Trẻ 5- 6 tuổi đã có thể phối hợp hoạt động vẽ với các bài tập các hoạt động xếp dán, trẻ có thể chắp khép các hình khối, các hình học cơ bản (dạng sơ đồ) tới thể hiện hình vẽ sinh động bằng nét vẽ liền mạch uyển chuyển. Trẻ đã biết sắp xếp hợp lý các bài tập tạo hình theo mẫu, hoặc tạo hình theo đề tài thể hiện theo thứ tự các bộ phận chính tới các chi tiết phụ thể hiện liền mạch bước đầu từ một chi tiết bất kỳ trong cấu trúc của bài vẽ. Trẻ 5 - 6 tuổi khi quan sát trẻ đã biết so sánh sự khác nhau giữa các đồ vật ở độ lớn, kích thước tỉ lệ, chiều cao và chiều rộng, ví dụ: quan sát cây trẻ đã thấy sự khác nhau giữa các loại cây cây to cây nhỏ, cây lá xanh, lá vàng, lá đỏ hoặc các ngôi nhà khác nhau nhiều tầng, một tầng
Trẻ đã biết phân biệt được vị trí các bộ phận trong một đồ vật(ở trên, ở dưới, bên cạnh hay ở giữa) so sánh cấu tạo, tìm sự khác nhau giữa các bộ phận ở đặc điểm riêng biệt như sự khác nhau giữa gà - vịt, giữa ô tô và tầu hoả con gà trống đang mổ thóc có gì khác con gà trống đang gáy hay đang chạy Sự khác biệt đó là sự thay đổi cơ bản về hướng và vị trí của các bộ phận.
3. Vài nét về khả năng thể hiện bố cục trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo đặc biệt là của trẻ mẫu giáo lớn.
3.1. Khái niệm về bố cục trong tranh vẽ 
Bố cục trong tranh vẽ là sự sắp xếp, phân bố một cách hợp lý trong không gian tranh để tạo được sự cân đối nhịp nhàng về hình mảng, đường nét, màu sắc, đậm nhạt của bài vẽ. Có thể nói bố cục là hình thức biểu đạt có hiệu quả nhất cho việc xây dựng một hình tượng nghệ thuật hay một đề tài.
Bố cục trong hội hoạ là sự tổng hoà các yếu tố tạo hình như đường nét, hình khối đậm nhạt, sắp xếp chúng trong một khuôn khổ nhất định của một bức tranh thông qua cảm xúc của người hoạ sỹ để tạo ra một giải pháp hợp lý, nổi bật được nội dung, chủ đề của bức tranh.
3.2. Đặc điểm về khả năng xây dựng bố cục trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo.
Ngoài đường nét, hình dạng, màu sắc trẻ mẫu giáo còn sử dụng trong hoạt động vẽ một phương tiện truyền cảm khác đó là sự sắp xếp vị trí các hình ảnh trong không gian tranh hay còn gọi là xây dựng bố cục.
Do đặc điểm lứa tuổi, của trình độ tri giác không gian và tư duy không gian mà trong quá trình vẽ, trẻ nhỏ không sao chụp cách sắp xếp không gian giống như chúng ta nhìn thấy trong thực tế. Trẻ luôn tìm cách bố trí hình ảnh các sự vật trong phạm vi tờ giấy cho phù hợp với nội dung mà chúng nghĩ. Bố cục tranh vẽ của trẻ nhỏ khác biệt rất rõ với bố cục tranh vẽ của người lớn ở mối quan hệ giữa ý tưởng với cấu trúc đồ hoạ. Tính duy kỷ, tính không chủ định trong quá trình tâm lý thường làm cho mối quan hệ giữa nội dung với hình thức của trẻ em trở nên lỏng lẻo. Bởi vậy, bố cục tranh của trẻ thường có vẻ “mất trật tự” trong con mắt người lớn. Tuy vậy, khi xem xét kỹ tranh vẽ của trẻ chúng ta cũng đã thấy “sự có mặt” của các yếu tố gây truyền cảm bằng sự bố trí, sắp xếp hình ảnh đó là việc tạo nhịp điệu và tạo thế cân xứng của các thành tố trong một bố cục như một phương tiện tích cực thể hiện ý định tưởng tượng sáng tạo.
 Nhịp điệu là cơ sở ban đầu của sự tổ chức không gian trong bố cục tranh trẻ em, khả năng cảm nhận nhịp điệu và thể hiện tính nhịp điệu cùng thế cân bằng trong các tổ chức không gian tranh vẽ được phát triển theo các lứa tuổi cùng với khả năng nhận thức (tri giác, tư duy, tưởng tượng.) của trẻ.
 Để hiểu rõ khả năng xây dựng bố cục trong tranh vẽ của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi chúng ta cùng tìm hiểu về khả năng xây dựng bố cục trong tranh vẽ của các lứa tuổi trước.
Trẻ 2 - 3 tuổi: Ở lứa tuổi này, trẻ chưa có khả năng thể hiện tranh với bố cục gợi sự hình dung về không gian ba chiều. Trong quá trình vui chơi - tạo hình, trẻ có thể cảm nhận bằng các giác quan (thị giác, xúc giác, vận động), tính nhịp điệu của sự sắp xếp các đường nét, các dấu chấm, vạch, các hình thể cùng nhịp điệu của các vận động tay. Khi trẻ cùng người lớn bổ sung các hình vẽ và mô tả các hiện tượng đơn giản bằng các vận động và sự sắp xếp hình thể tập định hướng trên không gian hai chiều của một mặt phẳng tranh và làm quen với tính nhịp điệu của bố cục.
Trẻ 3 – 4 tuổi: Trẻ ở lứa tuổi này đã có thể “đọc tranh” và tập định hướng trong không gian tranh, định hướng trong không gian hai chiều của tờ giấy vẽ. Khi bố trí các hình ảnh trong không gian tranh, trẻ có khả năng thể hiện nhịp điệu trong sự sắp xếp lặp đi lặp lại các chi tiết, các sự vật đơn lẻ cùng loại về hình dạng, về kích thước trong khắp tờ mặt giấy (ví dụ: vẽ những quả chín trên cành) hay có thể sắp xếp các hình ảnh, sự vật thành hàng (vẽ những dây cờ, vẽ mưa)
Trẻ 4- 5 tuổi: Tri giác không gian và tư duy không gian phát triển giúp trẻ ở lứa tuổi này có thể liên hệ giữa không gian ba chiều của khung cảnh hiện thực với không gian hai chiều của tờ giấy trên tờ giấy vẽ, trẻ tập sắp xếp các hình ảnh, trong đó đã phân biệt đối tượng miêu tả chính trên nền các thành phần thứ yếu. Từ sự thể hiện nhịp điệu của sự lặp đi lặp lại các yếu tố giống nhau, trẻ bắt đầu quan sát và làm quen với cách sắp xếp theo nhịp xen kẽ giữa các yếu tố khác nhau: từ xen kẽ chính xác đều đặn kiểu hoa văn trang trí tới sự xen kẽ không theo trình tự chặt chẽ, gần gũi với hiện thực sinh động. Ví dụ: Trẻ vẽ đường phố: thể hiện sự xen kẽ sắp xếp giữa các kiểu nhà các loại cây  với kích thước kiểu dáng khác nhau
Trẻ 5 - 6 tuổi: Do đặc điểm của lứa tuổi trẻ 5 - 6 tuổi vốn biểu tượng đã phong phú về hình dạng, màu sắc, kích thước và những thuộc tính khác nhau của đồ vật. Vì vậy hình tượng trong tranh vẽ của trẻ gần với thực hơn, có các bộ phận chi tiết, màu sắc phong phú của trình độ tri giác không gian, tư duy không gian, ở độ tuổi này một số kỹ năng kĩ xảo đã được hình thành tương đối vững chắc như: nền nếp thói quen học tập, cách sử dụng các dụng cụ tạo hình, các thao tác kỹ năng tạo ra sản phẩm 
 Trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trình độ tri giác không gian và tư duy không gian trong quá trình vẽ trẻ không sao chụp cách sắp xếp không gian giống như chúng ta nhìn thấy trong thực tế. 
Phương thức tổ chức tranh vẽ như vậy tuy còn rất sơ đẳng nhưng là mầm mống để hình thành khả năng sử dụng bố cục như phương thức tích cực thể hiện ý định tưởng tượng, sáng tạo. Nhịp điệu là cơ sở ban đầu của sự tổ chức không gian trong bố cục tranh, khả năng cảm nhận nhịp điệu và thể hiện tính nhịp điệu cùng thế cân bằng trong cách tổ chức không gian tranh vẽ của trẻ được phát triển rõ nét cùng với khả năng phát triển nhận thức.
Về khả năng xây dựng bố cục trong tranh vẽ của trẻ, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng trẻ có thể nắm được tính chất của nhiều tầng cảnh trong cách thể hiện chiều sâu khong gian bức tranh nếu như tạo điều kiện phát triển ở trẻ khả năng quan sát không gian.
Với trẻ 5 - 6 tuổi ngoài khả năng tạo nhịp điệu, trẻ mẫu giáo lớn đã biết tạo nên bố cục tranh với thế cân bằng qua cách sắp xếp đối xứng và không đối xứng (các hình ảnh không đồng đều to - nhỏ, cao thấp) Để tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa nội dung với hình thức của tranh, nhiều trẻ đã biết dùng cách sắp xếp thể hiện sự vận động, hành động và các mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng, nhân vật để thể hiện tạo ra một không gian có chiều sâu với từng cảnh. Tính nhịp điệu trong bố cục tranh vẽ của trẻ 5 - 6 tuổi được thể hiện ở nhiều vẻ: bằng sự sắp xếp lặp đi lặp lại của các hình ảnh cùng loại bằng sự sắp xếp đan xen các hình ảnh không cùng nhau, bằng sự phân biệt thể hiện quan hệ chính phụ.
Tóm lại, hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện tạo hình trong tranh vẽ của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tri giác không gian tri giác hình tượng, vào sự lựa chọn góc độ nhìn và khả năng cảm nhận vẻ đẹp đa dạng, sinh động của thế giới xung quanh (hay là khả năng tri giác thẩm mỹ). Đồng thời phụ thuộc vào khả năng tưởng tượng sáng tạo, biến đổi hình tượng, mức độ phong phú, sâu sắc của cảm xúc tình cảm thẩm mỹ của trẻ. Trong HĐTH vẽ tranh có nhiều loại bố cục khác nhau như bố cục hình tháp, bố cục theo nhịp điệu, bố cục tự do  đối với trẻ mẫu giáo trong các loại bố cục thì bố cục hàng lối, lặp lại xen kẽ là lối bố cục trẻ dễ sử dụng, vì do đặc diể

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem.doc