Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Đề: Thế giới động vật

 *Đồ dùng trong lớp:

 - Lớp sạch, thoáng mát, ti vi, laptop, bài giảng điện tử.

 - Tranh ảnh về trường các con vật nuôi trong gia đình, con vật quý hiếm, con vật sống dưới nước, côn trùng và các loại chim.

 - Nhạc đệm và lời bài hát “ thương con mèo, chú khỉ con, cá vàng bơi, con chuồn chuồn, chim mẹ chim con”

 - Đồ dùng đồ chơi để đếm đến 7, số 1-7, đồ dùng để so sánh, khối vuông, khối chữ nhật.

 - Vở tập tô, chữ cái i-t-c

 - Tranh minh họa thơ “ mèo đi câu cá, chim chích bông, tranh chữ to, tranh truyện “2 anh em gà con”

 - Video câu chuyện “2 anh em gà con”

 - Video, hình ảnh về hành động tốt và không tốt, hoa, đồ dùng cắm hoa.

 - Trò chơi “cáo và thỏ, cắp cua, chim bay, mèo bắt chuột, những con vật nào, xếp hình các con vật.

 - Góc phân vai : các con vật, thức ăn của các con vật.

 - Góc Xây dựng : Gạch, xe, chuồng, lồng cho các con vật, ngôi nhà làm trang trại, cây xanh, ghế.

 - Góc nghệ thuật : kéo, hồ dán, đất nặn, màu sáp, dĩa đựng sản phẩm, bảng con, giấy màu, giấy A 4, lá cây, cát màu.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Đề: Thế giới động vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THỊ XÃ LAGI
 TRƯỜNG MẪU GIÁO TÂN TIẾN
 **********
 ĐỀ : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
 Thời gian thực hiện : 2/11- 4/12/2015
 Giáo Viên : Trần Thủy Thảo Nguyên
 Cao Thị Thanh Châu
 Lớp : Lá 1
 Năm học : 2015-2016
MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Môi trường giáo dục theo chủ đề: 
 *Đồ dùng trong lớp: 
 - Lớp sạch, thoáng mát, ti vi, laptop, bài giảng điện tử. 
 - Tranh ảnh về trường các con vật nuôi trong gia đình, con vật quý hiếm, con vật sống dưới nước, côn trùng và các loại chim.
 - Nhạc đệm và lời bài hát “ thương con mèo, chú khỉ con, cá vàng bơi, con chuồn chuồn, chim mẹ chim con”
 - Đồ dùng đồ chơi để đếm đến 7, số 1-7, đồ dùng để so sánh, khối vuông, khối chữ nhật.
 - Vở tập tô, chữ cái i-t-c
 - Tranh minh họa thơ “ mèo đi câu cá, chim chích bông, tranh chữ to, tranh truyện “2 anh em gà con”
 - Video câu chuyện “2 anh em gà con”
 - Video, hình ảnh về hành động tốt và không tốt, hoa, đồ dùng cắm hoa.
 - Trò chơi “cáo và thỏ, cắp cua, chim bay, mèo bắt chuột, những con vật nào, xếp hình các con vật.
 - Góc phân vai : các con vật, thức ăn của các con vật.
 - Góc Xây dựng : Gạch, xe, chuồng, lồng cho các con vật, ngôi nhà làm trang trại, cây xanh, ghế.
 - Góc nghệ thuật : kéo, hồ dán, đất nặn, màu sáp, dĩa đựng sản phẩm, bảng con, giấy màu, giấy A 4, lá cây, cát màu...
 - Góc học tập : lô tô, đô mi nô về các đồ dùng, đồ chơi về các con vật 
 - Góc KPKH: Đồ dùng chăm sóc cây, nước, chậu cây xanh, hoa...
 - Đồ dùng vệ sinh: bàn chải, kem đánh răng, xà bông, khăn lau tay, lau mặt, ca.
 - Giấy A 4, màu sáp để trẻ vẽ tranh tặng Bác Hồ.
 - Tranh ảnh biển báo hiệu lệnh và chỉ dẫn.
 * Đồ dùng ngoài lớp:
 - Sân sạch, vạch chuẩn, vật cản, vòng bật, dây thừng, bóng.
 - Lá cây, dây thun.
 - Cát, nước, chai, màu thực phẩm.
 - Hoa, dây xâu.
 - Bóng và chậu, vòng để bật, đích ném, xích đu, thú nhún.
 - Boling, vòng ném, túi cát.	
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 9
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: NHỮNG CON VẬT SỐNG XUNG QUANH BÉ
Thời gia thực hiện : 2-6/11/2015
Mục tiêu cần đạt 
 - MT1: Thực hiện đúng, thuần thục các động tác của thể 
 dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp của bản nhạc, bài hát .Bắt đầu và kết thúc đúng 
 nhịp
 - MT4: Bật xa tối thiểu 50cm(cs1)
 - MT15:Tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút..( CS14).
 - MT 43: Nhận ra sự thay đổi trong qui trình phát triển của cây/ con/ hiện tượng tự nhiên(CS93).
 - MT 44: Gọi tên cây nhóm cây cối, con vật theo đặc điểm chung( cs 92)
 - MT 56: Xác định được vị trí (Trong ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với vật khác(cs 108)
 - MT 64: Bắt chước hành vi sao chép từ, chữ cái(cs 88)
 - MT 73: Đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao , ca dao
 - MT 130: Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình( cs 103) 
 - MT 135: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em(cs 100)
Thời gian 
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Hoạt động 
Đón trẻ
Họp Mặt
Trò chuyện
*Mở chủ đề : THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
Chủ đề nhánh 1: Những con vật sống xung quanh bé
- Cô cho trẻ xem tranh các con vật sống xung quanh trẻ
- Trò chuyện về đặc điểm một số con vật nuôi trong gia đình 
- Cho trẻ nghe các bài hát về các con vật nuôi
- Trò chuyện về lợi ích của các cac con vật nuôi trong gia đình
- Trò chuyện với cháu về cách bảo vệ các con vật nuôi
* Cho cháu dự báo thời tiết trong ngày : Trẻ tự gắn biểu tượng thời tiết, ngày tháng năm.
 * Điểm danh : Tổ trưởng điểm danh, cô GD trẻ đi học đều, đúng giờ.
*Tiêu chuẩn bé ngoan: 
 + Trẻ đi học đều, biết nói xin lỗi, cảm ơn.
 + Giờ học chú ý phát biểu, trả lời t rõ.
 + Biết giữ vệ sinh cá nhân, lớp học. 
* Khám tay : Tổ trưởng khám tay báo cáo bạn tay dơ, cô kiểm tra lại và GD trẻ giữ tay luôn sạch sẽ...
Thể dục sáng
* Khởi động : Trẻ xếp 3 hàng, đeo nơ- chuyển vòng tròn kết hợp các kiểu đi, chạy nhanh, chậm.
*Trọng động :
- Hô hấp: Thở ra hít vào
- Tay: đưa ra phía trước, sang ngang
- Bụng: Đứng quay người sang bên
- Chân: nâng cao chân gập gối
- Bật: bật chân trước, chân sau
*Hồi tĩnh : trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
* Tập kết hợp với nơ và nhạc – Tập mỗi động tác 4lx8n.
Hoạt động học
*PTNN 
 Động vật sống trong gia đình
ĐĐ HCM : 
Thường ngày Bác yêu trẻ con 1 cách lạ
*PTVĐ 
Bật qua vật cản.TC : Kéo co
*PTTM
- DH: thương con mèo
VĐ: vỗ phách
Nghe : Lý chiều chiều.
TC : chim bay 
*PTNT
Thơ “Nàng tiên ốc”
 *PTNN
Đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 ĐT, chữ số 7. 
*PTTM
Vẽ con gà trống
Hoạt động ngoài trời
*HĐCMĐ: LQ bài hát “thương con mèo ”
*TCVĐ:cáo và thỏ 
* TCDG: Chim bay 
*Chơi tự do
*HĐCMĐ:
LQ i-t-c
*TCVĐ:cáo và thỏ 
* TCDG: Chim bay hoa*Chơi tự do
*HĐCMĐ
tập vẽ con gà trống 
*TCVĐ:cáo và thỏ 
* TCDG: Chim bay hoa*Chơi tự do
*HĐCMĐ
 Ôn tập "Một số con vật sống trong gia đình 
"
*TCVĐ:cáo và thỏ 
* TCDG: Chim bay *Chơi tự do
*HĐCMĐ:
LQ truyện '' chú dê đen ''
*TCVĐ:cáo và thỏ 
* TCDG: Chim bay 
* Chơi tự do
Hoạt động góc
Góc phân vai : Cửa hàng bán các con vật nuôi , bán thức ăn cho các con vật nuôi
- Trò chuyện với các cháu về công việc của người bán hàng.
- Cô và trẻ trò chuyện để thoả thuận vai chơi, tự nhận vai chơi.
- Trẻ chơi gắn hình, về nhóm.
- Trẻ thể hiện vai chơi( Cô hướng dẫn cho trẻ chơi, tham gia chơi với trẻ)
- Trẻ biết cách bán hàng và thể hiện thái độ đối với người mua 
Góc xây dựng: Xây trại chăn nuôi
- Trò chuyện với trẻ về trại chăn nuôi.
- Cho trẻ nói công việc sẽ xây trang trại như thế nào?( cách bố trí các khu vực chuồng trại hợp lý )
- Muốn xây dựng thì cần có những vật liệu nào?
- Ai sẽ là người xây dựng? Muốn vận chuyển vật liệu cần có ai?
- Trẻ phân vai: thợ cả, các chú thợ xây, tài xế, người chăm sóc
- Trẻ phối hợp nhau để xây trai chăn nuôi (cô có thể chơi cùng trẻ, gợi ý cách xây, cách sắp xếp)
- Giới thiệu công trình xây dựng.
Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu, xé dán các con vật sống trong gia đình .Hát múa những bài có nội dung về các con vật trong rừng
-Trao đổi gợi ý cho trẻ kể về 1 số con vật nuôi.
- Ý định của trẻ về góc nghệ thuật.
-Trẻ vẽ, tô màu về các con vật nuôi.
-Trẻ hát, vận động theo nhạc một số bài hát theo chủ đề.
Góc khám phá khoa học :Thả vật chìm, vật nổi, quan sát nhận xét vật chìm, nổi.
- Trẻ nêu một số hoạt động của góc khám phá
- Trẻ quan sát tranh về đặc điểm đặc trưng , sinh sản của vật nuôi.
- Nêu nhận xét..
- Cô theo dõi và hướng dẫn trẻ chơi.
- Chơi đong nước, chăm sóc cây xanh, lau lá, nhặt lá vàng.
Góc học tập-sách : Xem tranh, chơi đôminô về các con vật trong gia đình
-Trẻ kể tên và nêu hoạt động ở góc học tập- sách.
-Trẻ chọng đúng sách, tranh ảnh về vật nuôi. Biết chơi đôminô các con vật
-Trẻ phân nhóm theo đặc điểm.
-Trẻ biết trao đổi với bạn trong nhóm chơi.
-Cô bao quát, theo dõi trẻ chơi
Hoạt động ăn ngủ
*Giờ ăn : 
- Hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi ăn.
- Giới thiệu món ăn, giáo dục dinh dưỡng, khuyến khích trẻ ăn hết suất, không làm rơi vãi.
- Nhắc nhở trẻ không đùa giỡn trong khi ăn tránh cho trẻ khỏi bị hóc, sặc.
- Hướng dẫn trẻ xếp bát, thìa, ghế vào nơi quy định, uống nước, rửa miệng, đi vệ sinh trước khi đi ngủ.
* Giờ ngủ :
- Hướng dẫn trẻ lấy gối.
- Mở cửa thông thoáng vào mùa hè, tạo sự ấm áp vào mùa đông, tắt đèn kéo rèm cửa để giảm bớt ánh sáng cho phòng ngủ của trẻ.
- Mở những bài hát ru, dân ca cho trẻ nghe để trẻ dễ ngủ, những trẻ khó ngủ cô nên vỗ về, hát ru giúp trẻ dễ ngủ hơn.
Hoạt Động Chiều
*GDPCMT:
Trò chuyện về hành động tốt và không tốt 
* TCHT: Những con vật nào
*Chơi tự do
*LQ bài hát "chú khỉ con "
* TCHT: Những con vật nào
*Chơi tự do
* Ôn '' xác định vị trí phía trên phía dưới, phía trước phía sau của đối tượng''
* TCHT: Những con vật nào
*Chơi tự do
* Ôn thơ “mèo đi câu cá” 
* TCHT: Những con vật nào
*Chơi tự do
*LQ đồng dao '' con bò ngủ gốc cây đa''
* TCHT: Những con vật nào
*Chơi tự do
Vệ sinh nêu gương
Trả trẻ
*Vệ sinh: Cô cho trẻ nhắc lại các bước rửa tay, lau mặt.lần lượt cho từng tổ làm vệ sinh.Cô bao quát, nhắc cháu rửa đúng thao tác không làm văng nước ra ngoài, nhận xét giờ vệ sinh.
*Nêu gương: Cho cháu nhắc tiêu chuẩn bé ngoan, cháu tự nhận xét bản thân mình, cho cháu nhận xét bạn, cô nhận xét và cho cháu cắm cờ, cô khuyến khích những cháu chưa được cờ, cuối tuần kết cờ tặng phiếu bé ngoan.
* Trả trẻ : Nhắc trẻ chào cô và mọi người.
Thứ 2 ngày 2/11/2015
Lĩnh vực : PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 
Hoạt động : KPKH
Đề tài: ĐỘNG VẬT SỐNG TRONG GIA ĐÌNH
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1.Kiến thức : Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, ích lợi,
môi trường sống của con gà, con vịt, con chó, con mèo. (MT 43,44)
2.Kĩ năng : Trẻ biết so sánh điểm giống và khác nhau giữa các con vật,
trả lời được câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. 
 3.Thái độ: Trẻ biết yêu quý, chăm sóc các con vật sống trong gia đình, biết ăn uống đủ chất để luôn khỏe mạnh.
* Lồng ghép : Âm nhạc, văn học
*Tích hợp : Giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh môi trường
II/ CHUẨN BỊ : 
 - Cho cô : Bài giảng điện tử.
 - Cho trẻ : Lô tô các con vật, 4 mô hình ngôi nhà có hình con vật( Con gà trống, con vịt, con chó, con mèo)
III/ TIẾN TRÌNH :
*Hoạt động 1 : Ổn định - giới thiệu
- Hát “ Gà trống, mèo con và cún con”
- Các con vừa hát bài hát nói về những con vật nào ?(Con gà trống, mèo con, cún con.Cún con là tên gọi của con vật nào ?Vậy Gà trống, mèo con và chó con sống ở đâu ?
- Hôm nay cô cùng các con tìm hiểu về “ 1 số con vật sống trong gia đình”nhé ! 
*Hoạt động 2 : Truyền thụ kiến thức
Làm quen con gà trống
- Cho trẻ nghe tiếng gáy của con gà trống và đoán.
- Cho trẻ xem tranh “Con gà trống” và đồng thanh.
- Gà trống được nuôi ở đâu ?
- Mời trẻ nói về con gà trống : cô gợi hỏi
+ Gà trống có những bộ phận nào ?(Đầu, mình, chân và đuôi).Cô khẳng định.
+ Hỏi trẻ: trên đầu gà có gì ?( Mắt, mỏ), mỏ gà như thế nào ?(nhỏ, nhọn, cứng)
+ Trên mình gà có gì ? đố các con gà có mấy cánh?
+ Gà trống có mấy chân? Chân gà trống có gì đặc biệt(có cựa, móng sắt nhọn)
+ Đuôi gà trống như thế nào? (cong dài)
- Gà thường ăn gì ?(thóc, gạo, giun)
- Con gà trống gáy như thế nào ?Cho trẻ đứng lên làm động tác gà trống gáy.
- Gà trống giúp ích gì cho con người ?
- Gà trống có đẻ được không ? thế gà gì đẻ được ? Gà mái đẻ con hay đẻ trứng ?
- Cho xem tranh con gà mái ấp trứng.
- Cô tóm lại : Con gà trống, gà mái được nuôi trong gia đình, có 2 chân, 2 cánh, có mỏ, gà mái đẻ trứng, nên con gà thuộc nhóm gia cầm.
Làm quen con vịt :
- Hát, vận động bài “một con vịt”
- Cho trẻ xem tranh và nhận xét về con vịt. Cô gợi hỏi :
+ Vịt đẻ con hay đẻ trứng ?
+ Người ta nuôi vịt để làm gì ?
- Cô giáo dục: Trong trứng và thịt vịt có nhiều chất dinh dưỡng, các con nhớ ăn thịt và trứng vịt để cơ thể khỏe mạnh, mau lớn.
- Cô tóm lại : Con vịt được nuôi trong gia đình, có 2 chân, 2 cánh, có mỏ, vịt đẻ trứng, nên con vịt thuộc nhóm gia cầm. Cho trẻ đồng thanh ( Vịt thuộc nhóm gia cầm)
So sánh con gà trống với con vịt :
- Giống nhau : Con gà trống và con vịt
 Được nuôi trong gia đình, có 2 chân, 2 cánh, có mỏ, thuộc nhóm gia cầm.
- Khác nhau : 
 + Con gà gáy ò ó o, có mỏ nhỏ, nhọn và cứng, chân có móng sắt nhọn.
 + Con vịt kêu cạp cạp, có mỏ to dài và dẹt, chân vịt có màng.
Mở rộng : Cho trẻ xem tranh 1 số con vật khác thuộc nhóm gia cầm : Chim bồ câu, Con ngỗng...
Làm quen con chó :
- Cho trẻ nghe tiếng chó sủa và đoán tên con vật.
- Cho trẻ xem tranh và nhận xét về con chó.
- Cô tóm lại : Con chó được nuôi trong gia đình, sủa gâu gâu, giúp con người giữ nhà, thích ăn xương, có 4 chân, có mỏm, đẻ con, con chó thuộc nhóm gia xúc. Cho trẻ đồng thanh ( Chó thuộc nhóm gia xúc)
Làm quen con mèo:
- Cô đọc câu đố “Con gì có bộ ria dài.
 Trong veo đôi mắt, đôi tai tinh tường
 Bước chân êm ái nhẹ nhàng
 Chuột mà thấy bóng vội vàng trốn mau.” Cho trẻ đoán.
- Cho trẻ xem tranh và nhận xét về con mèo.
- Mời trẻ nói về con mèo : Cô gợi hỏi 
- Con mèo đẻ con hay đẻ trứng ?
- Cô tóm lại : Con mèo được nuôi trong gia đình, kêu meo meo, thích bắt chuột, có 4 chân, có mỏm, đẻ con, nên con mèo thuộc nhóm gia xúc. Cho trẻ đồng thanh ( Mèo thuộc nhóm gia xúc)
So sánh con mèo với con chó :
- Giống nhau : Con mèo và con chó
Được nuôi trong gia đình, có 4 chân, đẻ con, có mỏm, thuộc nhóm gia xúc.
- Khác nhau : 
 + Con mèo kêu meo meo, thích ăn chuột và giúp con người bắt chuột.
 + Con chó sủa gâu gâu, thích ăn xương, giúp con người giữ nhà.
Mở rộng : Cho trẻ xem tranh 1 số con vật khác thuộc nhóm gia xúc : con bò, con trâu, con heo.
So sánh nhóm gia cầm với gia xúc :
Cho trẻ xem tranh và đồng thanh nhóm gia cầm và gia xúc.
Khác nhau :
+ Gia cầm : có 2 chân, 2 cánh, có mỏ, đẻ trứng.
+ Gia xúc : có 4 chân, có mỏm, đẻ con.
Giống nhau : Nhóm gia cầm và gia xúc đều là những con vật nuôi
trong gia đình, đều có ích cho người.
 *Hoạt động 3 : Luyện tập
Trò chơi “ Ô cửa bí mật”
- Ở đây có 4 ô cửa bí mật, sau mỗi ô cửa có 1 điều bí mật, để xem điều bí mật của các ô cửa là gì, bây giờ cô và các con cùng mở các ô cửa nhé!
- Cô mở lần lượt từng ô cửa :
+ Ô cửa số 1 : Hình đôi chân của con vịt.
Cô đố các con đây là chân của con gì ?
Trẻ đoán, giơ tranh
Cho trẻ xem tranh con vịt, đồng thanh(con vịt)trẻ nói lại điểm đặc trưng của con vịt.
+ Ô cửa số 2 : Con gì biến mất.
Cho trẻ xem và gọi tên các con vật, cô nhấp chuột cho 1 con vật biến mất, trẻ đoán và giơ tranh lô tô con vật đó.Cô cùng trẻ kiểm tra lại bằng cách cô nhấp chuột cho xuất hiện lại con chó.
+ Ô cửa số 3 : Câu đố về con gà trống.
Cô đọc câu đố : “Đầu đội chiếc mũ đỏ
 Chân đi đôi giầy vàng
 Cất cao giọng gáy vang
 Giục trời mau mau sáng.
 Đố bé biết con gì ?
Trẻ đoán và giơ tranh lô tô con vật(Con gà trống) 
Cho trẻ xem tranh con gà trống( trẻ đồng thanh)
 + Ô cửa số 4 : Bé hãy lắng nghe.
Cô cho trẻ nghe tiếng con vật và đoán.
Trẻ chọn và giơ tranh lô tô con vật( Con mèo)
Cho trẻ xem tranh con mèo, đồng thanh( con mèo)
* Hoạt động 4 : Trò chơi “Về đúng nhà”
- Cô giới thiệu cách chơi :
Có 4 ngôi nhà, ngôi nhà của bạn gà, vịt, chó và mèo, mỗi bạn sẽ chọn 1 lô tô con vật mà mình thích, cùng đi chơi và hát với cô, khi cô lắc trống các bạn sẽ tìm và về đúng nhà( ngôi nhà có hình con vật : gà, vịt, chó, mèo) đúng với con vật có trong tranh lô tô của mình.
- Cho trẻ chơi 1 lần, sau đó cho trẻ đổi tranh lô tô cho các bạn và tiếp tục chơi. 
- Cho trẻ bay nhẹ nhàng cùng cô theo bài hát“Chim mẹ chim con” và tập trung trẻ, cho trẻ nhắc lại tên đề tài.
- Giáo dục : Chúng ta cần phải làm gì để chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi ? (Cho chúng ăn, không chọc phá, nhắc ba mẹ dọn vệ sinh chuồng trại để không gây ô nhiễm môi trường.)
* Nhận xét tuyên dương .
****************************☺☻☺***************************
ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
THƯỜNG NGÀY BÁC YÊU TRẺ CON MỘT CÁCH LẠ! 
I / MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
1.Kiến thức : Trẻ nhớ tên, hiểu nội dung câu chuyện.
2.Kĩ năng: Trẻ trả lời to, rõ các câu hỏi của cô.
3.Thái độ: Trẻ kính yêu và nhớ ơn Bác Hồ.
* Lồng ghép : âm nhạc, tạo hình
*Tích hợp : giáo dục lễ giáo
II/ CHUẨN BỊ :
- Cho cô : Bài giảng điện tử.
- Cho trẻ : Tranh minh họa về Bác Hồ, Tranh truyện, giấy A 4, màu sáp.
III/ TIẾN TRÌNH :
*Hoạt động 1 : Hát "nhớ ơn Bác"
- Cô hỏi cháu các con vừa hát bài hát gì , nói về ai?
- Cô giáo dục trẻ kính yêu và nhớ ơn Bác vì Bác rất yêu các cháu nhi đồng, Bác đã hy sinh rất nhiều để chúng ta có được tự do hạnh phúc như hôm nay.
- Cô cũng có một câu chuyên hay, nói về Bác, hôm nay cô kể cho các con nghe nhé!
*Hoạt động 2 : Cô kể
- Cô kể lần 1 có tranh minh họa, cho trẻ đặt tên câu chuyện- cô thống nhất tên chuyện.
- Cô kể lần 2 – tranh truyện : cô tóm nội dung câu chuyện.
*Hoạt động 3: Đàm thoại
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyên có tên là gì ?
- Trong khi đang làm việc Bác Hồ nghe thấy tiếng hát của ai ?
- Bác đã làm gì ? Bác đã hỏi các chú bên đài phát thanh những gì ?
- Bác đã làm gì khi nghe thấy tiếng trẻ rao hàng dưới đường phố vọng lên ?
- Bác thường bảo gì với các đồng chí ở gần Bác?
- Bác chọn thời gian nào để gặp các cháu nhỏ ? vì sao ?
- Các con thấy Bác Hồ như thế nào ?Bác hồ rất yêu các cháu nhi đồng vì vậy các con phải biết kính yêu Bác Hồ, khi còn chiến tranh Bác đã rất vất vả ra đi tìm đường cứu nước để chúng ta có được tự do, hòa bình như hôm nay vậy các con phải luôn nhớ công ơn của Bác, cô gắng học thật giỏi để đền đáp công ơn của Bác nhé!
*Hoạt động 4: Trò chơi" Vẽ tranh tặng Bác"
- Cô hướng dẫn và cho trẻ chơi.
- Nhận xét tuyên dương
****************************☺☻☺***************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ hát thuộc bài hát "Thương con mèo"
Trẻ chơi thành thạo các trò chơi.
Trẻ chơi trật tự không tranh giành với bạn.
II/ CHUẨN BỊ: Nhạc, đồ chơi ngoài trời
III/ TIẾN TRÌNH:
1/HĐ1 : Làm quen bài hát "thương con mèo"
- Cô hát 2 lần.
- Cho lớp hát theo cô, tổ hát, cá nhân hát.
- Lớp hát lại cùng cô.
2/HĐ2 : Trò chơi có luật 
* Trò chơi vận động : Cáo và thỏ
- Cô giới thiệu cách chơi.
Chọn 1 cháu làm cáo, ngồi rình ở góc lớp, số trẻ còn lại làm thỏ và chuồng, cứ mỗi trẻ làm thỏ thì có 1 trẻ làm chuồng.Trẻ làm chuồng chọn 1 chỗ đứng cho mình và vòng tay ra phía trước đón bạn khi bị cáo đuổi.Trước khi chơi cô yêu cầu các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình.Bắt đầu chơi các chú thỏ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ bàn tay lên đầu vẫy vẫy vừa đọc bài thơ : 
Trên bài cỏ
Chú thỏ con
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian 
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian 
Tha đi Mất
- Khi đọc hết bài thì các xuất hiện, cáo "gừm gừm" đuổi bắt thỏ. Khi nghe tiếng cáo các chú thỏ chạy nhanh về chuồng của mình.Những chú thỏ bị cáo bắt đều phải ra ngoài 1 lần chơi, sau đó đổi vai chơi cho nhau.
- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Trò chơi dân gian : Chim bay
- Cô giới thiệu cách chơi.
- Cháu chơi 3,4 lần
3/HĐ3 : Chơi tự do
 - Cho trẻ chơi theo nhóm : xâu hoa, nhảy dây, chơi với lá cây, làm bánh
- Cô quan sát, động viên trẻ chơi.
* Nhận xét nhóm chơi- nhận xét chung.	 ****************************☺☻☺***************************
HOẠT ĐỘNG GÓC
************************************************************ HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I /Mục đích yêu cầu : 
- Trẻ biết đặc điểm và tác hại của cây thuốc phiện, cây thuốc lá
- Trẻ biết cách chơi, chơi trật tự
- Trẻ cất dọn, giữ gìn đồ chơi.
 II / Chuẩn bị :
Tranh '' cây thuốc phiện, cây thuốc lá'' 
Đồ dùng đồ chơi.
III / Tiến trình: 
*HĐ 1: GDPCMT '' Trò chuyện về hành động tốt và không tốt”
+ Cô cho trẻ xem tranh '' hành động tốt và không tốt ''
+ Cho trẻ nhận xét
+ Cô tóm ý và GD: cây thuốc phiện, cây thuốc rất là những cây có hại. Nó làm ta gây nghiện và ảnh hưởng đến sức khỏe. Vì thế, các con khuyên ba mình không nên hút thuốc lá. Không nên trồng những loại cây này.
 *HĐ 2: TCHT " Những con vật nào" 
- Cô giới thiệu cách chơi : 
Theo từng nhóm hoặc cả lớp.
Mỗi trẻ được phát 1 bộ đồ chơi đã chuẩn bị.Cô cho trẻ xếp các con vật ra phía trước mặt trẻ, gọi tên và nêu đặc điểm của từng con vật.Khi cô nêu dấu hiệu thì trẻ chọn và xếp nhanh những con vật có những dấu hiệu đó thành 1 nhóm.Cô động viên trẻ quan sát xem mình đã chọn đúng chưa.Ai chọn xếp đúng và nhanh nhất sẽ được khen và làm người điều khiển cuộc chơi.Cô cho trẻ để lại đồ chơi như lúc đầu và trò chơi tiếp tục.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần
*HĐ 3: Chơi tự do : trẻ chơi tự do ở các góc – cô nhận xét giờ chơi.
****************************☺☻☺***************************
VỆ SINH NÊU GƯƠNG TRẢ TRẺ
****************************☺☻☺**************************
NHẬN XÉT LỚP TRONG NGÀY
1. Tình trạng sức khỏe :
2. Trạng thái, cảm xúc và hành vi của trẻ :
3. Kiến thức và kỹ năng của trẻ :
****************************☺☻☺******************************
Thứ 3 ngày 3/11/2015
Lĩnh vực : PTTC
Hoạt động : PTVĐ
ĐỀ TÀI : BẬT QUA VẬT CẢN
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Trẻ thực hiện được vận động " Bật qua vật cản" theo hướng dẫn của cô ( MT 4).
2.Kĩ năng: Trẻ phối hợp chân, mắt nhịp nhàng, khéo léo, khi thực hiện vận động.
3.Thái độ: Trẻ chăm tập thể dục, ăn uống đủ chất để luôn khỏe mạnh.
*Lồng ghép : âm nhạc
*Tích hợp :GDLG
II/ CHUẨN BỊ : 
- Cho cô: nhạc
- Cho trẻ: Sân tập, vật cản.
III/ TIẾN TRÌNH :
*Hoạt

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_16.doc
Giáo Án Liên Quan