Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ điểm: Phương tiện giao thông

-Tranh ảnh, truyện, sách có nội dung về chủ điểm phương tiện giao thông trang trí xung quanh lớp.

- Các loại tranh vẽ về phương tiện giao thông, các loại đường giao thông, các loại phương tiện đang hoạt động trên dường, các biển báo giao thông,, dán xung quanh lớp .

- Cột đèn xanh đỏ, các loại xe bằng nhựa, cây xanh, hoa để cháu xây ngã tư đường phố.

- Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện có liên quan đến chủ điểm phương tiện giao thông.

- Một số sile có các tình huống trẻ thường gặp trong cuộc sống, sile truyện, thơ, các bản nhạc không lời.

- Các loại tranh vẽ mẫu: ô tô khách, tàu hỏa, trang xé dán tàu thuyền, tranh gấp máy bay

- Thẻ số từ 1-3, hình các loại xe cắt rời để học chữ số .Đồ dùng học toán: máy bay, ô tô, thuyền buồm, tài xế làm từ bìa giấy và giấy màu.

- Các loại cây, hoa, gạch, thảm cỏ, khối, bộ đồ chơi xây dựng.

- Giấy A4, mầu tô,giấy màu, keo, kéo, đất nặn.

- Giấy A4 có vẽ sẵn các loại phương tiện giao thông.

- Mũ bảo hiểm để chơi bán hàng.

 

docx60 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi - Chủ điểm: Phương tiện giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN VẠN NINH
TRƯỜNG MẪU GIÁO VẠN PHÚ
Chủ điểm	: Phöông tieän giao thoâng
Độ tuổi	: 4-5 tuoåi
Thời gian thực hiện: 4 tuần (Từ ngày 23.11 đến ngày 18.12.2015)
Giáo viên	 : Phan Thị Kim Hoài
Naêm hoïc: 2015-2016
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC LIỆU
-Tranh ảnh, truyện, sách có nội dung về chủ điểm phương tiện giao thông trang trí xung quanh lớp.
- Các loại tranh vẽ về phương tiện giao thông, các loại đường giao thông, các loại phương tiện đang hoạt động trên dường, các biển báo giao thông,, dán xung quanh lớp .
- Cột đèn xanh đỏ, các loại xe bằng nhựa, cây xanh, hoa để cháu xây ngã tư đường phố.
- Một số bài hát, bài thơ, câu chuyện có liên quan đến chủ điểm phương tiện giao thông.
- Một số sile có các tình huống trẻ thường gặp trong cuộc sống, sile truyện, thơ, các bản nhạc không lời.
- Các loại tranh vẽ mẫu: ô tô khách, tàu hỏa, trang xé dán tàu thuyền, tranh gấp máy bay
- Thẻ số từ 1-3, hình các loại xe cắt rời để học chữ số .Đồ dùng học toán: máy bay, ô tô, thuyền buồm, tài xế làm từ bìa giấy và giấy màu.
- Các loại cây, hoa, gạch, thảm cỏ, khối, bộ đồ chơi xây dựng.
- Giấy A4, mầu tô,giấy màu, keo, kéo, đất nặn.
- Giấy A4 có vẽ sẵn các loại phương tiện giao thông..
- Mũ bảo hiểm để chơi bán hàng.
 - Các loại hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.
- Tranh có nội dung phù hợp với nội dung câu chuyện, bài thơ, bài hát mà cô dạy trẻ
- Các nguyên vật liệu như: màu bút lông, chữ cái o ô ơ rỗng, chữ số từ 1- 6 rỗng, cát màu, tranh có nội dung về chủ điểm.
- Các loại đồ chơi gia đình, đồ chơi bán hàng, đồ chơi xây dựng.
\
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 1
Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ
( Từ ngày 23-11 đến ngày 27-11- 2015)
Nội dung
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
1 Trò chuyện sáng
- Trò chuyện về ngày nghỉ: các cháu được bố mẹ chi đi chơi ở đâu, đi bằng phương tiện gì?
- Trò chuyện về khi ngồi những phương tiện giao thông cháu ngồi như thế nào?
- Trò chuyện về những phương tiện giao thông có ở địa phương mình: nó có đặc điểm gì,? 
 -Trò chuyện về Lợi ích của nó?
-Trò chuyện về ptgt đường bộ.
-Chơi trò chơi “rồng rắn lên mây”, “ôtô và chim sẽ”.
2 Thể dục sáng
Khởi động: Cho các cháu chạy theo cùng một hướng các kiểu chân: bàn chân, mũi chân, gót chân.
Trọng động: BTPTC
- Hô hấp: thổi bóng bay.
- Tay: tay đưa ra trước gập trước ngực (4x4). 
- Bụng: đứng cúi gập người về trước, tay chạm ngón chân (4x4). 
- Chân: đứng đưa một chân ra trước lên cao (4x4).
Hồi tỉnh: đi lại hít thở nhẹ nhàng.
Thứ hai tập với bài hát: em tập lái ô tô
3. HĐCCMĐHT
-GDTC: Bò bằng bàn tay căng chân qua 3m
-KPXH: PTGT đường bộ.
-LQVH: kể chuyện kiến đi ô tô
GDAN: dạy hát bài “em đi qua ngã tư đường phố”
HĐTH: Vẽ tô màu ô tô tải.
4. HĐNT
- HĐCCĐ: Quan sát chiếc xe đạp.
- TCVĐ: Người tài xế giỏi.
(NHTC/84), dung dăng dung dẻ.
- HĐTC: Chơi tự do.
- HĐCCĐ: Quan sát chiếc xe máy.
- TCVĐ: Người tài xế giỏi. (NHTC/84), lộn cầu vồng
- HĐTC: Chơi tự do.
 -HĐCCĐ: Làm quen bài hát ”em đi qua ngã tư đường phố”
 - TCVĐ: bánh xe quay, chi chi chành chành.
 HĐTC: Chơi tự do. 
- HĐCCĐ: giải câu đố về PTGT đường bộ
- HĐTC: Chơi tự do.
- HĐCCĐ: Làm quen bài thơ “giúp bà”
- TCVĐ: Ô tô vào bến, lộn cầu vồng (NHTC/86)
- HĐTC: Chơi tự do.
5. HĐG
a. ĐVTCĐ:
- Mẹ biết đi chợ, nấu ăn,dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, dạy con học tập, đưa con đi chơi tàu lửa, máy bay, xe điện, bố sửa xe đạp.
- Con biết phụ giúp mẹ công việc nhà như: trông coi nhà cửa, giữ em, cho em ăn
- Bán hàng bán các loại hàng như: bán ô tô, xe đạp, mũ bảo hiểmbiết bày trí hàng hóa gọn gàng, mời chào khách, nhận và thối tiền cho khách.
- Khách hàng biết lựa chọn sản phẩm mình cần mua, hỏi giá, trả giá và trả tiền.
b. Góc xây dựng:
- Trẻ biết xây ngã tư đường phố có: cột đèn giao thông, đường dành cho người đi bộ, giải phân cách. 
- Cột đèn giao thông, gạch xây dựng, chậu hoa, que lắp ghép, các loại xe bằng nhựa.
- Trẻ xây ngã tư đường phố có: cột đèn giao thông, đường dành cho người đi bộ, giải phân cách và đặt xe đúng làn đường. 
- c. Học tập:
- Chơi với lô tô về phương tiện giao thông, phân loại phương tiện giao thông theo công dụng.
- Xếp theo qui tắc, phân lại hình theo màu sắc, kích thước, xếp tương ứng 1-1, đếm nhận biết số lượng, chữ số, số thứ tự trong phạm vi 3. 
- Nối phương tiện giao thông đến đúng nhóm.
.d. Nghệ thuật:
- Cắt dán trang trí các loại phương tiện giao thông.
- Tô màu, vẽ, nặn các phương tiện giao thông.
- Chắp ghép, dán các hình học thành hình giống phương tiện giao thông. 
đ. Thiên nhiên:
- Trẻ biết chăm sóc cây cảnh, biết đong nước vào chai, nhận xét chai đầy- chai lưng.
- Các chậu cây, các loại chai, phễu, nước, ca.
- Đong nước vào chai, nhận xét chai đầy- chai lưng. Chăm sóc cây cảnh.
6. Ăn ngủ
- Trẻ làm vệ sinh sạch sẽ trước khi ăn
- Cô giới thiệu về các món ăn cho trẻ
- Nhắc nhở trẻ khi ăn mời cô, mời bạn. 
- Khi ngồi ăn không được nói chuyện, biết giữ vệ sinh sạch sẽ trong khi ăn 
- Cô động viên trẻ ăn hết suất ăn của mình . 
- Trẻ nhận biết được các đồ dùng và chỗ ngủ của mình.
-Trẻ chơi với vòng thể dục
-Tập thể dục với nhạc
7. Chơi hoạt động theo ý thích.
* Đọc bài đồng dao chi chi chành chành.
* Chơi với đồ chơi ở góc xây dựng và phân vai.
* Tập hát bài: điều em nhớ.
* Thực hiện vở bé làm quen chữ cái.
* Thực hiện vở tạo hình.
* Chơi với đất nặn.
*Thực hiện vở toán.
* Chơi với đồ chơi ở góc thiên nhiên và phân vai.
* Biểu diễn văn nghệ.
* Hoạt động nêu gương.
8. Trả trẻ.
-Vệ sinh trả trẻ. Nhắc trẻ chào cô trước khi ra về và chào ông bà-bố mẹ- anh chị.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập cũng như sức khỏe của trẻ ở lớp.
TRÒ CHƠI MỚI
1. Trò chơi Người tài xế giỏi (NHTC/84)
2. Trò chơi Ô tô vào bến (NHTC/86)
3. Trò chơi chi chi chành chành
Cách chơi:
Một người đứng xòe bàn tay ra, các người khác giơ một ngón tay trỏ ra đặt vào lòng bàn tay đó, người đó đọc nhanh:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Chấp dế đi tìm
Ù à ù ập.”
Đến chữ “ập” thì người đó nắm tay lại, còn mọi người thì cố gắng rút tay thật mạnh,ai rút không kịp bị nắm trúng thì ra đọc câu đồng dao cho người khác chơi.
4. Bánh xe quay:
 Cách chơi: 
- Chia trẻ làm 2 nhóm không đều nhau (một nhóm nhiều hơn nhóm kia 5 - 6 trẻ). Xếp 2 nhóm thành 2 vòng tròn đồng tâm, trẻ quay mặt vào tâm vòng tròn.
- Khi có hiệu lệnh của cô (gõ xắc xô), trẻ cầm tay nhau chạy theo vòng tròn, 2 nhóm chạy theo 2 hướng ngược nhau làm thành bánh xe quay. Cô gõ xắc xô lúc nhanh, lúc chậm để trẻ chạy nhanh, chậm theo nhịp xắc xô. Khi cô dừng tiếng gõ, tất cả trẻ đứng trẻ đứng im tại chỗ. (Trẻ nói “kít” và dừng lại như xe bị hãm phanh (thắng xe)). Khi sắp cho trẻ dừng, cô gõ xắc xô chậm dần cho để trẻ dừng hẳn không bị chóng mặt.
Thứ hai, ngày 23 /11 / 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC
GDTC: BÒ BẰNG BÀN TAY CẲNG CHÂN QUA 3M
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết bò bằng bàn tay cẳng chân qua 3m.
- Rèn cho trẻ kỹ năng phèi hîp tay ch©n nhÞp nhµng khi bß, bß th¼ng, cẳng chân kéo lê dưới sàn nhà.
- Phát triển cơ tay, cơ chân.
- Giáo dục nề nếp, trật tự, chú ý nghe hiệu lệnh của cô.
II. Chuẩn bị: 
- Sắc xô, 2 quả bóng, 2 cái rổ đựng bóng.
- Đội hình:
	x	x	x	x	x
	x	 3m
	x	
	x	x	x	x	x
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Khởi động
Cho trẻ đi chạy nhẹ nhàng theo cô, đi thường kết hợp đi các kiểu chân
* Hoạt động 2: Trọng động :
 a. BTPTC: 
- Tay : Hai tay đưa ra trước, gập trước ngực(2lx 4n) 
- Bụng : Đứng cúi gập người ,tay chạm ngón chân (2lx4n)
- Chân: chân đưa ra trước khuỵu gối (3lx4n) 
b. Vận động cơ bản: Bò bằng bàn tay cẳng chân qua 3m
Cô giới thiệu đồ dùng trực quan, tên vận động “Bò bằng bàn tay cẳng chân qua 3m”
 - Cô mời 2 cháu lên làm mẫu 4 lần
+ Lần 2 giải thích: từ đầu hàng bước ra đứng sát vạch chuẩn TTCB: đặt bàn tay cẳng chân áp sàn, đầu không cúi, mắt nhìn thẳng về phía trước. Khi có hiệu lệnh bò thì bò, phối hợp chân tay nhịp nhàng, cẳng chân kéo lê sát sàn nhà vµ bß th¼ng về phía vạch đích. Khi đến vạch đích thì đứng dậy về cuối hàng đứng.
+ Lần 3: Khi bò đầu không cúi, mắt nhìn thẳng về phía trước, phối hợp chân tay nhịp nhàng, cẳng chân kéo lê sát sàn nhà và bò thẳng.
- Bạn vừa thực hiện vận động gì? 
- Mời 1 trẻ trung bình lên thực hiện thử.
- Tổ chức cho trẻ luyện tập:
+ Lần 1 mỗi lần tập 1 trẻ.
+ Lần 2 mỗi lần tập 2 trẻ.
Trong quá trình trẻ tập cô theo dõi sửa sai, động viên trẻ.
c.TCVĐ: Chuyền bóng qua đầu (chủ điểm trường mẫu giáo của bé)
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
 Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: QUAN SÁT CHIẾC XE ĐẠP
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết được các bộ phận của chiếc xe đạp và biết được công dụng của nó.
- Cháu chơi được trò chơi.
II. Chuẩn bị:
1 chiếc xe đạp thật, túi cát, vô lăng xe, vạch chuẩn.
III. Tiến hành:
- Cô đố câu đố về xe đạp, cháu đoán.
- Cho cháu xem xe đạp.
- Cháu có biết xe đạp có những bộ phận nào không?
- Bộ phận đó dùng để làm gì?
- Xe đạp dùng để làm gì?
- Xe đạp chạy được nhờ gì?
- Cháu biết đi xe đạp chưa?
- Khi đi xe đạp cháu đi như thế nào?
* TCVĐ: Người tài xế giỏi.(NHTC/84), dung dăng dung dẻ.
* HĐTC: Chơi tự do
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
* Làm quen với bài đồng dao chi chi chành chành
* Chơi với đồ chơi ở góc xây dựng và phân vai.
Nhận xét cuối ngày:
..
Thứ ba, ngày 24 /11 / 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC
KPXH: TRÒ CHUYỆN VỀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm rõ nét, công dụng của phương tiện giao thông đường bộ.
- Rèn luyện kỹ năng chú ý, ghi nhớ có chủ định. Kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp
- Phát triển ngôn ngữ diễn đạt rõ ràng.
- Giáo dục trẻ tham gia tốt luật giao thông và thể hiện được hành vi văn minh khi đi trên xe.
II. Chuẩn bị:
- Xe đạp, xích lô, xe máy, xe ô tô con, xe ô tô tải.
- Tranh vẽ hành vi đúng – sai, lô tô vẽ hình ảnh đúng – sai.
III. Hoạt động nhận thức:
Giới thiệu
-Cô chô trẻ quan sát tranh và đàm thoại 
+Cô có gì đây các con?
+Trong tranh của cô có xe gì?
+Xe máy, ôtô là phương tiện đường gì?
* Hoạt động 1: Khám phá
a. Cho các cháu quan sát xe đạp:
- Cháu có nhận xét gì về chiếc xe đạp?
Nếu cháu trả lời không được cô gợi hỏi:
+ Cháu thấy xe đạp gồm những bộ phận nào?
+ Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì? Nó dùng để làm gì?
+ Xe đạp chạy được là nhờ đâu?
+ Khi đi xe đạp, người chở và người được chở ngồi ở đâu?
+ Người chở phải thế nào? Còn người được chở thì thế nào?
b. Cho các cháu quan sát xe máy:
- Cho cháu nghe tiếng xe máy.
- Cháu vừa nghe tiếng nổ của loại phương tiện gì? Cháu quan sát xe máy.
- Cháu hãy nêu các bộ phận của xe máy này.
- Gương chiếu hậu có tác dụng gì?
- Vì sao xe máy lại có kèn, có đèn?
- Xe máy chạy được nhờ gì?
- Xe máy dùng để làm gì?
- Chở ít hay nhiều người và hàng hóa?
- Người ngồi trên mô tô, xe máy phải chấp hành luật gì?
- Muốn lái xe an toàn, người lái mô tô, xe máy cần có giấy tờ gì?
- Nó là phương tiện giao thông đường gì?
c. Quan sát ô tô con:
- Chà! Hôm nay bạn thỏ đến thăm lớp ta bằng phương tiện gì nhỉ? (ô tô con)
- Chiếc ô tô con của bạn thỏ gồm những bộ phận nào?
- Ô tô con chở được bao nhiêu người?
- Muốn ô tô con chạy được cần có gì?
- Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
d. Quan sát ô tô tải: 
- Cháu hãy nêu các bộ phận của ô tô tải.
- Ô tô tải được dùng để làm gì?
- Chở được ít hay nhiều hàng hóa?
- Nó là phương tiện giao thông đường gì?
e. So sánh: 
- Cháu hãy so sánh xem xe đạp và xe gắn máy có gì giống và khác nhau.
+ Giống nhau: đều là PTGT đường bộ, có hai bánh, dùng để chở người và hàng hóa.
+ Khác nhau:
Xe đạp: Chạy bằng sức người, Không có kèn, gương, đèn
Xe máy: Chạy bằng động cơ, Có kèn, đèn, gương
- Vừa rồi, các cháu đã so sánh những loại xe gì?
- Những loại PTGT các cháu vừa quan sát chúng hoạt động ở đâu?
- Ngoài những loại PTGT này, ở đường bộ còn có những loại PTGT nào nữa? 
- Khi đi trên các loại PTGT này, các cháu cần thực hiện điều gì?
- Luật đó như thế nào?
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi
- Trò chuyện về những hành vi đúng sai trong tranh.
- Chọn lô tô có hành vi đúng – sai.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: QUAN SÁT CHIẾC XE MÁY
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết được các bộ phận của chiếc xe máy và biết được công dụng của nó.
- Cháu chơi được trò chơi.
II. Chuẩn bị:
1 chiếc xe máy thật, túi cát, vô lăng xe, vạch chuẩn.
III. Tiến hành:
- Cô đố câu đố về xe máy, cháu đoán.
- Cho cháu xem xe máy.
- Cháu có biết xe máy có những bộ phận nào không?
- Bộ phận đó dùng để làm gì?
- Xe máy dùng để làm gì?
- Xe máy chạy được nhờ gì?
- Khi ngồi trên xe máy phải thực hiện luật gì?
 * TCVĐ: Người tài xế giỏi. (NHTC/84), lộn cầu vồng
 * HĐTC: Chơi tự do
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
* Tập hát bài: điều em nhớ
* Thực hiện vở bé làm quen chữ cái.
Nhận xét cuối ngày:
...
Thứ tư, ngày 25/11 / 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC
LQVH: KỂ CHUYỆN “KIẾN ĐI Ô TÔ”
I. Yêu cầu:
-Trẻ biết lắng nghe và hiểu nội dung câu truyện, nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. 
-Trẻ trả lời được các câu hỏi theo nội dung câu truyện.
- Phát triển khả năng quan sát, chú ý,tư duy và ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết giúp đỡ bạn bạn, các em nhỏ và người lớn
II.Chuẩn bị:
- Phòng học sạch sẽ thoáng mát.
- Bài giảng có hình ảnh chiếc xe ô tô và hình ảnh minh hoạ cho câu chuyện.
- Cô thuộc truyện và kể diễn cảm câu truyện.
III.Tiến hành:
* Thu hút trẻ : 
- Cô cho lớp cho cả lớp hát và vận động bài em tập lái ôtô.
-Các bạn vừa hát bài hát gì ?
- Các bạn đã đi ô tô chưa ?
Cô kết hợp giới thiệu dẫn dắt vào nội dung câu chuyện kiến đi ô tô, do Phạm Mai Chi sưu tầm
Hoạt động 1
 * Kể chuyện 
- Cô kể chuyện diễn cảm lần 1.
- Cô vừa kể cho các cháu nghe câu chuyện gì? 
- Cô kể lần 2 kết hợp cho trẻ xem hình ảnh minh họa. 
 * Đàm thoại:
-Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?
- Kiến con đi xe buýt vào rừng xanh để làm gì ?
- Các bạn ấy vào rừng để làm gì ?
- Bác gấu vào rừng để làm gì ?
- Khi bác gấu lên xe, thì chỗ ngồi trên xe thế nào ?
- Mọi người nói gì ?
- Bác gấu trả lời thế nào ?
- Cuối cùng bác gấu ngồi vào chỗ của ai ?
- Còn kiến ngồi ở đâu ?
- Trên đường đi kiến con làm gì ?
Cô kết hợp giáo dục 
*Kết thúc
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ : LÀM QUEN VỚI BÀI HÁT “EM ĐI QUA NGÃ TƯ ĐƯỜNG PHỐ”
I. Yêu cầu: 
- Trẻ hát được theo cô từng câu trong bài hát. 
- Rèn trẻ hát rõ lời.
II. Chuẩn bị:
- Cô thuộc bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố
- Một bức tranh vẽ các bạn đang đi trên đường.
- Sàn nhà ( Sân chơi ) sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát, an toàn.
III. Tiến hành:
Cho các cháu quan sát tranh, các bạn trong tranh đang làm gì?
- Con có nhận xét gì về cách đi đường của các bạn trong tranh?
Cô kết hợp giáo dục
+ Cô hát cho trẻ nghe bài “em đi qua ngã tư đường phố” 1 lần . 
+ Dạy trẻ hát theo cô từng câu vài lần
* TCVĐ: bánh xe quay, chi chi chành chành.
* Chơi tự do: Cho trẻ chơi đồ chơi ngoài trời. Cô theo dõi và nhắc nhở. 
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
* Thực hiện vở tạo hình.
* Chơi với đất nặn.
Nhận xét cuối ngày:
...
Thứ năm, ngày 26 /11 / 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC
GDAN: DẠY HÁT “EM ĐI QUA NGÃ TƯ ĐƯỜNG PHỐ”
I. Yêu cầu:
- Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài hát “em đi qua ngã tư đường phố”
- Trẻ hát được theo cô cả bài hát “em đi qua ngã tư dường phố”
- Phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc.
- Giáo dục cháu thực hiện đúng luật khi tham gia giao thông.
II. Chuẩn bị:
- Cô thuộc lời 2 bài dạy hát và nghe hát.
- 6 tranh vẽ có nội dung về PTGT, mô hình,.
III. Hoạt động nhận thức:
Giới thiệu
- Cho cháu xem mô hình.
- Cháu nhìn thấy trên mô hình này có những gì? (con đường, người đi xe máy, xe đạp, người đi bộ, cột đèn giao thông )
- Đường này là đường ở đâu? (thành phố)
- Khi đi bộ trên con đường này, các cháu đi ở đâu?
-Khi gặp đèn đỏ thì phải như thế nào?
- Con hãy kể một câu chuyện theo ý thích về những hình ảnh có trên mô hình này.
- Để nhắc nhở các cháu hằng ngày thực hiện đúng luật đi đường, cô cũng có bài “em đi qua ngx tư đường phố”.
* Hoạt động 1: Dạy hát
- Cô hát cho cháu nghe 2 lần.
- Các cháu vừa nghe cô hát bài gì? Ai sáng tác? Bài hát nói về điều gì?
- Cả lớp hát cùng cô 3 lần.
- Mời tổ, nhóm, cá nhân hát, cô chú ý sửa sai.
- Lớp, cá nhân hát nối tiếp.
* Hoạt động 2: Nghe hát
- Cho cháu xem tranh.
- Con có nhận xét gì về bức tranh này?
- Đường giao thông là đường để làm gì? Vậy các cháu chơi ở trên đường là đúng hay sai? Vì sao sai?
- Đường giao thông dùng cho người tham gia giao thông, không phải nơi an toàn để các cháu chơi, nên dù đi học hay đi chơi, các cháu nên đi bên phải đường, dù đường vắng, các cháu cũng không nên chơi trên đường. Lý do vì sao, mời các cháu nghe bài hát “Em nhớ rồi”.
- Cô hát cho các cháu nghe 1 lần.
- Sau khi nghe bài hát này, các cháu có biết vì sao mình đi bên phía tay cầm viết và không được chơi bi, đá banh trên đường không?
- Cô hát cho cháu nghe 2 lần.
* Hoạt động 3: TCAN “Hát theo hình vẽ”
Kết thúc.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ : GIẢI CÂU ĐỐ VỀ PTGT ĐƯỜNG BỘ
I. Mục đích
_ Trẻ trả lời được các câu đố về PTGT đường bộ 
- Chơi được trò chơi.
II. Chuẩn bị:
- Cô thuộc các câu đố về PTGT đường bộ.
III. Tiến hành:
* Cô đố các câu đố về PTGT đường bộ. Cháu đoán.
- Phương tiện đó hoạt động ở đâu? Nó dùng để làm gì? 
* Chơi tự do 
CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH
*Thực hiện vở toán.
* Chơi với đồ chơi ở góc thiên nhiên và phân vai.
Nhận xét cuối ngày:
...
Thứ sáu, ngày 27 /11 / 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐTH: VẼ, TÔ MÀU Ô TÔ TẢI
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết phối hợp các nét vẽ thẳng, xiên, cong tròn để vẽ ô tô và cách di màu khi tô 
- Rèn luyện kỹ năng vẽ, tô màu, kỹ năng cách cầm bút, tư thế ngồi. 
- Phát triển khả năng cảm nhận thẩm mỹ.
- Giáo dục trẻ biết ô tô là phương tiện đường bộ và biết giữ gìn, tôn trọng sản phẩm của chính mình cũng như của bạn làm ra.
II. Chuẩn bị: 
Đồ dùng dạy học: nhạc không lời về các chủ điểm PTGT
+ Tranh 1 chiếc ô tô đã tô màu, 1 tờ giấy A3, bút lông, màu tô cho cô. 
+ Vỡ tạo hình, màu tô, bút chì đủ cho trẻ.
+ Que chỉ, giá treo tranh của trẻ. 
III. Tổ chức hoạt động:
Ổn định giới thiệu bài.
- Cho trẻ hát bài : em tập lái ô tô
- Các con vừa hát bài gì ? 
* Hoạt động 1: 
Quan sát và đàm thoại tranh mẫu :
- Cho các cháu xem bức tranh ô tô.
- Cô có gì đây ? ô tô là phương tiện chạy ở đâu? Vậy nó là phương tiện đường gì? 
- Con thấy ô tô này thế nào ? 
- Cô dùng hình gì để vẽ đầu xe, thân xe, bánh xe?
- Sau khi vẽ xong cô làm gì cho bức tranh có màu sắc?
- Các con hãy nhận xét cách cô dùng màu để tô?
Làm mẫu:
Đây là chiếc ô tô cô đã vẽ và tô màu hôm nay cô cháu mình cùng vẽ ô tô
Cô cầm bút bằng tay phải, cô vẽ 1 nét thẳng đứng ở bên trái và 1 nét thẳng đứng ở bên phải, sau đó cô vẽ 1 nét ngang ở phía trên và 1 nét ngang ở phía dưới nối liền 2 nét thẳng đứng để làm gì?(đầu xe)
Tiếp theo cô vẽ 2 nét thẳng ngang nối liền vào đầu xe để tạo thành thân xe?
- Chiếc xe đã hoàn chỉnh chưa? Còn thiếu cái gì?
- Để vẽ được bánh xe cô phải vẽ nét gì? Cô vẽ nét cong trong khép kín để làm bánh xe.
- Sau khi vẽ xong thì mình sẽ tô màu cho bức tranh thêm đẹp. Cô tô mẫu đầu xe, khi tô các con di màu nhẹ nhàng, khi tô ở ngoài gần đường viền các con tô cẩn thận không để màu lem ra ngoài đường viền hình vẽ, tô đều và kín màu.
- Để bức tranh thêm sinh động các con có thể vẽ thêm mây, ông mặt trời, cây xanh, hoa
 * Hoạt động 2: thực hành.
Cho trẻ vào bàn ngồi, nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút. 
- Cháu vẽ và tô màu cô chú ý theo dõi sửa sai, động viên các cháu vẽ- tô yếu.
* Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm.
- Cháu treo tranh trên giá quan sát tranh.
- Gọi một vài cháu lên chọn tranh cháu thích, vì sao cháu thích tranh này ? 
- Cô nhận xét bổ sung khen các cháu.
 Kết thúc
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
HĐCCĐ: LÀM QUEN BÀI THƠ “GIÚP BÀ”
I. Yêu cầu:
- Trẻ được làm quen với bài thơ “giúp bà” 
- Trẻ cảm nhận được âm điệu , nhịp điệu của bài thơ.
- Giáo dục trẻ giúp đỡ mọi người khi thấy họ gặp khó khăn.
II. Chuẩn bị: Cô thuộc bài thơ và đọc diễn cảm .
III. Tiến hành:
- Cô giới thiệu bài thơ giúp bà và đọc cho trẻ nghe 2 lần
- Dạy trẻ đọc theo cô từng câu đến hết bài ( vài lần )
- Nhóm đọc
- Cả lớp đọc lại hai lần
* TCVĐ: Ô tô vào 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_phuong_tien_giao_thong_4_5_tuoi.docx