Giáo án bài dạy lớp Lá - Đề tài: Thơ Chúng em chơi giao thông - Chủ đề: Giao thông

I. Kết quả mong đợi:

 *Kiến thức: Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, tác giả. Hiểu và cảm nhận nội dung bài thơ.

 * Kỷ năng: Rèn kỷ năng đọc thơ rõ ràng, mạch lạc, đọc thơ diễn cảm, mạnh dạn tự tin tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi mạch lạc, rèn tư duy ghi nhớ có chủ định, biết đọc thơ theo 1, 2 hình thức khác nhau.

* Thái độ: Trẻ biết chấp hành luật giao thông đường bộ: Đèn đỏ dừng lại, đèn vàng chuẩn bị, đèn xanh được đi.

II. Chuẩn bị

- Hình ảnh nội dung bài thơ.

- Máy chiếu proxitto, loa, đài.

- Hoa tặng trẻ ( 35 bông).

- Mủ đèn 3 đội ( 35 cái mũ).

- Bài hát về chủ đề giao thông: Mời lên xe lửa, Em đi qua ngã tư đường phố.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 4820 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài dạy lớp Lá - Đề tài: Thơ Chúng em chơi giao thông - Chủ đề: Giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2015 – 2016
ĐỀ TÀI:Thơ Chúng em chơi giao thông” Sáng tác: Ngô Tố Ngải
Chủ đề: “ Giao thông”
Đối tượng: Lớp MG 5 – 6 Tuổi
 *********
I. Kết quả mong đợi:
 *Kiến thức: Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, tác giả. Hiểu và cảm nhận nội dung bài thơ. 
 * Kỷ năng: Rèn kỷ năng đọc thơ rõ ràng, mạch lạc, đọc thơ diễn cảm, mạnh dạn tự tin tham gia thảo luận, trả lời câu hỏi mạch lạc, rèn tư duy ghi nhớ có chủ định, biết đọc thơ theo 1, 2 hình thức khác nhau.
* Thái độ: Trẻ biết chấp hành luật giao thông đường bộ: Đèn đỏ dừng lại, đèn vàng chuẩn bị, đèn xanh được đi.
II. Chuẩn bị
- Hình ảnh nội dung bài thơ.
- Máy chiếu proxitto, loa, đài.
- Hoa tặng trẻ ( 35 bông).
- Mủ đèn 3 đội ( 35 cái mũ).
- Bài hát về chủ đề giao thông: Mời lên xe lửa, Em đi qua ngã tư đường phố.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Tạo cảm xúc, gây hứng thú:
- Mở nhạc bài hát “ Mời lên tàu lửa”
- Chào mừng các thành viên lớp MG 5B đã đến tham gia chương trình “Tuần lễ giao thông”, chương trình gồm có 3 phần chơi
( Cô nêu 3 phần chơi)
 2. Nội dung:
* Phần 1 chương trình “Chung sức”qua chơi trò chơi “Ô cửa bí mật”
 - Cô hướng dẫn cách chơi.
+ Ô cửa đội đèn đỏ mở được là hình ảnh gì?
+ Đội đèn vàng?
+ Đội đèn xanh mở ô cửa số mấy? hình ảnh cửa số 3 xuất hiện là gì? Hình ảnh gợi cho các thành viên nhớ đến nội dung bài thơ nào?
- Cho trẻ đọc bài thơ ‘Chúng em chơi giao thông’ về ngồi hàng ngang.
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe.
* Phần 2 chương trình là phần “ Hiểu biết” 
- Cho 1 trẻ đọc bài thơ.
- Cô đọc bài thơ lần 1 cho trẻ nghe.
- Đọc lần 2 qua hình chiếu.
GD: Bài thơ “Chúng em chơi giao thông” nói về cô giáo đang tổ chức cho các cháu tham gia chơi giao thông, nhận biết đèn tín hiệu giao thông để giúp các cháu chấp hành tốt khi tham gia giao thông.
* Trích dẫn đàm thoại 
+ Các thành viên vừa được nghe bài thơ gì do nhà thơ nào sáng tác?
+ Trong bài thơ nói về sân trường đang diễn ra trò chơi gì?
+ Câu thơ nào nói lên điều đó? 
Cô trình chiếu khổ thơ và kết hợp đọc cho trẻ nghe 
+ Thành viên nào có thể cho mọi người biết tín hiệu đèn giao thông gồm những màu nào?
+ Vậy đèn đỏ, đèn xanh quy định điều gì cho người đi đường?
Đúng rồi (trình chiếu và trích dẫn)
“Ngã tư vừa mỡ
 Đèn hiệu bật lên
 Đèn xanh đi liền
 Đèn đỏ dừng lại
 Đèn vàng chớ ngại
 Chờ nhé bạn ơi”
+ Câu thơ nào nói về khi học khi chơi các con nghe lời cô giáo ?
+ Nghe lời cô giáo các con làm gì?
* GD: Các con luôn phải biết nghe lời cô giáo ra đường nhớ đi bên phải và đi cùng người lớn, qua ngã tu phải biết quan sát đèn hiệu ngồi trên xe máy đội mũ bảo hiểm
 - Cho trẻ hát ‘Em đi qua ngã tư đường phố” về ngồi hình chữ u
* Dạy trẻ đọc thơ
 Phần thứ ba của chương trình tuần lễ giao thông là phần thể hiện tài năng
- Cô nói cho trẻ biết thể hiện tài năng qua đọc thơ rõ ràng, diễn cảm 
- Lần1: phần tài năng đồng đội ? (Cả lớp)
- Lần 2: tài năng của mỗi tổ 
- Lần 3: Phần tài năng của nhóm 
- Lần 4: Tài năng của cá nhân
 (chú ý sủa sai)
- Để kết thúc phần tài năng mời các thành viên chúng ta cùng tham gia trò chơi đọc thơ theo hiệu lệnh, đọc nối tiếp. (cô hướng dẫn cách đọc)
+ Ngoài hình thức đọc thơ như trên ai coa hình thức đọc khác không?
- Cho trẻ đọc ráp
- Cho cả lớp đứng đọc đọc ráp theo nhạc
- Cô giới thiệu bài thơ đã được phổ nhạc, cô và trẻ cùng hát
+ Vừa rồi chúng ta được thể hiện tài năng qua bài thơ gì? Của nhà thơ nào?
- Để các tài năng của mỗi thành viên luôn được tỏa sáng cô muốn các thành viên về nhớ đọc thơ cho gia đình và người thân cùng nghe 
3. Kết thúc: Tặng hoa sau khi đã hoàn thành xuất sắc 3 phần của chương trình.
- Trẻ nghe nhạc nhìn hiệu lệnh xếp 3 hàng dọc theo 3 tổ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tham gia chơi và trả lời nội dung câu hỏi của cô
Đèn hiệu giao thông
- Về ngã tư đường phố
- Số 3, hình ảnh các bạn vui vh[i giao thông, bài thơ “Chúng em chơi giao thông”
- Bài thơ “Chúng em chơi giao thông”
- Trẻ đọc thơ chuyển đội hình hàng ngang
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ nghe cô đọc thơ
- Trẻ trả lời
-Trò chơi tham giao thông
- Trẻ đọc khổ thơ đầu
“Sân trường đầy nắng
Vui quá bạn ơi
Chúng em vui chơi
Giao thông đường phố”
- Đèn xanh, đỏ, vàng
- Đèn xanh báo đi, đến đỏ báo dừng
- Trẻ nghe cô và xem tranh
- Trẻ đọc câu thơ
 “Cùng học cùng chơi
Theo lời cô giáo”
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát về ngồi hình chữ u
- Trẻ chú ý nghe
- Cả lớp đọc thơ
- Tổ đọc thơ
- Nhóm trai và gái đọc thơ
- 1,2,3 cá nhân lên thể hiện đọc thơ rõ ràng diễn cảm
- Cả lớp đọc theo hiệu lệnh của cô (to, nhỏ)
- Trẻ cháu đọc theo đọc Ráp (trẻ đọc ráp)
- 1 trẻ đọc
- Cả lớp đọc ráp bài thơ theo nhạc
- Trẻ hát bài hát “Chúng em chơi giao thông” theo nhạc bài hát
- Trẻ nói lại tên bài thơ, tác giả
-Trẻ lắng nghe

File đính kèm:

  • docTho_Chung_em_choi_giao_thong_MG_5_Tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan