Giáo án dạy học lớp chồi - Đồng dao: Gánh gánh, gồng gồng - Hoạt động bổ trợ: - Hát theo nhạc - Trò chơi

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

* Trẻ 5 tuổi:

- Trẻ nhớ tên và thuộc bài đồng dao.

- Trẻ nắm được nội dung bài đồng dao“Gánh gánh gồng gồng”.

- Biết chuyển từ lời đồng dao thành bài hát, hát rõ lời, đúng nhịp.

* Trẻ 4 tuổi:

- Trẻ nhớ tên bài đồng dao, trẻ thuộc bài đồng dao.

* Trẻ 3 tuổi:

- Trẻ nhớ tên bài đồng dao.

2. Kỹ năng:

* Trẻ 5 tuổi:

- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu.

- Rèn kỹ năng đọc đồng dao đúng nhịp điệu cho trẻ.

* Trẻ 4 tuổi:

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

* Trẻ 3 tuổi:

- Cung cấp thêm vốn từ cho trẻ.

 

docx4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 6881 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi - Đồng dao: Gánh gánh, gồng gồng - Hoạt động bổ trợ: - Hát theo nhạc - Trò chơi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2016
TÊN HOẠT ĐỘNG: Đồng dao: Gánh gánh, gồng gồng.
Hoạt động bổ trợ: - Hát theo nhạc
 - Trò chơi
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
* Trẻ 5 tuổi:
- Trẻ nhớ tên và thuộc bài đồng dao.
- Trẻ nắm được nội dung bài đồng dao“Gánh gánh gồng gồng”.
- Biết chuyển từ lời đồng dao thành bài hát, hát rõ lời, đúng nhịp.
* Trẻ 4 tuổi:
- Trẻ nhớ tên bài đồng dao, trẻ thuộc bài đồng dao.
* Trẻ 3 tuổi:
- Trẻ nhớ tên bài đồng dao.
2. Kỹ năng:
* Trẻ 5 tuổi:
- Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, đủ câu.
- Rèn kỹ năng đọc đồng dao đúng nhịp điệu cho trẻ.
* Trẻ 4 tuổi:
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
* Trẻ 3 tuổi:
- Cung cấp thêm vốn từ cho trẻ.
3. Giáo dục thái độ:
- Trẻ có ý thức, hứng thức tham gia hoạt động.
- Giáo dục trẻ về tình cảm gia đình
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng cho giáo viên và trẻ:
* Đồ dùng của cô:
- Tranh minh họa bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng”, que chỉ. 
- Nhạc bài “Gánh gánh gồng gồng”.
- Các hình ảnh về trò chơi dân gian
- Song loan
* Đồ dùng của trẻ:
- Quang gánh, ghế thể dục, gạch, bó củi. 
- Phách tre, trống lắc, sắc xô.
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
2. Địa điểm tổ chức:
- Lớp học
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức:
- Chào mừng các bé đến với ngày hội " Bé với đồng dao"
- Ngày hội hôm nay có rất nhiều điều thú vị chúng mình cùng chờ đón nhé. Nào chúng mình cùng hướng lên màn hình xem điều thú vị gì nào?
- Chúng mình cùng quan sát những hình ảnh xem các bạn đang làm gì?
- Các con có thích chơi những trò chơi này không?
- Cô tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi “ Lộn cầu vồng”, “Chi chi chàng chành” 
- Các con vừa chơi những trò chơi gì?
Những trò chơi này được gọi chung là trò chơi dân gian đấy. 
2. Giới thiệu bài:
- Trò chơi dân gian là những trò chơi thường được gắn với các bài đồng dao, nó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thể loại đồng dao rất được các bạn nhỏ yêu thích bởi nó có vần, có điệu rất dễ đọc và luôn có những hình ảnh gần gũi, đáng yêu. Đồng dao đã đi sâu vào lòng tuổi thơ mỗi người dân Việt Nam. Hôm nay cô sẽ dạy các con một dài đồng dao thật dễ thương. Đó là bài đồng dao “ Gánh gánh, gồng gồng”
3. Hướng dẫn trẻ thực hiện
3.1. Hoạt động 1: Đọc đồng dao diễn cảm 
* Cô đọc thơ lần 1: Đọc diễn cảm bài đồng dao.
- Trẻ 3,4 tuổi: Cô vừa đọc bài đồng dao gì? 
- Tóm tắt nội dung: Bài đồng dao nói về các bạn nhỏ chơi trò chơi gánh củi gánh cành để về xây nhà bếp nấu cơm để chia cho mọi người trong gia đình mình.
* Cô đọc đồng dao lần 2 kết hợp tranh.
- Cô giới thiệu quyển tranh đồng dao.
- Cô cho trẻ đọc tên đồng dao.
- Trẻ 5 tuổi: Cô cho tẻ tìm chữ cái đã học qua tên đồng dao.
- Giới thiệu nội dung từng bức tranh.
- Cô đọc đồng dao kết hợp tranh.
3.2. Hoạt động 2: Đàm thoại về nội dung bài đồng dao
- Trẻ 3, 4 tuổi: Cô vừa đọc cho các con nghe bài đồng dao gì?
- Trẻ 4, 5 tuổi: Trong bài đồng dao nói về những ai?
- Trẻ 5 tuổi: Em bé chơi trò chơi gì?
- Trẻ 5 tuổi: Bé chia cơm làm mấy phần? Bé chia cơm cho những ai?
- Các con thấy tình cảm của em bé với những người thân như thế nào?
- Thế các con đối với ông bà bố mẹ anh chị em các con cần phải làm gì?
- Giải thích từ khó: Gánh gánh gồng gồng
* Giáo dục: Các con ạ, ai cũng có một gia đình chúng mình phải biết thương yêu quý trọng và giúp đỡ lẫn nhau, biết giúp đỡ gia đình những công việc nhỏ phù hợp với sức của chúng mình. Các bạn lớp mình cũng ngoan như em bé trong bài đồng dao nhé.
 - Các con biết không bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng” được viết theo thể thơ 4 chữ. Khi đọc bài đồng dao này phải ngắt theo nhịp 2- 2, phải thể hiện sự vui tươi hồn nhiên.
 Bây giờ các con hãy cùng đọc bài đồng dao này cùng cô nào.
3.3. Hoạt động 3: Dạy trẻ đồng dao
- Cô dạy trẻ đọc đồng dao cùng cô.
- Cô cho cả lớp đồng dao, chú ý nhắc trẻ ngắt nghỉ đúng nhịp điệu, thể hiện giọng điệu vui tuơi, hồn nhiên
- Cô cho trẻ đứng vòng tròn đọc nối tiếp câu thơ.
- Cô chơi các bạn trai đọc bài đồng dao.
- Cô cho các bạn gái đọc bài đồng dao.
- Cho trẻ trai và trẻ gái đứng đối diện nhau đọc đối từng câu đến hết bài đồng dao.
- Cho trẻ tự tìm bạn theo đôi một đứng đối diện đọc đồng dao kết hợp vỗ tay vào nhau.
- Bài đồng dao có thể đọc kết hợp với nhiều nhạc cụ. Các con hãy lắng nghe cô đọc kết hợp với song loan nhé
- Cô cho cả lớp đọc bài đồng dao kết hợp với các nhạc
+ Tổ 1: Đọc đồng dao kết hợp với trống lắc
+ Tổ 2: Đọc đồng dao kết hợp với mõ
+ Tổ 3: Đọc đồng dao kết hợp với phách tre.
- Cô nhận xét trẻ đọc đồng dao.
- Để bài đồng dao được hay hơn nữa, các nhạc sĩ đã phổ nhạc cho bài đồng dao. Bây giờ cô mời các con đứng dậy cùng hát bài đồng dao “Gánh gánh gồng gồng” với bạn Xuân Mai nhé.
3.4. Hoạt động 4: Trò chơi: “ Thi xem đội nào nhanh”
 - Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi và cách chơi:
+ Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh
+ Luật chơi: Mỗi lần gánh chỉ để mỗi bên quang gánh 1 viên gạch. Trong thời gian là một bài hát, tổ nào gánh được nhiều gạch là thắng cuộc. 
+ Cách chơi: Chia lớp thành 2 tổ, mỗi tổ có một đôi quang gánh và nhiều viên gạch, nhiều bó củ. Một đội nhặt gạch, một đội nhặt củi. Lần lượt từng trẻ lên nhặt gạch, nhặt củi cho vào quang, gánh lên vai, đi trên ghế thể dục mang về vị trí quy định của tổ mình sau đó gánh quang gánh đi trên ghế thể dục quay lại đưa cho bạn tiếp theo.
- Tổ chức cho trẻ chơi trên nền nhạc “Gánh gánh gồng gồng”, cô bao quát trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả và nhận xét quá trình trẻ chơi.
4. Củng cố, giáo dục
- Hỏi trẻ tên bài đồng dao, tên trò chơi?
- Bài học giáo dục
5. Nhận xét, tuyên dương
- Lớp
- Tổ
- Cá nhân

File đính kèm:

  • docxDong_dao_Ganh_ganh_gong_gong.docx