Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề lớn: Nghề nhiệp - Nhánh: Ngày nhà giáo Việt Nam

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1/ Kiến thức:

- Trẻ hiểu biết đồng dao là những câu nói có vần điệu, nhịp điệu, được hình thành trong quá trình chơi của trẻ em ngày xưa, được gắn liền với trò chơi dân gian.

- Trẻ đọc thuộc bài đồng dao, biết đọc theo nhiều hình thức khác nhau.

- Trẻ biết đọc lời mới của bài đồng dao kết hợp chơi trò chơi.

2/ Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc đồng dao đúng nhịp 2/2, đọc đối nhau, đuổi nhau, đọc kết hợp đồ dùng âm nhạc.

- Trẻ nghĩ ra một số trò chơi kết hợp với bài đồng dao.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề lớn: Nghề nhiệp - Nhánh: Ngày nhà giáo Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN THAO GIẢNG
 Chủ đề lớn: Nghề nhiệp
 Nhánh: Ngày nhà giáo Việt Nam.
 Người thực hiện: Lê Thị Thuỳ.
 Ngày soạn: 08/ 11/ 2014
 Ngày dạy: 11/ 11/ 2014
 Đối tượng: Lớp 5-6 tuổi.
 Thời giam thực hiện: 30- 35 phút.
TÊN HOẠT ĐỘNG: Làm quen với văn học
 Đồng dao: RỀNH RỀNH RÀNG RÀNG
Hoạt động bổ trợ: 
 - Trò chơi.
 - Hát 
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 
1/ Kiến thức:
- Trẻ hiểu biết đồng dao là những câu nói có vần điệu, nhịp điệu, được hình thành trong quá trình chơi của trẻ em ngày xưa, được gắn liền với trò chơi dân gian.
- Trẻ đọc thuộc bài đồng dao, biết đọc theo nhiều hình thức khác nhau.
- Trẻ biết đọc lời mới của bài đồng dao kết hợp chơi trò chơi.
2/ Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc đồng dao đúng nhịp 2/2, đọc đối nhau, đuổi nhau, đọc kết hợp đồ dùng âm nhạc.
- Trẻ nghĩ ra một số trò chơi kết hợp với bài đồng dao.
3/ Giáo dục, thái độ:
- Trẻ yêu quý cô giáo.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ.
a. Đồ dùng của cô:
- Máy chiếu có các hình ảnh cái chiếu, 5 người, vải hoa, vải trắng, .
- Hình ảnh một số trò chơi dân gian.
- Bài hát: Rềnh rềnh ràng ràng.
- Que chỉ, mõ.
b. Đồ dùng của trẻ: 
- Đồ dùng âm nhạc: Phách tre, mõ, xắc xô.
2. Địa điểm tổ chức hoạt động: 
- Tổ chức cho trẻ hoạt động trong lớp học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định lớp:
- Cho trẻ hát và vận động bài: “Cô giáo”.
- Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về điều gì?
- Các con có yêu quý cô giáo của mình không?	
- Trong tháng 11 có ngày gì đặc biệt đối với các thầy cô giáo?
- Con sẽ làm gì để thể hiện tình cảm của mình nhân ngày nhà giáo Việt Nam?
- Vào ngày nhà giáo Việt Nam học sinh trên cả nước thể hiện tình cảm của mình với thầy cô giáo đã dạy giỗ mình có bạn thì tặng hoa, có bạn thì tặng quà, có bạn thì chăm ngoan học giỏi đấy.
2. Giới thiệu bài:
- Và hôm nay chúng mình sẽ chăm ngoan học giỏi để chúc mùng các cô nhân ngày 20 -11 nhé. Để biết được chủ đề của ngày hôm nay là gì. Chúng mình cùng tham gia trò chơi “ Ô cửa bí mật” .
- Cách chơi : Cô chia lớp mình thành 3 đội hoa hồng , đội hoa cúc và đội hoa sen.
Mỗi đội chọn một ô cửa, mỗi ô cửa là một câu đố đội nào trả lời đúng và nhanh là đội thắng cuộc 
- Xin mời đại diện của 3 tổ chọn ô cửa.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi. 
- Thông qua trò chơi ô cửa bí mật chúng mình đã đoán được bài đồng dao gì chưa?
- Đó là bài đồng dao Rềnh rềnh ràng ràng mà hôm nay cô muốn dạy lớp mình đấy.
3. Hướng dẫn:
* Hoạt động 1: Đọc đồng dao cho trẻ nghe.
+ Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm.
- Chúng mình cùng chú ý lắng nghe cô đọc bài đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng” nhé.
- Cô đọc diễn cảm bài đồng dao.
- Để biết được công việc của cô thợ dệt thế nào chúng mình cùng về chỗ nghe cô đọc bài đồng dao kết hợp với dụng cụ âm nhạc nhé.
+ Cô đọc lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp gõ mõ.
- Chúng mình vừa được nghe cô đọc bài đồng dao kết hợp với mõ có hay không?
- Bài đồng dao còn hay hơn khi cô đọc đồng dao kết hợp xem hình ảnh, cô mời các con cùng hướng lên màn hình.
+ Cô đọc lần 3: Cô đọc kết hợp với hình ảnh
+ Đàm thoại: 
- Các con vừa nghe cô đọc bài đồng dao gì?
- Bài đồng dao nói về điều gì?
- Mấy người dệt vải?
- Bốn người có mấy chân?
- Sản phẩm của người thợ dệt là gì?
- Giới thiệu cách đọc: Mỗi câu của bài đồng dao có 4 từ khi đọc chú ý ngắt nhịp theo nhịp 2/2 thể hiện tình cảm vui tươi khi đọc.
- Cô đọc mẫu cho trẻ nghe một đoạn.
- Cho trẻ đọc những câu phát âm khó: “ rềnh rềnh ràng ràng”, “ chiếu trải”, “ trời nắng”...
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc đồng dao.
- Trẻ đọc cùng cô lần 1.
- Cô lắng nghe, sửa sai cho trẻ.
- Cá nhân, nhóm lên đọc bài đồng dao. 
- Thi hai tổ đọc đối nhau: Mỗi đội đọc một câu.
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
* Hoạt động 3: Một số hình thức đọc nâng cao.
- Bài đồng dao còn hay hơn khi chúng mình đọc kết hợp với dụng cụ âm nhạc
- Hỏi trẻ : Con thích đọc bài đồng dao kết hợp với dụng cụ gì?
- Cho trẻ đọc đồng dao kết hợp với trống.
- Cho cả lớp lên chọn dụng cụ âm nhạc theo ý thích để đọc kết hợp với bài đồng dao. 
- Để bài đồng dao hay hơn nữa con sẽ làm gì?
- Cho nhóm trẻ lên đọc.
- Bài đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng” còn hay hơn khi các con đọc kết hợp với chơi các trò chơi dân gian.
- Các con biết gì về trò chơi dân gian?
- Chúng mình cùng tìm hiểu một số trò chơi dân gian trên màn hình.
- Cho trẻ xem trò chơi dân gian trên màn hình.
- Các con đã chọn trò chơi gì để kết hợp với bài đồng dao ( cô hỏi 2- 3 trẻ ) 
- Cho trẻ đọc đồng dao kết hợp trò dân gian.
+ Đặt lời mới cho bài đồng dao:
- Cô đọc bài đồng dao có lời mới. 
- Cho trẻ đọc cùng cô bài đồng dao có lời mới.
- Cho trẻ chơi kết hợp với đọc lời bài đồng dao mới.
- Cho trẻ nghe bài đồng dao “ Rềnh rềnh ràng ràng ” phổ nhạc.
4. Củng cố:
- Các con vừa được đọc bài đồng dao gì?
5. Nhận xét, tuyên dương:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ hát múa bài hát : Rềnh rềnh ràng ràng
- Hát và vận động
- Cô giáo của em.
- Trẻ trả lời.
- Ngày 20/ 11 là ngày nhà giáo Việt Nam.
- Trẻ nói lên việc làm của mình để chúc mừng các cô.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi và đoán tên bài đồng dao.
- Trẻ trả lời.
- Chú ý lắng nghe.	
- Trẻ nghe cô đọc.
- Trẻ lắng nghe.
 - Chú ý lắng nghe cô đọc kết hợp với mõ.
- Trẻ quan sát nghe cô đọc.
- Bài đồng dao Rềnh rềnh ràng ràng .
- Mọi người cùng nhau xích lại cho gần để dệt vải.
- Có 4 người dệt vải
- Có 8 chân.
- Tạo ra vải hoa, vải trắng.
- Chú ý lắng nghe.
- Trẻ đọc từ khó.
- Trẻ đọc cùng cô.
- Chú ý quan sát.
 - Cá nhân, nhóm lên đọc
- Tổ đọc.
- Trẻ nêu ý tưởng của mình.
- Trẻ đọc.
- Trẻ đọc kết hợp dụng cụ âm nhạc.
- Con đọc làm động tác rệt vải ạ
- Trẻ đọc kết hợp dệt vải.
- Trẻ đọc kết hợp trò chơi dân gian.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ xem trò chơi.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đọc kết hợp trò chơi
- Trẻ đọc đồng dao cùng cô.
- Trẻ hưởng ứng cùng cô.
- Bài đồng dao “ Rềnh rềnh ràng ràng ”. 
- Chú ý lắng nghe.
- Trẻ hát múa.

File đính kèm:

  • docgiao_an.doc