Giáo án dạy học lớp chồi - Nguyễn thị Tâm

I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:

- Trẻ biết được gia đình mình gồm những ai,thuộc gia đình đông con hay ít con

- Biết được công việc của mỗi thành viên trong gia đình.

- Giáo dục cháu biết yêu thương và chăm sóc các thành viên trong gia đình

II/ CHUẨN BỊ:

- Lô tô hình các thành viên trong gia đình.

- Tranh gia đình và công việc của các thành viên trong gia đình.

 III/ TIẾN HÀNH:

1.HĐ1: Mình cùng hát.

- Cả lớp cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.

- Cô cùng trẻ đàm thoại về bài hát

- Gia đình gồm có những ai?

2.HĐ2:Bé quan sát.

- Cho trẻ quan sát tranh của một số gia đình.

- Đàm thoại cùng trẻ về những bức tranh vừa quan sát.

- Về công việc của những người trong tranh.

- Những người sinh ra ba ,mẹ.

- Họ hàng bên nội ,ngoại

- Cô giải thích gia đình ít con, đông con.

- Gia đình nhiều thế hệ, gia đình 1 thế hệ

 

docx26 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 928 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi - Nguyễn thị Tâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên:Nguyễn thị Tâm
Lớp chồiKẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ 2 ngày 31Tháng 10 Năm 2016
TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
Trẻ biết được gia đình mình gồm những ai,thuộc gia đình đông con hay ít con
Biết được công việc của mỗi thành viên trong gia đình.
Giáo dục cháu biết yêu thương và chăm sóc các thành viên trong gia đình 
II/ CHUẨN BỊ:
Lô tô hình các thành viên trong gia đình.
Tranh gia đình và công việc của các thành viên trong gia đình.
 III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ1: Mình cùng hát.
Cả lớp cùng hát bài “Cả nhà thương nhau”.
Cô cùng trẻ đàm thoại về bài hát
Gia đình gồm có những ai?
2.HĐ2:Bé quan sát.
Cho trẻ quan sát tranh của một số gia đình.
Đàm thoại cùng trẻ về những bức tranh vừa quan sát.
Về công việc của những người trong tranh.
Những người sinh ra ba ,mẹ.
Họ hàng bên nội ,ngoại
Cô giải thích gia đình ít con, đông con.
Gia đình nhiều thế hệ, gia đình 1 thế hệ
3. HĐ 3
Trẻ hoạt động nhóm.
Chọn nhóm, thảo luận nhóm
Chọn tranh ,thực hiện ngép tranh gia đình
GD trẻ biết yêu thương ,kính trọng ông,bà ,cha mẹ và những người xung quanh.
Giáoviên:Nguyễn thị Tâm
Lớp chồi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
Thứ 3 ngày 1Tháng 11 Năm 2016
VẼ CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
 - Cháu vẽ được các thành viên bé yêu thích.
- Biết kết hợp những nét cơ bản thể hiện vào tác phẩm.
- Rén luyện sự khéo léo của đôi bàn tay
- Biết sử dụng màu hợp lý
- Tích cực tham gia
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các thành viên trong gia đình
II/ CHUẨN BỊ:
 - Bút màu, giấy, bài hát theo chủ đề trêm máy
 III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ1: Chúng mình cùng hát.
- Cho cả lớp hát bài: Cả nhà thương nhau.
- Trò chuyện nội dung bài hát, những thành viên trong gia đình bạn.
2.HĐ2:Cùng nhau xem nhe!
- Cô chọn ảnh gia đình của một số bạn cho cả lớp xem.
- Cho trẻ quan sát thật kỹ từng tranh 1.
- Trẻ phân biệt nét khác biệt của từng thành viên trong gia đình.
3.HĐ3:Thử tài họa sĩ:
- Cô hướng dẫn trẻ vẽ những nét cơ bản cho từng bộ phận.
- Gợi ý trẻ chia từng bố cục cho những thành viên
- Quan sát và động viên trẻ vẽ
- Cho trẻ treo thanh và nhận xét từng tác phẩm.
- Hát và vận động bài: 3 ngọn nến lung linh
Giáo viên:Nguyễn thị Tâm
Lớp chồi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
Thứ 4 ngày 02 Tháng 11 Năm 2016
 AI THƯƠNG CON NHIỀU HƠN
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
 Cháu hiểu nội dung bài hát
Cháu hát đúng giai điệu bài hát, hát thuộc lời.
Vận động được theo bài hát theo cô
Thích nghe cô hát và biết chơi trò chơi vận động.
II/ CHUẨN BỊ:
 Trống lắc, phách tre, nhạc.
Tranh về gia đình.
 III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ:Chúng mình cùng xem
 - Cô cho trẻ xem ảnh về các gia đình và cùng trò chuyện với trẻ.
- Gia đình từng bạn gồm những ai
- Ai là người quan tâm chăm sóc cho con hằng ngày
- Con có yêu ba mẹ mình không.
2.HĐ: Chúng mình cùng vui.
- Cô giới thiệu tên bài hát
- Hát mẫu cho trẻ nghe , giới thiệu và giải thích cho trẻ hiểu rõ hơn về tình thương của ba mẹ..
- Cô cho cả lớp hát, cô chú ý và sữa sai
- Cô cho cháu vỗ đệm theo bài hát.
- Hướng dẫn trẻ sử dụng nhạc cụ.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương,kính trọng ba mẹ người đã sinh ra mình.
3.HĐ3: Chúng mình cùng chơi.
 - Cô cho cả lớp nghe bài hát:Ba ngọn nến lung linh
- Đàm thoại nội dung bài hát
- Trẻ chơi trò chơi” Tai ai tinh”
- Hướng dẫn luật chơi và cách chơi
- Trẻ chơi vài lần
- Kết thúc giờ học
Giáo viên:Nguyễn thị Tâm
Lớp chồi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
Thứ 5 ngày 03 Tháng 11 Năm 2016
MẸ CỦA EM
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
Trẻ đọc thuộc thơ,đọc diễn cảm và hiểu nội dung thơ.
Trả lời được các câu hỏi của cô
Giáo dục trẻ biết yêu thương mẹ, biết được mẹ là người sinh ra và yêu thương mình nhất
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ nội dung bài thơ.
 - bài hát mẹ.
 III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ 1:
- Trẻ đọc đồng dao: nhớ ơn
- Đàm thoại về nội dung bài đồng dao.
- Giáo dục trẻ biết nhớ ơn những gì mà ta đã có
- Chuyển tiếp nội dung bài thơ
2.HĐ 2:
 - Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài thơ nói về mẹ
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
- Cô đọc trích dẫn, giảng giải từ khó
3.HĐ 3:
- Dạy trẻ đọc thơ.
- Trẻ đọc từng câu cùng cô
- Trẻ đọc trọn bài.
- Cô hường dẫn trẻ đọc diễn cảm, và sửa sai
GD; Mẹ là người sinh ra và nuôi ta lớn khôn vì vậy chúng ta phải biết yêu thương và kính trọng ba mẹ,vâng lời ông bà
Cả lớp cùng hát bài; Gia đình nhỏ, hạnh phúc to
Giáo viên:Nguyễn thị Tâm
Lớp chồi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
Thứ 6 ngày 04 Tháng 11 Năm 2016
 SO SÁNH SỐ LƯỢNG NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
Cháu biết so sánh số lượng người trong gia đình, so sánh 2 nhóm đối tượng.
Biết đếm đến 5 và có kỹ năng xếp tương ứng 1:1.
Hình thành tình cảm gắ bó trong gia đình
II/ CHUẨN BỊ:
Lô tô hình người mỗi cháu 2 bộ từ 1 đến 5
Hình người cho cô
Thẻ chấm tròn mỗi cháu 1 thẻ từ 3- 5
Giấy màu, tranh ảnh
 III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ 1:
 - Trẻ hát bài : Em là hoa hồng nhỏ
- Qua bài hát ba ,mẹ và các con là những thành viên sông cùng trong 1gia đình
- Cháu giới thiệu về gia đình của mình
- Cô cho trẻ xếp gia đình của trẻ và của cô cùng nhau và so sánh số người trong 2 gia đình như thế nào.
2.HĐ 2: Vượt chướng ngại vật:
- Cô chia trẻ thành 2 nhóm ,cô hướng dẫn bài tập
- Trẻ vượt chướng ngại vật cô đặt sẵn, xếp đúng tranh các thành viên trong gia đình
- So sánh số lượng người trong các tranh với nhau
3.HĐ 3:Chúng mình cùng thi
- Tổ chức cuộc thi giữa 2đội
- Cô hướng dẫn luật chơi
- lần lượt từng thành viên của mỗi đội
- Vượt chướng ngại vật và vẽ 1 thành viên trong gia đình
- Trò chơi kết thúc khi bài hát dừng.
- Nhận xét, tuyên dương
Giáo viên:Nguyễn thị Tâm
Lớp chồi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
Thứ 2 ngày 7 Tháng 11 Năm 2016
NÉM XA BẰNG 2 TAY
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
Rèn sự khéo léo của đôi tay khi thực hiện vận động ném xa bằng 2 tay.
Trẻ biết đứng 2 chân rộng bằng vai, 2 tay cầm túi cát đưa lên cao, dùng sức mạnh ném ra phía trước.
Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khoẻ mạnh.
II/ CHUẨN BỊ:
Xắc xô, lớp thoáng, sạch
10 túi cát.
 III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ1:"Bài tập phát triển chung"
- Tay: Hai tay giang ngang, gập khủy tay lên vai (4l x 4n).
- Chân: Co lên và duỗi về phía trước (3l x 4n)
- Bụng: Đứng hai chân dang rộng, giơ hai tay lên cao.(3l x 4n) 
2.HĐ2:Vận động cơ bản “Ném xa bằng hai tay"
- Cô làm mẫu:
+Lần 1: LM toàn phần không dùng lời.
+Lần 2: LM kết hợp giải thích rỏ ràng
Trẻ thực hiện: Cô mời một số trẻ lên làm thử, sau đó cho trẻ thực hiện (2 lần). Cô chú ý sửa sai.
Cô tổ chức thi đua giữa các nhóm trẻ với nhau (2 lần). Cô nhận xét sau mỗi lần trẻ thi đua.
3. HĐ 3:Trò chơi vận động “Chuyền bóng qua chân”
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
Trẻ thực hiện trò chơi
Kết thúc trò chơi, nhận xét
Hồi tĩnh
Trẻ tập những động tác thả lỏng cơ thể
Giáo viên:Nguyễn thị Tâm
Lớp chồi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
Thứ 3 ngày 8 Tháng 11 Năm 2016
Đề tài: Dạy hát “Mẹ đi vắng”
Nghe hát: Chỉ có một trên đời
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
- Trẻ nhớ tên bài hát và thuộc lời bài hát.
 - Hiểu nội dung bài hát.
- Hứng thú nghe cô hát.
- Phát triển tính nhanh nhẹn, chú ý lắng nghe của trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, lễ phép với mẹ.
II/ CHUẨN BỊ:
Bài hát
Xắc xô
 III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ1:
Ổn định tổ chức, gây hứng thú cho trẻ.
- Cho trẻ đọc bài thơ “ Cô và mẹ”.
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ.
- Dẫn dắt trẻ vào bài.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả: Bài hát “Mẹ đi vắng”, của nhạc sỹ: Trịnh Công Sơn.
Cô hát lần 1
- Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2 vận động theo nội dung bài hát.
-> Giới thiệu nội dung bài hát: Bài hát kể về một bạn nhỏ, khi mẹ đi vắng, bạn đã sang nhà bạn chơi và đánh đàn để cho mẹ mau về.
Cho cả lớp hát cùng cô 3, 4 lần (cô 
chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cho từng tổ, nhóm, cá nhân hát.
-> Giáo dục trẻ: Bết yêu thương và lễ phép với mẹ
2.HĐ2:Nghe hát: Chỉ có một trên đời. Nhạc sỹ: Trương Quang Lục.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 1.
- Hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả.
- Cô hát lần 2 thể hiện điệu bộ.
- Hỏi trẻ giai điệu của bài hát.
- Cô hát lần 3 giao lưu cùng trẻ
3. HĐ 3:Trò chơi: Ai đoán giỏi
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô phổ biến luật cách chơi:
+ Cô gọi một bạn A lên bảng, và lấy khăn che kín mắt. Mời một bạn khác đứng tại chỗ hát.Bạn A sẽ phải đoán tên bài hát và số lượng bạn hát.
+ Cô sẽ tăng dần số lượng trẻ hát.
- Hướng dẫn và tổ chức cho trẻ chơi.
- Trẻ chơi 2-3 lần ,kết thúc trò chơi và nhận xét.
Giáo viên:Nguyễn thị Tâm
Lớp chồi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
Thứ 4 ngày 9 Tháng 11 Năm 2016
Đề tài: Vẽ ngôi nhà của bé
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
- Trẻ biết một số kiểu nhà: nhà tầng, nhà mái ngói, mái tôn và nhà ở các vùng cao
Trẻ biết kết hợp các nét thẳng, nét ngang, nét xiên để vẽ ngôi nhà theo ý tưởng của trẻ. Vẽ hoàn thành bức tranh của mình.
- Trẻ biết tô mầu bức tranh, tô không bị chườm ra ngoài, biết phối mầu cho bức tranh.
Trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, biết trang trí ngôi nhà cho thêm đẹp
II/ CHUẨN BỊ:
- Clip các kiểu nhà
- Tranh vẽ các ngôi nhà với các chất liệu khác nhau như: vẽ bằng bút sáp, vẽ bằng bút chì màu
Giấy vẽ
Bút sáp màu, bút chì màu, phấn màu, màu nước
 III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ1:
Cô kể tóm tắt truyện: Ba cô tiên
- Cô tiên áo đỏ đã vẽ cho gia đình cậu bé tí hon một ngôi nhà thật đẹp. Các con muốn giúp cô tiên áo đỏ vẽ nhà cho gia đình cậu bé tí hon không?
Để vẽ được ngôi nhà đẹp cô và các con cùng tìm hiểu một số kiểu nhà qua băng hình cô đã quay nhé:
 Trẻ xem clip và đàm thoại cùng trẻ
Bây giờ các con đã sẵn sàng vẽ những ngôi nhà thật đẹp giúp cô tiên áo đỏ chưa, Các con cùng hát một bài và về bàn vẽ nào,
2.HĐ2:Trẻ thực hiện:
- Bạn nào có thể nói về ý tưởng định vẽ ngôi nhà của mình cho cô và cả lớp cùng nghe nào?( cô gọi 3-4 trẻ)
 + Con định vẽ ngôi nhà như thế nào? Ngôi nhà có mấy tầng?con định tô màu gì?
- Trẻ vẽ cô quan sát và hướng dẫn những trẻ còn chưa thực hiệnđược
3. HĐ 3:
- Trẻ cùng cô treo tranh và đọc bài thơ : em yêu nhà em
- Trẻ nhận xét bài của bạn
Giáo viên:Nguyễn thị Tâm
Lớp chồi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
Thứ 5 ngày 10 Tháng 11 Năm 2016
Đề tài: Đếm đến 5 và nhận biết số 5
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
Trẻ biết đếm đến 5, nhận biết chữ số 5. 
- Biết đếm từ trái qua phải.
- Trẻ có kỹ năng đếm, kỹ năng so sánh.
- Trẻ biết chơi theo đúng yêu cầu của cô
- Biết yêu thương vâng lời ông bà , cha mẹ trong gia đình.
- Giáo dục trẻ có ý thức khi ngồi học. 
II/ CHUẨN BỊ:
- 5 thành viên trong gia đình , 5 thành viên trong gia đình bạn.
- Nhóm đồ dùng có số lượng 5 đặt quanh lớp : 5 ngôi nhà, 5 cái cây. 5 quả bóng...
- Mô hình nhà bạn gấu bông có 3 cây xanh, 4 cái bát, 5 cái thìa. 
- Thẻ chữ số từ 1 – 5. 
 III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ1:: ôn nhận biết trong phạm vi 4
- Cô cho trẻ hát bài : Nhà của tôi. 
- Cô trò chuyện với trẻ về ngôi nhà và giới thiệu nhà bạn gấu bông.
- Cho trẻ quan sát nhận xét nhà gấu bông có những gì, đếm và đặt thẻ chữ số.
2.HĐ2:Đếm đến 5, nhận biết chữ số 5
- Cho trẻ lấy rổ đựng đồ dùng, hỏi trẻ trong rổ có gì ?
 - cho trẻ xếp tương ứng các đồ vật , cho trẻ đếm và so sánh từng nhóm đồ vật với nhau
- Trẻ đọc các số vừa đấm được
Cô chốt lại.
- Cô giới thiệu chữ số 5, cho trẻ đọc và sờ tri giác chữ số 5 in rỗng.
Tìm xung quanh lớp những đồ vật có số lượng 5 đếm và đặt thẻ chữ số.
3. HĐ 3:Luyện tập.
- TC Thi xem ai nhanh.
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
- cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét 2 đội, động viên khen trẻ.
Giáo viên:Nguyễn thị Tâm
Lớp chồi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
Thứ 6 ngày 11 Tháng 11 Năm 2016
Đề tài: Thơ “ Em yêu nhà em”
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
Trẻ nhớ tên bài thơ, nhớ tên tác giả, đọc thuộc lòng bài thơ.
Hiểu nội dung bài thơ.
Trẻ cảm nhận được âm điệu vui tươi nhẹ nhàng của bài thơ
Đọc bài thơ diễn cảm.
Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà của mình, biết giữ gìn ngôi nhà luôn được sạch sẽ.
II/ CHUẨN BỊ:
Tranh thơ chữ to. 
Hình ảnh ngôi nhà 
Đĩa nhạc bài hát bé quét nhà
 III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ1:
Gây hứng thú
-Chúng mình đang khám phá về chủ đề gì?
-Vậy mỗi gia đình chúng mình được sống ở đâu?
Cô cho trẻ xem hình ảnh ngôi nhà (2-3 phút)
 Đàm thoại và giới thiệu bài
Mỗi chúng mình ai cũng có một ngôi nhà và tình cảm của chúng mình đối với ngôi nhà đó như thế nào? Có một bài thơ kể về tình cảm của một bạn nhỏ rất yêu quý ngôi nhà của mình, tình cảm đó được thể hiện như thế nào cô mời các con lắng nghe cô đọc bài thơ “Em yêu nhà em” của nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến
HĐ2:: Cô đọc mẫu 
Cô đọc lần 1: Đọc thơ diễn cảm và đàm thoại
Cô đọc lần 2: Đọc trên tranh chữ to
Đàm thoại nội dung bài thơ
Giáo dục: Vậy muốn cho ngôi nhà của chúng mình luôn sạch sẽ thoáng mát thì chúng mình phải làm gì?
 HĐ 3:Trẻ đọc thơ
- Tập thể đọc lần 1-2: đọc diễn cảm
-Tập thể đọc lần 3: đọc trên tranh chữ to
-Nhóm đọc. 
-Cá nhân đọc.
-Trẻ đọc nối tiếp. 
-Cô cho tập thể đọc lại lần nữa.
Trò chơi “Thi xem ai nhanh”
Cô phổ biến luật chơi và cách chơi
cô bật bài hát 
 “Bé quét nhà”
Kiểm tra kết quả sau khi chơi.
Giáo viên:Nguyễn thị Tâm
Lớp chồi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
Thứ hai ngày 14Tháng 11 Năm 2016
MỘT SỐ ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, chất liệu, cách sử dụng một số đồ dùng gia đình
Rèn luyện các giác quan và phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng sạch sẽ gọn gàng, cất đúng nơi quy định.
II/ CHUẨN BỊ:	
Một số slide trình chiếu về các đồ dùng trong gia đình.
Các đồ dùng trong gia đình: Đĩa, bát,ca, cốc, ấm,thìa,đũa,phích. 
 III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ1:Ổn định tổ chức
Cả lớp cùng hát “Tập tầm vông”
-Các con nhìn xem hôm nay ai đến lớp chúng ta đây?
-Hôm nay búp bê đến lớp để cùng học với chúng ta và búp bê có mang theo 1 hộp quà, các con có biết trong hộp quà này có gì không? 
2.HĐ2:quan sát
+So sánh :
-Cái bát- cái cốc
-cái ấm –cai đĩa
+Giống nhau-Khác nhau
+Ngoài những đồ dùng này ra còn có một số đồ dùng khác, các con hãy chú ý xem nhé!
(cô cho trẻ xem hình ảnh một số đồ dùng )
-Cô nói cho trẻ biết về công dụng, chất liệu của đồ dùng
3. HĐ 3:Trò chơi “Thi xem ai nhanh”
-Cô cho trẻ đọc đồng dao “đi cầu đi quán”
-Hình ảnh nào xuất hiện trẻ tìm hình giơ lên theo yêu cầu của cô
+Trò chơi: “Về đúng nhà”
-Cô cho trẻ quan sát 2 ngôi nhà đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống khi có hiệu lệnh của cô các con về ngôi nhà có thẻ lô tô tương ứng.
-Cả lớp tham gia trò chơi
+GDTT:
+Kết thúc: nhận xét-tuyên dương
Giáo viên:Nguyễn thị Tâm
Lớp chồi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
Thứ ba ngày 15 Tháng 11 Năm 2016
THƠ “CHIÊC QUẠT NAN”
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
- Trẻ nhớ tên bài thơ và đọc thuộc lời thơ , hiểu nội dung bài thơ .
- Hiểu thêm 1 số từ mớ , nói to , rõ ràng , mạch lạc . 
- Biết thể hiện tình cảm của mình với mọi người trong gia đình. 
II/ CHUẨN BỊ:
- Máy chiếu, hình ảnh các nhân vật trong bài thơ .
- Tranh minh họa bài thơ .
- Giấy bút màu cho trẻ tô . 
 III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ1::" Cháu yêu bà"
- Cho trẻ hát múa "Cháu yêu bà"
- Trò chuyện với trẻ về tình cảm bà cháu. 
- Có một bài thơ nói đến tình cảm của bà và cháu.Bài thơ “Chiếc quạt nan”.
-Bây giờ các con hãy lắng nghe cô đọc nhé!
*Hoạt động 2: “Bé nào nhanh trí?”
- Lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp động tác.
- Lần 2: Cô đọc diễn cảm kết hợp chỉ tranh.
 * Đàm thoại:
+ Cô vừa đọc cho c/c nghe bài thơ có tên là gì?
+ Trong bài thơ nói đến ai? Và đồ vật gì nào?
+ Chiếc quạt bà cho em bé nó có màu gì?
+ Em bé đã làm gì với chiếc quạt nan?
+ Em bé ước mình mau lớn để làm gí nào?
 Giáo dục: Các con phải biết yêu thương, tôn kính mọi người trong gia đình.
2.HĐ2:Dạy trẻ đọc thơ
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô theo nhóm, tổ, cá nhân. Cô chú cách ngắt nhịp.
- Đa số trẻ đọc thuộc thơ, cô khuyến khích trẻ đọc diễn cảm.
3. HĐ 3:"Chiếc quạt nào đẹp nhất"
 Cho trẻ về 2 đội, mỗi đội 2 bạn. Nhiệm vụ của 2 đội đó là tô màu chiếc qụat nan. Thời gian là 1 bài hát , hết bài hát 2 đội dừng tay. 
-Cả lớp nhận xét. 
-Cô nhận xét chung
+Kết thúc: cả lớp hát “ cháu yêu bà”
Giáo viên:Nguyễn thị Tâm
Lớp chồi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
Thứ tư ngày 16 Tháng 11 Năm 2016
VẼ NHỮNG ĐỒ DÙNG GĐ BÉ THÍCH
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
 - Trẻ biết hình dạng và cấu tạo của 1 số đồ dùng gia đình bé
Trẻ biết vẽ những đường nét cơ bản 
Luyện kỹ năng tô màu không lem
Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ những đồ dung gia đình
II/ CHUẨN BỊ: 
- Tranh mẩu cho trẻ xem.
- và bút màu cho cô và trẻ.
 III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ1:
Cô cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”
- Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát.
-Các con có thương ba mẹ của mình không?
-Con giúp mẹ làm công việc gì?
-Bức tranh cô vẽ gì?.
-Các con có muốn vẽ những đồ dùng giống cô không?
+ Cô vẽ mẩu cho trẻ xem. Phân tích cách vẽ.
-Trẻ thực hiện.
- Cô bao quát và gợi ý cho trẻ yếu.
- Khuyến khích trẻ sáng tạo.
2.HĐ2:Vẽ những đồ dùng bé thích
- Cô cho trẻ quan sát và đàm thoại những đồ dùng gia đình: 
Đây là những đồ dùng có màu sắc, chất liệu và công dụng khác nhau và những hình dáng khác nhau!
Hoạt động 3: Bài ai thế nhỉ 
- Nhận xét tuyên dương
Giáo viên:Nguyễn thị Tâm
Lớp chồi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
Thứ năm ngày 17 Tháng 11 Năm 2016
BÒ DÍCH DẮC
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
Trẻ biết tên vận động và cách thực hiện bò vận động, bò theo đường dích dắc
Trẻ biết phối hợp chân, tay nhịp nhàng khi bò
 Rèn cho trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh
Giáo dục trẻ ý thức tập theo tập thể, trẻ hứng thú thực hiện
II/ CHUẨN BỊ:
Gậy thể dục,Dây chơi kéo co,Đĩa nhạc thể dục, 2 hộp quà
Giáo án điện tử
 III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ1:*Ổn đỉnh tổ chức:
- cháu hát bài “ Nhà của tôi” .
À mỗi người ai cũng ước mơ có một ngôi nhà, trong nhà có các thứ đồ dùng cần thiết. Bây giờ con hãy kể những đồ dùng của gia đình mình gồm có gì?
-Bây giờ cô cũng có một số hình ảnh đồ dùng trong gia đình các con cùng quan sát với cô nhé!
-Cô cho trẻ xem tranh và hỏi tên tên đồ dùng .
À cô biết có một siêu thị có bán rất nhiều đồ dùng gia đình. Bây giờ chúng ta cùng đi xem nhé!
*Hoạt động 1: Khởi động: 
-Nào bây giờ chúng ta cùng đi xem nhé !
vừa đi vừa xếp thành vòng tròn và kết hợp đi các kiểu kiễng chân kết hợp thực hiện động tác hô hấp “Thổi bóng” + Bài tập phát triển chung
+ Tay: Tay:hai tay đưa ngang- lên cao.
+ Chân: Chân: đứng , khụy gối
+ Bụng: “Bụng: đứng nghiêng người sang 2 bên
Bật: bật tiến về trước (4 lần)
nảy giờ các con đã đi được nữa đoạn đường rồi còn nữa đoạn đường nữa mới tới siêu thị, nhưng lại có một đoạn phải bò theo đường dích dắc mới đến đó. Đó là “bò theo dường dích dắc”
2.HĐ2:+Vận động cơ bản: Lăn bóng theo cô
- Cô nói! Cô đố các con đây là gì?
-Với con đường này các con sẽ đi như thế nào mà không cho đụng cây hai bên? 
-Cho trẻ về nhóm thảo luận
- cô hỏi ý định của từng nhóm 
À theo cô con đường này chúng ta sẽ bò theo đường dích dắc mới không đụng cây, các con có đồng ý như cô không?
- Cô gọi 1 cháu lên làm mẫu lần một 
- Cô gọi trẻ làm mẫu lần 2 , giải thích cho trẻ hiểu.
 - Trẻ làm mẫu	
- Trẻ thực hiện cá nhân
- Trẻ thực hiện cô quan sát khuyến khích trẻ đi đúng, (Cô sửa sai cho trẻ )
- Ttrẻ thực hiện lần 2 thi đua “ Ai nhanh nhất”
- Hai đội thi đua chọn đồ dùng mang về nhà
- Đội nào bò khéo và mang đồ dùng về nhà nhiều sẽ thắng cuộc.
- Cho trẻ đọc ca dao “Công cha” chuyển tiếp
3. HĐ 3:trò chơi“kéo co”
-Cô giải thích luật chơi, cách chơi
-Cô cho trẻ xem hình ảnh siêu thị.
3) Hồi tĩnh:
- Trẻ đi nhẹ nhàng làm động tác“ngửi hoa
Giáo viên:Nguyễn thị Tâm
Lớp chồi KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
Thứ sáu ngày 18 Tháng 11 Năm 2016
TRUYỆN “ BÉ TIN VÀ CÁI QUẠT MÁY ”
I/ MỤC TIÊU DẠY HỌC:
II/ CHUẨN BỊ:
Trẻ biết được 1 số đồ dùng phục vụ trong gia đình hàng ngày.
Giáo dục các cháu không được tự ý lại gần và sử dụng những đồ vật nguy hiểm như : ổ điện
Các cháu biết nói người lớn giúp đỡ khi cần thiết.
 III/ TIẾN HÀNH:
1.HĐ1:Ổn định:
-Đọc đồng dao: “Đi cầu đi quán”
-Bạn mua rất nhiều thứ, cô thì nua được cái gì đây?
2.HĐ2:Kể chuyện:
-Cô cũng có biết 1 câu chuyện liên quan đến cái quạt máy này, các bạn có muốn nghe không?
-Cô kể lần 1+giảng nội dung
-Cô kể lần 2 kết hợp xem tranh
3. HĐ 3:Đàm thoại:
-2 bạn đã chơi những trò chơi gì?
-Bạn Tin có ý định làm gì?
-Thế bạn có làm được không?
-Tại sao vậy con?
-Lúc đó thì ai về tới?
-Mẹ ba

File đính kèm:

  • docxGA_T11_16.docx
Giáo Án Liên Quan