Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục
mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên và
Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 05/12/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
sửa đổi Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT đã quy định về báo cáo viên, các tiêu chuẩn
của báo cáo viên trong hoạt động bồi dưỡng; một trong những yêu cầu đối với báo cáo
viên là “Có kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, xây dựng và phát triển
tài liệu, học liệu để bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí”. Như vậy, giáo viên, cán bộ
quản lí cốt cán mầm non cần có kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển tài
liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non, cụ thể là:
- Cập nhật, bổ sung nội dung cho tài liệu đảm bảo chuyển tải trung thực nội dung
tập huấn và cập nhật, bổ sung các nội dung khác để đảm bảo tính lí luận, khoa học,
phù hợp với thực tiễn;
- Biên tập tài liệu với các định dạng khác nhau như bài trình chiếu, tệp âm thanh,
hình ảnh để sử dụng trong quá trình bồi dưỡng, phù hợp với hình thức bồi dưỡng,
kịch bản bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng.
Đây là một yêu cầu quan trọng đối với báo cáo viên nói riêng và đối với hoạt động
bồi dưỡng nói chung, qua đó nâng cao chất lượng của hoạt động bồi dưỡng, thỏa mãn
các mục đích của hoạt động bồi dưỡng, đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng giáo
dục một cách toàn diện.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÍ GIÁO DỤC TÊN MÔ ĐUN: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG PHÁT TRIỂN TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN MẦM NON Nhóm tác giả: TS. Trương Minh Chính (Chủ biên) TS. Phạm Tuấn Anh TS. Nguyễn Mạnh Tuấn ThS. Đinh Thị Hồng Kiên ThS. Võ Thị Quỳnh Hoa ThS. Đinh Thị Hương Hà Nội, tháng 8 năm 2023 LỜI NÓI ĐẦU Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12/11/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên và Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 05/12/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT đã quy định về báo cáo viên, các tiêu chuẩn của báo cáo viên trong hoạt động bồi dưỡng; một trong những yêu cầu đối với báo cáo viên là “Có kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, xây dựng và phát triển tài liệu, học liệu để bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí”. Như vậy, giáo viên, cán bộ quản lí cốt cán mầm non cần có kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non, cụ thể là: - Cập nhật, bổ sung nội dung cho tài liệu đảm bảo chuyển tải trung thực nội dung tập huấn và cập nhật, bổ sung các nội dung khác để đảm bảo tính lí luận, khoa học, phù hợp với thực tiễn; - Biên tập tài liệu với các định dạng khác nhau như bài trình chiếu, tệp âm thanh, hình ảnh để sử dụng trong quá trình bồi dưỡng, phù hợp với hình thức bồi dưỡng, kịch bản bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng. Đây là một yêu cầu quan trọng đối với báo cáo viên nói riêng và đối với hoạt động bồi dưỡng nói chung, qua đó nâng cao chất lượng của hoạt động bồi dưỡng, thỏa mãn các mục đích của hoạt động bồi dưỡng, đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện. Tài liệu mô đun “Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non” bao gồm những nội dung cơ bản về yêu cầu của tài liệu bồi dưỡng và hướng dẫn sử dụng các phần mềm đơn giản, thông dụng phục vụ cho mục đích phát triển tài liệu bồi dưỡng: - Tài liệu được thiết kế thành các hoạt động bồi dưỡng, qua đó nâng cao năng lực của giáo viên, cán bộ quản lí cốt cán mầm non về ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; - Tài liệu cũng có thể được sử dụng như cẩm nang, để giáo viên, cán bộ quản lí cốt cán mầm non có thể tự học, tự bồi dưỡng, đọc nội dung hướng dẫn đồng thời thao tác ngay trên các phần mềm nhằm phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non hiệu quả. Nhóm tác giả đã cố gắng chắt lọc những nội dung cơ bản, thiết thực có tính ứng dụng cao. Tuy vậy, tài liệu có thể không tránh được những thiếu sót, nhóm tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp, chia sẻ, thảo luận trong quá trình bồi dưỡng, tập huấn để cập nhật và bổ sung những nội dung thiết thực hơn cho tài liệu. Trân trọng cảm ơn! Nhóm tác giả 1 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. 2 I. MỤC TIÊU ........................................................................................................ 3 II. CHUẨN BỊ ....................................................................................................... 3 III. NỘI DUNG ..................................................................................................... 4 IV. THỜI LƯỢNG ................................................................................................ 4 V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP ............................................................. 5 NỘI DUNG 1: Một số vấn đề về ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ..................... 5 1.1. Yêu cầu cần đạt ...................................................................................... 5 1.2. Thời lượng .............................................................................................. 5 1.3. Tổ chức hoạt động .................................................................................. 5 1.3.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu đối với tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ......................................................................... 5 1.3.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của công nghệ thông tin trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non....................... 9 NỘI DUNG 2: Khai thác tài liệu từ Internet phục vụ phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ......................................... 19 2.1. Yêu cầu cần đạt .................................................................................... 19 2.2. Thời lượng ............................................................................................ 19 2.3. Tổ chức hoạt động ................................................................................ 19 Hoạt động 3: Tìm kiếm, khai thác tài liệu từ Internet trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non .......................................................... 19 NỘI DUNG 3: Xây dựng tài liệu trong bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non ................................................................................................. 27 3.1. Yêu cầu cần đạt .................................................................................... 27 3.2. Thời lượng ............................................................................................ 27 3.3. Tổ chức hoạt động ................................................................................ 27 3.3.1. Hoạt động 4: Xây dựng hình ảnh, âm thanh .................................... 27 3.3.2. Hoạt động 5: Xây dựng bài trình chiếu ........................................... 45 3.3.3. Hoạt động 6: Xây dựng video .......................................................... 53 3.3.4. Hoạt động 7: Xây dựng trò chơi học tập ......................................... 68 VI. ĐÁNH GIÁ ................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 86 PHỤ LỤC ............................................................................................................ 87 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ, cụm từ viết tắt Nghĩa đầy đủ CNTT Công nghệ thông tin GVMN Giáo viên mầm non LMS Hệ thống quản lí học tập Learning Management System MS Microsoft 3 I. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cho giáo viên, cán bộ quản lí cốt cán mầm non (sau đây gọi chung là giáo viên mầm non (GVMN) cốt cán) trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. 2. Mục tiêu cụ thể Sau khi được bồi dưỡng mô đun này, học viên sẽ: - Xác định được yêu cầu đối với tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN; - Phân tích được vai trò của CNTT trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN; - Lựa chọn được các phần mềm sử dụng trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN; - Sử dụng được các phần mềm hỗ trợ tìm kiếm, khai thác tài liệu từ Internet trong bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN; - Sử dụng được các phần mềm biên tập, xây dựng hình vẽ, sơ đồ, tệp âm thanh trong bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN; - Sử dụng được phần mềm biên tập, xây dựng bài trình chiếu trong bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN; - Sử dụng được phần mềm biên tập, xây dựng video trong bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN; - Sử dụng được các phần mềm tạo trò chơi học tập và tổ chức trò chơi học tập trong bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. II. CHUẨN BỊ 1. Về phía báo cáo viên - Chương trình/kịch bản các buổi tập huấn, bồi dưỡng; - Tài liệu, học liệu: + Tài liệu tập huấn, học liệu (video, infographic, các trang web, tài liệu tham khảo,); + Tệp tin (file) tài liệu minh họa 01 nội dung về bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN ở dạng MS Word, pdf, 4 - Máy tính/laptop đã cài đặt sẵn một số phần mềm cho phát triển tài liệu; mạng Internet đảm bảo cho nhiều người cùng sử dụng trong suốt khóa học; mạng nội bộ, - Máy chiếu, bảng, giấy A0, A4, bút viết bảng, bút màu. 2. Về phía học viên - Máy tính cá nhân; - Đọc trước tài liệu, phiếu giao nhiệm vụ, III. NỘI DUNG 1. Một số vấn đề về ứng dụng CNTT trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN (2 tiết lí thuyết) 1.1. Yêu cầu đối với tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN 1.2. Vai trò của CNTT trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN 1.3. Một số gợi ý trong việc lựa chọn phần mềm hỗ trợ khai thác, biên tập tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN 2. Khai thác tài liệu từ Internet phục vụ phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN (1 tiết lí thuyết, 1 tiết thực hành) 2.1. Một số lưu ý trong tìm kiếm, khai thác, sử dụng tài liệu từ Internet 2.2. Một số phần mềm tìm kiếm, khai thác tài liệu từ Internet 3. Xây dựng tài liệu trong bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN (2 tiết lí thuyết, 9 tiết thực hành) 3.1. Xây dựng hình ảnh, âm thanh 3.2. Xây dựng bài trình chiếu bằng Google Slides 3.3. Xây dựng video 3.4. Xây dựng trò chơi học tập IV. THỜI LƯỢNG Số tiết: 15 (5 tiết lí thuyết, 10 tiết thực hành) 5 V. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NỘI DUNG 1: Một số vấn đề về ứng dụng CNTT trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN 1.1. Yêu cầu cần đạt Sau khi được tập huấn nội dung này, học viên sẽ: - Xác định được yêu cầu đối với tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN; - Phân tích được vai trò của CNTT trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. 1.2. Thời lượng: 2 tiết lí thuyết 1.3. Tổ chức hoạt động 1.3.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu đối với tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN - Mục tiêu Học viên xác định được yêu cầu đối với tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN và định hướng phát triển tài liệu sử dụng các ứng dụng CNTT. - Chuẩn bị + Tài liệu tập huấn; + Máy tính/laptop đã cài đặt sẵn một số phần mềm cho phát triển tài liệu; + Máy chiếu, bảng, giấy A0, A4, bút viết bảng, bút màu. - Tổ chức hoạt động: PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 1 Học viên làm việc theo nhóm trong thời gian 20 phút để: - Xác định yêu cầu đối với tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, minh họa bằng các ví dụ cụ thể; - Định hướng sử dụng phần mềm để phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN đáp ứng những yêu cầu đó; Gợi ý hình thức thể hiện: Học viên có thể trình bày bằng sơ đồ tư duy, bảng, liệt kê, trên phần mềm hoặc giấy A0. 6 THÔNG TIN PHẢN HỒI 1.1. Yêu cầu đối với tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN 1.1.1. Tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT1 ngày 12/11/2019 và số 17/2022/TT- BGDĐT2 ngày 5/12/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã qui định rõ các hoạt động liên quan đến công tác bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên. Phần này trích dẫn một số nội dung liên quan đến các loại hình tài liệu bồi dưỡng phù hợp với loại hình tổ chức bồi dưỡng là tập trung, từ xa hay bán tập trung và yêu cầu đối với tài liệu bồi dưỡng. Các yêu cầu đối với tài liệu bồi dưỡng là: - Tài liệu được biên soạn phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí theo chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, của địa phương và của ngành; - Tài liệu phải bảo đảm kết hợp giữa lí luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng thực hành; tích hợp, lồng ghép các chương trình bồi dưỡng có nội dung tương đồng; không được trùng lặp. Chương trình, tài liệu phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao phù hợp với tình hình thực tế; - Tài liệu biên soạn phải phù hợp với chương trình bồi dưỡng; - Tài liệu được tổ chức biên soạn phù hợp với loại hình tổ chức bồi dưỡng; + Tài liệu bồi dưỡng tập trung: Được tổ chức biên soạn và phát hành dưới dạng ấn phẩm, băng tiếng, băng hình và các thiết bị lưu trữ thông tin khác đảm bảo theo quy định của chương trình bồi dưỡng và các quy định khác; 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Thông tư Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên, số 19/2019/ TT-BGDĐT, ngày 12/11/2019, Hà Nội. 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2022), Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lí cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT, ngày 12/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 17/2022/TT-BGDĐT, ngày 5/12/2022, Hà Nội. 7 + Tài liệu bồi dưỡng từ xa: Được biên soạn dưới dạng học liệu (băng đĩa ghi hình ảnh, âm thanh, đoạn phim ngắn; chương trình phát thanh, chương trình truyền hình; sách in, tài liệu hướng dẫn dạy và học với sự trợ giúp của máy tính; bài tập trên Internet và các buổi trao đổi thảo luận, truyền hình hội nghị từ xa; bài thực tập ảo, bài thực tập mô phỏng và thực tập thực tế hoặc các học liệu khác phù hợp) bảo đảm cung cấp và chuyển tải đầy đủ nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình bồi dưỡng để người học có thể tự học, tự bồi dưỡng theo quy định; + Tài liệu bồi dưỡng bán tập trung: Kết hợp tài liệu bồi dưỡng tập trung và tài liệu bồi dưỡng từ xa. Như vậy, có thể hiểu tài liệu trong bồi dưỡng chuyên môn 1) bao gồm sách in, tệp tin văn bản, bài trình chiếu, tệp tin video, tệp tin âm thanh đảm bảo cung cấp và chuyển tải đầy đủ nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình bồi dưỡng; 2) phải thường xuyên được bổ sung, cập nhật, nâng cao phù hợp với tình hình thực tế; 3) bảo đảm kết hợp giữa lí luận và thực tiễn; kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng thực hành; 4) phù hợp với yêu cầu và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực; 5) phù hợp với phương pháp bồi dưỡng tích cực, tăng cường tự học, phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo của học viên. 1.1.2. Phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Phát triển tài liệu bồi dưỡng GVMN được hiểu là quá trình liên tục nghiên cứu, xây dựng tài liệu và điều chỉnh, bổ sung, cập nhật, làm mới toàn bộ hoặc một số thành tố của tài liệu bồi dưỡng, để thực hiện mục tiêu bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp cho GVMN phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, năng lực của GVMN và điều kiện của địa phương3. Trong năm 2021, GVMN cốt cán đã được bồi dưỡng chuyên đề: “Phát triển tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non”, qua đó, chúng ta nhận thức được phát triển tài liệu bồi dưỡng cho GVMN là một yêu cầu đối với năng lực của GVMN cốt cán để đảm bảo tài liệu phù hợp với năng lực của giáo viên và bối cảnh địa phương. Có nhiều loại hình tài liệu bồi dưỡng cho GVMN được phát triển, đặc biệt là các dạng tài liệu phù hợp 3 Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lí giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Phát triển tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, tài liệu tập huấn lưu hành nội bộ, Hà Nội 8 với điều kiện công nghệ phát triển, cũng như năng lực ứng dụng CNTT của giáo viên như tài liệu dạng in, infographic, video, Mỗi loại tài liệu có những đặc điểm, ưu thế riêng, song khi phát triển tài liệu đều cần đảm bảo tính khoa học, chuẩn xác, tính thực tiễn, phù hợp với tính chất, thời lượng của các khóa bồi dưỡng và đối tượng người học. Mặt khác, điều kiện mỗi địa phương, vùng miền có sự khác nhau về năng lực của giáo viên, các vấn đề cần ưu tiên trong giáo dục mầm non, cách thức vận dụng các nội dung, phương pháp giáo dục trẻ, do vậy, việc phát triển tài liệu bồi dưỡng cho GVMN cần đáp ứng được sự đa dạng này nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng tài liệu. Nội dung tập huấn chuyên đề “phát triển tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non” (tài liệu tham khảo số 3, đã dẫn) bao gồm căn cứ phát triển tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên; đặc điểm học tập của GVMN và việc phát triển tài liệu bồi dưỡng; quy trình phát triển tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, đảm bảo cho GVMN cốt cán vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát triển tài liệu bồi dưỡng GVMN tại địa phương, nhà trường. Trong chuyên đề này, chúng ta không thảo luận chi tiết đến những vấn đề đã đề cập ở trên mà chỉ tập trung tìm hiểu, ứng dụng CNTT trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non. Ở nước ta, khái niệm CNTT được hiểu là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kĩ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số. Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số4. Ứng dụng CNTT trong hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN là việc sử dụng các thiết bị CNTT, phần mềm, học liệu điện tử và mạng viễn thông (chủ yếu là mạng Internet) hỗ trợ các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nhằm đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức tập huấn - bồi dưỡng, nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng GVMN. Các Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT và số 17/2022/TT-BGDĐT, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã quy định các tiêu chuẩn của báo cáo viên trong hoạt động bồi dưỡng. Một trong những yêu cầu đối với báo cáo viên là: “Có kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế, xây dựng và phát triển tài liệu, học liệu 4 Quốc hội (2017), Văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 về hợp nhất Luật CNTT số 67/2006/ QH11 ngày 29/6/2006 và Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017, Hà Nội 9 để bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí”. Như vậy, GVMN cốt cán cần có kĩ năng ứng dụng CNTT để phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. Chuyên đề này định hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho GVMN cốt cán trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, cụ thể là khai thác các phần mềm để: - Cập nhật, bổ sung nội dung cho tài liệu đảm bảo chuyển tải trung thực nội dung tập huấn và cập nhật, bổ sung các nội dung khác để đảm bảo tính lí luận, khoa học, phù hợp với thực tiễn; - Biên tập tài liệu dưới các định dạng khác nhau như bài trình chiếu, tệp âm thanh, hình ảnh để sử dụng trong quá trình bồi dưỡng, phù hợp với hình thức bồi dưỡng, kịch bản bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng. 1.3.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của CNTT trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN - Mục tiêu Học viên phân tích được vai trò của CNTT trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN. - Chuẩn bị + Tài liệu tập huấn; + Máy tính/laptop đã cài đặt sẵn một số phần mềm cho phát triển tài liệu; + Máy chiếu, bảng, giấy A0, A4, bút viết bảng, bút màu. - Tổ chức hoạt động: PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ SỐ 2 Học viên làm việc theo nhóm trong thời gian 30 phút để: - Phân tích vai trò của CNTT trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN; - Minh họa bằng các ví dụ cụ thể mà học viên đã biết hoặc đã từng sử dụng: Công việc, phần mềm được lựa chọn, tiêu chí lựa chọn; - Nêu những thuận lợi, khó khăn của việc ứng dụng CNTT để phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN; 10 Gợi ý hình thức thể hiện: Học viên có thể trình bày bằng sơ đồ tư duy, bảng, liệt kê, trên phần mềm hoặc giấy A0. THÔNG TIN PHẢN HỒI 1.2. Vai trò của CNTT trong phát triển tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN 1.2.1. Vai trò của CNTT trong bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN Với sự có mặt của CNTT trong hầu hết hoạt động của đời sống xã hội, thể hiện qua thiết bị nghe nhìn, điện thoạ
File đính kèm:
de_tai_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_phat_trien_tai_lie.pdf