Giáo án dạy học lớp chồi năm học 2016 - Chủ đề: Ngành nghề

Cho trẻ quan sát tranh bé trai, bé gái, trẻ soi gương đặt câu hỏi về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.

- Giới thiệu về thời tiết và cách ăn mặc phù hợp để đảm bảo sức khỏe.

- Tập các động tác: ĐTT:Tay đưa ra trước, lên cao. ĐTC: Ngồi khuỵu gối. ĐT bụng: Cúi gập người về trước, ĐT Bật: bật tách chân, khép chân.

 

doc89 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 998 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi năm học 2016 - Chủ đề: Ngành nghề, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN THÀNH
 TRƯỜNG MẦM NON SƠN THÀNH 
 ˜ & ™
 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 
 CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ
 ---------- ˜ & ™---------
 Giáo viên: Nguyễn Thị Vị
 Lớp : 4 Tuổi D
NĂM HỌC 2016 - 2017
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO YÊN THÀNH 
 TRƯỜNG MẦM NON SƠN THÀNH 
 ˜ & ™
 KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 
 CHỦ ĐỀ: NGÀNH NGHỀ
 ---------- ˜ & ™---------
 (Thực hiện 6 tuần: Từ ngày 07/11 đến ngày 16/12/2016)
 1 . Nghề nông 
 2 . Mừng ngày hội của cô 20/11
 3 . Nghề xây dựng
 4 . Nghề bác sỹ
	5 . Nghề Tài xế	 
 6 . Nghề bộ đội	 
 Giáo viên: Nguyễn Thị Vị
 Lớp : 4 Tuổi D
NĂM HỌC 2016 - 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NHÁNH 1
CHỦ ĐỀ: “BÉ TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH”
( Thực hiện từ ngày : 26/09 đến 30/09/ 2016)
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, chơi, Thể dục sáng
- Cho trẻ quan sát tranh bé trai, bé gái, trẻ soi gương đặt câu hỏi về các bộ phận của cơ thể và các giác quan.
- Giới thiệu về thời tiết và cách ăn mặc phù hợp để đảm bảo sức khỏe.
- Tập các động tác: ĐTT:Tay đưa ra trước, lên cao. ĐTC: Ngồi khuỵu gối. ĐT bụng: Cúi gập người về trước, ĐT Bật: bật tách chân, khép chân.
Hoạt động học có chủ định
PTNT:
Bé tự giới thiệu về mình
PTNN: 
Chuyện : 
“ Cậu bé mũi dài”
PTTC:
- VĐCB: Bật tiến về phía trước 
- TCVĐ: Mắt ai tinh
PTNT:
Nhận biết một và nhiều
 PTTM:
- DH: Bạn có biết tên tôi.
- NH: Mừng sinh nhật
- TCÂN: Tai ai tinh
Hoạt động góc
* Góc phân vai: - Gia đình, cửa hàng bán đồ dùng , đồ chơi, phòng khám
* Góc xây dựng: - Xây công viên, xây ngôi nhà của bé lắp ghép hình người.
*Góc học tập: - Chọn đồ dùng cho bé, phân loại đồ dùng, đồ chơi , tên tôi là gì?
- Nhận biết gọi tên một số hình tròn, hình vuông , hình chữ nhật.
- Sử dụng các giác quan nhận biết đồ vật , đồ chơi.
*Góc sách: - xem tranh ảnh về bé và các bạn.
* Góc nghệ thuật : - Hát các bài hát về chủ đề .
- Tô màu bé trai , bé gái, vẽ thêm các bộ phận còn thiếu.
- Vẽ bé trai , bé gái dán các bộ phận trên cơ thể và các giác quan, in hình bàn tay bàn chân. 	
* Góc thiên nhiên: - Chơi với cát , chăm sóc cây cảnh
Hoạt động ngoài trời
- HĐCMĐ
Cho trẻ quan sát bạn trai bạn gái
- TC:Kéo co - Chơi tự do
- HĐCMĐ Nhặt lá cây xếp hình bé trai ,bé gái - TC: Lộn cầu vồng 
- Chơi tự do
- HĐCMĐ:
In dấu bàn tay, bàn chân .
-TC: Bịt mắt bắt dê
- Chơi tự do
- HTCMĐ:
Tạo người trên lá , quả.
- TC : Kéo co
- Chơi tự do 
- HĐCMĐ:
Phân biệt mùi vị
-TC: tai ai tinh
- Chơi tự do
Hoạt động chiều
- Tổ chức các trò chơi : “ Đếm các bộ phận trên cơ thể”
Ôn : chuyện “ Cậu bé mũi dài”
PTTM : Trang tí tô màu áo.
LQBH: Bạn có biết tên tôi
 - Vui văn nghệ
- Phát phiếu bé ngoan
MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ NHÁNH 1
CHỦ ĐỀ: “BÉ TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH”
( Thực hiện từ ngày : 26/09 đến 30/09/ 2016)
YÊU CẦU:
1. Kiến thức: 
+ Dạy trẻ biết tên gọi, nhận ra được bạn gái bạn trai
+ Trẻ nhận biết được một và nhiều
+ Trẻ biết phối hợp các kỹ năng đã học để tô màu, theo yêu cầu của cô.
+ Trẻ nhớ tên các bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ, đọc thuộc thơ diễn cảm.
+ Trẻ hát đúng giai điệu bài hát, thuộc bài hát và hứng thú chơi trò chơi.
+ Biết thể hiện các vai chơi, hành động chơi qua các trò chơi theo chủ đề, phản ánh thực nội dung chơi. 
+ Trẻ biết một số đặc điểm cá nhân: Họ và tên, ngày sinh nhật, giới tính và những người thân trong gia đình trẻ.
+ Khác với các bạn: Hình dạng bên ngoài khả năng trong các họat động và sở thích riêng.
2. Kỹ năng: 	
- Trẻ nói về đặc điểm riêng của mình ( Họ tên, sở thích, hoạt động mình yêu thích, cảm xúc và mối quan hệ của trẻ).
- Luyện kỹ năng vẽ, tô màu áo của trẻ
- Luyện kỹ năng hát, múa, đọc thơ về chủ đề "Bạn có biết tên tôi, mừng sinh nhật".
- Phát triển khả năng vận động cho trẻ khi “ bật tiến về phía trước , chơi trò chơi vận động”.
3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ ngoan ngoãn lễ phép vâng lời cô giáo, bố mẹ.
- Giáo dục tính kỹ luật, yêu thích thể thao.
- Quan tâm giúp đỡ người khác, hợp tác cùng bạn thực hiện công việc đến cùng.
- Biết thực hiện một số quy định ở trường và ở nhà.
- Biết một số văn minh trong sinh hoạt hàng ngày.
- Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ NHÁNH 1:
“BÉ TỰ GIỚI THIỆU VỀ MÌNH”
I – MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết được một số bộ phận trên cơ thể,nhận ra bạn trai bạn gái
II - CHUẨN BỊ: 
- Tranh ảnh bé trai bé gái treo xung quanh lớp.
II – CÁCH TIẾN HÀNH:
Cho trẻ xem tranh ảnh về bé trai bé gái
+ Tranh vẽ gì?
+ Bạn trai hay bạn gái
+ Bạn nào cho cô biết mình là bạn trai hay bạn gái nào?
+ Lớp chúng mình có những bạn nào là bạn gái?
+ Bạn nào là bạn trai?
THỂ DỤC SÁNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1) Kiến thức:
- Trẻ biết tập các động tác thể dục sáng theo cô.
2) Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện các động tác theo hiệu lệnh một cách khéo léo cho trẻ.
3) Thái độ: 
- Trẻ không tranh dành xô đẩy bạn trong khi học,chăm tập thể dục sáng để giúp cho cơ thể luôn khoẻ mạnh.
II - CHUẨN BỊ:
- Của cô
- Của trẻ
- Sân tập sạch sẽ, băng phẳng. 
- Bài tập : Tay, chân, bụng, bật nhảy
- Tâm thế trẻ tốt
III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định : (1 – 2 phút)
2. Nội dung.
Hoạt động 1: Khởi động (3 – 4 phút)
- Trẻ đi, chạy vòng tròn quanh sân tập 2 vòng sau đó đứng thành 4 hàng. 
Hoạt động 2: . Trọng động ( 10 – 12 phút)
+ Động tác 1:hai tay đưa ra trước giơ lên cao 
( 2 x8 nhịp)
 TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi
 1,3 : Hai tay đưa ra phía trước
 2 : Hai tay đưa lên cao
 4: Về tư thế chuẩn bị
+ Động tác 2: Ngồi khuỵu gối ( 2 x8 nhịp)
 TTCB: như động tác 1
 1,3: Hai tay đưa sang ngang
 2 : hai tay đua về trước đồng thời khuỵu gối
 4: Về tư thế chuẩn bị
+ Động tác 3: “Cúi gập người về phía trước” ( 2 x8 nhịp)
 TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi
 1,3 : Hai tay giơ lên cao
 2 : Cúi gập người về phía trước hai mũi tay chạm hai mũi chân.
 4: Về tư thế chuẩn bị
+ Động tác 3: “Bật tách chân , khép chân” ( 2 x8 nhịp)
 TTCB: Đứng tự nhiên 2 tay thả xuôi
 1,3 : Hai tay chống hông đồng thời bật tách chân
 2 : Bật khép hai chân
 4: Về tư thế chuẩn bị
* Thái độ : GD trẻ thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh
 3: Hồi tĩnh : ( 1 – 2 phút)
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập hai vòng 
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ đi chạy tự do sau đó đứng lại thành vòng tròn
- Trẻ tập bài tập thể dục sáng cùng cô 2-3 lần
- Trẻ vâng lời
- Trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân sau đó vào lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC 
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Góc phân vai :
- Gia đình
- Bán hàng
- Bác sỹ.
- Trẻ hiểu được mối quan hệ bố, mẹ, con, bán hàng và người mua hàng ,bác sỹ và bệnh nhân.
- Biết phân vai chơi và thể hiện vai chơi (bố, mẹ, anh...).
- Biết liên kết giữa các nhóm chơi.
- Một số đồ dùng , đồ chơi phục vụ cá nhân...
- Bộ đồ chơi y bác sỹ : áo, mũ...
1. HĐ1: Thoả thuận trước khi vào hoạt động.
- Cho cả lớp hát bài “Bạn có biết tên tôi”
+ Các con vừa hát bài gì?
+ Bài hát nói đến cái gì nào?
- Đến với chủ điểm Bé tự giới thiệu về mình hôm nay cô tặng các con một chuyến du xuân qua màn ảnh nhỏ các con thích không nào?
- Góc khoa học tập :
+ Các con nhìn xem các bạn nhỏ đang làm gì đây nào ?( Đang học bài)
+ Hôm nay ở góc học tập chúng mình sẽ chọn đồ dùng, đồ chơi cho bé,(nhận biết gọi tên hình tròn, hình vuông, hình tam giác).
- Ở góc đóng vai :
+ Chúng mình được đi mua sắm những đồ dùng đồ chơi?( Cô bán hàng)
+ Cô bán hàng đang làm gì đây nào? ( Đang mời khách mua hàng, bán hàng.)
- Trong gia đình, bản thân ốm thì chúng mình đến đâu nào?( Phòng khám)
- Ở góc Xây dựng lắp ráp :
+ Các bạn nhỏ đang làm gì đây?
+ Các bạn xây gì nào?
Hôm nay lớp mình cũng xây dựng ngôi nhà, xây công viên thật đẹp nhé.
+ Vậy Muốn xây dựng được ngôi nhà, công viên cần đến ai đây nào?
+ Khi xây các chú xây như thế nào?(Nhẹ nhàng, khéo léo)
- Góc Nghệ thuật 
+ Sau 1 ngày làm việc vất vả chúng ta muốn nghỉ ngơi thư giản bằng văn nghệ thì mời các bạn hãy đến với góc vận động chúng ta sẽ thưởng thức văn nghệ do các ca sỹ nhí biểu diễn các bài hát ,bài thơ về chủ đề bản thân.
- hay tô màu hình ảnh các bạn trai , bạn gái.
- Góc sách truyện:
+ Các bạn nhỏ đang làm gì đây nào?
 + Hôm nay lớp chúng mình các con sẽ được xem những sách tranh về bé và các bạn.
 - Bây giờ cô mời các con vừa ca vang bài hát “Đố bạn biết tên tôi” về góc chơi mà các con thích.
 2. HĐ2: Quá trình hoạt động.
- Cô đi đến từng góc chơi quan sát hướng dẫn trẻ chơi và cô đóng vai chính cùng chơi với trẻ và gây tình huống cho trẻ chơi sáng tạo 
- Hỏi trẻ : 
+ Con đang chơi gì đây ? 
+ Con làm như thế nào?
3. HĐ3: Kết thúc hoạt động. 
- Cô nhận xét các góc sau đó cho trẻ về góc tốt để nhận xét chung.
2. Góc xây dựng- lắp ghép :
Xây ngôi nhà của bé , xây công viên,lắp ghép hình người
- Trẻ biết sử dụng một số nguyên vật liệu như hộp giấy, nắp bia, gạch...để xây ngôi nhà, xếp đường vào nhà của bé. Biết sắp xếp bố cục công trình hợp lý.Xếp người
- Biết phân vai nhận vai chơi, biết giới thiệu công trình. 
- Biết sử dụng kỹ năng tô màu để tô chân dung của bé.
- Dùng kỹ năng vẽ nét thẳng, nét xiên, nét cong tạo thành nhũng bộ phận còn thiếu.
- Trẻ hát thuộc, hát đúng giai điệu các bài hát thể hiện qua cử chỉ điệu bộ. Phân biệt được âm thanh qua các loại nhạc cụ.
- Nhà, hộp cát tông, cây cối, gạch, gỗ, đồ chơi, cây hoa, cây len, hàng rào...
- Bộ đồ chơi lắp ghép.
- Bút chì, sáp màu, giấy màu, tranh mẫu, bảng treo sản phẩm.
- Đàn ghi các bài hát trong chủ đề Bản thân, một số nhạc cụ.
- Các loại hình vuông, tam giác, chữ nhật...
- Lô tô đồ dùng bạn trai, bạn gái.
- Một số đồ dùng, thước do, bút chì.
- Sách chuyện, tranh ảnh.
- Giấy A4, hồ dán, tranh vẽ chân dung bạn trai, bạn gái.
- Hộp đựng màu cát, giấy vải, tạp dề, chậu nước...
- Bộ dụng cụ tưới cây.
3. Góc nghệ. thuật
Vẽ tranh tô màu bé trai bé gái, các bộ phận còn thiếu múa hát đọc thơ kể chuyện
4. Góc học tập 
- Chơi lô tô phân biệt đồ dùng theo giới tính. 
- So sánh nhiều hơn ít hơn, thực hành do chiều cao của 2 bạn.
5. Góc sách:
- Đọc chuyện, xem tranh về một số đặc điểm hình dáng bên ngoài của bạn trai, bạn gái.
6. Góc thiên nhiên
- Chơi với cát và chăm sóc cây
- Biết phân biệt đồ dùng theo giới tính.
- Biết so sánh nhiều hơn, ít hơn. Biết cách đo chiều cao của 2 bạn.
- Biết cách dở sách, xem tranh và chỉ ra được một số đặc điểm hình dáng bên ngoài của bạn trai, bạn gái.
- Trẻ biết dùng bàn tay in lên cát, lên giấy.
- Biết chăm sóc cây cảnh
 Thứ ..ngày...háng. năm 2016
A - ĐÓN TRẺ - CHƠI - THỂ DỤC SÁNG
- Đón trẻ vào lớp và trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Cho trẻ chơi với các đồ chơi trong lớp.
- Tập thể dục sáng: Tập động tác: tay, chân, bụng , bật
 B - HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH: 
Phát triển nhận thức :
	Đề tài: Bé tự giới thiệu về mình
I - MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tự giới thiệu về mình tự nêu sở thích cá nhân và nhận biết một số đặc điểm riêng của bản thân.
2. Kỹ năng:
- Biết so sánh một số đặc điểm riêng (béo, gầy, cao, thấp, sở thích của mình giống và khác các bạn trong lớp).
3. Thái độ:
- Trẻ biết quan tâm đến sở thích của mình và của bạn
II – CHUẨN BỊ: 
Chuẩn bị của cô
Chuẩn bị của trẻ
- Búp bê, tranh bé trai, bé gái, thiếu các nét mắt, mũi, miệng.
- Bài hát:"Tìm bạn thân".
-Tâm thế trẻ thoải mái
- Tranh ghép bé trai bé gái
III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định , giới thiệu bài : ( 1 – 2 phút)
- Cho trẻ hát bài "Chào người bạn mới đến". 
- Cho búp bê xuất hiện và cùng trò chuyện với trẻ :Xin chào tất cả các bạn !
“Mình tên là Thùy Trang, năm nay mình 4 tuổi, mình là con gái nên mình rất thích mặc váy, đi giày và tết tóc, ngoài ra mình còn thích múa hát, ăn hoa quả, sữa chua nữa đấy. Mình rất thích được làm quen với tất cả các bạn”.
2. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Đàm thoại : ( 15- 16 phút)
+ Các bạn tự giới thiệu về mình cho Thùy Trang nghe với nào. 
- Cho từng trẻ lần lượt giới thiệu về mình.
+ Bạn tên là gì ?
+ Năm nay bạn bao nhiêu tuổi ?(Ngày sinh nhật ? Sở thích của bạn ? )
Những trẻ không biết họ của mình thì cô giáo giới thiệu giúp trẻ. Cho trẻ nêu những việc trẻ thích làm, những nơi trẻ thích đến, những món ăn trẻ thích 
* Hoạt động 2: Luyện tập - củng cố( 4 – 5 phút )
Trò chơi: Chơi trò chơi ghép tranh 
+ Tôi còn thiếu những gì đây ?
- Cho trẻ quan sát bức tranh gồm có đầu (mắt, mũi, tai, miệng) phần thân có tay, bụng, phần chân có 2 chân
- Cô cho trẻ chơi trò chơi về các giác quan hỏi trẻ về từng chức năng của từng giác quan.
- Giúp trẻ nhận ra hình khuôn mặt và các bộ phận cơ thể bằng cách hỏi trẻ, hướng dẫn cho trẻ dán các bộ phận trên khuôn mặt đúng vị trí của nó.
- Cho trẻ hát bài "đưa tay ra nào". Hỏi trẻ về nội dung bài hát. Hỏi trẻ xác định tay phải, tay trái, chân phải, chân trái, nói lên các bộ phận con
người từ đầu xuống.
- Sau đó cho trẻ ghép, dán hình người từ các bộ phận chính: Mặt, 2 chân, 2 tay, thân mình được vẽ rời ở trang khác.
3. Kết thúc: ( 1 phút) 
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài "Tìm bạn thân".
- Hát cùng cô.
- Trò chuyện với búp bê.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ giới thiệu về mình.
- Trẻ tự giới thiệu theo gợi ý câu hỏi
- Trẻ tham gia trò chơi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát
- Trẻ nhận rổ đồ chơi và ghép tranh
- Trẻ hát và đi ra ngoài
C - HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng bán đồ dùng , đồ chơi, phòng khám
* Góc xây dựng: Xây công viên, xây ngôi nhà của bé lắp ghép hình người.
*Góc học tập: Chọn đồ dùng cho bé, phân loại đồ dùng, đồ chơi , tên tôi là gì?
- Nhận biết gọi tên một số hình tròn, hình vuông , hình chữ nhật.
*Góc sách: xem tranh ảnh về bé và các bạn.
* Góc nghệ thuật : Hát các bài hát về chủ đề .
- Tô màu bé trai , bé gái, vẽ thêm các bộ phận còn thiếu.
* Góc thiên nhiên: Chơi với cát 
D - HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Nội dung : - HĐCCĐ   : Quan sát bạn trai bạn gái
 - Trò chơi : Kéo co
 - Chơi tự do: Chơi với cầu trượt.
1. Hoạt động 1: Quan sát Bạn trai , bạn gái (15 - 18 phút)
2. Hoạt động 2: Trò chơi: Kéo co (5 - 6 phút)
3. Chơi tự do: Chơi với cầu trượt (12 - 15phút) 
- Cô cho trẻ hát bài “Tìm bạn thân”
- Cho trẻ xem tranh bạn trai bạn gái
- Cho 2 bạn lên phía trên tự giới thiệu về mình(một trai,một gái)
Hỏi trẻ:
+ Bạn tên gì?
+ Bạn là bạn trai hay bạn gái?
+ Làm sao con biết bạn trai hay bạn gái?
- Lần lượt cho từng trẻ trong lớp lên và cho trẻ nhận biết tên bạn, bạn trai bạn gái.
- Cô giới thiệu tên trò chơi,cách chơi,luật chơi
- Trẻ chơi trò chơi: “Kéo co” cùng cô
- Chơi với đồ chơi cô đưa ra
- Cô bao quát trẻ chơi an toàn
E - HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Chơi trò chơi “Đếm các bộ phận trên cơ thể”.
a) Mục đích:
- Trẻ biết được trên cơ thể có những bộ phận nào.
b) Chuẩn bị:
- Người thật
c) Luật chơi:
- Cháu nào đếm sai thì nhảy lò cò
d) Cách chơi:
- Cho cả lớp đếm sau đó cho tổ, nhiều cá nhân trẻ đếm.
2. Chơi theo ý thích: 
- Chơi góc xây dựng: Xây công viên, xây ngôi nhà của bé lắp ghép hình người.
- Góc sách truyện: : xem tranh ảnh về bé và các bạn.
- Góc nghệ thuật : Hát các bài hát về chủ đề .
Thứ ..ngày...tháng. năm 2016
 A - ĐÓN TRẺ - CHƠI - THỂ DỤC SÁNG
 B - HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐỊNH: 
Phát triển ngôn ngữ :
	Đề tài: Chuyện “ Cậu bé mũi dài”
I - MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu được nội dung truyện, nhớ tên truyện nhớ tên các nhân vật trong truyện.
- Biết được tác dụng của các giác quan, sự cần thiết của các giác quan
2. Kĩ năng:
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ biết trả lời đủ câu, rõ ràng.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
II – CHUẨN BỊ: 
Chuẩn bị của cô
Chuẩn bị của trẻ
- Lớp học thoáng mát, tạo tâm thế tốt cho trẻ trước khi vào giờ học.
- Đồ dùng: 
+ Powerpoint hình ảnh truyện “Cậu bé Mũi Dài”.
+ Bài hát; Cái mũi.
+ Máy vi tính, máy chiếu.
- Tâm thế trẻ thoải mái
- Ghế đủ cho trẻ ngồi
III – TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định , giới thiệu bài : ( 1 – 2 phút)
- Cô cho trẻ hát bài “ Cái mũi”. 
+ Các con bài hát vừa rồi nói về cái gì? 
+ Mũi có tác dụng gì?
- Đúng rồi: Cái mũi cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể chứng ta, nhờ có mũi mà chúng ta ngửi được, thở được đấy các con ạ! Thế mà có một bạn nhỏ lại định vứt mũi , vứt tai của mình.
- Để biết đó là ai trong câu truyện gì cô mời cả lớp lắng nghe cô kể câu truyện “ Cậu bé mũi dài”
2. Nội dung: 
* Hoạt động 1: Kể chuyện cho trẻ nghe:( 5-6 phút)
- Cô kể lần 1
- Cô nói tên truyện “ Cậu bé mũi dài” do tác giả Lê Thị Hương và Lê Thị Đức biên tập.
- Giảng nội dung: Câu truyện kể về 1 cậu bé có cái mũi rất dài. Vì vướng quá không trèo hái táo được nên cậu muốn vứt đi tất cả mắt, mũi, tai. Khi được các bạn giải thích cậu đã hiểu ra và luôn gần gũi vệ sinh sạch sẽ.
- Cô kể lần 2: Kết hợp cho trẻ xem hình ảnh trên máy tính.
* Hoạt động 2: Đàm thoại – trích dẫn( 14 - 16 phút )
+ Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì?
+ Trong truyện có những nhân vật nào?
- Các con ạ: cậu bé có một cái mũi rất dài, vì vậy mọi người gọi chú là “bé Mũi Dài”).
* “ Trích dẫn: “ từ đầu đến  cậu bé mũi dài”
+ Chú bé mũi dài đã nói gì khi không trèo được lên cây táo nhỉ?
- Chỉ vì không trèo lên cây hái táo được mà cậu đã ước chẳng cần mũi, tai, tay,
* Trích dẫn: “ Bỗng chúđể làm gì cả”
+ Những ai đã khuyên chú bé mũi dài? 
+ Khuyên như thế nào nhỉ?
- Rất may các bạn đã đến kịp thời giải thích với bé mũi dài về tác dụng của các bộ phận.
* “Trích dẫn: Gần chỗ mũi.rực rỡ của chúng tôi được”.
- Giải thích từ khó: Rực rỡ
(Tức là có màu sắc tươi sáng nổi bật hẳn lên và làm cho ai cũng phải chú ý.)
+ Được các bạn khuyên bé mũi dài đã nhận ra điều gì?
+ Các bạn phải làm gì để giữ gìn các bộ phận , giác quan trong cơ thể?
- Cậu bé mũi dài đã nhận ra tất cả tai, mắt, mũi, miệngđều rất cần thiết và cậu luôn giữ gìn và cơ thể sạch sẽ.
* “ Trích dẫn: “Từ đó.chúng đi nữa”.
* Thái độ:: Tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều rất quan trọng. Mắt để nhìn này, tai để nghe, mũi để thở và ngửi này... Vậy các con cần phải biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể sạch sẽ hàng ngày. Hiện nay bệnh đường hô hấp đang sảy ra rất nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các con nhất là dịnh bệnh tay chân miệng. Chính vì vậy việc giữ gìn vệ sinh cơ thể lại càng cần thiết để cơ thể các con có thể chống lại các loại bệnh tật. Ngoài ra, các con cần phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh. Sáng đi học sớm để tập thể dục này. Như vậy cơ thể của chúng ta sẽ luôn khỏe mạnh. 
 - Cô cho trẻ nghe câu chuyện kể trên ti vi một lần nữa.
3. Kết thúc: ( 1 phút) 
- Cô và trẻ cùng hát và vận động bài "Tìm bạn thân".
- Hát cùng cô.
- Cái mũi
- Để thở, để ngửi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Cậu bé mũi dài
- Cậu bé mũi dài, ong , họa mi
- Trẻ lắng nghe
- Ước gì cái mũi của tôi biến mất, tôi chỉ cần cái miệng để ăn
- Trẻ lắng nghe
- Ong, họa mi
- Mũi dùng để ngửi , dùng đển thở, tai dùng để nghe...
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Không thể thiếu các bộ phận đó được
- Hàng ngày phải tắm rủa ,giữ gìn các bộ phận trên cơ thể sạch sẽ
- Trẻ hát và đi ra ngoài
Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
C - HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc phân vai: Gia đình, cửa hàng bán đồ dùng , đồ chơi, phòng khám
* Góc xây dựng: Xây công viên, xây ngôi nhà của bé lắp ghép hình người.
*Góc học tập: Chọn đồ dùng cho bé, phân loại đồ dùng, đồ chơi , tên tôi là gì?
- Nhận biết gọi tên một số hình tròn, hình vuông , hình chữ nhật.
*Góc sách: xem tranh ảnh về bé và các bạn.
* Góc nghệ thuật : Hát các bài hát về chủ đề .
- Tô màu bé trai , bé gái, vẽ thêm các bộ phận còn thiếu.
* Góc thiên nhiên: Chơi với cát 
D - HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Nội dung : - HĐCCĐ   : Nhặt lá cây để xếp hình bé trai bé gái
 - Trò chơi : Lộn cầu vồng
 - Chơi tự do: Chơi với cầu trượt.
1. Hoạt động 1: Nhặt lá cây để xếp hình bé trai , bé gái (15 - 18 phút)
2. Hoạt động 2: Trò chơi: Lộn cầu vồng(5 - 6 phút)
3. Chơi tự do: Chơi với cầu trượt (12 - 15phút) 
- Cô cho trẻ hát bài “Tìm bạn thân”
- Cho trẻ xem tranh bạn trai bạn gái
- Cho 2 bạn 

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_ban_than_4_tuoi.doc
Giáo Án Liên Quan