Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề: Trường mầm non

I. Mục tiêu.

1. Phát triển thể chất.

- Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.

- Biết bật liên tục về phía trước.

- Biết tung và bắt bóng được 4-5 lần liên tiếp.

- Thực hiện đúng các động tác ném.

- Biết ăn để cao lớn khỏe mạnh, biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng

- Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn.

- Có một số hành vi tốt trong ăn uống: Mời cô, mời bạn khi ăn, ăn từ tốn.

2. Phát triển nhận thức:

 - Trẻ có một số hiểu biết về tết Trung thu.

 - Biết một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp.

 - Biết một số hoạt động của các cô, bác trong trường mầm non

 - Biết quan tâm đến chữ số, số lượng.

- Biết đếm, so sánh, thêm bớt, tạo nhóm trong phạm vi 2, nhận biết chữ số 1, 2.

3. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp:

- Thực hiện được 2, 3 yêu cầu liên tiếp.

- Nghe và hiểu nội dung một số câu chuyện, đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao.

- Biết giữ gìn và bảo vệ sách.

 

doc59 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ đề: Trường mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ TRƯỜNG MẦM NON
(Thực hiện từ ngày 12 tháng 09 đến ngày 30 tháng 09 năm 2016)
I. Mục tiêu.
1. Phát triển thể chất.
- Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.
- Biết bật liên tục về phía trước.
- Biết tung và bắt bóng được 4-5 lần liên tiếp.
- Thực hiện đúng các động tác ném.
- Biết ăn để cao lớn khỏe mạnh, biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng
- Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn.
- Có một số hành vi tốt trong ăn uống: Mời cô, mời bạn khi ăn, ăn từ tốn.
2. Phát triển nhận thức:
 	- Trẻ có một số hiểu biết về tết Trung thu.
 	- Biết một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
 	- Biết một số hoạt động của các cô, bác trong trường mầm non 
 	- Biết quan tâm đến chữ số, số lượng.
- Biết đếm, so sánh, thêm bớt, tạo nhóm trong phạm vi 2, nhận biết chữ số 1, 2.
3. Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp:
- Thực hiện được 2, 3 yêu cầu liên tiếp.
- Nghe và hiểu nội dung một số câu chuyện, đọc thuộc một số bài thơ, ca dao, đồng dao.
- Biết giữ gìn và bảo vệ sách.
4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
- Biết tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích.
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.
- Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình.
5. Phát triển thẩm mĩ:
- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật.
- Biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời, vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc.
- Biết vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.
- Biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng.
II. Chuẩn bị học liệu:
- Tranh ảnh giới thiệu về trường mầm non, lớp học, tranh ảnh về ngày khai giảng, ngày tết trung thu.
- Trang trí góc chủ đề đẹp gây sự hứng thú cho trẻ.
- Chuẩn bị đồ chơi phù hợp tại các góc: Xốp, bìa ca tông, sỏi, đá, len
- Sưu tầm các bài hát, trò chơi, câu đố, ca dao, đồng dao về trường mầm non, ngày tết trung thu.
- Sưu tầm truyện tranh, sách báo về chủ đề
- Chuẩn bị đất nặn, giấy vẽ, sáp màu, bút chìcác nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương.
III. Mạng nội dung và mạng hoạt động:
1. Phát triển thể chất. 
 Mục tiêu
 Nội dung
 Hoạt động
* Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh.
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ hô hấp, tay, lưng, bụng, lườn, chân.
- Thể dục buổi sáng, bài tập phát triển chung.
- Biết bật liên tục về phía trước.
- Bật liên tục về phía trước.
- Hoạt động học “ Bật liên tục về phía trước”
 - Biết tung và bắt bóng được 4-5 lần liên tiếp.
 - Tung bóng lên cao và bắt bóng.
- Hoạt động học, “ Tung bóng lên cao và bắt bóng”
- Trò chơi “Tung bóng”
- Thực hiện đúng các động tác ném.
- Ai ném xa nhất.
- Hoạt động học “ ném xa bằng một tay”.
- Biết ăn để cao lớn khỏe mạnh, biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để có đủ chất dinh dưỡng
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ich lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.
- Trò chuyện trước và trong giờ ăn.
- Tự cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng , không rơi vãi, đổ thức ăn.
- Tự cầm bát, cầm thìa xúc ăn gọn gàng, không rơi vãi, đổ thức ăn.
- Hoạt động trong giờ ăn.
- Có một số hành vi tốt trong ăn uống: Mời cô, mời bạn khi ăn, ăn từ tốn.
- Tạo một số thói quen tốt trong ăn uống.
- Hoạt động trước,trong và sau giờ ăn.
2. Phát triển nhận thức:
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
- Biết một số hoạt động của các cô, bác trong trường mầm non 
- Một số hoạt động của các cô, bác trong trường mầm non.
- Hoạt động học: “Trường, lớp mầm non của bé
- Hoạt động chơi đóng vai “Cô giáo”, “Bác cấp dưỡng”.
- Biết một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp.
- Tên, đặc điểm, công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi. 
- Hoạt động học: “Đồ dùng đồ chơi của lớp”
- Hoạt động góc, hoạt động ngoài trời.
- Trẻ có một số hiểu biết về tết Trung thu.
- Một số hoạt động trong ngày tết Trung thu.
- Hoạt động học: “ Trò chuyện về ngày tết Trung thu”
- Hoạt động ngoại khóa.
- Biết quan tâm đến chữ số, số lượng. Biết đếm, so sánh, thêm bớt, tạo nhóm trong phạm vi 2, nhận biết chữ số 1, 2.
- Đếm, so sánh, thêm bớt, tạo nhóm trong phạm vi 2, nhận biết chữ số 1, 2.
- Hoạt động học “ Đếm, so sánh thêm bớt tạo nhóm trong phạm vi 2, nhận biết chữ số 1,2”.
 - Hoạt động chơi “ Góc học tập ”
3. Phát triển ngôn ngữ:
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
- Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu.
- Hiểu và làm theo được 2, 3 yêu cầu.
- Quan sát, trò chuyện thông qua các hoạt động ở lớp.
- Nghe hiểu nội dung một số câu chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò, vè.
- Nghe hiểu nội dung một số câu chuyện, đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò, vè.
- Hoạt động học: Truyện “Người bạn tốt”,Thơ “Trăng sáng”, “Trăng ơi từ đâu đến”, một số bài ca dao, đồng dao theo chủ đề. 
- Hoạt động vui chơi.
- Giữ gìn và bảo vệ sách. 
- Giữ gìn và bảo vệ sách.
- Hoạt động học, hoạt động chơi ở các góc.
4. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội:
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
- Biết tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích.
- Chơi trò chơi theo ý thích.
- Các hoạt động trong ngày: hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
- Hoàn thành công việc được giao.
- Hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động lao động tự phục vụ...
- Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép.
- Trẻ chào hỏi, lễ phép, xin lỗi, cảm ơn. Lắng nghe ý kiến của người khác, xử dụng lời nói, cử chỉ lễ phép.
- Các hoạt động hàng ngày của trẻ
- Trò chơi phân vai “Cô giáo”, “Bác cấp dưỡng”
- Biết bỏ rác đúng nơi quy định.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Các hoạt động trong ngày: hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời.
5. Phát triển thẩm mỹ:
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
- Cảm nhận và thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và các tác phẩm nghệ thuật.
- Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn vẻ đẹp các sự vật hiện tượng thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
- Hoạt động học: “Tô màu cô giáo và các bạn”, “Vẽ,tô màu đồ chơi trong lớp” “ Vẽ và tô màu ông trăng”, 
- Hoạt động vui chơi.
- Biết hát đúng 
giai điệu, lời ca, hát rõ lời, vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu các bài hát, bản nhạc.
- Nghe khác loại nhạc khác 
nhau; hát đúng giai điệu lời ca, vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc.
- Hoạt động học dạy hát “Chào người bạn mới đến”, “Bé và trăng”, “Đêm trung thu”; Dạy vận động “Vui đến trường”
- Hoạt động vui chơi 
“ Góc âm nhạc ”
- Biết vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.
- Sử dụng các kĩ năng vẽ để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng.
- Hoạt động học: “Vẽ hoa trong vườn trường”, “Vẽ đồ chơi trong lớp”, “ Vẽ và tô màu ông trăng”, , - Hoạt động vui chơi “Góc học tập ”.
- Biết nhận xét các sản phẩm tạo hình về màu sắc, đường nét, hình dáng.
- Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng.
- Hoạt động học: Quan sát nhận xét sản phẩm tạo hình.
IV. MỞ CHỦ ĐỀ
1. Mục đích yêu cầu
	- Nhằm giới thiệu chung cho trẻ biết về chủ đề sẽ học chủ đề “Trường mầm non”.
	- Tạo được sự hứng thú để trẻ sẵn sàng bước vào hoạt động theo chủ đề.
2. Giới thiệu chủ đề
- Trò chuyện với trẻ về về trường mầm non Đông Khê của bé, về tết trung thu.
	- Cùng cô trang trí lớp học.
	- Vẽ trường mầm non, vẽ đồ chơi trong lớp, cùng cô trang trí ngôi sao.
	- Cô chuẩn bị những bức tranh về trường mầm non rồi cùng trẻ tô màu, trưng bày đồ chơi ở các góc gọn gàng. 
	Trò chuyện với trẻ:
- Các con ơi sau một thời gian nghỉ hè cô và các con lại gặp nhau tại trường đúng không nào .
- Vậy cô mời một bạn kể cho cô nghe nghỉ hè con ở nhà làm gi ? bố mẹ có đưa con đi chơi không ? ( mời 2 - 3 trẻ trả lời ) 
= > À lớp mình có một số bạn đi học hè còn một số bạn lại nghỉ ở nhà với ông bà cha mẹ, có bạn còn được bố mẹ đưa đi chơi, đi tắm biển nữa đúng không nào.
- Vậy sau khi nghỉ hè xong chúng minh lại phải làm gì nhỉ ? (đi học - đến lớp ) 
-> Sau khi nghỉ hè xong chúng mình lại tiếp tục đến lớp để học đấy, đến lớp các con có thấy vui không ? ( có ạ ! )
- Vậy các con có biết năm nay con mấy tuổi rồi không ? (4 tuổi ). Thế con đang học lớp mấy tuổi ? (4 Tuổi ) 
- Nghỉ lâu như vậy khi đến lớp con có thấy lớp khác trước không ? ( Có , vì cô trang trí lại )
- Sân trường có gì khác không ? lớp học như thế nào ? 
= > Đúng rồi ! sau một thời gian nghỉ hè, khi đến trường các con thấy trường mới và đẹp hơn, vì sao lại như vậy chúng mình sẽ cùng cô tìm hiểu qua chủ đề đầu tiên chủ đề “ Trường mầm non ” nhé.
KẾ HOẠCH TUẦN
Tuần 1: Chủ đề 1, nhánh 1: 
LỚP MÌNH VUI TẾT TRUNG THU (1 tuần )
( Từ ngày 12/09 -> 16/09/ 2016 )
 Kế hoạch thực hiện:
Ngày
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
TD sang
- Đón trẻ vào lớp, xem đĩa hình về trường, lớp Mầm non.
- Trò chuyện với trẻ về tết trung thu.
- Tập TD sáng theo bài: “Trường chúng cháu đây là trường Mầm non”.
Trò chơi: Bóng bay.
Hoạt động học
* Thể dục:
Tung bóng lên cao và bắt bóng
* ÂN: Dạy hát “ Bé và trăng ”
* Văn học:
Trăng sáng.
* KPXH: Trò chuyện về ngày tết trung thu.
* Toán: Đếm đến 2, tạo nhóm có SL 2, NB số 1,2.
* Tạo hình: Vẽ và tô màu ông trăng.
Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động có chủ đích: Nặn bánh trung thu.
- Trò chơi vận động : “Đuổi bóng”
- Chơi tự do: Chơi với ĐC ngoài trời.
Hoạt động
góc
- Góc XD: Xây dựng trường Mầm non.
- Góc phân vai: Bán hàng “Cửa hàng bán bánh kẹo tết Trung thu” 
- Góc học tập- sách: Xem tranh ảnh các hoạt động về Trung thu.
- Góc tạo hình: Vẽ tô màu các loại đồ chơi trung thu.
Hoạt động chiều
Chơi với đồ chơi ở lớp. 
Xem đĩa.
 Chơi trò chơi dân gian.
 Chơi tự do.
 Chơi với đồ chơi ngoài trời.
Trả trẻ, vs lớp học.
 - Nêu gương cuối ngày ( cắm cờ ); cuối tuần ( phát phiếu bé ngoan ) 
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân -> trả trẻ.
- Vệ sinh lớp học.
KẾ HOẠCH TUẦN
Tuần 2: Chủ đề 1, nhánh 2: 
LỚP 4 TUỔI B CỦA BÉ ( 1 Tuần )
 ( Từ ngày 19/09 -> 23/9/ 2016 )
 Kế hoạch thực hiện:
Ngày
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
TD sang
- Đón trẻ vào lớp, xem đĩa hình về trường, lớp Mầm non.
- Trò chuyện với trẻ về Trường, lớp, về đồ dùng đồ chơi, giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi. 
- Tập TD sáng theo bài: “Trường chúng cháu đây là trường Mầm non”.
 Trò chơi: Bóng bay.
Hoạt động học
* Thể dục:
Bật liên tục về phía trước
* ÂN:
Dạy hát: “Chào người bạn mới đến”
* Văn học:
Truyện: Người bạn tốt.
* KHXH: 
Trường,lớp mầm non của bé.
* Toán: 
Thêm bớt, tạo nhóm trong phạm vi 2.
* TH: 
Vẽ, tô màu đồ chơi trong lớp học. 
 (Mẫu)
Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát mô tả trường Mầm non.
- Trò chơi vận động : “Đuổi bóng”
- Chơi tự do: Chơi với ĐC ngoài trời.
Hoạt động
góc
- Góc XD: Xây dựng trường Mầm non.
- Góc phân vai: "Cô giáo”, “Bác cấp dưỡng”.
- Góc học tập - sách: Xem tranh truyện về trường, lớp Mầm non, phân nhóm đồ dùng đồ chơi.
- Góc Âm nhạc: Biểu diễn các bài hát trong chủ đề.
Hoạt động chiều
Chơi với đồ chơi ở lớp. 
Xem đĩa.
 Chơi trò chơi dân gian.
 Chơi tự do.
 Chơi với đồ chơi ngoài trời.
Trả trẻ, vs lớp học.
 - Nêu gương cuối ngày ( cắm cờ ); cuối tuần ( phát phiếu bé ngoan ) 
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân -> trả trẻ.
- Vệ sinh lớp học.
KẾ HOẠCH TUẦN
Tuần 3: Chủ đề1, nhánh 3: 
LỚP MÌNH CÓ NHIỀU ĐỒ CHƠI (1 tuần )
( Từ ngày 26/9 -> 30/9/ 2016 )
 Kế hoạch thực hiện:
Ngày
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
TD sang
- Đón trẻ vào lớp, xem đĩa hình về trường, lớp Mầm non.
- Trò chuyện với trẻ về Trường, lớp, về đồ dùng đồ chơi, giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi. 
- Tập TD sáng theo bài: “Trường chúng cháu đây là trường Mầm non”.
 Trò chơi: Bóng bay.
Hoạt động học
* Thể dục:
Ai ném xa nhất.
* ÂN: Dạy vận động bài “ Vui đến trường”
* Văn học:
Th¬:
“Nghe lêi c« gi¸o”
* KPXH: 
Đồ dùng đồ chơi của lớp
* To¸n:
Gộp 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 2
* Tạo h×nh: 
Vẽ, tô màu đồ chơi trong lớp học. 
(đề tài)
Hoạt động ngoài trời
- Hoạt động có chủ đích: Quan sát mô tả trường Mầm non.
- Trò chơi vận động : “Đuổi bóng”
- Chơi tự do: Chơi với ĐC ngoài trời.
Hoạt động
góc
- Góc XD: Xây dựng trường Mầm non.
- Góc phân vai: "Cô giáo”, “Bác cấp dưỡng”.
- Góc học tập- sách: Xem tranh truyện về trường, lớp Mầm non, phân nhóm đồ dùng đồ chơi.
- Góc Âm nhạc: Biểu diễn các bài hát trong chủ đề.
Hoạt động chiều
Chơi với đồ chơi ở lớp. 
Xem đĩa.
 Chơi trò chơi dân gian.
 Chơi tự do.
 Chơi với đồ chơi ngoài trời.
Trả trẻ, vs lớp học.
 - Nêu gương cuối ngày ( cắm cờ ); cuối tuần ( phát phiếu bé ngoan ) 
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân -> trả trẻ.
- Vệ sinh lớp học.
BÀI SOẠN
Tuần 1 CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON
NHÁNH 1: LỚP MÌNH VUI TẾT TRUNG THU
A. THỂ DỤC SÁNG:
1. Yêu cầu:
- Trẻ tập các động tác đúng, dứt khoát, nhịp nhàng theo nhịp bài hát.
- Nhằm phát triển cân đối, khoẻ mạnh.
- Có thói quen tập thể dục buổi sáng.
2. Chuẩn bị: sàn lớp sạch sẽ.
3. Tiến hành hoạt động:
a. Khởi động: đi nhẹ nhàng xếp thành vòng tròn.
b. Trọng động:
- Hô hấp: Thổi bóng bay ( 4 lần).
- Tập các động tác theo bh: “Trường chúng cháu là trường mầm non” ( 2 lần).
- Trò chơi: Bóng bay ( 2 lần).
c. Hồi tĩnh: Làm chim bay nhẹ nhàng 1 – 2 vòng xq lớp.
B. HOẠT ĐỘNG GÓC:
 	Dự kiến 4 góc chơi.
 	- Góc XD: Xây dựng trường Mầm non.
 	- Góc phân vai: Bán hàng “ Cửa hàng bán bánh kẹo tết Trung thu”.
 	- Góc học tập: Xem tranh ảnh các hoạt động trong ngày tết Trung thu.
 	- Tạo hình: Tô màu các loại đồ chơi trong ngày tết Trung thu.
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết cùng nhau chơi, biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng trường Mẫu giáo.
- Trẻ biết thể hiện thái độ, hành vi đúng mực, có trách nhiệm với vai chơi của mình .
 	- Trẻ xem tranh ảnh và biết đặt câu hỏi thảo luận về nội dung của chúng.
 	- Biết tô màu các loại đồ chơi trong ngày tết Trung thu.
II. Chuẩn bị:
 	- Đồ chơi xây dựng.
 	- Các loại bánh kẹo đồ chơi.
 	- Tranh ảnh, truyện tranh về chủ đề Trung thu.
 	- Bút chì, bút màu, tranh để trẻ tô màu
III. Cách tiến hành:
1. Thoả thuận trước khi chơi: 
- Cô đã chuẩn bị rất nhiều góc chơi, bạn nào kể cho cô biết lớp mình có những góc chơi nào?
 	 + Cô giới thiệu các góc ở lớp: 4 góc.
 	+ Cho trẻ nhận vai chơi ở các góc: bầu nhóm trưởng, các con chơi trò gì? Chơi như thế nào? Các bác xây dựng sẽ xây cái gì?..........
 	 + Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, không nói to . . .Gợi cho trẻ chơi sáng tạo.
2. Quá trình chơi:
- Trẻ nhẹ nhàng vào các góc: cô quan sát trẻ chơi, liên kết các nhóm.
VD: nhóm cô giáo trẻ đóng vai cô dạy bảo nhẹ nhàng học sinh, HS chú ý nghe cô giảng bài; nhóm xây dựng: gợi ý trẻ cái gì xây trước, cái gì xây sau, xây như thế nào? Xây thêm gì?. . . . . 
3. Nhận xét buổi chơi: 
- Cho trẻ đi tham quan từng nhóm, nhận xét từng nhóm, đi tham quan công trình xây dựng.
- Cô nhận xét chung, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định, động viên trẻ giờ sau chơi tốt hơn.
C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
 Hoạt động có chủ đích: Quan sát mô tả về trường Mầm non.
 Trò chơi vận động: Đuổi bóng.
 Chơi tự do: Cho trẻ chơi đu quay cầu trượt, chơi với bóng.
 I. Mục đích – yêu cầu:
- Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhên
- Phát triển óc quan sát, tư duy và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ hứng thú chơi, biết chơi đúng luật.
- Trẻ được vui chơi thoải mãi, thỏa mãn nhu cầu chơi của trẻ.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động.
III. Cách tiến hành: 
1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát sân trường:
- Cô và trẻ cùng đi dạo và quan sát sân trường. Cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời về khung cảnh sân trường, đồ chơi, đồ vật, cây hoa có trong sân trường.
Chúng mình quan sát xem sân trường hôm nay có gì lạ? vì sao trường lại được trang trí đẹp như vậy? để sân trường lúc nào cũng đẹp thì các con phải làm gì? 
2. Trò chơi vận động: Đuổi bóng.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi: 
+ Luật chơi: Ném, bắt bóng bằng 2 tay.
+ Cách chơi: Cho trẻ đứng thành từng nhóm 5 – 7 trẻ, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm bóng tung cho bạn, bạn bắt bóng xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu trẻ phải chú ý bắt bóng để bóng không bị rơi. 
Cho trẻ chơi 3 đến 4 lần, nhận xét, động viên trẻ kịp thời.
3. Chơi tự do: cho trẻ chơi đu quay cầu trượt, chơi với bóng.
Cô giới hạn khu vực chơi, quan sát, theo dõi để đảm bảo an toàn cho trẻ. 
* Khi về lớp: Cô tập trung trẻ lại, rửa tay, điểm lại sỹ số và dắt trẻ về lớp.
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
 	 - Vệ sinh, ăn quà chiều.
 	 - Chơi với đồ chơi ở lớp.
 	 - Chơi tự do.
 	 - Đọc thơ, múa hát xem tranh ảnh về ngày tết Trung thu.
 	 - Xem đĩa.
 	 - Nêu gương cuối ngày ( cắm cờ ); cuối tuần ( phát phiếu bé ngoan )
 	 - Chuẩn bị đồ dùng cá nhân -> trả trẻ -> vệ sinh lớp học.
E. HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ hai, ngày 12 tháng 09 năm 2016
Hoạt động 1: Giáo dục thể chất
TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ định được hướng tung và bắt bóng, biết dùng 2 tay tung và bắt.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phối hợp tay mắt khéo léo, tố chất thể lực bền.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ năng tập thể dục cho cơ thể khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị:
- 5 - 10 quả bóng.
- Mũ Cáo để chơi trò chơi.
- Sàn lớp sạch sẽ.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Khởi động:
Cho trẻ đi, chạy làm đoàn tàu, kết hợp các kiểu đi: kiễng chân, má bàn chân, gót chân, đi nhanh, đi chậm... tàu về ga xêp thành 2 hàng dọc, điểm số, tách hàng.
Trọng động:
Bài tập phát triển chung:
Động tác tay: chân bước rộng bằng vai, 2 tay đưa ra trước, giơ lên cao.
Động tác bụng: Đứng quay người sang 2 bên.
Động tác chân: ngồi xuống, đứng lên.
Động tác bật: bật tại chỗ.
b. Vận động cơ bản: Tung bóng lên cao và bắt bóng
 Đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
* Cô làm mẫu: 2 lần :
+ Lần 1: không phân tích.
+ Lần 2: Làm mẫu và phân tích:
Đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay cầm bóng đưa ra trước. Khi có hiệu lệnh, dùng lực của cánh tay tung bóng lên cao,mắt nhìn theo bóng, khi bóng rơi xuống, đỡ bằng 2 tay.
* Trẻ thực hiện: 
- Cho 2 trẻ khá lên tung bóng mẫu, cô nx.
 _ Lần lượt từng nhóm 4 – 6 trẻ ra tung và bắt bóng. Cô quan sát trẻ, động viên trẻ tập, sửa sai cho trẻ; Với những trẻ chưa đạt, cô cho trẻ làm lại cùng bạn; nhắc trẻ chú ý không tung ra trước quá hoặc sau quá, không ôm bóng vào ngực.
* Củng cố: cho 2 trẻ khá lên tung lại. 
 * Giáo dục: Hỏi trẻ về lợi ích của việc tập thể dục.
c. Trò chơi vận động: “Cáo ơi ngủ à”
 + Luật chơi: Ai bị "Cáo" chạm và người coi như bị bắt và phải nhờ bạn đến cứu.
 Ai đến cứu bạn chỉ cần chạm tay vào người đến cứu.
 + Cách chơi: 1 trẻ làm “Cáo” giả vờ ngủ, “Thỏ” đi chơi, thấy cáo thức dậy, đuổi phải nhanh chân chạy về chuồng. Ai bị bắt sẽ bị "Cáo" nhốt vào chuồng của mình, các “con Thỏ” khác tìm cách khéo léo lừa "Cáo" để cứu bạn của mình. Trò chơi lại tiếp tục. 
 Cho trẻ chơi.
* Cô nhận xét, khen ngợi trẻ .
3. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng 
- Trẻ khởi động theo hiệu lệnh của cô.
- Trẻ điểm số, tách hàng.
- Trẻ tập 3 lần x 8 nhịp. 
- Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp
- Trẻ xếp 2 hàng 
- Trẻ quan sát.
- Trẻ quan sát + lắng nghe.
- Trẻ thực hiện
- 2 trẻ lên làm mẫu
- Trẻ lần lượt tung bóng
- 2 trẻ khá lên tung bóng
- TTD cho cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào...
- Trẻ lắng nghe luật chơi. Cách chơi.
- Trẻ chơi.
- Trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng
 Hoạt động 2 : Làm quen với âm nhạc
 Dạy hát : BÉ VÀ TRĂNG 
 Tác giả: Bùi Anh Tôn
 Nội dung kết hợp : 
 Trò chơi : NGHE TIẾNG HÁT TÌM ĐỒ VẬT
I. Mục đ

File đính kèm:

  • docchu_de_truong_mam_non.doc
Giáo Án Liên Quan