GGiáo án Mầm non Lớp Lá - Tuần 1, Chủ đề: Hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Một số hiện tượng tự nhiên
I. MỤC TIÊU :
- Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình. Xây dựng được công viên cùng các bạn.
- Trẻ biết tự thỏa thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi chung, tự rủ bạn cùng chơi, tự phân vai và thực hiện đúng hành động của vai mà mình đã nhận.
- Trẻ biết vẽ, tô màu cầu vồng, mưa.mặt trời.
- Trẻ biết tô đẹp các chữ cái, biết nhận biết phân biệt các hành vi đúng sai để tô màu.
- Giúp trẻ hình thành khả năng ước lượng, phán đoán về thể tích vật chứa.
II. CHUẨN BỊ :
- Các loại đồ chơi nhựa, khối gỗ, các phế liệu có trong lớp, ly, ca, chén, bình đựng nước .
- Vở tập tô, đôminô đồ chơi
- Giấy, bút màu, đất nặn, bảng nặn
- Hồ dán, giấy
- Vườn cây, cát, nước
Thời gian: 30 -35 phút.
Địa điểm trong lớp.
KẾ HOẠCH TUẦN 2 CHỦ ĐỀ: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN THỜI GIAN THỰC HIỆN: 05/04- 09/04/2021 HOẠT ĐỘNG THỨ HAI 05/4 THỨ BA 06/4 THỨ TƯ 07/4 THỨ NĂM 08/4 THỨ SÁU 09/4 ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN Thể dục sáng - Trao đổi với phụ huynh về tình hình của cháu ở nhà. - Trò chuyện về sở thích của trẻ - hướng dẫn cất đồ dùng theo quy định. - Trò chuyện về chủ đề hiện tuợng tự nhiên. *Thể dục sáng Tập kết hợp bài hát “mặt trời tí hon” 1. Khởi động: Cho trẻ đi các kiểu đi theo đội hình vòng tròn kết hợp chạy chậm, chạy nhanh sau đó di chuyển thành 2 hàng ngang tập bài tập phát triển chung. 2.Trọng động: Bài tập phát triển chung - Hô hấp: Thổi bóng bay - Hai tay khum trước miệng giả làm động tác thổi bóng bay - Tay : Luân phiên đưa từng tay lên cao + TTCB: Đứng thẳng hai chân ngang vai. + Nhịp 1: Tay phải đưa lên cao. Nhịp 2: Tay trái đưa lên cao Nhịp 3: về nhịp 1 + Nhịp 4: về tư thế chuẩn bị. - Bụng : Cúi người về phía trước + TTCB: Đứng thẳng + Nhịp 1: Hai tay thẳng + Nhịp 2: Gập người về phía trước + Nhịp 3: về nhịp 1 + Nhịp 4: Về TTCB - Chân: Nâng cao chân gập gối + TTCB: Đứng thẳng , tay chống hông + Nhịp 1: nâng cao chân + Nhịp 2: gập gối + Nhịp 3: về nhịp 1 + Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị - Bật: Bật tại chỗ + TTCB: Đứng tự nhiên, hai tay chống hông - Bật tại chỗ. 3. Hồi tĩnh Đi và hít thở nhẹ nhàng quanh lớp. Hoạt động học PTNT:KPKH Thí nghiệm gió làm khô 1 số đồ PTTC: Nhảy lò cò PTTM: Tô màu cầu vồng PTNN: Thơ:cầu vồng PTTM: - Dạy hát: nắng sớm - Nghe hát : vườn trường mùa thu - T/C: ai đoán giỏi. Hoạt động ngoài trời I. MỤC TIÊU: - Trẻ được chơi các trò chơi, hứng thú tham gia trò chơi, chơi tự do. - Trẻ biết quan sát chơi trò chơi đúng luật, không tranh giành đồ chơi với nhau. - Trẻ biết bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. II. CHUẨN BỊ: - Đồ dùng của cô: Giáo án, trống lắc, dây, - Đồ dùng của trẻ: + Cát, đá, hạt, Chong chóng, vòng, bóng, phấn.... - Thời gian: 30-35 phút - Địa điểm: Ngoài sân III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: *Các trò chơi thực hiện trong tuần: TCDG: Đi cầu đi quán + Luật chơi: Trẻ nào di chuyển phải chống chân hoặc bị rớt ra khỏi ghế sẽ mất lượt đi. + Cách chơi : Trước khi chơi, cô phải dạy cho trẻ thuộc lời bài đồng dao: “Đi cầu đi quán Đi bán lợn con Đi mua cái xoong Đem về đun nấu Mua quả dưa hấu Về biếu ông bà Mua một đàn gà Về cho ăn thóc Mua lược chải tóc Mua cặp cài đầu Đi mau về mau Kẻo trời sắp tối.” Cô cho trẻ xếp hàng dọc, trước mặt trẻ đặt một ghế băng. Trẻ lần lượt đi trên ghế băng theo tư thế: 2 tay đưa ra phía trước, rồi giơ tay sang ngang, tiếp đến giơ lên đầu, mắt nhìn thẳng phía trước, vừa đi vừa đọc đồng dao. Trẻ nào di chuyển phải chống chân hoặc bị rớt ra khỏi ghế sẽ mất lượt đi, phải nhảy lò cò vòng quanh sân. - TC: Dự báo thời tiết - Luật chơi: Cháu phải tập trung chú ý nghe hiệu lệnh của cô, ai không làm đúng thì bị phạt nhảy - Cách chơi: Cô nói mùa xuân, cháu nói hoa nở và làm động tác bướm bay. - Cô nói mùa thu, cháu làm động tác lá rơi. - Cô nói mùa đông, cháu làm động tác lạnh. - Mùa hè cháu làm động tác nóng nực. - TC: Mưa to mưa nhỏ Luật chơi: Người đưa thư chọn đúng số lượng đồ vật và chữ số tương ứng với số nhà. Cách chơi: Trẻ đứng trong phòng. Khi nghe thấy cô gõ xắc xô to, dồn, dập, kèm theo lời nói: Mưa to. Trẻ phải chạy nhanh lấy tay che đầu. Khi cô gõ xắc xô nhỏ, thong thả và nói: Mưa tạnh. Trẻ chạy chậm, bỏ tay xuống. Khi cô dừng tiếng gõ thì tất cả đứng im tại chỗ.(cô gõ lúc nhanh, lúc chậm để trẻ phản ứng nhanh theo nhịp) Cho trẻ chơi thử - Cho trẻ chơi 2-3 lần => Nhận xét sau mỗi lần chơi - TC: Xỉa cá mè - Luật chơi: Người mua MEN sẽ tìm cách đột nhập vào vòng tròn và bắt CHÓ, MÈO. Nếu sau 5-10 phút, người mua MEN không thực hiện được thì sẽ bị thua và phạt nhảy 1 vòng lò cò. Nếu người mua MEN vào được thì người 2 bên để người mua MEN vào được sẽ bị phạt nhảy lò cò. Sau đó trò chơi sẽ được tiếp tục lại từ đầu. - Cách chơi : Người điều khiển đến trước một người bất kỳ, lấy điểm xuất phát từ một bàn tay người đó đọc bài đồng dao này: “Xỉa cá mè Đè cá chép Chân nào đẹp Đi buôn men Chân nào đen Ở nhà làm chó làm mèo.” Cứ đọc một từ là đập nhẹ một cái vào 1 tay đang xòe ra theo thứ tự vòng tròn (ngược hay xuôi tùy ý). Khi đến từ MEN rơi trúng tay người nào, người đó phải ra ngoài vòng tròn làm người buôn MEN. Tiếp tục tay ai bị từ CHÓ và từ MÈO rơi trúng thì phải vào trong vòng tròn làm CHÓ và MÈO.Bây giờ thì mọi người đứng rộng ra chừa khoảng cách một người đi lọt, rồi ngồi xuống và nắm tay nhau. * Chơi tự do - Cô cho trẻ chơi tự do với một số đồ dùng, đồ chơi ngoài trời như: Chong chóng, quả bóng, phấn, vòng... - Cô nhắc nhở trẻ khi chơi với các đồ chơi phải cẩn thận, khi sử dụng đồ chơi này cũng như phòng tránh một số bệnh khác thường gặp ở trẻ và khi chơi không chen lấn, không đánh bạn mà phải biết nhường nhịn nhau trong khi chơi và biết giữ môi trường sạch sẽ.... - Trẻ chơi cô bao quát lớp chơi, sau đó cô hỏi trẻ chơi gì? (Trẻ chơi....) - Cô bao quát lớp chơi. Hoạt động góc I. MỤC TIÊU : - Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình. Xây dựng được công viên cùng các bạn. - Trẻ biết tự thỏa thuận với nhau để đưa ra chủ đề chơi chung, tự rủ bạn cùng chơi, tự phân vai và thực hiện đúng hành động của vai mà mình đã nhận. - Trẻ biết vẽ, tô màu cầu vồng, mưa...mặt trời... - Trẻ biết tô đẹp các chữ cái, biết nhận biết phân biệt các hành vi đúng sai để tô màu. - Giúp trẻ hình thành khả năng ước lượng, phán đoán về thể tích vật chứa. II. CHUẨN BỊ : - Các loại đồ chơi nhựa, khối gỗ, các phế liệu có trong lớp, ly, ca, chén, bình đựng nước. - Vở tập tô, đôminô đồ chơi - Giấy, bút màu, đất nặn, bảng nặn - Hồ dán, giấy - Vườn cây, cát, nước Thời gian: 30 -35 phút. Địa điểm trong lớp. 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN : * Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Cho cả lớp hát bài “ bé yêu biển lắm” - Lớp mình vừa hát bài hát gì? - trong bài hát này nhắc đến điều gì? - Các bạn ơi lớp mình đang học chủ đề gì? - Bạn nhìn xem trong lớp mình có mấy góc chơi? - Đó là những góc nào? * Góc phân vai: Gia đình . Góc xây dựng: Xây cửa hàng bán nước *Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu ngôi sao, mặt trời cầu vồng, mưa... * Góc học tập: Tô màu các hành động sử dụng nước đúng và gạch chéo các hành động sai. * Góc thiên nhiên: vật nào chứa được nhiều nước. * Hoạt động 2: Thỏa thuận vai chơi. - Vậy với chủ đề hiện tượng tự nhiên chúng ta có thể chơi gì? + Thế hôm nay góc xây dựng con sẽ làm gì? * Cô giới thiệu từ : Vật liệu - Trẻ nhắc lại từ - Mời trẻ đặt câu với từ * Cô giới thiệu từ : Xây dựng - Trẻ nhắc lại từ - Mời trẻ đặt câu với từ * Cô giới thiệu từ : Hàng rào - Trẻ nhắc lại từ - Mời trẻ đặt câu với từ + Góc xây dựng cửa hàng bán nước giải khát Vậy khi xây cửa hàng chúng ta xây gì trước? Xây như thế nào? Trang trí như thế nào để cho công viên thêm đẹp? Ai thích chơi góc xây dựng? + Góc phân vai chúng ta chơi gì? Người ở góc phân vai thì phải làm sao? Chúng ta có thể làm người cứu hộ ở bể bơi, và khu bán nước hàng nước và thức ăn,...vậy nhiệm vụ của người cứu hộ phải làm sao? + Góc nghệ thuật: các bạn sẽ làm gì để tặng cho bà, mẹ, cô, dì... nhân ngày 8/3 nào? Vậy các con hãy cùng nhau vẽ và tô màu làm các thiệp và dán tô màu hình ảnh cho thật đẹp nhé. Và để có nước cho chúng ta sử dụng thì các con có thể vẽ mưa, nặn các dụng cụ chứa nước chẳng hạn. + Góc học tập: các bạn hãy gạch chéo các hành vi sai, và tô màu hành vi đúng cho đẹp bức tranh nha. + Góc thiên nhiên: cô có những cái chai này các bạn hãy để nước vào chai và xem dụng cụ nào chứa được nhiều nước nhé, sau đó các bạn sử dụng nước tưới cây cho xanh tốt nhé. * Hoạt động 3: Cháu tham gia vào góc chơi. - Bạn nào thích góc chơi góc nào thì vào góc chơi và đeo ký hiệu. - Sau khi thỏa thuận xong trẻ vào góc chơi của mình. - Trong quá trình chơi cô đóng 1 vai cùng chơi với trẻ. - Cô gợi ý chơi liên kết các góc chơi với nhau. - Cô quan sát giúp đỡ trẻ khi cần thiết. *Hoạt động 4: Nhận xét quá trình chơi. - Cô đến từng góc chơi nhận xét về nề nếp chơi và sản phẩm của nhóm chơi. - Sau đó cho trẻ ngồi quanh góc xây dựng cùng nhận xét về công trình xây dựng. - Cô cho trẻ góc xây dựng tự giới thiệu về công trình của mình. - Cô nhận xét về công trình xây dựng của cháu và tuyên dương góc xây dựng. (kết hợp giáo dục bảo vệ môi trường sạch, đẹp, không xả rác, hái hoa, không vẽ bậy lên tường ,lớp). khi sử dụng nước cần tiết kiệm và biết bảo vệ nguồn nước. * Nhận xét cuối buổi: - Cô nhận xét về quá trình chơi của trẻ, tuyên dương nhóm chơi có nề nếp. - Cho trẻ hát và cất đồ chơi đúng quy định. - Kết thúc buổi chơi. - Cho cháu thu dọn cùng cô. Hoạt động chiều Tăng cường tiếng việt Làm quen bài mới PTNN: Nhận biết chữ cái G Ôn bài cũ làm quen bài mới PTNT: So sánh số lượng 2 nhóm trong phạm vi 10 Ôn bài cũ làm quen bài mới Gió Mưa Trời âm u Trời nắng Ngôi sao Mưa to, nhỏ Nắng gắt Áo che nắng Dù ô, mũ... - So sánh - đám mây - ô che nắng Mũ.. Xúc sắc Song lang - Trống lắc Hoạt động chơi theo ý thích Vệ sinh - nêu gương – trả trẻ KẾ HOẠCH NGÀY Thứ hai, ngày 05 tháng 04 năm 2021 - Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng của mình, để dép đúng quy định - điểm danh, trò chuyện với trẻ về các bạn trong lớp, cho trẻ kể về 1 số hiện tượng tự nhiên mà trẻ biết. HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực: Phát triển nhận thức Chủ đề nhánh: Một số hiện tượng tự nhiên Hoạt động: Thí nghiệm gió làm khô 1 số đồ vật I. MỤC TIÊU: - Trẻ nhận biết và phân biệt được 2 loại gió, gió tự nhiên và gió nhân tạo. - Trẻ biết được gió có ở khắp mọi nơi, gió không màu, không mùi, không hình dạng (nhưng gió mang hương thơm đi khắp nơi) gió không cầm, không sờ, không nắm, không bắt được. - Giúp trẻ phát triển vốn từ của trẻ và khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định. - Trẻ cũng có thể tạo ra gió. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, nói trọn câu, dùng từ phong phú.” Nhân tạo, tự nhiên.” - Rèn khả năng nhận biết, phân loại gió. Giáo dục trẻ biết lợi ích của gió tận hưởng những nguồn gió tự nhiên và sử dụng hợp lý nguồn gió nhân tạo. - Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp không vứt rác bừa bãi. - Trẻ biết bảo về cơ thể khi thời tiết thay đổi, gió to và lạnh. II.CHUẨN BỊ: Bóng bay treo xuang quanh lớp. - Một số hình ảnh về tác hại của gió và tác dụng của gió. - Đoạn video quay về hình ảnh gió tự nhiên. - Máy tính, máy chiếu, que chỉ... - Quạt điện, quạt giấy, bong bóng xà phòng... - Bài hát “ tôi là gió”, “Mây và gió”. Địa điểm tổ chức - Địa điểm trong lớp học. - Thời gian: 30-35 phút III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN: STT Cấu trúc Hoạt động cô và trẻ 1 Hoạt động 1: ổn định - Các con ơi, hôm nay có rất nhiều các cô trong trường tới xem lớp mình học có ngoan không, các con cho các cô một tràng vỗ tay nào. - Xúm xít, xúm xít, cô con mình cùng đọc bài thơ “ gọi gió” đề gọi chị gió đến nhé.( Cô bật tất cả các quạt lên) - Chị gió xin chào các em. Chị đã mang gió đến cho các em các em có thấy mát không?. - Vì sao các em thấy mát?. - Các em thấy gió ở những đâu?. - Khi các cô bật quạt thì có gió mát, không biết gió có tác dụng gì và có ở những đâu nhỉ? Để biết được gió có ở những đâu hôm nay chị em mình cùng nhau khám phá ‘ sự kì diều của gió” thì sẽ rõ nhé. 2 Hoạt động 2. Sự kì diệu của gió” -Gió nhân tạo. - Các em nhìn xem xung quanh lớp có những gì?. - Vì sao khăn của chị lại bay được?. - Bóng bay, quả cầu, trái tim trong lớp đung đưa là nhờ đâu?. - Ai có thể cho chị biết gió có từ đâu?. - Các em nhìn xem tóc của các bạn như thế nào?. - Vì khi cô bật quạt, quạt quay làm cho những vật nhẹ nhưng khăn của chị, bóng bay, tóc của các bạn. - Quạt quay được là nhờ có điện nhưng khi sử dụng điện các con phải làm gì?. - Các con phải biết tiết kiệm điện, khi ra khỏi phòng phải tắt điện, tắt quạt vào mùa hè, mùa đông trời lạnh không lên dùng quạt sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe. - Ai cho chị biết gió do quạt tạo ra được gọi là gió gì? - Đúng rồi đấy, gió nhận tạo là gió do con người tạo ra và tác động vào. - Bây giờ chị em mình cùng đứng lên và nhìn xem các con có nhìn thấy gió không ( cho trẻ đi xung quanh lớp và trải nghiệm với gió ngửi, sờ, nắm, bắt ). - Các em hãy quan sát kỹ xem gió ở đâu?. - Gió có màu gì và có hình dạng gì không ?. - Các em cùng đưa tay lên bắt xem có bắt được gió không nào?. - Các em có ngửi thấy mùi gì của gió không?. - Ai có nhận xét gì về đặc điểm của gió?. - Cô khái quát lại đặc điểm của gió nhân tạo: gió nhân tạo không có màu, không mùi, không hình dạng và không cầm, không nắm, không bắt được nhưng nó lại mang hương thơm tỏa đi khắp nơi. * Gió tự nhiên. - Cho trẻ xem video về một số hình ảnh của gió( hình ảnh lá cây đung đưa, lá cờ bay). - Vì sao mà lá cây đung đưa và lá cờ lại bay?. - Các em vừa xem video các con có nhìn thấy gió không?.( không nhìn thấy gió). - Gió làm cho lá cây đung đưa và lá cờ bay được gọi là gió gì?. - Gió tự nhiên là một hiện tượng tự nhiên hình thành do sự chuyển động của không khí và đã tạo ra gió. * Cho trẻ xem một số hình ảnh gió làm khô quần áo, hoa thụ phấn nhờ gió, hình ảnh trẻ thả điều trên đồng cỏ). - Gió có tác dụng gì đối với chúng ta? Vì sao?. - Gió có lợi cho con người, làm khô quần áo, thông thoáng nhà cửa, làm sạch môi trường không khí và gió còn giúp cho các bạn nhỏ thả những con điều bay cao nữa đấy, ngoài ra gió còn làm một số vật tự chuyển động phục vụ con người. - Nếu vào mùa hè không có gió thì các con cẩm thấy như thế nào?. - Mùa hè không những cần gió tự nhiên và cả gió nhân tạo do con người tạo ra, đặc biệt sử dụng gió tự quạt nhưng phải biết tiết kiệm khi dùng. * Cho trẻ xem video về gió gây tác hại như đổ cây, sập nhà cửa. - Ngoài ra gió còn gây tác hại gì đối với con người?. - Nếu gió mạnh thì điều gì sẽ xảy ra?. - Trong các cơn bão to gió làm đổ cây, sập nhà cửa, thiệt hại hoa màu, gây thiệt hại về cơ sở vật chất và tính mạng cho con người. - Các con ạ, khi có gió bão các con phải hạn chế ra ngoài đường. * Giáo dục: Các em ạ, gió có hai loại là gió nhân tạo do con người tạo ra và gió tự nhiên vậy khi sử dụng điện các em phải biết tiết kiệm điện vào mùa hè và mùa đông khi có gió to thì phải mặc quần áo ấm và hạn chế đi ra ngoài đường. 3 Hoạt động 3. nào mình cùng thư giãn TC1: Gió thổi - Cách chơi: Chị sẽ chia lớp mình thành 3 nhiệm vụ của các em là dùng gió từ miệng thổi một số vật khi kết thúc bài hát “ tôi là gió” thì 3 đội nhận xét xem vật nào bay được và vật nào không bay được. - Cô bao quát trẻ chơi và nhận xét. * TC2: Bong bóng xà phòng. - Cách chơi: Chị sẽ thổi bong bóng xà phòng nhiệm vụ của các em là dùng quạt giấy quạt thật mạnh cho bong bóng bay thật cao. - Cho trẻ chơi 1- 2 lần. 3. Kết thúc. - Cho cả lớp hát bài hát “ Mây và gió” và đi ra ngoài trời ngắm chong chóng quay. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI + Trò chơi động: “ Mưa to mưa nhỏ” + Trò chơi tĩnh: “ Dự báo thời tiết” - Cô nói luật chơi, cách chơi. - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. + chơi tự do: Cô cho trẻ chon đồ chơi chơi theo ý thích. -------------------------------------- HOẠT ĐỘNG GÓC * Góc phân vai: Gia đình . Góc xây dựng: Xây cửa hàng bán nước *Góc nghệ thuật: vẽ, tô màu ngôi sao, mặt trời cầu vồng, mưa... * Góc học tập: Tô màu các hành động sử dụng nước đúng và gạch chéo các hành động sai. * Góc thiên nhiên: vật nào chứa được nhiều nước. ------------------------------- HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Đón trẻ - Trò chuyện với trẻ . Cho trẻ chơi theo ý thích. - Điểm danh VỆ SINH – NÊU GƯƠNG – TRẢ TRẺ .............................................................................................................................. ................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................. ....................................................................................................................................... KẾ HOẠCH NGÀY Thứ ba, ngày 06 tháng 04 năm 2021 - Đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng của mình, để dép đúng quy định - điểm danh, trò chuyện với trẻ về các bạn trong lớp, cho trẻ tự kể về mình, dạy trẻ ứng xử quan tâm tới bạn bè trong lớp. - Tập các động tác phát triển của bài Thể dục sáng HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực: Phát triển thể chất. NHẢY LÒ CÒ I.MỤC TIÊU - Trẻ biết thực hiện vận động nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục. Trẻ hiểu và nói được từ nhảy lò cò - Trẻ có kỹ năng thể hiện nhanh mạnh, khéo trong bài tập nhảy lò cò bằng 1 chân. Biết kết hợp với bạn để chơi trò chơi cùng nhau hợp sức. - Trẻ hiểu và nói được từ “ nhảy lò cò”. - Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động. Trẻ biết được cơ thể khỏe mạnh nhờ luyện tập sức khỏe. II.CHUẨN BỊ + Đồ dùng của cô: - Sàn phòng sạch sẽ, giáo án điện tử, loa, vạch chuẩn, + Đồ dùng của cô: Vòng thể dục cho trẻ, 2 quả bóng, rổ đựng, gạch. III. Thời gian và địa điểm. Thời gian: 30-35 phút Địa điểm: Trong phòng thể dục. III.TỔ CHỨC THỰC HIỆN STT CẤU TRÚC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1 * Hoạt động 1: khởi động Chào mừng các bạn đến với hành trình rèn luyện sức khỏe của các bạn lớp lá 2. Để có 1 sức khỏe tốt chúng ta phải làm gì? Để chúng ta thực hiện các động tác không bị lỗi với các khớp cơ của cơ thể chúng ta cùng khởi động nhé. - Cô cho trẻ thực hiện các kiểu đi : đi thường, đi bằng gót chân, đi bằng mũi chân, chạy chậm, chạy nhanhvới bài hát thể dục, và chuyển thành 2 hàng dọc. 2 * Hoạt động 2: trọng động. Bài tập phát triển chung: (Tập thể dục đồng diễn), kết hợp với bài hát. Tập với vòng thể dục. + Động tác tay : Đưa tay ra phía trước, lên cao ( 2lx 8N) N1: Hai chân ngang vai, đưa hai tay ra trước. N2: Đưa thẳng 2 tay lên cao. N3: về nhịp 1. N4: về TTCB + Động tác bụng : nghiêng người sang hai bên ( 2lx 8N) TTCB: Đứng thẳng, tay lên cao. N1: Chân rộng bằng vai, nghiêng người sang phải. N2: Đưa thẳng. N3: nghiêng người sang trái. N4: về TTCB + Động tác chân: Khuỵu gối.( 3lx 8n) TTCB: Đứng thẳng hai gót chân đứng song song bằng vai , hai tay cầm vòng. N1: 2 tay đưa lên cao. N2: 2 tay ra trước, khuỵu gối. N3: Như N1. N4: Đứng thẳng lên. + Động tác bật: Bật tách chân.( 2lx 8n) Vận động cơ bản: Nhảy lò. Đến với hành trình rèn luyện sức khỏe chúng ta các bạn đã sẵn sàng chưa? các bạn sẽ vận động gì từ đoạn vạch mức này? Cho trẻ nói về vận động. Cô cho trẻ dân tộc nhắc lại từ “ lò cò” Trải nghiệm trên trẻ. Cho 1 trẻ lên thực hiện. Lần 2 cô giải thích. Từ đầu hàng cô đến vạch xuất phát. Đứng khép chân trước vạch kẻ , tay chống hông. Khi có hiệu lệnh trẻ co 1 chân nhảy lò cò 5 bước liên tục về phía trước và đổi chân. Nhảy lò cò bằng bàn chân sau đó đi về cuối hàng. - Cô cho trẻ thực hiện: + Mời trẻ thực hiện. Cả lớp ( mỗi lần 2 trẻ) lần lượt đến hết trẻ. + Cho hai trẻ thi đua. Cho trẻ yếu thực hiện lại và sửa sai. Các bạn vừa thực xong vận động gì nào? Trò chơi vận động. Gió thổi cây nghiêng. Con sẽ chơi gì từ quả bóng này? Cho trẻ nói cách nếu trẻ biết. - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi. Luật chơi: Không làm rơi bóng khi đi, và không dùng tay để giữ b
File đính kèm:
- TUAN 2 GIAO AN HTTN_13059713.docx