Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh 2: Một số gia súc nuôi trong gia đình

 1- ĐÓN TRẺ - CHƠI TỰ CHỌN

 I-YÊU CẦU:

 -Trẻ vào lớp biết chào cô, chào ba mẹ. Cô gợi ý trẻ kể tên một số con vật mà trẻ biết:

+ Tên gọi? Đặc điểm nổi bật của chúng?( Tiếng kêu? Con vật có mấy chân? Các bộ phận của con vật? Cách di chuyển )

+Ích lợi của con vật?

-Trẻ tự chọn góc chơi, không vứt đồ chơi lung tung làm đảo lộn các góc chơi vào nhau. . .

 II-CHUẨN BỊ:

 -Cô đến lớp trước 15phút ,mở cửa thông thoáng phòng nhóm .

 - Quét dọn sắp xếp các góc ngay ngắn ,đủ đồ chơi ở các góc để trẻ hoạt động theo chủ điểm.

 -Trụng khăn, rửa ly uống nước. Sắp xếp bàn ghế ngay ngắn gọn gàng.

 III-TIẾN HÀNH:

 -Cô đón trẻ từ tay cha mẹ trẻ, trò truyện với trẻ VD: Cô đưa tranh ra và hỏi:

+“ Đây là con gì”?,

+“Nhà cháu có nuôi con gì không?”

 

doc7 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Chủ đề nhánh 2: Một số gia súc nuôi trong gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
CHỦ ĐỀ NHÁNH 2: Một số gia súc nuôi trong gia đình
Thời gian thực hiện từ ngày: 14/03/2016-18/03/2016
 1- ĐÓN TRẺ - CHƠI TỰ CHỌN
 I-YÊU CẦU:
 -Trẻ vào lớp biết chào cô, chào ba mẹ. Cô gợi ý trẻ kể tên một số con vật mà trẻ biết: 
+ Tên gọi? Đặc điểm nổi bật của chúng?( Tiếng kêu? Con vật có mấy chân? Các bộ phận của con vật? Cách di chuyển) 
+Ích lợi của con vật?
-Trẻ tự chọn góc chơi, không vứt đồ chơi lung tung làm đảo lộn các góc chơi vào nhau. . . 
 II-CHUẨN BỊ: 
 -Cô đến lớp trước 15phút ,mở cửa thông thoáng phòng nhóm .
 - Quét dọn sắp xếp các góc ngay ngắn ,đủ đồ chơi ở các góc để trẻ hoạt động theo chủ điểm.
 -Trụng khăn, rửa ly uống nước. Sắp xếp bàn ghế ngay ngắn gọn gàng. 
 III-TIẾN HÀNH:
 -Cô đón trẻ từ tay cha mẹ trẻ, trò truyện với trẻ VD: Cô đưa tranh ra và hỏi:
+“ Đây là con gì”?, 
+“Nhà cháu có nuôi con gì không?”
 +“Nó có mấy chân?”.
+“Tiếng kêu của nó như thế nào?”
+ “Nó thích ăn gì?” 
+“Nuôi nó để làm gì?”..Cô hỏi trẻ tự kể 
Trẻ tự vào góc chơi nào mà trẻ thích .
 Cô gợi ý, quan sát giúp đỡ trẻ.
 2-THÊ DỤC SÁNG: 
*Bài 1:Thổi bóng
I-YÊU CẦU ;
 -trẻ tập đúng các động tác của bài theo sự hướng dẫn của cô .
 II-CHUẨN BỊ:
 -Sân tập sạch thoáng mát , Đầu tóc quần áo cô và trẻ gọn gàng.
 III– TIẾN HÀNH:
A- Khởi động:
-Cho trẻ đi bình thường -chạy chậm- nhanh dần -nhanh -chậm dần -đứng lại thành vòng tròn. 
B-Trọng động:
*Động tác 1: Thổi bóng “Hô hấp”
-TTCB:trẻ đứng thoải mái, bóng để dưới chân, 2 bàn tay chụm trước miệng
1- Cô nói “Thổi bóng”, Trẻ hít vào thật sâu rồi thở ra từ từ, kết hợp hai tay giang rộng làm bóng to.
2-Trẻ trở về tư thế ban đầu
 “ Tập 3-4 lần”
 *Động tác 2:Đưa bóng lên cao.
-Tư thế chuẩn bị:Trẻ đứng tự nhiên, hai tay cầm bóng để ngang ngực.
1-“Đưa bóng lên cao” :trẻ cầm bóng bằng hai tay, đưa lên cao( Nhắc trẻ hai tay cầm bóng thẳng)
2-Trở về tư thế ban đầu.
 “ Tập 3-4 lần”
 *Động tác 3:Cầm bóng lên.
Tư thế chị bị:Chân đứng ngang vai, tay thả xuôi, bóng để dưới chân.
1- “Cầm bóng lên”,Trẻ cúi xuống hai tay cầm bóng, giơ cao ngang ngực.
2-“Để bóng xuống”, trẻ đặt bóng xuống sàn. Đứng lên trở về tư thế ban đầu.
 “ Tập 3-4 lần”
 *Động tác 4: Bóng nẩy
Tư thế chuẩn bị:Trẻ đứng tự nhiên,2 tay cầm bóng.
-Tập:
+Trẻ nhảy bật tại chỗ, vừa nhảy vừa nói “ Bóng nảy”
 “ Tập 4-5 lần”
C- Hồi tĩnh :Trẻ đi nhẹ nhàng khoảng một phút.
 3- HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 
 a-Quan sát có mục đích:
- Quan sát Một số con vật qua tranh, ảnh ( Chó, mèo, trâu, bò)
b-Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột. Trời nắng, trời mưa.
c-Trẻ chơi tự do: Cô quan sát trẻ. 
 I- YÊU CẦU:
 -Trẻ trả lời một số câu hỏi khi cô yêu cầu: Trẻ chỉ và nói đúng tên con vật? , Môi trường sống ?, Thức ăn ?, Tiếng kêu ? Hoặc sủa.
-Trẻ hứng thú hoạt động cùng bạn ,khi tập và chơi trò chơi vận động .
 -Biết nghe lời cô khi cô yêu cầu .không tranh giành đồ chơi với bạn ,không leo trèo,chạy nhảy ,la hét quá sức khi trẻ chơi tự do.
 II- CHUẨN BỊ:
 -Sân sạch thoáng mát, quần áo ,đầu tóc giầy dép cô và trẻ gọn gàng .
 III- TIẾN HÀNH:
-Khi chơi trò chơi vận động cô gợi ý tên trò chơi, luật chơi Cô chơi chung với trẻ vài lượt.
-Khi chơi tự do cô nhắc trẻ không chạy ra ngoài cổng trường, không leo trèo, chạy nhảy la hét quá sức. không giành đồ chơi với bạn. nhường bạn chơi xong thì mình chơi hoặc chơi trò chơi khác.
 ĐIỂM DANH 
YÊU CẦU:
-Trẻ ngồi vòng tròn nghe cô đọc tên .
-Bước đầu trẻ tập lên tiếng “có” hoặc “dạ” khi nghe cô gọi tên mình .
CHUẨN BỊ:
-Viết, sổ điểm danh .
TIẾN HÀNH:
-Cô gọi tên trẻ khuyến khích trẻ lên tiếng “dạ” hoặc “có”khi nghe cô gọi tên mình. Cô hỏi hôm nay có bạn nào nghỉ? Cô đếm số trẻ, ghi vào sổ theo dõi, báo cơm.
4- HOẠT ĐỘNG CHUNG:
“Thực hiện theo phân phối chương trình”.
 5- HOẠT ĐỘNG GÓC: 
I- YÊU CẦU :
 -Trẻ bắt chước công việc của người lớn: “ Tập bán một số con gia súc : chó, mèo con, trâu, bò. và thức ăn cho các con vật trẻ bán” 
-Trẻ biết xếp các khối gỗ đứng sát cạnh nhau làm chuồng cho các con vật : Chuồng heo, trâu, bò 
-Trẻ nhận biết và gọi tên một số con gia súc nuôi trong gia đình.
-Trẻ dán tranh và tô màu các con vật theo yêu cầu của bài học.
II-CHUẨN BỊ :
 - Đồ chơi : Một số con chó, mèo, heo con và thức ăn cho chúng
 - Các khối gạch, gỗ đủ trẻ xếp.
 - Một số tranh, lô tô các con vật nuôi ,( Gia súc).
- Bút sáp màu và giấy vẽ sẵn một số con vật: chó, mèoĐủ để trẻ vẽ đường cho chúng đi
III- TIẾN HÀNH:
Một số gia súc nuôi trong gia đình..
 a- Thỏa thuận trước khi chơi:
 -Giới thiệu tên trò chơi và góc chơi .
- Trẻ nhận nhóm chơi, vai chơi.
b- Quá trình chơi:
-Góc: Phân vai : Cửa hàng bán chó con, meo con. Thức ăn cho chúng.
- Góc:Xây dựng : Xếp chuồng cho chó, mèo, trâu, bò
- Góc:Học tập : Xem tranh và lô tô vẽ về một số gia súc nuôi trong gia đình 
- Góc:Nghệ thuật : Tô màu cho gia súc. ( Chó, mèo)
* Cô quan sát các nhóm chơi theo chủ đề “ Một số gia súc nuôi trong gia đình” 
 - Cô đặt các câu hỏi : “Cô bán con gì ?” “ Đây là con gì?”. “ Mèo kêu làm sao?” Hoặc “Con gì biết sủa?” “Con gì kêu ùm bò?” , ” “Chúng được sống ở đâu?” “Chó, mèo, trâu, bò là những con vật đẻ trứng hay đẻ con?”.
-“Chú đang làm gì ?” “Chú xếp cái gì ?”, “Để làm gì ?”
 - “Chị đang làm gì ?” “Đây là con gì?” “Chúng được nuôi ở đâu?” 
 - “Các anh chị đang làm gì?”, “Tô màu con gì?” 
c- Nhận xét sau khi chơi:
 - Nhận xét góc: Cô đến từng góc nhận xét qua vai chơi của trẻ.
- Nhận xét chung: Cô mời cả lớp tập trung lại góc tiêu biểu nghe cô nhận xét chung cả lớp: Khen nhóm, góc, cá nhân nào làm tốt. Động viên nhóm góc, cá nhân nào chưa hoàn thành lần sau cố gắng hơn.
 - Kết thúc cô đọc thơ hoặc hát trẻ cất dọn đồ chơi.
 6- VỆ SINH – ĂN TRƯA
 I- YÊU CẦU:
-Trẻ biết đi tiêu tiểu đúng nơi qui định . Biết đến để cô rửa tay, lau tay vào khăn treo ở phòng vệ sinh.
- Biết ra ghế có bàn cô chuẩn bị sẵn để ngồi ăn cơm.
 - Biết tên một số món ăn, màu sắc thức ăn .
- Biết cầm chén bằng tay trái , muỗng bằng tay phải .
- Biết tập xúc ăn theo sự hướng dẫn của cô. 
-Không cười đùa khi ăn.
- Không đổ cơm từ chén của mình sang chén bạn và ngược lại .
- Ăn xong lau miệng uống nước theo sự hướng dẫn của cô.
 II- CHUẨN BỊ :
- Nhà vệ sinh sạch sẽ để trẻ đi vệ sinh .
-Nước để rửa tay cho trẻ, “thùng có vòi nước hoặc vòi nước máy”.
- Khăn lau tay.
- Bàn ghế kê ngay ngắn đủ trẻ ngồi .đầu tóc quần áo trẻ gọn gàng.
- Trên bàn có đủ đĩa đựng khăn lau tay, đĩa đựng cơm rơi.
 - Đủ số chén thìa thức ăn, và các dụng cụ khác như: vá bới cơm, múc canh  Để phục vụ cho bữa ăn của trẻ.
 - Đầu tóc quần áo cô gọn gàng, đeo tạp dề, khẩu trang .
III- TIẾN HÀNH:
- Cho trẻ ngồi ngay ngắn vào ghế có bàn ăn.
- Cô giới thiệu món ăn, màu sắc ,dinh dưỡng .
- Động viên trẻ ăn hết xuất để người khỏe mạnh .
- Cô đưa cơm đến cho từng trẻ.
-Hướng dẫn trẻ xúc ăn ,cầm muỗng bằng tay phải, tay trái giữ chén không đổ chén cơm.
- Giáo dục trẻ ăn hết xuất, không cười đùa gây sặc thức ăn.
- Không cầm muỗng xúc cơm đổ lung tung hoặc đổ sang chén bạn.
- Biết nhặt cơm rơi bỏ vào dĩa,chùi tay vào khăn.
-Trẻ ăn xong cô hướng dẫn trẻ lau miệng, uống nước.
-Dạy trẻ tự cởi quần ,đi vệ sinh- không tiêu tiểu trong quần .
- Hướng dẫn trẻ vào phòng ngủ .
7- NGỦ TRƯA 
 I- YÊU CẦU :
- Mỗi trẻ đều được nằm trên nệm hoặc chiếu có gối cá nhân .
- Trẻ ngủ đủ giấc -Không quấy khóc gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ khác.
 II-CHUẨN BỊ 
- Chiếu nệm. gối đủ cho mỗi trẻ nằm .
 - Phòng trẻ ấm, đủ ánh sáng, không mở cửa quá lớn, buông màn để trẻ ngủ ngon giấc – Phòng ngủ sạch sẽ ,thoáng . 
 - Trẻ đều được đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
III- TIẾN HÀNH:
-Cô hướng dẫn trẻ vào nằm .
-Nhắc nhở trẻ nhắm mắt, không đùa giỡn.
- Cô giáo thức canh trẻ ngủ.
-Trẻ cá biệt cô dỗ dành trẻ ngủ.
8- VỆ SINH – QUÀ XẾ 
I-YÊU CẦU :
-Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi qui định 
-Biết đến vòi nước cô rửa tay, lau tay bằng khăn khô.
-Biết ngồi vào ghế, có bàn ăn.
-Không cười đùa khi ăn.
-Cầm muỗng bằng tay phải , chén bằng tay trái .
II-CHUẨN BỊ :
- Nước máy để rửa tay cho trẻ.
-Khăn lau tay.
 -Ghế bàn ngay ngắn đủ trẻ ngồi.
 - Đủ chén, muỗng và thức ăn cho trẻ.
- Dĩa đựng cơm rơi, dĩa đựng khăn lau tay.
III- TIẾN HÀNH:
 -Hướng dẫn trẻ ngồi vào ghế có bàn ăn.
-Cô giới thiệu món ăn .
-Động viên trẻ ăn hết xuất.
- Nhắc nhở trẻ cầm muỗng bằng tay phải , chén bằng tay trái .
-Giáo dục trẻ không cười đùa trong khi ăn .
9- SINH HOẠT CHIỀU :
 I-YÊU CẦU :
-Trẻ nghe cô hỏi bài cũ nhớ và nói được tên bài “Cô có thể gợi ý nếu trẻ quên”
-Trẻ học cùng cô bài hát mới.
-Trẻ hứng thú ham gia trò chơi cùng cô và bạn .
 II-CHUẨN BỊ :
-Trẻ đã được vệ sinh thay đồ sạch sẽ.
- Nội dung bài cũ “kèm theo tranh hoặc mô hình minh họa”
-Nội dung bài mới “có kèm tranh hoặc đồ dùng minh họa cho bài”
III- TIẾN HÀNH:
 * Ôn kiến thức cũ :
-Cô cho trẻ ôn những bài đã học: Đọc thơ : Con trâu, Hát bài chú mèo
-Trẻ nhận biết được kiến thức mình đã học.
* Cho trẻ làm quen kiến thức mới :
- VD:Ngày mai có tiết dán các con vật thì cô phải cho trẻ làm quen với hồ dán, giấy có hình mẫu vẽ sẵn để trẻ làm quen.
-Cuối cùng cho trẻ cất dọn đồ dùng và chơi trò chơi dân gian : chi chi chành chành. vài lượt.
* Nêu gương cuối ngày và cuối tuần :
- Cho trẻ ngồi trong vòng tròn :cô nêu gương những trẻ ngoan ,động viên những trẻ chưa đạt yêu cầu . Khuyến khích lần sau cố gắng .
- Cuối tuần cho trẻ ngoan cắm hoa.
10- TRẢ TRẺ :
I- YÊU CẦU :
-Trẻ ngồi ngay ngắn đợi cha mẹ rước .
II- CHUẨN BỊ :
-Trẻ đã được thay đồ, vệ sinh mặt mũi chân tay sạch sẽ.
III- TIẾN HÀNH:
- Trẻ ngồi thành vòng tròn: Cô giáo dục trẻ ngoan ra về chào cô giáo, về nhà thưa ông ,bà . cha mẹ, chào hỏi người lớn  
-Cho trẻ tự kể về những việc làm tốt ở nhà “ cô gợi ý” Ví dụ: “ Ai ở nhà ngoan ?” Hoặc, “ bạn nào khi về tới nhà biết chào ông, bà, cha mẹ?”
“Bạn nào khi về tới nhà ăn được nhiều cơm?”..
-Cha mẹ trẻ đón cô trao trẻ tận tay cha mẹ trẻ ,và trao đổi nhanh về một số tình hình sức khỏe của trẻ trong ngày .
-Trẻ ra về chào cô.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docĐS PMD NHUNG CVDYEU - Copy.doc