Đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ mầm non - Lê Thị Tuyết Vân

 Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Do yêu cầu thực tế nhiệm vụ xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nâng cao. Để có những lớp người toàn diện, ngay từ khi thơ ấu đã phải chú trọng giáo dục trẻ cả về thể chất và tâm lý, trong đó sức khỏe là vốn quý của con người, nhất là đối với trẻ mầm non, ở lứa tuổi này cơ thể trẻ đang phát triển rất nhanh để không bị mất cân đối cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý và toàn diện qua việc tổ chức bữa ăn tại trường mầm non.

doc4 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 10420 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới tổ chức bữa ăn cho trẻ mầm non - Lê Thị Tuyết Vân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẬN BÌNH THẠNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG MẦM NON 14
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC BỮA ĂN CHO TRẺ MẦM NON
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Họ tên người viết : Lê Thị Tuyết Vân
Chức vụ : Giáo viên
PHẦN 1: 
I. Đặt vấn đề:
       1. Do yêu cầu thực tế nhiệm vụ được giao:
            Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Do yêu cầu thực tế nhiệm vụ xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nâng cao. Để có những lớp người toàn diện, ngay từ khi thơ ấu đã phải chú trọng giáo dục trẻ cả về thể chất và tâm lý, trong đó sức khỏe là vốn quý của con người, nhất là đối với trẻ mầm non, ở lứa tuổi này cơ thể trẻ đang phát triển rất nhanh để không bị mất cân đối cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý và toàn diện qua việc tổ chức bữa ăn tại trường mầm non. 
 2. Thực trạng khi chưa đổi mới:
 Hiện nay đời sống kinh tế đã phát triển, tại gia đình các cháu đều đã bị ép ăn, khi đến lớp giờ ăn là lúc trẻ cảm thấy có nhiều áp lực, trẻ ăn một cách uể oải, chán nản bỏ bữa. Cô càng ép trẻ càng sợ hãi.
 3. Những nguy cơ khi không đổi mới thực trạng:
 Tổ chức bữa ăn theo cách thường nhật làm trẻ trở nên thụ động, đến giờ là trẻ chỉ vào bàn ăn. Từ thực tế đó, tôi nhận thấy rằng việc tổ chức “đổi mới bữa ăn cho trẻ” là rất quan trọng và cần thiết. Nếu không tổ chức tốt và khoa học sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
 4. Nguyên nhân chủ yếu làm chất lượng thực trạng còn yếu kém:
 Trẻ tham gia vào bữa ăn một cách nhàm chán, không hứng thú do thiếu vận động. Cần tác đông vào trẻ vì trẻ ham học hỏi khám phá. Cô yêu cầu trẻ cùng cô tổ chức giờ ăn, trẻ phát hiện ra những kiến thức mới về các loại thực phẩm, tầm quan trọng của thức ăn đối với phát triển cơ thể. 
 II/ Mục tiêu nghiên cứu cải tiến
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm là trẻ 5-6 tuổi tại lớp tôi phụ trách. 
Giải quyết vấn đề mang lại hiệu quả:
 Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Do đó, nó cần năng lượng để xây dựng. Năng lượng đó do thức ăn cung cấp vì thế thức ăn sẽ phát huy hết vai trò của mình khi cơ thể được vận động phù hợp, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý Thường trong các bữa ăn của trẻ giáo viên chỉ chú ý làm sao cho trẻ ăn hết xuất chứ chưa chú ý đến việc tổ chức làm sao cho trẻ ăn ngon miệng, làm sao để trẻ có tâm lý thoải mái khi ăn Chính vì lý do trên mà tôi chọn đề tài” Tổ chức đổi mới bữa ăn cho trẻ mầm non 5-6 tuổi” tại lớp tôi phụ trách làm bài sáng kiến kinh nghiệm.
III/ Giải quyết vấn đề:
Cơ sở lý luận :
 “Trẻ em như búp trên cành
 Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
 Như chúng ta đã biết, trẻ nếu được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ,vận động hợp lý thì da dẻ hồng hào, thịt săn chắc. Vấn đề ăn uống đối với trẻ mầm non được quan tâm vì nó ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật của trẻ. Nếu tổ chức tốt bữa ăn sẽ phát huy tốt khả năng, tính tự lập của trẻ như trẻ biết chuẩn bị sắp xếp bàn ăn như thế nào để thuận lợi cho lúc chọn thức ăn, biết trình bày món ăn sao cho đẹp mắt. Ngoài ra trẻ còn biết trang trí bàn ăn, trang trí thực đơn...Bên cạnh đó còn hình thành văn hóa ẩm thực cho trẻ. Trẻ biết chờ đợi đến lượt trật tự khi lấy thức ăn, lấy vừa đủ, không làm rơi vãi thức ăn, ăn hết xuất...
 Trẻ đến trường nếu được tham gia tốt các hoạt động trong chế độ sinh hoạt 1ngày như thể dục sáng, hoạt động học tập, hoạt động ngoài trời  sẽ giúp trẻ hưng phấn, thèm ăn, ăn ngon miệng.Khi trẻ hoạt động tích cực sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, đương nhiên nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể là thức ăn. Nếu như trẻ không ăn hay ăn quá ít sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ.
 2. Giả thuyết giải quyết vấn đề:
 Trẻ đến trường mầm non không những tham gia tốt các hoạt động, vận động trong ngày mà còn được tham gia trực tiếp trong quá trình tổ chức bữa ăn. Người ta chỉ muốn ăn và ăn ngon miệng khi mà con người cảm thấy thoải mái, không bị ức chế. Với trẻ cũng vậy, đổi mới tổ chức bữa ăn không chỉ có ý nghĩa về mặt dinh dưỡng, giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tốt mà còn giáo dục hình thành các kỹ năng, lịch sự trong văn hoá ẩm thực và sự hiểu biết của trẻ về thực phẩm và các món ăn mà trẻ yêu thích. Trẻ biết sắp xếp bàn ăn, cùng cô trưng bày các món ăn và tham gia vào bữa ăn một cách hào hứng. Do đó, giáo viên phải luôn nắm được nhu cầu, ý thích của từng trẻ giúp trẻ ăn đủ chất và ăn tất cả các loại thức ăn.
 3. Biện pháp:
a) Chuẩn bị thực đơn cho bữa ăn:
- Giáo viên luôn quan tâm trò chuyện, khơi gợi kích thích trẻ cùng thảo luận về các món ăn trẻ thích hoặc đã được ăn ở nhà và các bữa tiệc.Ví dụ: Hàng ngày giờ đón trả trẻ cô và trẻ cùng trò chuyện về các món ăn đã được mẹ nấu cho ăn hoặc trẻ đã được ăn cùng các bạn.
- Cô gợi ý cho trẻ tự đặt tên cho món ăn.
- Cô và trẻ cùng sưu tầm những món ăn, thực đơn trên hoạ báo, tạp chí, tờ bướm, quãng cáo, mạng internet. Cắt và dán thành tập “tuyển chọn các món ăn ngon”.
- Đề xuất với Ban giám hiệu, cấp dưỡng để có nhiều món ăn phong phú, ngon và hợp khẩu vị trẻ.
 b) Cùng cô tổ chức giờ ăn:
- Phối hợp với giáo viên cùng lớp tổ chức tốt giờ ăn.
- Trẻ thực hiện cùng cô trong tổ chức bữa ăn hàng ngày, tiệc buffe, trong các ngày hội lễ thông qua các hình thức bé tập làm nội trợ, trực nhật. Ví dụ: Cô phân công nhóm trực, tổ trực chuẩn bị bàn ăn sắp xếp như thế nào để thuận lợi lúc chọn thức ăn.
 c) Giáo dục nhận thức và thẩm mỹ cho trẻ
- Cô cho trẻ quan sát cách tổ trực nhật cùng cô chuẩn bị giờ ăn.
- Trẻ biết tên gọi, công dụng, chất liệu và cách sử dụng các loại đồ dùng khác nhau trong bữa ăn. Ví dụ: Trẻ biết ngòai dùng chén, tô ra còn có thể dùng khay để đựng thức ăn. Hoặc muốn ăn mì sợi ngoài dùng đủa ta còn có thể dùng nĩa để lấy thức ăn hay dùng “kẹp” để gắp mì. Hay món mì này có sốt ta trang trí thế nào cho đẹp?( cô gợi ý với trẻ có thể trang trí theo kiểu “xoắn ốc”, “ dích dắc”, “hàng rào”....
- Trong giờ ăn cô giới thiệu lại thực đơn và dinh dưỡng có trong các món ăn. Ví dụ: Món cá thu sốt cà chua( cá thu là cá biển rất giàu iôt giúp ta tránh được bệnh bứu cổ, phát triển trí thông mimh. Hoặc cà chua giàu vitamin A ăn vào giúp sáng mắt, đẹp da...) 
- Trẻ biết cách phối hợp màu sắc của thực phẩm, cách trình bày món ăn cho đẹp mắt. Từ đó nâng cao tính thẩm mỹ cho trẻ. Ví dụ: Ngày hôm nay món tráng miệng có thơm và dưa hấu chúng ta phải sắp xếp như thế nào để trông đẹp mắt? 
- Trang trí bàn ăn, trang trí thực đơn sao cho đẹp mắt.. Ví dụ: Sau khi trải khăn bàn ăn, muốn đẹp mắt c/c phải làm gì? Cô gợi ý trẻ chưng thêm bình hoa, viết và trang trí thực đơn.
d) Hình thành văn hóa ẩm thực cho trẻ:
- Trẻ biết chờ đợi đến lượt, trật tự khi lấy thức ăn, không chen lấn xô đẩy nhau.
- Trẻ được tự lấy thức ăn, lấy vừa đủ không lấy quá nhiều trong 1 lần và ăn theo nhu cầu bản thân, không bỏ thừa thức ăn.Ví dụ: Nếu trẻ thích ăn món khoai tây chiên với thịt bò, trẻ lấy quá nhiều. Cô gợi ý với trẻ có rất nhiều món ăn mình lấy vừa phải, chừa cho bạn khác ăn và để được thưởng thức món khác, nếu lấy nhiều ăn no mình sẽ không ăn được những món khác.
          4. Kết quả:   
Qua quan sát trẻ trong quá trình ăn tôi nhận thấy:
- Trẻ được tự do thoải mái chọn thức ăn theo ý thích và lấy lượng thức ăn vừa sức của mình.
- Trẻ hứng thú tự tin, mạnh dạn được hoạt đông tích cực, phát huy tính tự lập, tự giác.
- Trẻ có hành vi văn hoá và nhận thức trong ăn uống, ăn ngon miệng, thoải mái.
- Trẻ đã ăn hết khẩu phần, tỏ ra hào hứng, vui vẻ.
- Giáo viên không còn gò bó, bắt ép trẻ ăn hết xuất.
- Trẻ biết chờ đợi đến lượt không chen lấn xô đẩy, không làm rơi vãi thức ăn, ăn hết xuất.
- Đầu năm lớp tôi có 3 bé suy dinh dưỡng đến nay đã xoá 100%, nhũng bé béo phì, dư cân thì đứng cân hoặc tăng cân chậm.
 IV. Bài học kinh nghiệm:
1. Phạm vi áp dụng:
 Sau khi vận dụng các biện pháp nêu trên tôi nhận thấy sáng kiến này có thể áp dụng cho các bé lớp lá tại trường
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
   Quá trình nghiên cứu và thực tế, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Giáo viên cần  nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bữa ăn đối với sự phát triển thể chất của trẻ.
- Cần phải cho trẻ tham gia tích cực vào tất cả các hoạt động trong chế độ sinh hoạt giúp trẻ cảm thấy thoải mái gắn bó trường lớp, cô giáo và bạn bè xung quanh.
- Cần có sự phối hợp tốt giữa nhà trường và gia đình giáo dục giúp trẻ hình thành thói quen tốt trong ăn uống.                   
 Nhận xét chung về báo cáo 	Người viết sáng kiến
 sáng kiến kinh nghiệm 
	 Lê Thị Tuyết Vân
Bình Thạnh, ngày.. thángnăm .

File đính kèm:

  • docSKKN doi moi bua an cho tre mam non.doc
Giáo Án Liên Quan