Giáo án Bản thân - Tuần 1: Tôi là ai

Cô cho trẻ tập thể dục theo chủ đề.

- Tập thể dục theo băng đĩa ghi sẵn bài hát chủ đề bản thân.

Khởi động theo hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm, về đội hình 3 hàng ngang. Tập với vòng: BTPTC: + Hô hấp: Làm động tác gieo hạt ( 2 lần 8 nhịp).

+ Tay: 2 tay cầm vòng giơ phía trước rồi 2 tay cầm vòng giơ lên cao( 2 lần 8 nhịp)

+ Chân: 2 tay cầm vòng ngồi xuống, đứng lên ( 2 lần 8 nhịp).

+ Bụng: Ngồi duỗi chân, 2 tay cầm vòng để ra sau, nhịp 1: 2 tay cầm vòng cúi gập người, đầu gối thẳng

( 2 lần 8 nhịp).

+ Bật: 2 tay cầm vòng bật tại chỗ ( 2 lần 8 nhịp).

 

doc12 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 7341 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bản thân - Tuần 1: Tôi là ai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN I
Nhánh 1: “ Tôi là ai ”
Lớp: B1
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Sinh - Ngô Thị Hiền - Vũ Hồng Tứ 
(Thực hiện từ: 07/10 – 11/10/2013)
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ -
Trò chuyện
- Cô nhẹ nhàng đón trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
- Cô chuẩn bị đồ chơi cho trẻ chơi nhẹ nhàng.
- Trò chuyện với trẻ về ngày sinh nhật, sở thích của trẻ trong ăn mặc, nhắc trẻ mặc phù hợp thời tiết và giới tính.
- Dạy trẻ cách giới thiệu về bản thân, giúp trẻ mạnh dạn giao tiếp với các bạn.
Thể dục sáng
- Cô cho trẻ tập thể dục theo chủ đề.
- Tập thể dục theo băng đĩa ghi sẵn bài hát chủ đề bản thân.
Khởi động theo hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm,…về đội hình 3 hàng ngang. Tập với vòng: BTPTC: + Hô hấp: Làm động tác gieo hạt ( 2 lần 8 nhịp).
+ Tay: 2 tay cầm vòng giơ phía trước rồi 2 tay cầm vòng giơ lên cao( 2 lần 8 nhịp)
+ Chân: 2 tay cầm vòng ngồi xuống, đứng lên ( 2 lần 8 nhịp).
+ Bụng: Ngồi duỗi chân, 2 tay cầm vòng để ra sau, nhịp 1: 2 tay cầm vòng cúi gập người, đầu gối thẳng 
( 2 lần 8 nhịp).
+ Bật: 2 tay cầm vòng bật tại chỗ ( 2 lần 8 nhịp).
Hoạt động học
Thể dục
 VĐCB: Đi trong đường hẹp, nhảy qua mương về nhà.
-TCVĐ: Ném bóng.
 KPKH 
 Trò chuyện về một số đặc điểm của trẻ.
Âm nhạc
- DH: NDTT: 
+ DH: Bạn có biết tên tôi.
- NDKH: +NH: Khuôn mặt cười.
+ TC: Đoán tên bạn hát.
Văn học
- Dạy trẻ đọc thơ: 
" Đôi mắt của em".
Toán
- So sánh, phân biệt cao hơn - thấp hơn.
Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ nhặt lá cây trong sân trường.
- Chơi với đu quay, cầu trượt.
- Quan sát bạn và tìm hiểu sở thích của các bạn.
- TCVĐ: Tạo dáng, mèo đuổi chuột.
- Chơi tự chọn. 
- Cho trẻ tham quan các lớp học và chơi cùng trẻ.
- TCVĐ: chơi trò chơi “ Lộn càu vồng”.
- Chơi tự chọn.
- Cho trẻ quan sát và đoán mặt các bạn ( vui, buồn…).
- TCVĐ: Chơi trò chơi: " Tìm bạn ".
- Chơi tự chọn.
- Cho trẻ quan sát khung cảnh trường mầm non.
- TCVĐ: chơi trò chơi “Cướp cờ”.
- Chơi tự chọn.
Hoạt động góc
1-Góc phân vai: Nấu ăn, bác sĩ, bán hàng, mẹ và bé.
2-Góc KPKH: Cho trẻ xem hình của các bạn trai, bạn gái; xem hình các hoạt động thường ngày của bé; cho trẻ tập kể chuyện theo tranh.
- CB: Các hình ảnh phong phú về hoạt động thường ngày của bé...
- Kĩ năng chơi: Trẻ biết cách xem tranh ảnh; rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ đích, phân biệt và so sánh đối tượng; phát triển trí tưởng tượng.
3-Góc nghệ thuật: Cho trẻ hát bài hát mừng ngày sinh nhật và vận động bài hát về chủ điểm bản thân; cho trẻ tô màu, vẽ, xé dán bạn trai bạn gái.
- CB: Phách, xắc xô, mũ múa, giấy, bút màu, hồ dán…
- Kĩ năng chơi: Rèn sự khéo léo của tay chân.
4-Góc xây dựng: Xây dựng công trình bé thích. Chuẩn bị: Hàng rào, gạch, đồ chơi lắp ghép...
Hoạt động chiều
Vận động sau ngủ dậy: Cho trẻ chơi trò chơi: " Lộn cầu vồng "
Tạo hình
Dán hình bạn trai và bạn gái
( Mẫu )
- Cho trẻ so sánh chiều cao với bạn
- Rèn nếp đi vệ sinh đúng cách.
- Trả trẻ.
- Cho trẻ xem tranh để nhận biết đặc điểm trẻ trai-trẻ gái.
- Hỏi kí hiệu của trẻ.
- Trả trẻ.
- Cho trẻ học tạo hình.
- Cho trẻ chơi trò chơi vận động.
- Rèn trẻ rửa tay đúng cách.
- Trả trẻ.
- Ôn bài thơ: “Đôi mắt của em”.
- Bình bầu bé ngoan.
- Vệ sinh, trả trẻ.
Thứ 2 ngày 07 tháng 10 năm 2013
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Sáng: Thể dục
- VĐCB: Đi trong đường hẹp, nhảy qua mương về nhà.
- TCVĐ: Ném bóng.
1.Kiến thức
- Trẻ biết đi trong đường hẹp không chạm vạch.
- Biết cách cầm bóng bằng 1 tay.
2.Kĩ năng
- Trẻ biết đi đúng tư thế: người thẳng, mắt nhìn thẳng về phía trước, chân bước đều, không lê chân…
- Trẻ ném bóng trúng vào rổ.
- Trẻ tập đúng nhịp bài thể dục.
- Rèn tố chất: khéo léo, nhanh nhẹn, khả năng định hướng trong không gian.
3.Thái độ
- Trẻ yêu thích tập luyện, có hứng thú với giờ học.
- Rèn tính kỉ luật.
- 2 đường hẹp(4m x 0,2m).
- 2 mương (0,5 x 0,3m).
- 20 quả bóng.
- 2 cái rổ.
- Nhạc.
Hoạt động 1: Ổn định lớp và gây hứng thú
- Hát “ Cháu đi mẫu giáo”.
- Trò chuyện vào bài.
Hoạt động 2: Nội dung chính
1. Khởi động
- Cho trẻ đi chạy kết hợp với các kiểu chân theo vòng tròn rồi về đội hình hàng dọc theo tổ.
2. Trọng động
a) BTPTC
Cho trẻ đứng đội hình hàng ngang tập bài thể dục.
- Tay: 2 tay dang ngang, gập trước ngực.
- Chân: 2 tay dang ngang, ra trước nhún chân.
- Bụng: 2 tay lên cao, cúi gập người.
- Bật: Bật tại chỗ, chụm và tách chân.
b) VĐCB
Cho trẻ đứng đội hình 2 hàng ngang đối diện nhau.
- Cô giới thiệu tên vận động.
* Cô làm mẫu:
+ Lần 1: Không giải thích.
+ Lần 2: Giải thích chậm ( Cô đứng dưới vạch xuất phát, khi nghe hiệu lệnh : “ Bắt đầu ”, cô đi theo đường hẹp, đi khéo léo không chạm vạch. Cô đi hết đường hẹp cô bật qua mương, sau đó về cuối hàng, bạn tiếp theo lên ).
+ Lần 3: Cô gọi trẻ khá lên tập, gọi trẻ nhận xét.
Nếu trẻ làm sai cô làm mẫu lại nhấn mạnh điểm chính.
* Trẻ thực hiện
- Lần 1: Lần lượt cho 2 trẻ ở 2 hàng lên thực hiện.
- Lần 2: lần lượt cho 4 trẻ ở 2 hàng lên tập.
- Lần 3: Cho 2 đội thi với nhau.
c) TCVĐ: “ Ném bóng”
Cô giới thiệu trò chơi và phổ biến luật chơi.
- Cho 2 đội thi ném bóng ( cho trẻ đếm số bóng của 2 đội).
- Cô khen và động viên các đội.
3. Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng quanh sân 1 vòng.
Hoạt động 3: Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học rồi cho trẻ vào lớp.
Chiều: Tạo hình
Dán hình bạn trai và bạn gái
( Mẫu )
1.Kiến thức
- Trẻ biết miêu tả đặc điểm giống và khác nhau của bạn trai, bạn gái.
2.Kĩ năng
- Sử dụng kỹ năng dán, phết hồ.
- Phân biệt được màu sắc.
- Biết ngồi học đúng tư thế.
3.Thái độ
- Trẻ giữ trật tự khi làm bài.
- Trẻ biết tự hào trước sản phẩm của mình làm ra.
1. Cho cô: 
- Tranh dán mẫu hình bạn trai, bạn gái.
- Giấy màu hình vuông màu xanh, giấy màu nửa hình tròn màu đỏ to, nửa hình tròn màu xanh da trời nhỏ, kích thước to hơn so với trẻ, hồ dán, khăn lau tay.
2. Cho trẻ:
- Vở thủ công, giấy màu hình vuông màu xanh, giấy màu nửa hình tròn màu đỏ to, nửa hình tròn màu xanh da trời nhỏ, hồ dán, khăn lau tay, bút màu.
Hoạt động 1 : Ổn định lớp và gây hứng thú
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Kết bạn” ( các bạn gái kết bạn với nhau, các bạn trai kết bạn với nhau).
Hoạt động 2 : Nội dung chính
1.Quan sát và đàm thoại
- Cô giới thiệu bức tranh mẫu của cô .
- Hỏi trẻ trong tranh có những ai ?
- Bạn trai mặc ai màu gì? Áo có dạng hình gì?
- Bạn gái mặc ai màu gì? Áo có dạng hình gì?
2.Cô làm mẫu
+ Cô vẽ hình bạn trai, vẽ hình bạn gái ( đầu tiên cô vẽ 1 hình tròn nhỏ làm đầu, vẽ nét xiên, nét cong làm thân, chân tay, tóc bạn trai bạn gái, bạn trai tóc ngắn, bạn gái tóc dài…).
+ Cô lấy hình vuông màu xanh, lật mặt sau phết hồ, sau đó cô dán vào hình bạn trai.
+ Cô lấy nửa hình tròn màu xanh da trời nhỏ dán trước, lấy nửa hình tròn màu đỏ dán sát vào nửa hình tròn màu đỏ, cô dán vào hình bạn gái làm váy.
3.Trẻ thực hiện
 - Cô bao quát nhắc nhở trẻ phết hồ vừa phải không phết nhiều quá
- Cô bao quát hướng dẫn những trẻ nhanh.
- Cô gợi ý, hướng dẫn những trẻ chậm.
4.Trưng bày sản phẩm
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên trưng bày.
Hãy nhìn xem các bạn trai, bạn gái đang tập thể dục rất đẹp.
- Cô và trẻ hát + vỗ tay theo nhịp bài hát: “ Tìm bạn thân ” để thay đổi tư thế.
+ Hãy nhìn xem bức tranh bạn trai, bạn gái nào đẹp nhất?
- Cô cho trẻ tự nhận xét bài của mình và của các bạn.
- Cô nhận xét các bài dán đẹp, sáng tạo. Cô nhắc những bài chưa hoàn thiện sẽ làm nốt hoàn thiện bài (Còn những bức tranh chưa hoàn thiện xong, ngoài giờ học các con sẽ làm thêm cho đẹp hơn). Cô khen, động viên trẻ.
Hoạt động 3 : Kết thúc.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Ngón tay nhúc nhích”.
- Nhận xét giờ học.
Thứ 3 ngày 08 tháng 10 năm 2013
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
MTXQ
- Trò chuyện về một số đặc điểm của trẻ.
1.Kiến thức
- Trẻ biết giới thiệu về mình ( tên, sở thích, giới tính).
2.Kĩ năng
- Phát triển vốn từ cho trẻ.
- Phát triển tư duy cho trẻ.
3.Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Biết chăm sóc và bảo vệ cơ thể.
- Búp bê.
- Kí hiệu bạn trai và bạn gái.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức và gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài “ Bạn có biết tên tôi”.
Hoạt động 2: Nội dung chính
1.Trò chuyện với trẻ về đặc điểm của trẻ
- Cô giới thiệu bạn búp bê đến thăm lớp. Búp bê giới thiệu tên, đặc điểm ( tóc, da, thích mặc váy…).
- Bạn búp bê đã giới thiệu về mình rồi. Cô cũng muốn giới thiệu cho bạn búp bê biết về mình.( Cô giới thiệu về mình).
- Chúng mình có muốn nói cho bạn búp bê biết về chúng mình không nào?
- Cô mời vài trẻ tự giới thiệu về bản thân. Cô hỏi gợi y giúp trẻ: 
+ Tên con là gì?
+ Năm nay con lên mấy tuổi?
+ Con là con trai hay con gái?
+ Tóc con như thế nào ? Da có trắng không ?
+ Con thích mặc gì ? thích ăn món gì ?
+ Con thích chơi với bạn nào trong lớp ?
+ Con biết làm những công việc nào ?
2.Trò chơi : “ Về đúng nhà ”
- Cô giới thiệu tên trò chơi và luật chơi.
- Cô dán kí hiệu nhà bạn trai và nhà bạn gái. Cô cho trẻ đi vòng tròn, hát bài «  Bạn có biết tên tôi » theo nhạc. Khi nhạc hết thì bạn trai sẽ về nhà co kí hiệu bạn trai, bạn gái sẽ về nhà có kí hiệu bạn gái. Bạn nào đứng nhầm nhà sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp.
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần.
Hoạt động 3 : Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học.
Thứ 4 ngày 09 tháng 10 năm 2013
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Âm nhạc
- NDTT: +DH: Bạn có biết tên tôi.
- NDKH: + NH: 
Khuôn mặt cười.
- TC: Đoán tên bạn hát
1.Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát và tên tác giả.
- Trẻ thuộc lời bài hát.
2.Kĩ năng
- Trẻ hát đúng nhạc và giai điệu của bài hát.
- Rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
3.Thái độ
- Trẻ biết cảm xúc khi vui, buồn… qua lời bài hát và qua tranh ảnh.
- Trẻ hào hứng tham gia các hoạt động.
- Nhạc bài hát.
- Tranh ảnh các khuôn mặt với cảm xúc khác nhau.
Hoạt động 1: Ổn định lớp và gây hứng thú
- Trò chuyện với trẻ về lớp học: Con thích chơi với bạn nào? Bạn có đặc điểm gì? Vì sao con thích chơi với bạn đó?
- Cô miêu tả 1 bạn trong lớp đố trẻ đoán là bạn nào?
Hoạt động 2: Nội dung chính
1.Dạy hát: “ Bạn có biết tên tôi”
- Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả.
- Cô hát mẫu cho trẻ nghe:
+ Lần 1: Cô hát kèm cử chỉ điệu bộ. 
Hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả.
+ Lần 2: Cô hát kèm nhạc đệm.
Đàm thoại về nội dung bài hát.
- Cô dạy trẻ hát: + Cho trẻ hát cả bài 2-3 lần.
+ Cô mời tổ, nhóm, cá nhân hát.
2.Nghe hát: “ Khuôn mặt cười”
- Cô giới thiệu tên bài hát và tên tác giả.
- Cô hát cho trẻ nghe: + Lần 1: Hát rõ lời kèm điệu bộ.
Hỏi trẻ tên bài hát và tên tác giả.
+ Lần 2: Cô hát kèm nhạc.
Cô giảng giải nội dung bài hát.
+ Lần 3: Cô mở đĩa cho trẻ nghe và cho trẻ hưởng ứng theo nhạc.
3.Trò chơi: “ Đoán tên bạn hát ”
- Cô cho trẻ ngồi vòng tròn, nhăm mắt lại. Cô sẽ mời 1 bạn hát và trẻ đoán tên bạn nào hát.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
Hoạt động 3: Kết thúc : - Cô nhận xét giờ học.
Thứ 5 ngày 10 tháng 10 năm 2013
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Văn học
Dạy trẻ đọc thơ : Đôi mắt của em.
1.Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ.
2.Kĩ năng
- Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ.
- Trẻ sử dụng ngôn ngữ của mình để trả lời câu hỏi của cô.
3.Thái độ
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể và đặc biệt là đôi mắt.
- Trẻ hứng thú học bài.
1. Cho cô :
- Đài
- Tranh mô phỏng bài thơ “ Đôi mắt của em”.2. Cho trẻ :
- Mỗi trẻ 1 bức tranh vẽ khuôn mặt, đôi mắt cho trẻ dán, hồ dán, khăn lau tay.
Hoạt động1 : Ổn định lớp và gây hứng thú
- Cô và trẻ chơi trò chơi “ Trời tối, trời sáng”.
- Khi các con nhắm mắt lại các con có nhìn thấy gì không?
- Còn khi mở mắt ra thì sao?
- Đôi mắt rất là quan trọng phải không nào?
- Cô biết 1 bài thơ rất hay nói về đôi mắt. Hôm nay, cô sẽ dạy cho chúng mình nhé.
Hoạt động 2: Nội dung chính
1.Dạy trẻ đọc bài thơ: “Đôi mắt của em”
- Cô giới thiệu tên bài thơ và tên tác giả.
a) Cô đọc mẫu:
+ Lần 1: Cô đọc diễn cảm.
Hỏi trẻ tên bài thơ và tên tác giả.
+ Lần 2: Cô đọc kết hợp xem tranh.
Trích dẫn đàm thoại về nội dung bài thơ:
+ Các con vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói về cái gì?
+ Nếu nhắm mắt lại chúng ta có thấy mọi vật xung quanh không?
+ Mắt giúp chúng ta nhận biết điều gì ở xung quanh?
+ Muốn nhìn rõ mọi vật xung quanh chúng ta phải làm gì?
+ Nếu mắt bị đau thì có nhìn rõ mọi vật xung quanh được không?
- Muốn mắt không bị đau để nhìn rõ mọi thứ thì chúng ta phải làm gì?
- Chúng ta phải rửa mặt bằng nước sạch, dùng khăn có kí hiệu của mình, ăn thức ăn có nhiều vitamin A, ngồi học phải đúng cách: lưng thẳng, đầu hơi cúi.
- Lần 3: Cô đọc thơ diễn cảm.
 Cô hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả.
b) Dạy trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc theo cô từng câu một 2-3 lần.
- Cho trẻ đọc cả bài 2-3 lần.
- Cho từng tổ, nhóm, cá nhân đọc.
2. Trò chơi: “ Dán đôi mắt vào khuôn mặt”
- Cô giới thiệu cách chơi: cho trẻ ngồi vòng tròn, cô phát cho mỗi bạn 1 bức tranh có khuôn mặt còn thiếu đôi mắt và yêu cầu gắn đôi mắt vào đúng vị trí của khuôn mặt.
- Cô nhận xét trẻ chơi.
Hoạt động 3: Kết thúc.
Thứ 6 ngày 11 tháng 10 năm 2013
Tên hoạt động
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Lưu ý
Toán
- So sánh, phân biệt cao hơn - thấp hơn.
1.Kiến thức
- Trẻ biết phân biệt, so sánh được cao hơn – thấp hơn.
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng so sánh.
- Trẻ trả lời trọn câu to và rõ ràng.
3.Thái độ
- Trẻ ngồi học ngoan.
- Trẻ biết cơ thể cao lớn và khỏe mạnh thì cần ăn uống đủ chất và tập thể dục thường xuyên.
- 4 bạn búp bê: Nam cao hơn Hoa, bố Nam cao hơn mẹ Hoa.
- Mỗi trẻ 2 búp bê: xanh cao hơn đỏ.
- Tranh cho trẻ tô màu, bút màu.
- Thước
Hoạt động 1: Ổn định lớp và gây hứng thú
- Cô và trẻ hát bài: “ Múa cho mẹ xem”.
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.
Hoạt động 2: Nội dung chính
1. Cho trẻ nhận xét cao hơn thấp hơn
- Giới thiệu 2 bạn búp bê 1 nam, 1 nữ tên là : Nam và Hoa.
- Hỏi trẻ: Ai cao, ai thấp? vì sao con biết? ( gọi vài trẻ trả lời)
- Muốn biết bạn nào cao hơn, bạn nào thấp hơn các con xem cô đo nhé.( Cô nêu cách đo)
- Bạn Nam cao hơn bạn Hoa 1 đoạn từ tai đến đầu.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh: bạn Nam cao hơn, bạn Hoa thấp hơn.
- Bây giờ bố bạn Nam và mẹ bạn Hoa đến đón 2 bạn về.Các con so sánh xem bố bạn Nam và mẹ bạn Hoa ai cao hơn, ai thấp hơn?
- Cô gọi cá nhân trả lời, cả lớp đồng thanh.
2. Luyện tập
- Cô tặng cho mỗi bạn 2 bạn búp bê: Xanh và đỏ cho cả lớp so sánh ( chú y sửa sai hco trẻ).
- Cô gọi 2 bạn lên cho cả lớp so sánh. Gọi 3-4 cháu lên nhận xét.
- Muốn cho 2 bạn bằng nhau thì phải làm gì?
- Chúng mình phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tập thể dục hàng ngày.
3. Trò chơi ôn luyện
- Cho trẻ tô màu bạn nào cao hơn trong hình.
- Cô nhận xét bài làm và tuyên dương trẻ.
Hoạt động 3: Kết thúc.
- Cô và trẻ cùng cất đồ dùng đồ chơi.

File đính kèm:

  • docchu_de_ban_than_tuan_1_toi_la_ai.doc