Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề: Quê hương – Đất nước + Vận động cơ bản: “Bò dích dắc qua 5 điểm” + Trò chơi vận động: Đua thuyền

I. Mục đích yêu cầu:

 1. Kiến thức:

 - Trẻ biết tên vận động: “ Bò dích dắc qua 5 điểm”; Tên trò chơi: “ Đua thuyền”.

 - Trẻ biết cách thực hiện vận động “Bò dích dắc qua 5 điểm”: Chống hai tay xuống sàn. Khi có hiệu lệnh, người nhổm lên cao, bò về phía trước, mắt nhìn thẳng về phía trước.

 - Trẻ biết cách chơi và luật chơi trò chơi “ Đua thuyền”.

 2. Kỹ năng:

 - Trẻ có kỹ năng có kỹ năng thực hiện các vận động của giờ vận động: đi, chạy theo hiệu lệnh,tập hợp, tách hàng, bài tập phát triển chung.

 - Trẻ có kỹ năng thực hiện vận động cơ bản “Bò dích dắc qua 5 điểm” khi bò qua các điểm dích dắc phải chú ý để không bị chệch ra ngoài( có thể bò bằng bàn tay và bàn chân hoặc bò bằng bàn tay và cẳng chân)

 - Phát triển tố chất thể lực cho trẻ: nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ khi thực hiện các vận động và khi chơi trò chơi.

 - Phát triển cơ tay, cơ vai, thị giác. Rèn luyện sự định hướng trong không gian.

 - Trẻ chơi đúng cách chơi, đúng luật chơi và hợp tác cùng bạn khi chơi trò chơi “ Đua thuyền”.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề: Quê hương – Đất nước + Vận động cơ bản: “Bò dích dắc qua 5 điểm” + Trò chơi vận động: Đua thuyền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN
 LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Chủ đề: Quê hương – Đất nước
Đề tài: + VĐCB: “ Bò dích dắc qua 5 điểm”
 + TCVĐ: “ Đua thuyền”
Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ
Số lượng trẻ: 25-30 trẻ.
Thời gian: 25 – 30 phút.
I. Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức:
 - Trẻ biết tên vận động: “ Bò dích dắc qua 5 điểm”; Tên trò chơi: “ Đua thuyền”.
 - Trẻ biết cách thực hiện vận động “Bò dích dắc qua 5 điểm”: Chống hai tay xuống sàn. Khi có hiệu lệnh, người nhổm lên cao, bò về phía trước, mắt nhìn thẳng về phía trước.
 - Trẻ biết cách chơi và luật chơi trò chơi “ Đua thuyền”.
 2. Kỹ năng:
 - Trẻ có kỹ năng có kỹ năng thực hiện các vận động của giờ vận động: đi, chạy theo hiệu lệnh,tập hợp, tách hàng, bài tập phát triển chung.
 - Trẻ có kỹ năng thực hiện vận động cơ bản “Bò dích dắc qua 5 điểm” khi bò qua các điểm dích dắc phải chú ý để không bị chệch ra ngoài( có thể bò bằng bàn tay và bàn chân hoặc bò bằng bàn tay và cẳng chân)
 - Phát triển tố chất thể lực cho trẻ: nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ khi thực hiện các vận động và khi chơi trò chơi.
 - Phát triển cơ tay, cơ vai, thị giác. Rèn luyện sự định hướng trong không gian.
 - Trẻ chơi đúng cách chơi, đúng luật chơi và hợp tác cùng bạn khi chơi trò chơi “ Đua thuyền”.
 3. Thái độ:
 - Trẻ thích tập thể dục, có ý thức tham gia tập luyện, biết rèn luyện cơ thể mọi lúc mọi nơi cho cơ thể khỏe mạnh.
 - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động, có tinh thần đoàn kết cùng bạn khi thi đua.
	 - Giáo dục trẻ yêu quê hương, đất nước. Yêu gia đình, yêu mái trường, thầy cô, bạn bè.
 4. Tích hợp:
 - Âm nhạc: Nghe hát và vận động theo nhạc bài hát:
 + “Đoàn tàu nhỏ xíu” – Tác giả: Mộng Lân.
 + “Bé yêu biển lắm” – Tác giả: Vũ Hùng.
 - Văn học: “Đồng dao biển cả” – Tác giả: Phạm Xuân Nguyên.
 - Toán: Ôn định hướng trong không gian.
II. Chuẩn bị:
 1.Địa điểm tổ chức: 
 Trẻ tập ngoài sân: Sân tập rộng, an toàn, sạch sẽ, thuận lợi cho vận động.
 2.Đội hình dạy trẻ:
- Khởi động: Đội hình vòng tròn theo sơ đồ:
 X : Cô
 - Trọng động: 
 + BTPTC: Trẻ theo đội hình 4 hàng ngang, sole
 X 	
	 * * * * * *(Trẻ)
 * * * * * *
 * * * * * 
 * * * * * *
 + BTPTVĐCB: Trẻ ở đội hình theo sơ đồ
 - Hồi tĩnh: Đội hình tự do
3. Chuẩn bị của cô:
 - Bao cát thể dục của cô, của trẻ
 - Đĩa nhạc có ghi các bài hát: Đoàn tàu nhỏ xíu” – Tác giả: Mộng Lân, “Bé yêu biển lắm” – Tác giả: Vũ Hùng, Chicken dance.
 - Xắc xô, phấn kẻ vạch.
 - Rỏ đựng hoa quả, bánh kẹo (bằng nhựa).
4. Đồ dùng của trẻ:
 - Bao cát của trẻ: 20 – 25 bao.
 - 15 mũ giấy ca nô màu vàng,15 mũ giấy ca nô màu đỏ cho trẻ đội.
5. Trang phục, tâm thế của cô và trẻ:
 - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp với vận động 
 - Tâm thế của cô và trẻ thoải mái, vui tươi.
III. Cách tiến hành:
 Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú: 2 – 3 phút
 - Truyền tin, truyền tin!
 Hôm nay là ngày các bạn ở đảo Trường Sa lớn tổ chức đón trung thu, các bạn ở Trường Sa mời các con đến thăm đảo và đón Tết Trung thu cùng với các bạn. Các con có thích đến dự với các bạn không?
 Chặng đường đến với Trường Sa rất dài. Chúng ta sẽ đi bằng tàu hỏa đến Nha Trang và đi bằng tàu biển để ra đảo. Vì vậy, cô và các con phải chuẩn bị sức khỏe thật tốt để đến vui Tết Trung thu với các bạn!
- Tin gì, tin gì?
- Trẻ lắng nghe.
2. Nội dung chính: 20 – 25 phút
2.1 Khởi động: Cô dùng lời hướng dẫn, hô hiệu lệnh, xắc xô kết hợp với nhạc bài hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” – Sáng tác: Mộng Lân tổ chức cho trẻ khởi động:
- Cô cho cả lớp làm thành đoàn tàu đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi:
+ Tàu đi thường (3m).Tàu đi bằng mũi bàn chân(1,5m).Tàu đi thường (3m). Tàu đi bằng gót chân(1,5m).Tàu đi thường (3m)
- Chạy:Tàu chạy chậm(2m).Tàu chạy nhanh(3 – 4m).Tàu chạy chậm(2m).Tàu về ga Nha Trang.
- Đội hình đội ngũ:Cô cho trẻ điểm số “1, 2” .Hướng dẫn trẻ tách 2 hàng dọc thành 4 hàng dọc.Cô hô khẩu lệnh cho trẻ quay qua 4 hàng dọc thành 4 hàng ngang. (đối diện cô).
 Trẻ về 4 hàng chuẩn bị bài tập phát triển chung.
 Thành phố Nha Trang rất đẹp, có biển xanh, có nhiều nắng và gió có bãi biển với cát trắng, nắng vàng rất tốt cho sức khỏe đấy,cô và các con phải trải qua hai bài thể dục để chuẩn bị chèo thuyền ra Trường Sa thăm các bạn.
 Chúng mình cùng đến với bài tập đầu tiên nào.
- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi.
- Trẻ chạy chậm, chạy nhanh và chạy về 4 hàng dọc trước mặt cô.
- Trẻ thực hiện điểm số, tách hang.
- Trẻ lắng nghe.
2.2. Trọng động:
a. BTPT chung: Cô cho trẻ tập theo nhạc bài hát: “Bé yêu biển lắm” – Tác giả: Vũ Hùng. Trẻ đứng đội hình 4 hàng ngang, sole nhau và đối diện cô.
 - ĐT Tay- vai : Tay đưa về phía trước, đưa lên cao, hạ xuống (4l x 4n)
 - ĐT Bụng- lườn: ngồi duỗi chân, hai chân thay nhau đưa lên cao (4l x 4n)
 - ĐT Chân: Bước một chân ra phía trước, khuỵu gối ( 4l x 4n):
 - ĐT Bật: Bật luân phiên chân trước, chân sau ( 4l x 4n)
 - Bài thể dục của các con rất đẹp, các động tác rất đều và dứt khoát. Cô khen các con!
- Tiếp theo, chúng mình cùng đến với bài tập vận động thứ 2 nhé!
- Sau đây lớp mình sẽ được chia thành 2 đội: đội Cờ Đỏ và đội Sao Vàng.
* Luyện đội hình đội ngũ:
 + Hô khẩu lệnh cho 4 hàng ngang quay phải đối diện cô.
 + Cho trẻ cầm tay nhau dàn 4 hàng ngang cách đều nhau.
b. BTPTVĐ cơ bản:
- Cô giới thiệu tên vận động:
 + Bài tập dành cho 2 đội mang tên “Bò dích dắc qua 5 điểm”
- Muốn thực hiện bài tập các con chú ý quan sát cô làm mẫu nhé!
 + Cô làm mẫu lần 1: Thực hiện trọn vẹn vận động, có hiệu lệnh rõ ràng.
 Cô vừa thực hiện vận động có tên gì nào?
(Cô gọi 2-3 trẻ)
- Để hiểu rõ hơn về cách thực hiện vận động “Bò bằng bàn tay và bàn chân 3m” các con quan sát cô làm mẫu lần nữa nhé:
 + Cô làm mẫu lần 2: Thực hiện vận động kết hợp phân tích động tác.
 TTCB: Cô đi từ hàng đến đứng trước vạch, chân không dẫm vạch. Khi có hiệu lệnh “ chuẩn bị” chống 2 tay xuống trước vạch xuất phát ( tay không cham vạch) người nhổm lên cao. Khi có hiệu lệnh “ Bò” cô bò về phía trước theo đường ngoằn ngoèo qua 5 điểm, khi vòng qua các điểm phải chú ý không bị chệch ra ngoài, bò hết 5 điểm cô đứng lên đi về cuối hàng. Có thể bò bằng bàn tay và bàn chân hoặc bò bằng bàn tay và cẳng chân.
- Trẻ thực hiện:
 Bạn nào thực hiện được vận động này?
 + Cô mời 1 trẻ xung phong lên tập thử. (trẻ thực hiện tốt cô cho trẻ tập luôn. Nếu trẻ tập chưa tốt cô làm mẫu lại 1 lần nữa).
 Các con thấy bạn thực hiện vận động này như thế nào?(2-3 trẻ)
 + Lần 1: Lần 1: Cô cho trẻ tập cá nhân: lần lượt trẻ lên tập theo hiệu lệnh của cô ( Cô cho trẻ tập theo sơ đồ H1.)
 ( Sau mỗi lần trẻ tập cô và trẻ cùng nhận xét các bạn tập. Cô chú ý nhận xét phần kỹ năng bài tập, cô sửa sai, động viên, khích lệ trẻ).
Sơ đồ H1: 
 Cô thấy các con thực hiện bài tập rất tốt. Cô đã chuẩn bị cho lớp mình 1 giỏ hoa quả, bánh kẹo để mang đến tặng các bạn. Bây giờ chúng mình cùng thi đua nhé!
- Lần 2 (Tập nâng cao): Theo hình thức thi đua giữa hai đội. 
 Trẻ bò dích dắc qua 5 điểm, mỗi lần bò xong trẻ nhận được một phần quà mang về cho đội mình. Sau một bản nhạc đội nào nhiều hơn là đội thắng.
 + Cô cho 2 đội thi đua , quan sát, động viên trẻ thực hiện đúng kỹ năng ( Cô 1 và cô 2 đổi nhóm trẻ cho nhau để có sự bao quát trẻ toàn diện hơn).
Sơ đồ H2:
+ Kết thúc giờ thi đua cô và trẻ cùng nhận xét, kiểm tra kết quả. 
* Củng cố: 
 - Cô hỏi trẻ phần thi các con vừa tham gia có tên là gì?
 - Cô mời 2 trẻ làm tốt lên thực hiện vận động vừa học.
 Qua cuộc thi cô thấy hai đội đều rất giỏi và đã rất cố gắng. Cô chúc mừng cả hai đội ! ( Cô phụ bật nhạc trống dồn).
 Vừa rồi, cô và các con đã trải qua 2 bài tập, bạn nào cũng đủ sức khỏe để đi đến Trường Sa rồi đấy.
 Cô và các con tiếp tục lên đường bằng thuyền nhé.
- Trẻ đứng thành 4 hàng ngang sole nhau
- Trẻ tập động tác tay- vai:
 - Trẻ tập động tác bụng:
 - Trẻ tập động tác chân:
- Trẻ tập động tác bật bật chân trước chân sau theo nhịp đếm của cô.
 -Trẻ lắng nghe cô nhận xét và vỗ tay.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đứng thành 2 đội.
-Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ quan sát cô làm mẫu.
-2-3 trẻ trả lời “Bò dích dắc qua 5 điểm 
- Trẻ quan sát và lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ giơ tay. 1 trẻ lên thực hiện.
-2-3 Trẻ nhận xét
-Cá nhân trẻ lần lượt thực hiện vận động.
- Trẻ lắng nghe cô nhận xét và nhận xét cùng cô.
-Trẻ lắng nghe. Vâng ạ.
-Trẻ nghe cô giới thiệu hình thức thi đua.
- 2 tổ thi đua với nhau.
-Trẻ nêu ý kiến các nhân và kiểm tra kết quả cùng cô.
- Trẻ trả lời
-2 trẻ lên thực hiện lại vận động vừa học.
-Trẻ lắng nghe cô nhận xét và vỗ tay.
-Vâng ạ.
2.3. Trò chơi vận động:
- Trò chơi mang tên “Đua Thuyền” 
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi:
* Cách chơi: Cô chia trẻ thành hai đội, ngồi thành 2 hàng dọc trước vạch xuất phát. 2 tay bạn đằng sau ôm bụng bạn đằng trước, 2 chân xoạng ra. Khi cô ra hiệu lệnh trẻ ở 2 hàng dùng sức của đôi chân đẩy thuyền về đích.
* Luật chơi: Trong quá trình di chuyển, trẻ phải ôm chặt lấy bạn, nếu bạn nào để tuột tay, thuyền bị vỡ thì đội đó phải sửa lại thuyền và đi tiếp
* Thời gian chơi: 1 bản nhạc.(Nhạc:Chicken dance)
- Cô cho trẻ chơi ( 2-3 lần), sau mỗi lần chơi cô tuyên bố đội thắng cuộc.
- Trong khi chơi cô quan sát, nhắc nhở động viên khích lệ trẻ.
- Cô nhận xét, khen ngợi trẻ, chúc mừng 2 đội chơi.
- Trẻ lắng nghe cô giới thiệu: tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ nghe cô nhận xét sửa sai.
c. Hồi tĩnh:
- Đến đảo Trường Sa lớn rồi, các bạn đang chào đón chúng mình lên đảo vui trung thu đấy.
 + Cô và các con cùng đọc bài “ Đồng dao biển cả” của tác giả “ Phạm Xuân Nguyên” để tặng các bạn trên đảo nhé!
 “ Nu na nu nống .
 Đánh trống phất cờ Nu na nu nống.
 Biển cả xa bờ Hoàng Sa Trường Sa.
 Có hai quần đảo
 Trường Sa Hoàng Sa
 Bờ biển trên đảo thật đẹp, chúng mình và các bạn cùng đi dạo nhẹ nhàng trên bãi biển nào.
 + Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng và hít thở 
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đọc bài “Đồng dao biển cả”.
- Trẻ đi nhẹ nhàng theo đội hình tự do .
3. Kết thúc: 1 – 2 phút.
- Hôm nay các con tham gia phần thi gi? Chơi trò chơi gì?
- Giaó dục trẻ chăm ngoan, chăm chỉ luyện tập, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để có 1 cơ thể khỏe mạnh lớn lên góp phần bảo vệ tổ quốc. 
 - Cô nhận xét chung giờ học, tuyên dương và động viên trẻ.
 - Kết thúc hoạt động.
- Bồ dích dắc qua 5 điểm
- Trẻ lắng nghe cô nhận xét.

File đính kèm:

  • docgiao_an_bo_dic_dac_qua_5_diem.doc