Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề: Lớp mẫu giáo 5 thể dục của bé
. Phát triển vân động:
1. Trẻ thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài tập thể dục theo hiệu lệnh, theo nhịp bản nhạc hoặc theo băng đĩa chủ đề “Lớp mẫu giáo 5 tuổi của bé”.
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề: Lớp mẫu giáo 5 thể dục của bé, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch giáo dục Chủ đề: Lớp Mẫu giáo 5 TD của bé (3 tuần) (Thực hiện từ ngày 24/8/2015 đến ngày 12/9/2015) 1. Cô giáo và các bạn (1 tuần) (Thực hiện từ ngày 24/8/2015 đến ngày 29/8/2015) 2. Đồ chơi của lớp mình (1 tuần) (Thực hiện từ ngày 31/8/2015 đến ngày 05/9/2015) 3. Tết trung thu với bé (1 tuần) (Thực hiện từ ngày 07/9/2015 đến ngày 12/9/2015) Lĩnh vực Mục tiêu giáo dục Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục Giáo dục Phát triển thể chất: I. Phát triển vân động: 1. Trẻ thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài tập thể dục theo hiệu lệnh, theo nhịp bản nhạc hoặc theo băng đĩa chủ đề “Lớp mẫu giáo 5 tuổi của bé”. 2. Trẻ bật xa tối thiểu 50cm (CS 1) 3. Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động “Đi lên xuống ván dốc dài 2m x 30cm”. 4. Trẻ nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu (CS 9) I. Phát triển vân động: -Trẻ nhớ các động tác của bài thể dục sáng. -Trẻ tập cùng cô và theo băng đĩa các động tác phát triển nhóm cơ và hô hấp: Tay, chân, bụng, bật. -Biết bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp. - Bật nhảy bằng cả 2 chân - Chạm đất nhẹ nhàng bằng 2 đầu bàn chân và giữ được thăng bằng. - Nhảy qua tối thiểu 50 cm - Phối hợp chân, tay, nâng cao đùi, mắt nhìn thẳng, không cúi đầu. Đi lên xuống ván dốc dài 2m, rộng 0,3m, một đầu ghế kê cao 30cm mà không bị ngã. - Biết đổi chân mà không dừng lại. -Biết dừng lại theo hiệu lệnh. -Nhảy lò cò 5-7 bước liên tục về phía trước. *Thể dục sáng. -Hô hấp: +Gà gáy +Ngửi hoa +Thổi nơ bay -Tay: +Hai tay đưa ra phía trước, đưa ra phía sau. + Hai tay đưa ra phía trước, đưa sang ngang. + Đánh xoay tròn 2 tay (Cuộn len). -Chân: +Đứng khuỵu gối. +Đứng đưa chân ra các phía. + Đứng, nâng cao chân, gập gối. -Bụng: +Đứng cúi người về trước. +Đứng quay người sang 2 bên. +Đứng nghiêng người sang 2 bên -Bật: +Bật chụm chân tại chỗ +Bật sang bên phải, sang trái. +Bật tiến về trước, lùi về sau. *Hoạt động học: -Bài tập phát triển chung: Tay, chân, bụng, bật -Vận động cơ bản: “Bật xa tối thiểu 50cm” “Đi lên xuống ván dốc dài 2m x 30cm”. “Nhảy lò cò ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu” *Hoạt động chơi: -TCDG: Bịt mắt đá bóng Kéo co - TCVĐ: Thi đi nhanh Nhảy tiếp sức - TCHT: Tìm bạn Tặng quà cho bạn II. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: 5. Tự mặc, cởi được áo quần (CS 5). 6. Trẻ tập các cử động của bàn tay, ngón tay. II. Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: - Mặc áo đúng cách, 2 tà không bị lệch nhau - Cài và mở được hết các cúc áo - Tự mặc và cởi được quần -Các loại cử động của bàn tay, ngón tay, cổ tay: Vo, xoáy, xoắn, vặn, búng ngón tay, vê, véo, vuốt, miết, ấn bàn tay, ngón tay, gắn, nối *Hoạt động học. *Hoạt động chơi. *Hoạt động học. *Hoạt động chơi. Giáo dục Phát triển Nhận thức: I. Khám phá xã hội: 7. Trẻ nói được tên trường, lớp, cô giáo, tên một số bạn thân trong trường, lớp khi được hỏi, trò chuyện. 8. Trẻ nói được tên một số đồ dùng, đồ chơi trong trường, lớp khi được hỏi, trò chuyện. 9. Trẻ kể tên 1 số lễ hội: Ngày hội đến trường của bé, tết trung thuqua trò chuyện, tranh ảnh. I. Khám phá xã hội: - Tên trường, lớp của bé. - Tên 1 số bạn thân. - Tên cô giáo, 1 số đặc điểm nổi bật, công việc của cô giáo. - Tên gọi 1 số đồ dùng, đồ chơi trong trường, lớp. - 1 số đặc điểm nổi bật của đồ dùng, đồ chơi. - Cách chơi, cách sử dụng của 1 số đồ dùng, đồ chơi. - Ngày hội đến trường của bé: Thời gian tổ chức, các hoạt động trong ngày hội. - Tết trung thu: Thời gian tổ chức, các hoạt động, những trò chơi, những món quà mà bé nhận được. *Hoạt động học. -Cô giáo và các bạn lớp em -Đồ chơi của lớp mình -Vui Tết Trung thu *Hoạt động chơi: -Ai nghe tinh, ai nói giỏi -Ai chọn đồ chơi nhanh nhất -Bày cỗ đón trung thu II. Làm quen với 1 số khái niệm sơ đẳng về toán: 10. Gọi tên các ngày trong tuần ((CS 109) 11. Trẻ hay đặt câu hỏi: Trẻ quan tâm đến các con số như thích nói về số lượng, đếm và hỏi: “Bao nhiêu?”; “Là số mấy”. (CS 112) 12. Trẻ ôn tập số lượng 3. Nhận biết chữ số 3. Ôn so sánh chiều rộng. 13. Trẻ ôn tập số lượng 4. Nhận biết số 4. Ôn tập nhận biết hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. II. Làm quen với 1 số khái niệm sơ đẳng về toán: -Nói được tên các ngày trong tuần theo thứ tự. -Nói được trong tuần ngày nào đi học, ngày nào nghỉ ở nhà. - Hay phát biểu khi học - Hay đặt câu hỏi để tìm hiểu hoặc làm rõ thông tin. - Tập trung chú ý trong khi học. - Đếm được số lượng trong phạm vi 3 và nhận biết được chữ số 3. - Tiếp tục ôn tập so sánh, sắp xếp về chiều rộng của 3 đối tượng. - Đếm được số lượng trong phạm vi 4 và nhận biết được chữ số 4. - Tiếp tục ôn tập, sắp xếp xen kẽ các hình hình học. *Hoạt động học. *Hoạt động chơi *Hoạt động học: -Ôn số lượng 1-2. Nhận biết chữ số 1; 2. Ôn so sánh chiều dài. -Ôn tập số lượng 3. Nhận biết chữ số 3. Ôn so sánh chiều rộng. -Ôn tập số lượng 4. Nhận biết số 4. Ôn tập nhận biết hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác. Giáo dục Phát triển Ngôn ngữ: 14. Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi. (CS 61). 15. Trẻ không nói tục, chửi bậy (CS 78). 16. Trẻ đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao trong chủ đề “Lớp mẫu giáo 5 tuổi của bé”. 17. Trẻ kể lại được truyện có mở đầu, có kết thúc với sự giúp đỡ của người lớn về chủ đề “Lớp mẫu giáo 5 tuổi của bé”. 18. Trẻ làm quen và phát âm được chữ cái o; ô; ơ trong từ nói về tên trường, lớp, cô giáo, các bạn và đồ dùng đồ chơi trong trường lớp mầm non. - Nhận ra thái độ khác nhau (âu yếm, vui vẻ, cáu giận) của người nói chuyện với mình qua ngữ điệu khác nhau của lời nói. - Nhận ra đặc điểm tính cách của nhân vật qua sắc thái, ngữ điệu lời nói của các nhân vật trong chuyện. - Biết sử dụng giọng điệu của các nhân vật khác nhau khi kể lại 1 sự kiện. - Thể hiện được cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu của lời nói. - Không nói tục, chửi bậy kể cả khi trẻ tức giận. - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ hiểu nội dung và cảm nhận được âm điệu, nhịp điệu, vần điệu của các bài thơ, ca dao, đồng dao. - Đọc thuộc, diễn cảm 1 số bài thơ, ca dao, đồng dao trong chủ đề. -Trẻ nhớ tên câu chuyện, tên tác giả, trẻ hiểu nội dung truyện, nhớ được tên các nhân vật trong truyện. - Trẻ nhìn vào tranh vẽ có thể nói nội dung mà tranh minh hoạ - Sử dụng lời nói để diễn đạt nội dung câu chuyện, kể lại được chuyện có mở đầu, có kết thúc. - Nhận biết và phát âm chữ cái o; ô; ơ. - Tìm và phát âm chữ cái o; ô; ơ trong từ trọn vẹn. *Hoạt động học. *Hoạt động chơi *Hoạt động học. *Hoạt động chơi *Hoạt động học: -Đọc thơ: “Hương cốm tới trường”; “Gà học chữ”; “Nặn đồ chơi” -Ca dao, đồng dao: Nu na, nu nống; Dung dăng, dung dẻ; Kéo cưa, lừa xẻ. *Hoạt động học: Kể truyện: “Món quà của cô giáo”; “Học trò của cô giáo chim khách” *Hoạt động học: Làm quen chữ cái o; ô; ơ Giáo dục Phát triển Tình cảm, kỹ năng xã hội: 19. Trẻ mạnh dạn nói lên ý kiến của bản thân (CS 34) 20. Trẻ dễ hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi (CS 42) 21. Có nhóm bạn chơi thường xuyên (CS 46) - Phát biểu ý kiến hoặc trả lời các câu hỏi của người khác 1cách tự tin, rõ ràng, tự nhiên, lưu loát, không sợ sệt, không rụt dè, e ngại. -Trẻ nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm -Được mọi người trong nhóm tiếp nhận -Chơi trong nhóm bạn vui vẻ, thoải mái. - Có ít nhất 2 bạn thường hay chơi cùng nhau *Hoạt động học. *Hoạt động chơi *Hoạt động chơi: + T.C ở góc PV: "Gia đình"; “Cô giáo”; “Bác cấp dưỡng”; “Cửa hàng sách”; “Cửa hàng bánh Trung Thu”. + TC ở góc XD: “XD lớp mẫu giáo 5 tuổi của em”; “XD khu vui chơi của trường em”; “XD trại thu”. + TC ở góc HT: “Làm quen với sách bút của lớp 5 tuổi”; “Xem tranh ảnh của lớp em”; “Tìm và gạch chân chữ cái o; ô; ơ trong sách vở”; “Xem sách, tranh truyện”; “Hoàn thiện sách vở”. + TC ở góc NTTH: “Hát về cô giáo và các bạn lớp em”; “Tô màu tranh lớp học”; “Cắm hoa trang trí lớp”; “Bày cỗ đón trung thu”. + TC ở góc TN: “Chăm sóc cây, con vật trong góc thiên nhiên của lớp”; Chơi cát nước. +TCDG: Chi chi chành chành; Tập tầm vông; Nu na nu nống. *Hoạt động học. *Hoạt động chơi Giáo dục Phát triển Thẩm mỹ: 22. Trẻ nhận ra giai điệu (Vui, êm, dịu, buồn) của bài hát, bản nhạc. (CS 99) 23. Trẻ hát, vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc về chủ đề “Lớp mẫu giáo 5 tuổi của bé”. 24. Tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ (CS 6). 25. Trẻ thực hiện 1 số công việc theo cách riêng của mình. (CS 118) 26. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ để tạo thành bức tranh đèn ông sao có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. -Nghe bản nhạc hoặc bài hát gần gũi và trẻ nhận ra được bài hát, bản nhạc nào vui hay buồn. - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, trẻ hiểu nội dung và cảm nhận được âm điệu, nhịp điệu, của các bài cô dạy trẻ hát. - Biết hát, múa, vận động minh họa nhịp nhàng, biết sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp một số bài hát theo chủ đề. - Cầm bút đúng bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa - Tô màu đều, không chờm ra ngoài nét vẽ - Không bắt chước và có những khác biệt trong khi thực hiện nhiệm vụ. - Làm ra sản phẩm tạo hình không giống các bạn khác - Thực hiện cùng nhiệm vụ như các bạn nhưng theo cách khác các bạn. - Trẻ vẽ tranh theo mẫu của cô hoặc theo đề tài để tạo thành bức tranh đèn ông sao có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối. *Hoạt động học: Nghe hát: “Đi học”; “Cô giáo”; “Cô giáo em”; “ánh trăng hòa bình”; “Trường chúng cháu là trường MN”. *Hoạt động học: - Hát, VĐ: “Ngày vui của bé”; “Vườn trường mùa thu”; “Bàn tay cô giáo”; “Cô giáo miền xuôi”;“Đêm trung thu”. - Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp. - Chơi các trò chơi âm nhạc: “Ai nhanh nhất”; “Bạn nào hát”; “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”. *Hoạt động học: “ Tô màu tranh trường MN của em". “Nặn đồ chơi tặng bạn”. “ Vẽ đèn ông sao"; Chủ đề: Cô giáo và các bạn (1 tuần) (Thực hiện từ ngày 25/8/2014 đến ngày 30/8/2014) I. Bảng nội dung hoạt động giáo dục trong tuần Thời gian ND Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Đón trẻ Trò chuyện - Đón trẻ với thái độ niềm nở, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định. - Trò chuyện với trẻ về công việc của cô giáo và các cô bác trong trường. - Trao đổi với phụ huynh về các khoản đóng góp đầu năm và thu tiền thứ 7, phụ phí tháng 8, 9 của trẻ. TDBS Hô hấp: Thổi nơ bay; Tay: Hai tay đưa ra phía trước, đưa ra phía sau.; Chân: Đứng khuỵu gối.; Bụng: Đứng cúi người về phía trước; Bật: Bật chụm chân tại chỗ. Tập kết hợp theo đĩa các bai hát trong chủ đề. Hoạt động học * Thể dục - Trẻ bật xa tối thiểu 50cm (CS1). * MTXQ Cô giáo và các bạn lớp em * Tạo hình - Tô màu trường mầm non. * Văn học - Thơ: Hương cốm tới trường * Âm nhạc - Hát + Dạy vỗ tay theo nhịp: Ngày vui của bé - NH: Đi học - TCÂN: Ai nhanh nhất. * LQ Chữ cái: - LQ chữ cái o, ô, ơ. * Toán - Ôn SL 1-2. NB chữ số 1- 2, ôn so sánh chiều dài. HĐNT * QS có chủ đích: * TCVĐ: * Chơi tự do - QS các khu vực trong trường lớp, QS cây cối xung quanh trường lớp, QS các hiện tượng thời tiết. - Thi xem tổ nào nhanh, chi chi chành chành, hái quả, tập tầm vông, tìm bạn; nu na nu nống, kéo co, rồng rắn lên mây. - Nhặt lá rụng trên sân trường, tưới cây, vẽ theo ý thích, chơi đu quay cầu trượt, chơi cát nước. Hoạt động góc - Góc phân vai: Gia đình, cô giáo, bác cấp dưỡng. - Góc xây dựng: Xây dựng lớp mẫu giáo 5 tuổi của em - Góc học tập: Làm quen với sách bút của lớp 5 tuổi, xem tranh ảnh của lớp em. - Góc nghệ thuật tạo hình: Hát về cô giáo và các bạn ở lớp, tô màu tranh lớp học. - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cối ở góc thiên nhiên. Hoạt động chiều * HĐH: Ôn tập: “Trẻ bật xa tối thiểu 50cm” * HĐC: Trò chơi: Kéo co. Đọc đồng dao: Nu na, nu nống - Hát: Vui đến trường. * HĐH: - LBT trong vở tạo hình. * HĐC: - Cho trẻ chơi tự do ở các góc. * HĐH: - Kể chuyện cho trẻ nghe: Học trò của cô giáo chim khách. * HĐC: - Gải đáp các câu đố * HĐC: - Lau tủ đồ dùng. - Nhặt lá rụng trên sân trường. - Trò chơi: Cây cao cây thấp. * HĐC: - Dạy trẻ đọc thơ: Gà học chữ. * HĐC: - TC: Thi xem tổ nào nhanh. * HĐH: - Ôn số lượng 1-2. Tô viết số 1,2 * HĐC: Vui chung cuối tuần. - Phát phiếu bé ngoan. II. Mục đích: - Trẻ biết tập cùng cô các động tác của bài thể dục sáng theo băng đĩa - Trẻ biết bật xa tối thiểu 50cm. - Trẻ biết tên gọi, 1 số đặc điểm nổi bật, công việc của cô giáo và cô bác nhân viên trong trường. - Trẻ biết tên của bạn, một số đặc điểm nổi bật, sở thích của các bạn trong lớp - Trẻ biết phối hợp các màu để tô được trường mầm non và tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ - Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, trẻ hiểu nội dung và cảm nhận được âm điệu, nhịp điệu, vần điệu của bài thơ" Hương cốm tới trường" - Trẻ hát thuộc bài hát, hiểu nội dung bài hát, và biết vỗ tay theo nhịp bài hát: Ngày vui của bé. - Trẻ nhận biết được chữ o, ô ,ơ trong từ cô giáo, lớp học, biết được cấu tạo và phát âm được chữ cái o, ô, ơ . - Trẻ nhận biết được các số trong phạm vi 1, 2, biết so sánh chiều dài. -Trẻ chú ý quan sát cùng cô và nói được tên khu vực của trường, của lớp mình, chú ý quan sát đặc điểm rõ nét của các loại cây và quan sát nói được các hiện tượng thời tiết xảy ra trong ngày. - Trẻ nhớ vai chơi của mình, nhớ các trò chơi trong góc. Trẻ biết phối hợp với nhau trong nhóm chơi của mình. - Trẻ biết chơi các trò chơi trong hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, trò chơi học tập, vận động, dân gian, chơi tự do. TRò chuyện * Trẻ tự, mặc cởi được quần áo(CS 5 - MT 5). Cô hỏi trẻ: Khi nào con Tự mặc, cởi được áo quần - Khi quần áo bị bẩn hoặc bị ướt con cần làm gì? - Con tự mặc và cởi quần áo như thế nào? * Trò chuyện về công việc của cô giáo và các bạn: - Con hãy kể tên những cô giáo trong trường? - Những cô giáo đó dạy lớp nào? - Khu mẫu giáo của chúng ta học có mấy lớp. - Lớp nào và lớp nào? - Ai phụ trách lớp đó? - Kể tên các bạn ở trong lớp? - Con học lớp mẫugiáo mấy tuổi? - Cô giáo con tên là gì? - Các con có biết ở lớp có bao nhiêu góc chơi, vị trí của góc chơi? - Hàng ngày ở trường các con được tham gia những hoạt động gì? - Các con làm gì để cho trường và lớp học luôn sạch đẹp? chuẩn bị học liệu * Môi trường trong lớp: - Trang trí: Tranh chủ đề cô giáo và các bạn - Các góc chơi: Góc phân vai; góc xây dựng; góc học tập; góc nghệ thuật tạo hình. * Môi trường ngoài lớp: - Trang trí theo chủ đề: Lớp mẫu giáo 5 tuổi của bé; Bảng tuyên truyền về các hoạt động của bé trong tuần. - Góc thiên nhiên: Cây cảnh; cây cối trong vườn trường * Đồ dùng của cô và của trẻ - Thể dục: Sân bãi bằng phẳng, vạch chuẩn song sang nằm ngang cách nhau 50cm. - Tranh MTXQ về công việc của cô giáo, tranh vẽ về trường mầm non. - Đồ dùng tạo hình: Tranh mẫu của cô. Búp sáp mầu, tranh rỗng vẽ trường mầm non. - Tranh dạy thơ: Hương cốm tới trường. - Đ/ D âm nhạc: 17 xắc xô, 5 lúc lắc, 12 đôi phách gỗ, mũ trò chơi, vòng thể dục. - Toán: Mỗi trẻ có 2 cái ô, 2 con mèo, các thẻ số từ 1- 2. Mỗi trẻ có 3 dải băng có chiều dài khác nhau, các hình chữ nhật có kích thước khác nhau. * Đồ chơi cho trẻ: Đủ cho 5 góc chơi * Các bài hát: Trường của cháu là trường mầm non; Cháu đi mẫu giáo, tập đếm, ngày vui của bé, cháu đi mẫu giáo, chúng cháu yêu cô lắm, vui đến trường, bóng tròn to. * Các bài thơ: Cô giáo của em, tình bạn, nghe lời cô giáo, điểm mười. * Các câu chuyện: Thỏ trắng đi học, cô giáo hươu sao. * Các câu đố: Bút chì, bút màu, đu quay, bập bênh, búp bê, viên phấn. * Các trò chơi: Thi xem tổ nào nhanh, thi đi nhanh, nhảy tiếp sức, bạn nào hát, kéo co, lộn cầu vồng, thả đỉa ba ba, cờ lúa ngô, nhảy qua suối nhỏ, tập tầm vông. * Các bài ca dao, đồng dao: Nu na, nu nống, chi chi chành chành. thể dục buổi sáng 1.Mục đích * Kiến thức: Trẻ nhớ được các động tác của bài tập phát triển chung. * Kĩ năng: Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ nhịp nhàng các động tác của bài tập thể dục sáng theo đĩa các bài hát, bản nhạc chủ đề lớp mẫu giáo năm tuổi (MT 1). * Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia tập và đoàn kết không chen lấn xô đẩy nhau trong khi tập. - Trẻ biết rèn luyện thể dục giúp cho cơ thể khoẻ mạnh. 2. Chuẩn bị - Sân bãi sạch, kiểm tra sức khoẻ, bỏ guốc dép. - Bài hát: Trường của cháu là trường mầm non. 3. Tổ chức hoạt động * Khởi động: Cho trẻ đi theo vòng tròn vừa đi vừa dậm chân kết hợp hát bài cùng đi đều. trẻ đi 2 - 3 vòng sau đó dàn hàng ngang theo tổ. * Trọng động: Cô và trẻ cùng tập các động tác kết hợp với bài hát: Trường chúng cháu là trường mầm non. - Hô hấp : Thổi nơ bay + Đưa tay trước miệng và thổi mạnh, đồng thời đưa hai tay dang ngang. - Tay: Hai tay đưa ra phía trước, đưa ra phía sau + CB: Đứng thẳng, 2 chân ngang vai. + ĐT 1: Đưa 2 tay thẳng lên cao quá đầu. + ĐT 2: Đưa thẳng hai tay ra phía trước, cao ngang vai. + ĐT 3: Đưa 2 tay ra phía sau. + ĐT 4: Đứng thẳng, hai tay thả xuôi theo người. - Chân : Đứng khuỵu gối. + CB: Đứng thẳng, 2 gót chân chụm vào nhau, 2 tay chống hông. + ĐT 1: Nhún đầu gối hơi khuỵu. + ĐT 2: Đứng thẳng lên. - Bụng: Đứng cúi người về trước + CB: Đứng 2 chân dang rộng bằng vai, hai tay dơ cao quá đầu. + ĐT 1: Cúi xuống, 2 chân thẳng, tay chạm đất. + ĐT 2: Đứng lên, 2 tay giơ cao. + ĐT 3: Đứng thẳng 2 tay thả xuôi theo người - Bật chụm chân tại chỗ - Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ tập * Trò chơi VĐ: Bịt mắt đá bóng. - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi. - Trẻ chơi theo yêu cầu của cô. * Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng sân. hoạt động ngoài trời * QS có chủ đích: QS các hiện tượng thời tiết; QS các khu vực trong trường lớp, quan sát cây cối xung quanh lớp. * TCVĐ: Thi xem tổ nào nhanh, hái quả, tìm bạn thân, mèo đuổi chuột, kéo co, cờ lúa ngô, thả đỉa ba ba. * CTD: Nhặt lá rụng trên sân trường, tưới cây, vẽ theo ý thích, chơi đu quay cầu trượt, chơi với cát nước. 1. Mục đích * Kiến thức: Trẻ nhớ được tên các khu vực của trường, của lớp mình. - Trẻ nhớ tên gọi, một số đặc điểm rõ nét của các loại cây và biết các hiện tượng thời tiết xảy ra trong ngày. * Kĩ năng: Trẻ chú ý quan sát cùng cô và nói được tên khu vực của trường, của lớp mình. - Trẻ chú ý quan sát đặc điểm rõ nét của các loại cây. Chú ý quan sát và nói được các hiện tượng thời tiết xảy ra trong ngày. - Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô. - Trẻ biết so sánh những điểm giống và khác nhau giữa các loại cây. - Trẻ dễ hoà đồng với bạn bè trong nhóm chơi (CS42- MT20). + Trẻ nhanh chóng nhập cuộc vào hoạt động nhóm + Được mọi người trong nhóm tiếp nhận +Chơi trong nhóm bạn vui vẻ, thoải mái. * Thái độ: Trẻ hiểu luật chơi và chơi thành thạo trò chơi. - Biết đoàn kết trong khi chơi không chen lấn xô đẩy nhau. 2. Chuẩn bị - Sân bãi sạch sẽ, khu vực xung quanh trường, 6 vòng thể dục, gấu bông, búp bê, lật đật, các loại cây ở xung quanh lớp. - Mũ cáo thỏ, gà, vịt. - Phấn, gạch, dây thừng, sỏi đá, thùng rác, bình tưới. 3. Tổ chức hoạt động Nội dung Hoạt động SP của giáo viên Dự kiến các HĐ của trẻ 1.Hoạt động 1: * ổn định tổ chức: 2.Hoạt động 2: Quan sát: QS các khu vực trong trường lớp, QS cây cối XQ lớp, QS các hiện tượng thời tiết * Trò chơi vận động: * Chơi tự do: 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Kiểm tra sức khoẻ, đội mũ đi dép cho trẻ trước khi ra sân. - Cô và trẻ cùng vươn vai hít thở không khí trong lành và vừa đi vừa hát bài “trường của cháu là trường mầm non ” và trò chuyện với trẻ + Câu hỏi đàm thoại * QS khu vực trong trường lớp - Con đang học ở trường nào? - Bên cạnh lớp mình có những lớp gì? - Hãy kể tên trước khu lớp mình có những cây gì? - Kể tên những cô giáo ở trong khu. - Kể tên những bạn ở trong lớp. * QS cây cối xung quanh lớp. - Cô đố chúng mình biết đây là những cây gì? Những cây này có đặc điểm gì? - Đếm xem có bao nhiêu loại cây. - Những loại cây này có ích lợi gì? - Muốn cây chóng lớn ta phải làm gì? - Chăm sóc như thế nào? - So sánh: Những cây này giống và khác nhau ở những điểm nào? * QS hiện tượng thời tiết - Bầu trời hôm nay thế nào? - Cây cối thế nào? - Tại sao cây lại đung đưa? - Trên trời có màu gì? - Khi trời nắng chúng ta có nhìn lên trời đựơc không? Vì sao. - Buổi sáng mặt trời mọc đằng nà
File đính kèm:
- giao_an.doc