Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Nghe hát: “Chiếc khăn tay” - Nghe âm thanh to - Nhỏ

I.Mục đích-yêu cầu:

1.Kiến thức: Trẻ thích nghe hát, lắng nghe cô hát và vỗ tay theo bài hát“Chiếc

 khăn tay”. Nghe âm thanh to, nhỏ của xắc xô.

2. Kỹ năng: Thể hiện tình cảm khi nghe hát, phân biệt được âm thanh to, nhỏ

của xắc xô.

3.Giáo dục: Giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn, giữ gìn vệ sinh.

4.Phát triển: Phát triển cảm xúc âm nhạc, phát triển ngôn ngữ.

II. Chuẩn bị:

 Cô đàn và hát diễn cảm bài hát “Chiếc khăn tay”.

 Đàn( C dur), hộp đựng cái khăn có hình con chim. Mũ chóp cho mỗi trẻ.

 Xắc xô cho cô và mỗi trẻ. Bóng nhựa cho mỗi trẻ.

 Mô hình búp bê chuẩn bị đi học, mô hình sinh nhật búp bê.

 Ghế cho cô và trẻ, chiếu, rổ đựng xắc xô.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 12867 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án bài soạn lớp nhà trẻ - Nghe hát: “Chiếc khăn tay” - Nghe âm thanh to - Nhỏ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thø , ngµy th¸ng n¨m 2013
 Âm nhạc:
 Nghe hát: “Chiếc khăn tay”
 Nghe âm thanh to-nhỏ
I.Mục đích-yêu cầu:
1.Kiến thức: Trẻ thích nghe hát, lắng nghe cô hát và vỗ tay theo bài hát“Chiếc
 khăn tay”. Nghe âm thanh to, nhỏ của xắc xô.
2. Kỹ năng: Thể hiện tình cảm khi nghe hát, phân biệt được âm thanh to, nhỏ 
của xắc xô.
3.Giáo dục: Giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn, giữ gìn vệ sinh.
4.Phát triển: Phát triển cảm xúc âm nhạc, phát triển ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị:
 Cô đàn và hát diễn cảm bài hát “Chiếc khăn tay”.
	Đàn( C dur), hộp đựng cái khăn có hình con chim. Mũ chóp cho mỗi trẻ.
	Xắc xô cho cô và mỗi trẻ. Bóng nhựa cho mỗi trẻ.
 Mô hình búp bê chuẩn bị đi học, mô hình sinh nhật búp bê.
 Ghế cho cô và trẻ, chiếu, rổ đựng xắc xô.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1:
- Cho trẻ chơi “chim bay, cò bay”, dẫn trẻ đến quan sát mô hình búp bê chuẩn bị đi học, búp bê chào bố mẹ: “con chào bố ạ”, con chào mẹ ạ”.Hát“ Lời chào buổi sáng”, chuyển hoạt động.
2.Hoạt động 2:Nghe hát:
- Tạo tình huống mở hộp quà, trong hộp quà có chiếc khăn, trò chuyện về chiếc khăn có hình con chim,Cô có một bài hát rất hay nói về chiếc khăn tay.
- Giới thiệu bài hát: “Chiếc khăn tay”. 
- Cô đàn và hát cho trẻ nghe 2 lần
 Hát múa minh họa 1 lần
- Cho trẻ hát múa cùng cô 2 lần
- Hỏi trẻ:+ Cô và các con vừa hát múa bài gì?
 + Ai mua cái khăn cho bé?
 + Cái khăn để làm gì?
- Cô hát và múa lại bài hát 1 lần.
- Giáo dục trẻ: cái khăn dùng để lau mặt, lau tay, để vệ sinh hằng ngày, khi ăn xong, khi tay ướt, tay bẩn, các bạn nên dùng khăn để lau. Ở lóp mình có nhiều dụng cụ âm nhạc, hôm nay cô sẽ giới thiệu cho các bạn một loại dụng cụ âm nhạc, các bạn cùng cô xem đó là loại dụng cụ âm nhạc gì nhé. Hát “Tay thơm tay ngoan” chuyển hoạt động .
3.Hoạt động 3:Nghe âm thanh to- nhỏ:
- Giới thiệu xắc xô, giới thiệu tên hoạt động.
- Làm mẫu: cô vỗ xắc xô tạo ra âm thanh to, nhỏ cho trẻ nghe, sau đó cho một trẻ lên vỗ xắc xô tạo ra âm thanh to, nhỏ cho cô và các bạn nghe.
- Phát xắc xô cho mỗi trẻ, cho trẻ vỗ xắc xô tạo ra âm thanh to, nhỏ.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Hỏi lại trẻ về hoạt động vừa thực hiện.
4.Hoạt động 4:
 Cho trẻ chơi: Tặng quà cho búp bê.
- Hát”Đi học về”, mỗi trẻ cầm một quả bóng đến mô hình sinh nhật bạn búp bê.
Hát “Chúc mừng sinh nhật”, tặng quả bóng cho búp bê.
Thực hiện theo hướng dẫn của cô.
Lắng nghe
Nghe cô hát “Chiếc khăn tay”. 
Hát cùng cô.
Trả lời.
Chú ý
Chú ý.
Trẻ vỗ xắc xô tạo ra âm thanh to, nhỏ.
 Trả lời
Chơi trò chơi.
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BA TƠ
 TRƯỜNG MẦM NON 11/3 BA TƠ
 Họ và tên giáo viên: NGUYỄN THỊ BÍCH LONG
 Nhóm: 18-24 tháng
 Môn: Giáo dục âm nhạc
 Bài dạy: Nghe hát: “Chiếc khăn tay”
 Nghe âm thanh to-nhỏ
 Thời gian: 10-12 phút
 Ngày dạy: ngày tháng năm 2013
 Ba Tơ, ngày tháng năm 2013
Thời gian:
Nhóm 12-18 tháng: 8-10 phút
Nhóm 18-24 tháng: 10-12 phút
Nhóm 24-36 tháng: 12-15 phút
MGB : 15-20 phút
MGN : 20-25 phút
MGL : 25-30 phút
Chủ đề: BẢN THÂN
Chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ KHÁI NIỆM SƠ ĐẲNG VỀ TOÁN
Đề tài: Nhận biết hình tròn, hình vuông
I. Mục đích- yêu cầu:
1.Kiến thức: trẻ nhận biết và gọi tên hình tròn, hình vuông.
2.Kỹ năng:
- Luyện tập nhận biết hình tròn, hình vuông và nhận dạng các hình đó trong thực tế.
- Rèn luyện khả năng tư duy, trí nhớ, sự chú ý, ngôn ngữ.
3.Thái độ: 
- Trẻ hứng thú với giờ học, có ý thức thi đua trong tập thể.
- Giáo dục trẻ đoàn kết, gắn bó chơi cùng nhau.
- Trẻ có nề nếp học tập.
.II. Chuẩn bị:
- Máy vi tính, đĩa USB, hình tròn, hình vuông cho cô và trẻ, rổ nhựa.
- Búp bê, vòng, bảng, bóng nhựa, hộp màu vuông, bánh nặn vuông, tròn, xe đạp, đĩa, tranh. 
III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định:
 Cô bật đĩa nhạc bài hát: “Em yêu cây xanh”, cô và trẻ cùng vận động theo bài hát. Sau đó trò chuyện về sở thích của các bạn, dẫn trẻ đến với thế giới búp bê, trò chuyện về sở thích của từng búp bê. Các sở thích đó đều có liên quan tới dạng hình tròn và hình vuông và để biết vì sao bánh xe lăn được, cả lớp cùng tìm hiểu về hình tròn, hình vuông nhé. 
Chuyển đội hình.
2. Nội dung:
2.1: Hoạt động 1:Nhận biết hình tròn, hình vuông:
 Cô cho trẻ nhận biết hình tròn và hình vuông trên máy vi tính. Các con cùng quan sat hình với cô.
- Hình vuông: đây là hình vuông. Hình vuông màu đỏ. Hình vuông có bốn cạnh và các góc nhọn. Cô gọi tên “hình vuông” 3 lần.
Cả lớp gọi tên hình vuông.
Mời từng tổ, cá nhân gọi tên hình vuông.
- Hình tròn: đây là hình tròn. Hình tròn màu vàng. Hình tròn là một nét cong khép kín, không có cạnh, không có góc.
Cô gọi tên “hình tròn” 3 lần.
Cả lớp gọi tên hình tròn.
Mời từng tổ, cá nhân gọi tên hình tròn.
2.2: Hoạt động 2:Luyện tập nhận biết hình tròn, hình vuông:
 Phát rổ đựng hình vuông và hình tròn cho mỗi trẻ. “Các con xem trong rổ mình có những hình gì. Hãy giơ hình giống cô nhé”.
- Cô giơ hình vuông. Hỏi trẻ: hình gì? Cho trẻ gọi tên hình.
- Cô giơ hình tròn. Hỏi trẻ : hình gì? Cho trẻ gọi tên hình.
- Cô nói: tìm hình, tìm hình. 
 Cô nói: hình vuông. 
 Cô nói : hình tròn. 
- So sánh hình vuông và hình tròn: Lăn hai hình: hình tròn có lăn được không? Hình vuông có lăn được không?(hình tròn lăn được, còn hình vuông không lăn được vì có các góc, cạnh). 
2.3: Hoạt động 3: củng cố:
 Để thực hiện được nhiều mơ ước của mình chúng ta cần có sức khỏe, các bạn cùng luyện tập sức khỏe nào.
a.Trò chơi: Bật vào vòng hình tròn:
- Trẻ đứng xếp thành hai hàng dọc.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi: đứng chụm chân, tay chống hông, khi có hiệu lệnh thì bật liên tục vào hai vòng và về cuối hàng cho bạn khác lên bật vào vòng.
- Cô mở nhạc: “Hãy xoay nào”. Cho trẻ thi đua bật vào vòng hình tròn. Chơi một lượt.
b. Trò chơi: Ghép hình:
- Trẻ ngồi hai hàng ngang.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi: gắn hình tròn bên trên làm cái đầu, hình vuông bên dưới làm thân.
- Cô mở nhạc: “Cái mũi”.Mời lần lượt hai trẻ lên chơi.
3.Kết thúc:
 Như vậy, để có nhiều sức khỏe thực hiện được nhiều mơ ước, chúng ta cần ăn uống đầy đủ và luyện tập sức khỏe thường xuyên nhé các bạn.
-Thực hiện theo hướng dẫn của cô.
-Trẻ nói về sơ thích của mình.
Chuyển đội hình chữ U.
Chú ý, gọi tên hình vuông.
Chú ý, gọi tên hình tròn.
Giơ hình giống cô và gọi tên hình.
Trẻ nói: hình gì, hình gì.
Trẻ giơ hình vuông.
Trẻ giơ hình tròn.
Đứng hai hành dọc.
Chú ý.
Chơi bật vào vòng hình tròn.
Ngồi hai hàng ngang.
Chú ý.
Chơi ghép hình.
Cùng nắm tay chơi “Đi cầu đi quán”.
Ba Tơ, ngày tháng 11 năm 2015
 Giáo viên
 Nguyễn Thị Bích Long
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BA TƠ
 TRƯỜNG MẦM NON 11/3 BA TƠ
THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
 Họ và tên giáo viên: NGUYỄN THỊ BÍCH LONG
 Lơp: Mẫu giáo bé C
 Môn: Làm quen với biểu tượng sơ đẳng về Toán
 Bài dạy: Nhận biết hình tròn, hình vuông
 Chủ đề : BẢN THÂN
 Nhánh: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
 Thời gian: 20-25 phút
 Ngày dạy: ngày tháng 11 năm 2015
 Ba Tơ, ngày tháng 11 năm 2015
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BA TƠ
 TRƯỜNG MẦM NON 11/3 BA TƠ
THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
 Họ và tên giáo viên: NGUYỄN THỊ BÍCH LONG
 Lơp: Mẫu giáo bé C
 Môn: Làm quen với văn học
 Bài dạy: Bài thơ: Cái lưỡi(Lê Thị Mỹ Phương)
 Chủ đề : BẢN THÂN
 Nhánh: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
 Thời gian: 20-25 phút
 Ngày dạy: ngày tháng 11 năm 2015
 Ba Tơ, ngày tháng 11 năm 2015
Chủ đề: BẢN THÂN
Chủ đề nhánh: Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh
MÔN VĂN HỌC
Đề tài: Bài thơ: “Cái lưỡi”
 (Lê Thị Mỹ Phương)
I. Mục đích- yêu cầu:
1.Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài thơ: “Cái lưỡi”, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. 
2.Kỹ năng: trẻ đọc diễn cảm bài thơ, thuộc phần nào nội dung bài thơ. Rèn kỹ năng ghi nhớ, tập trung, phát triển ngôn ngữ. 
3.Thái độ: Giáo dục trẻ biết chức năng của cái lưỡi, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày. 
II. Chuẩn bị:
Máy vi tính, đĩa USB về nội dung bài thơ, ti vi(màn hình).
Tranh rời minh họa bài thơ.
Tranh khuôn mặt, mắt, mũi, miệng(lưỡi), Tranh rời các bộ phận ghép thành khuôn mặt.
Đọc diễn cảm bài thơ.
III.Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1::
- Hát và vận động theo bài hát “Hãy xoay nào”. Giới thiệu tranh mắt, mũi, miệng. Trò chuyện về chức năng của các bộ phận trên.
 - Dẫn dắt, giới thiệu bài thơ: nói về “mắt” có bài thơ: “Đôi mắt của em”, nói về “mũi” có bài hát “Cái mũi”. Nói về cái lưỡi, cô Lê Thị Mỹ Phương có một bài thơ rất hay, cô và các con cùng đến với bài thơ “Cái lưỡi” nhé.
Chuyển hoạt động.
2.Hoạt động 2: Đọc thơ “Cái lưỡi”:
 Cô đọc thơ “Cái lưỡi”cho trẻ nghe 2 lần:
-Lần 1: Đọc diễn cảm kết hợp minh họa nội dung trên đĩa USB.
+ Cô cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả.
Hát: “Chú ếch con”. Chuyển đội hình.
-Lần 2: Đọc thơ kết hợp tranh rời minh họa nội dung bài thơ.
 Tóm tắt nội dung bài thơ. Giải thích từ: “nếm”: tức là ăn đưa thức ăn vào miệng và dùng lưỡi để biết vị thức ăn.Từ “chớ” tức là “không nên”.
3.Hoạt động 3: dạy trẻ đọc thơ :
- Cho cả lớp đọc bài thơ “Cái lưỡi” cùng cô: 2 lần.
- Mời từng tổ, nhóm bạn trai, bạn gái, cá nhân đọc bài thơ.
- Cô nhận xét, động viên trẻ đọc thơ diễn cảm.
- Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần. 
4.Hoạt động 4: Đàm thoại:
- Cô vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về cái gì?
- Hàng ngày cái lưỡi giúp bạn làm gì?
- Trong bài thơ nhắc đến những vị gì?
- Với thức ăn nóng thì phải làm gì?
 Giáo dục trẻ biết cái lưỡi giúp bạn nếm thức ăn, hàng ngày phải vệ sinh cá nhân sạch sẽ để có cơ thể khỏe mạnh. 
5. Hoạt động 5: Kết thúc:
Trò chơi: gắn các chi tiết cho khuôn mặt.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi: có hai khuôn mặt còn thiếu chi tiết, các bạn sẽ gắn cho đủ và đúng vị trí các chi tiết để tạo thành khuôn mặt hoàn chỉnh.
- Cho mỗi bạn lên gắn một chi tiết.
- Cô hỏi lại trẻ về tên gọi các chi tiết( mắt, mũi, miệng, lưỡi). 
Nhận xét và tuyên dương trẻ.
- Hát “Vui đến trường” kết thúc hoạt động.
Vận động cùng cô.
Chú ý.
Lắng nghe cô đọc thơ.
Đọc bài thơ : “Cái lưỡi”
Trả lời câu hỏi
Chơi trò chơi.
Kết thúc hoạt động.
Ba Tơ, ngày tháng 11 năm 2015
 Giáo viên
Nguyễn Thị Bích Long
Giáo án chỉnh sửa theo yêu cầu

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac.doc