Giải quyết việc tự quảng bá bài giảng E-Learing khi chưa có kết quả nghiệm thu và được phép triển khai ra diện rộng

Trong quá trình xây dựng tiểu luận này tôi đã vận dụng các kiến thức quản lý hành chính nhà nước đã được học; những kinh nghiệm thực tiễn đã trải qua, quán triệt sâu sắc chủ trương đường lối phát triển giáo dục của nhà nước nói chung và của tỉnh V nói riêng giai đoạn 2016 – 2020 và hướng tới năm 2030; các văn bản pháp luật của nhà nước cùng các văn bản, hướng dẫn của các bộ, ngành có liên quan.

 Ngoài phần Đặt vấn đề, cấu trúc của Tiểu luận gồm có 5 phần chính:

 1. Mô tả tình huống

 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống:

 3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự việc:

4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống:

5. Các giải pháp thực hiện phương án đã chọn:

6. Kiến nghị:

 Trong phạm vi một tình huống không thể nêu lên hết những bức xúc cần phải giải quyết trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục và công tác cán bộ được. Nhưng qua việc phân tích, xử lý một tình huống cụ thể, sẽ giúp cho người cán bộ, công chức có được những bài học kinh nghiệm thực tiễn quý báu, tích luỹ và làm giàu cho kho tàng kiến thức quản lý của mình.

 

doc20 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết việc tự quảng bá bài giảng E-Learing khi chưa có kết quả nghiệm thu và được phép triển khai ra diện rộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
	Từ ngày 23/3/2019 đến ngày 02/6/2019 tại Ủy ban huyện Sông Lô đã phối hợp với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý Nhà nước ngạch Chuyên viên chính. Học viên của lớp đến từ UBND huyện, ban, ngành các xã và cán bộ quản lý các nhà trường trên địa bàn huyện Sông Lô. Mục đích của lớp học là trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức ngạch chuyên viên chính những kiến thức cơ bản về Nhà nước, pháp luật về quản lý hành chính nhà nước; kiến thức về quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực; kỹ năng cơ bản thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức như lập kế hoạch trong tổ chức, thuyết trình, tổ chức và điều hành hội họp, phân tích công việc, xây dựng văn bản pháp luật...
	 Tron quá trình phấn đấu của cá nhân trong công tác đạt kết quả tốt, đồng thời đủ các điều kiện về số năm công tác và hệ số lương, được sự đồng ý của Lãnh đạo Phòng giáo dục và Ủy ban nhân dân xã, tôi đã được cơ quan cử tham gia lớp học với mục đích là được tiếp thu và trang bị những kiến thức quản lý nhà nước đáp ứng với công việc, để vận dụng kiến thức vào công việc đang làm nhằm trang bị những kỹ năng cơ bản trong tổ chức, điều hành và triển khai nhiệm vụ tại đơn vị, đồng thời tham mưu cho Lãnh đạo về công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn và công tác quản lý tại nhà trường. 
	 Kế hoạch chương trình học của Lớp được bố trí thành ba phần với mười chín chuyên đề. Học viên phải hoàn thành 3 bài kiểm tra, 1 chuyến đi thực tế ở địa phương và 1 bài Tiểu luận cuối khóa về phân tích về tình huống quản lý hành chính nhà nước tại cơ quan, đơn vị mình công tác.
	Nội dung chương trình của khóa học như sau:
	Phần I: Kiến thức chung (Lý thuyết: 68 tiết, thực hành, thảo luận: 48 tiết)
	Phần II: Quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ (Lý thuyết: 12 tiết, thực hành, thảo luận: 8 tiết)
	Phần III: - Các kỹ năng (Lý thuyết: 32 tiết, thực hành, thảo luận: 82 tiết)
	 - Học viên ôn tập, kiểm tra, đi thực tế và viết tiểu luận cuối khoá (72 tiết).
	Qua quá trình giảng dạy của các Giảng viên, đã giúp cho bản thân tôi nhiều kiến thức hơn về quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực của mình, giúp tôi xây dựng được các phương án tốt để tham mưu cho lãnh đạo xử lý công tác chuyên môn sao cho vừa đảm bảo thực thi pháp luật công minh vừa thấu lý đạt tình. 
	Xuất phát từ một tình huống thực tiễn xảy ra trong cơ quan liên quan đến hoạt động quản lý các bài giảng điện tử, quản lý cán bộ công chức, viên chức có nhiều nội dung phải giải quyêt đúng theo các quy định về quản lý hành chính nhà nước, tôi xây dựng một Tiểu luận cuối khóa. 
	Tình huống được tôi lấy tên là "Giải quyết việc tự quảng bá bài giảng E-learing khi chưa có kết quả nghiệm thu và được phép triển khai ra diện rộng" . Để qua đó xin được trao đổi, xây dựng phương án xử lý một tình huống cơ bản thường gặp trong hoạt động quản lý giáo dục. Sản phẩm khoa học ở đây là " Bài giảng E-learning" - là một bài giảng giáo án điện tử E-learning do giáo viên Trần Thị Tuyến trường Mầm non Phương Khoan thiết kế, soạn giảng.
	Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới của giáo dục và sự phát triển của công nghệ 4.0. Ngành giáo dục đang từng bước phát triển, khuyến khích và nhân rộng các hoạt động như thiết kế bài giảng điện tử, các phần mềm giáo dục, các phương tiện hỗ trợ cho việc giảng dạy đặc biệt những bài giảng thay thế giáo viên giúp học sinh tự học và khám phá. 
	Tuy nhiên cùng với việc nâng cao chất lượng giảng dạy thì cũng phải nâng cao trình độ quản lý nhà nước giáo dục. Để vừa tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển, vừa định hướng sự phát triển giáo dục theo mục tiêu phát triển chung của đất nước. Đó là một mặt cần phát triển, nhân rộng cái tốt, cái mới, nhưng mặt khác cũng cần phải phòng ngừa, ngăn chặn cái hạn chế, sự việc có thể có hại... Đòi hỏi trong quá trình thực hiện, đối với nhiều sự việc, tình huống; người 
quản lý phải xử lý và giải quyết cho hợp tình, hợp lý. 
	Trong quá trình xây dựng tiểu luận này tôi đã vận dụng các kiến thức quản lý hành chính nhà nước đã được học; những kinh nghiệm thực tiễn đã trải qua, quán triệt sâu sắc chủ trương đường lối phát triển giáo dục của nhà nước nói chung và của tỉnh V nói riêng giai đoạn 2016 – 2020 và hướng tới năm 2030; các văn bản pháp luật của nhà nước cùng các văn bản, hướng dẫn của các bộ, ngành có liên quan.
	Ngoài phần Đặt vấn đề, cấu trúc của Tiểu luận gồm có 5 phần chính:
	1. Mô tả tình huống
 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống:
 3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự việc: 
4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống:
5. Các giải pháp thực hiện phương án đã chọn:
6. Kiến nghị:
	Trong phạm vi một tình huống không thể nêu lên hết những bức xúc cần phải giải quyết trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục và công tác cán bộ được. Nhưng qua việc phân tích, xử lý một tình huống cụ thể, sẽ giúp cho người cán bộ, công chức có được những bài học kinh nghiệm thực tiễn quý báu, tích luỹ và làm giàu cho kho tàng kiến thức quản lý của mình.
	 Do thời gian có hạn, và trình độ và kinh nghiệm quản lý chưa nhiều, việc xử lý tình huống còn hạn chế, vì vậy có thể chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của Nhà trường và các đồng nghiệp để bản thân được học tập thêm được nhiều kiến thức hơn. 
Tôi xin trân trọng cám ơn ./.
 Học viên
 Lê Thị Quế
Phần hai: 
NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
	I. Địa điểm, điều kiện xảy ra tình huống.
	Trong thời gian qua, cùng với nhiều thành tích nổi bật về phát triển giáo dục ứng dụng công nghệ vào hoạt động giảng dạy đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần to lớn vào sự nghiệp giáo dục của tỉnh nói chung và của huyện nói riêng. Một trong những thành tích nổi bật của ngành là phong trào thiết kế bài giảng E-Learning được nhiều giải thưởng cấp Bộ của các nhà trường và cá nhân được công nhận. Nhiều bài giảng có giá trị cao và có ý nghĩa thực tiễn trong giảng dạy.
	A/ Trường mầm non Phương Khoan được thành lập năm 2001 theo Quyết định số 60/QĐ-UB, ngày 21 tháng 02 năm 2001 của Uỷ ban nhân dân huyện Lập Thạch. Trường nằm ở Phía Tây của huyện Sông Lô, diện tích đất tự nhiên của xã là 513,6 ha, dân số: 9.856 người phân bố trên 10 thôn dân cư. Người dân sống chủ yếu là nghề nông, địa bàn dân cư ở rải rác không tập trung, có những nơi xa trường học. Sự phân bố không đều này có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của nhà trường. Song dưới sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT huyện Sông Lô, sự chỉ đạo trực tiếp của cấp Ủy đảng chính quyền địa phương cùng với sự cố gắng của tập thể HĐSP, trường đã có nhiều năm liền đạt kết quả tốt trong việc thực hiện chương trình CS-ND-GD trẻ. Cơ sở vật chất của nhà trường được xây dựng với 10 phòng học bán kiên cố và kiên cố. Hiện nay trường có 10 nhóm, lớp với 272 học sinh, 100% các lớp đều học 2 buổi/ngày và được tổ chức ăn bán trú tại trường. Đội ngũ giáo viên tương đối ổn định về số lượng và cơ cấu, có trình độ trên chuẩn 100% . Toàn trường có 24 CB - GV- NV trong đó 3 CBQL, 19 GV và 2 nhân viên. Toàn thể CB - GV- NV trong nhà trường luôn đoàn kết cùng nhau hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Chất lượng giáo dục của nhà trường luôn được duy trì ổn định và phát triển bền vững. Tỷ lệ học sinh được xếp loại bé khoẻ đạt 97,3 %, bé ngoan đạt 100%, bé chuyên cần đạt 96%, 100% trẻ 5 tuổi được phổ cập và hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Trong 5 năm liên tục gần đây, nhà trường có GV dạy giỏi cấp huyện ,cấp tỉnh và chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, cấp tỉnh. Cơ sở vật chất của nhà trường đang được hoàn thiện, đồ dùng đồ chơi được bổ sung theo Thông tư 02/2010/BGD&ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhiều năm nhà trường được tặng danh hiệu tập thể lao động tiến tiến được UBND huyện tặng khen.
	Theo quyết định thành lập thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chính của nhà trường như sau:
	Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
1. Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi. Hằng năm, tự kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, báo cáo cấp có thẩm quyền bằng văn bản.
3. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
4. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc theo yêu cầu tối thiểu đối với vùng đặc biệt khó khăn.
6. Phối hợp với gia đình trẻ em, tổ chức và cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
7. Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.
8. Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định.
9. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
* Tổ chức bộ máy Nhà trường gồm:
- Lãnh đạo: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng;
- Các phòng tổ chuyên môn, tổ văn phòng;
* Biên chế:
Thời điểm hiện tại Trường có 24 công chức, viên chức.
	II. Hoàn cảnh ra đời của tình huống.
	- Mô tả tình huống:
Như thường lệ thì hàng năm Phòng giáo dục cũng như Sở giáo dục đều tổ chức cuộc thi thiết kế bài giảng E- Learning. Nhằm mục thiết kế nhiều giáo án điện tử góp phần hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động giáo dục. Trong nhà trường có đồng chí giáo viên Trần Thị Tuyến đã có nhiều bài giảng E-learning được công nhận cấp tỉnh và huyện.
Để khuyếch trương thành công của mình nhằm mục đích bán các thiết kế bài giảng, trong vòng mấy tháng đầu năm 2018, giáo viên Tuyến đã liên tục đưa thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng quảng cáo về những ứng dụng của bài giảng. Từ những thông tin trên, chỉ trong thời gian ngắn đã có hàng trăm giáo viên trong và ngoài huyện, tỉnh gọi điện đến, hoặc trực tiếp đến Trường hỏi mua bài giảng và hướng dẫn thiết kế, thuê thiết kế, làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động Chăm sóc giáo của đồng chi tại trường của nhà trường nguy cơ mất an toàn, bên cạnh đó do sản phẩm chưa được đánh giá, nghiệm thu công bố kết quả nên việc giáo viên các trường đến mua, thuê...nhưng có sản phẩm không ưng ý, không đẩm bảo chất lượng. Dẫn đến việc một số đơn vị, cá nhân có ý kiến phản ánh không tốt về hình ảnh nhà trường, có những cá nhân trực tiếp đến trường phản ánh đòi nhà trường đứng ra giải quyết.
Trước tình hình trên, lãnh đạo nhà trường đã thành lập đoàn kiểm tra đột xuất đã kiểm tra xác minh sự việc và làm rõ nguyên nhân. Nhà trường tổ chức họp cơ quan, yêu cầu đồng chí Tuyến không được vì lợi ích cá nhân mà thông tin quảng cáo và làm rối loạn hoạt động thường ngày của đơn vị. Phải lấy mục tiêu thiết kế phục vụ cho công tác giáo dục của bản thân và trong nhà trường làm chính; Yêu cầu giáo viên Trần Thị Tuyến nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về sản xuất và lưu hành các ấn phẩm giáo dục.
Vấn đề ở đây là chỉ là sản phẩm cá nhân, thiết kế dựa trên các phần mềm giúp trẻ học tập vui chơi đáp ứng mục tiêu giáo viên đưa ra. Không có quy định cho phép phép lưu hành đưa vào sản xuất đại trà, không được phép mua bán, kinh doanh tại cơ quan làm việc.
Tuy nhiên đồng chí Tuyến vẫn có biểu hiện tiếp tục bán các bài giảng cho người các cá nhân, việc này đã bị giáo viên trong nhà trường phát hiện và báo cáo lại. 
Để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra, vào cuối tháng 11 năm 2018, Trường mầm non Phương Khoan lại chỉ đạo tổ chức họp, yêu cầu đồng chí Tuyến thực hiện những yêu cầu của cuộc họp trước. Tuy vậy thưc tế vẫn không giải quyết dứt điểm được vấn đề, các bài giảng không rõ nội dung tiếp tục sản xuất, lưu hành; buộc lòng nhà trường phải báo cáo lên Phòng GD&ĐT huyện. và đề nghị được giải quyết theo thẩm quyền quản lý nhà nước.
III. Phân tích tình huống.
Vấn đề cần giải quyết:
Đây là một tình huống thuộc lĩnh vực quản lý giáo dục liên quan đến hoạt động sản xuất và mua bán các bài giảng của cán bộ, công chức, viên chức. Qua nghiên cứu, phân tích, nổi lên những vấn đề cần giải quyết như sau:
Các bài giảng của đồng chí Tuyến chỉ là sản phẩm của cá nhân chưa có kết quả, có thể nói kết quả nghiên cứu chưa được đánh giá đầy đủ các mặt khoa học, giáo dục, công nghệ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các bài giảng chưa được Hội đồng KH&CN Sở, Phòng, và Nhà trường đánh giá, nghiệm thu, phân tích các chỉ tiêu, tiêu chuẩn có đạt các yêu cầu hay không, và chưa được cấp giấy phép cho sản xuất, lưu hành đại trà ra diện rộng. Vậy mà đồng chí Tuyến bán cho tổ chức, cá nhân là trái với các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý, thực hiện các đề tài, dự án ...
Hành vi tự khuếch trương những giá trị vượt quá thực tế, quá phạm vi những ưu điểm, chưa được kiểm nghiệm của cơ quan có thẩm quyền công nhận của Giáo viên Tuyến là vi phạm các quy định của Nhà nước về quảng cáo các sản phẩm .
Không những thế, việc bán các bài giảng trong phạm vi nhà trường vừa gây mất trật tự, ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật của nhà trường,vừa vi phạm các quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường . Đồng thời ảnh hưởng đến trật tự và văn hóa công sở và danh tiếng của nhà trường.
	- Sự việc xảy ra trong một thời gian dài, gây ra những mâu thuẫn căng thẳng thì nhà trường mới kiểm điểm cán bộ, yêu cầu Giáo viên Tuyến đình chỉ hoạt động sản xuất, bán các bài giảng E-learning thể hiện công tác tổ chức, quản lý cán bộ của nhà trường chưa tốt, chưa kịp thời báo cáo lên cấp có thẩm quyền giải quyết.
Các phương tiện thông tin đại chúng chưa bám sát thực tế, thông tin không đúng, đưa tin giật gân, chỉ chú ý thổi phồng những ưu điểm bước đầu của bài giảng E-learning đã tạo nên những làn sóng dư luận khác nhau về hiệu quả của bài giảng E-learning. Để lập lại kỷ cương trong hoạt động nhà trường, cần sớm giải quyết dứt điểm và triệt để các vấn đề nêu trên.
Nguyên nhân nảy sinh vấn đề cần giải quyết:
Sự việc xảy ra nêu trong tình huống do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Có thể phân tích các nguyên nhân theo trật tự sau:
Nguyên nhân do công tác quản lý cán bộ công chức, viên chức cụ thể là:
+ Việc giáo dục, quán triệt các quy định pháp luật, quy chế làm việc của nhà trường, chức năng, nhiệm vụ của công chức, viên chứcchưa được làm, hoặc chưa làm thường xuyên, dẫn đến sự hiểu biết pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức còn non kém.
+ Việc quản lý nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các kết quả công trình khoa học chưa theo một quy chế cụ thể,Có thể liên hệ hiện tượng này với thực tế công tác quản lý giáo dục và quản lý cán bộ trong các cơ quan, đơn vị của chúng ta hiện nay cũng còn khá phổ biến.
Nguyên nhân từ lãnh đạo quản lý, cụ thể:
 + Khi cán bộ, công chức dưới quyền có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế cơ quan, lãnh đạo nhà trường chưa thật sự kiên quyết có biện pháp ngăn chặn, vẫn còn để tình trạng tái diễn kéo dài.
Nguyên nhân từ phía các cơ quan thông tin đại chúng, cụ thể là:
+ Do áp lực của cơ chế thị trường, một số báo chí có xu hướng chạy theo lợi nhuận, đưa tin kiểu giật gân nhằm câu khách kiếm lờivi phạm Luật Báo chí.
+ Cơ quan quản lý thông tin, tuyên truyền của các cơ quan quản lý báo chí làm chưa tốt, thậm chí buông lỏng.
+ Do chưa có chính sách về quản lý các trang mạng xã hội như: Zalo, facbook, youtube... 
Từ những nguyên nhân trên, làm cho tình hình thêm phức tạp.
Nguyên nhân từ phía cá nhân đồng chí Tuyến:
+ Sự hiểu biết non yếu về pháp luật; 
+ Từ những lợi ích, động cơ cá nhân, hám lời, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, không lường trước những hậu quả có thể xảy ra.
+ Đồng chí Tuyến mặc dù đã được lãnh đạo nhà trường nhắc nhở nhiều, xong vẫn còn có hành động in ấn mua bán. 
Nguyên nhân từ chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp tiền thưởng đối với cán bộ, giáo viên chưa hợp lý. Thực tế là những chính sách này chưa thoả đáng, chưa khuyến khích được các giáo viên giỏi yêu nghề, yên tâm công tác, vẫn chạy theo lợi ích trước mắt. Mặt khác do chư có quy chế chính sách dành riêng cho các giáo viên có khả năng thiết kế sáng tạo trong lĩnh vực giáo dục. Sự động viên khen thưởng chỉ có về mặt tinh thần chưa có giá trị kinh tế phù hợp.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý giáo dục và Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN trong việc quản lý kết quả nghiên cứu, ứng dụng KH&CN của giáo viên chưa phù hợp.
Hậu quả khi vấn đề không được giải quyết:
Hậu quả của tình huống có thể xảy ra theo hai hướng sau:
- Thứ nhất, nếu lãnh đạo nhà trường làm ngơ, mặc Giáo viên Tuyến tiếp tục thiết kế theo yêu cầu của người mua thì có thể hậu quả khôn lường. Vì các bài giảng chưa được thẩm định, không rõ nội dung và ứng đúng cũng như các tiêu chuẩn kỹ thuật về công nghệ.
Mặt khác, trách nhiệm của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước của nhà trường chưa nghiêm, dẫn tới hậu quả cán bộ chưa tuân thủ một cách nghiêm túc những nội quy và quy định tại cơ quan nhà nước, gây tiền lệ xấu trong đội ngũ cán bộ, công chức; các mâu thuẫn, mất đoàn kết trong nội bộ làm ảnh hưởng tới công việc chung.
- Thứ hai, nếu nhà trường buộc đồng chí Tuyến phải cấm bán, đề xuất thôi không thực hiện việc thiết kế để làm kiểm điểm và nhận các hình thức kỷ luật thích đáng, đồng thời công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về các quyết định của nhà trường trước các hành vi vi phạm pháp luật của cô Tuyến sẽ gây nên những hậu quả như sau:
+ Đây có thể sẽ là cái cớ để một số phóng viên báo chí (chưa hiểu đúng sự thật) lợi dụng, thổi phồng lên rằng nhà trường trù dập cán bộ, nhất là cán bộ có trình độ cao; có thể người ta sẽ đưa tin sai lệch, dẫn đến kiện cáo, gây mất ổn định nội bộ, mất đoàn kết ở cơ quan; suy giảm uy tín của lãnh đạo nhà trường và ảnh hưởng tới lòng tin của người dân và cấp quản lý giáo dục.
+ Thực tế là rất nhiều giá viên cần sản phẩm công nghệ cao ứng dụng tốt và linh hoạt trong giảng dạy.
+ Bên cạnh đó việc mua bán tốn kém kinh phí khi không được sản phẩm ưng ý nhất định sẽ có bức xúc được phản ánh cá nhân đồng chí rồi liên lụy đến nhà trường.
Phần 3: 
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
 Mục tiêu xử lý tình huống:
Qua nghiên cứu, phân tích, giải quyết tình huống cần đạt được những mục tiêu sau đây:
- Thấy được các sai phạm và nguyên nhân của những sai phạm trong tình huống cụ thể này và trong hoạt động quản lý nhà nước về Công nghệ, quản lý công chức, viên chức quản lý hoạt động thiết kế giáo án điện tử nói chung hiện nay ở các cơ quan, đơn vị.
- Phân tích được các ưu điểm, nhược điểm của các phương án đưa ra để giải quyết tình huống. Biết lựa chọn phương án tối ưu và lập kế hoạch, tổ chức thực hiện phương án.
- Đề xuất các kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục, quản lý các hoạt động thiết kế giáo án điện, quản lý cán bộ và phát huy trí tuệ của đội ngũ cán bộ làm Công nghệ.
Đây là tình huống khá đặc trưng trong quản lý giáo dục hiện nay. Do vậy thông qua việc xử lý tình huống có thể rút ra những vấn đề chung, mang tính phổ biến, phổ quát cho việc giải quyết các tình huống cụ thể khác, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lý giáo dục, quản lý thiết kế giáo án điện và quản lý cán bộ, công chức hiện nay
Việc giải quyết phải đạt được những mục tiêu cụ thể sau đây:
- Góp phần lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác quản nhà trường, quản lý công chức, viên chức; tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng công nghệ trong giảng dạy.
- Góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo, tìm tòi cái mới trong nghiên cứu khoa học, đồng thời xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật, vi phạm quy chế cơ quan của những cá nhân, hoặc một bộ phận cán bộ, công chức.
- Tạo không khí hiểu biết lẫn nhau, tăng cường đoàn kết nội bộ, kịp thời giải quyết những vướng mắc, những nhu cầu thiết yếu của cán bộ, công chức.
- Xây dựng những giải pháp cụ thể cho cơ chế quản lý

File đính kèm:

  • docTieu luan_12689146.doc