Giáo án dạy học lớp chồi - Nhánh 2: Tết – Mùa xuân

Cô đón trẻ với thái độ niềm nở

- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi quy định

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ

- Trò chuyện với trẻ về chủ đề

- Tập thể dục kết hợp bài " Sắp đến tết rồi "

 

doc34 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1054 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy học lớp chồi - Nhánh 2: Tết – Mùa xuân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhánh 2: Tết – Mùa xuân
 ( Thời gian thực hiện từ ngày 23/1 đến ngày 3/ 2/ 2017)
I. Kế hoạch giáo dục tuần 2
Hoạt động
Thứ 2
 23/1
Thứ 3
24/1
Thứ 4
25/1
Từ ngày 26/1 đến 1/2 Nghỉ tết âm lịch
Thứ 5
2/2
Thứ 6
3/2
Đón trẻ
- Cô đón trẻ với thái độ niềm nở
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân gọn gàng đúng nơi quy định 
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Tập thể dục kết hợp bài " Sắp đến tết rồi "
Hoạt động có chủ đích
MTXQ:
Trò chuyện về tết nguyên đán.
Toán: Số 5 tiết 2
Tạo hình: Vẽ tô màu vườn hoa mùa xuân
Nghỉ tết âm lịch
Văn học: Thơ tết đang vào nhà
Âm nhạc:
Mùa xuân
Hoạt động góc
- Góc phân vai: bán hàng ngày tết.
- Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa mùa xuân.
- Góc nghệ thuật: Văn nghệ đón xuân.
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về một số hoạt động trong ngày tết.
Hoạt động Ngoài trời
Quan sát hoa đào.
Quan sát vườn hoa mùa xuân.
Quan sát bánh trưng.
Quan sát vườn hoa
Quan sát vườn rau.
Hoạt động chiều
Học vở bé khám phá khoa học về MTXQ ( trang 24)
Học vở bé làm quen với toán (trang 24)
 Đọc ca dao đồng dao trong chủ đề 
Nặn theo ý thích
Liên hoan văn nghệ 
II. Phần soạn chung cho cả tuần
A. Thể dục sáng
 - Tập kợp bài hát “ Sắp đến tết rồi”
1. Mục đích - yêu cầu
- Trẻ phối hợp chân tay nhịp nhàng để tập BTPTC
- Rèn khả năng nghe nhạc, tập với nhạc
- giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tuân theo hiệu lệnh của cô
2. Chuẩn bị
- Sân bãi sạch sẽ, quần áo trẻ gọn gàng
3. Tiến hành
* Khởi động: Đi chạy theo nhạc kết hợp các kiểu đi
* Trọng động:
- Động tác hô hấp: Ngửi hoa
- Động tác tay: Dang ngang, lên cao
- Động tác chân: Ngồi khụy gối
- Động tác lườn: Đứng quay người xang hai bên
- Động tác bụng : Cúi gập người
- Động tác bật: Bật tách khép chân 
* TCVĐ: Gieo hạt, trời nắng trời mưa..
* Hồi tĩnh: Đi lại nhẹ nhàng
B. Hoạt động góc
- Góc phân vai: bán hàng ngày tết.
- Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa mùa xuân.
- Góc nghệ thuật: Văn nghệ đón xuân.
- Góc học tập: Xem tranh ảnh về một số hoạt động trong ngày tết 
1. Mục đích- yêu cầu
- Trẻ biết thực hiện vai chơi, biết liên kết các nhóm chơi hướng và chủ đề dưới sự giúp đỡ của côgiaó.
- Trẻ biết lắp ghép, xây dựng vườn hoa mùa xuân.
- Rèn luyện kỹ năng thao tác thể hiện vai chơi, kỹ năng liên kết các vai chơi và nhóm chơi.
- Phát triển khả năng hoạt động cùng tập thể. 
- Trẻ vui vẻ hứng thú trong khi chơi, biết tạo nhóm và thiết lập mối quan hệ khi chơi.
- Biết giữ gìn đồ chơi, và cất đồ chơi đúng nơi quy định.
2. Chuẩn bị
- Đồ chơi bán hàng, lắp ghép
- Đồ chơi một số loại cây ăn quả
3. Cách tiến hành
a. Thỏa thuận chơi
- Tập chung trẻ bằng các hình thức khác nhau.
- Cô giới thiệu tên các góc chơi, trẻ nêu tên các góc chơi trong lớp. Cô hướng trẻ vào chủ đề thế giới thực vật
- Cô hỏi: + Chúng ta đang tìm hiểu về chủ đề gì ?
 + Hôm nay con định chơi ở góc nào ? Vì sao ?
+ Ai thích chơi ở góc xây dựng ?
+ Con chưa chơi ở góc nào ? Hôm nay con muốn chơi ở góc đó không ?
- Trẻ nhận vai chơi
- Cô hướng dẫn trẻ bàn bạc và bầu ra nhóm trưởng
- Trẻ đi về các góc chơi
b. Qúa trình chơi
- Trẻ chơi theo thỏa thuận hướng vào chủ đề
+ Góc phân vai: bán hàng ngày tết.
+ Góc xây dựng:. Xây dựng vườn hoa mùa xuân
 - Hướng dẫn trẻ lắp ghép các mô hình trong góc chơi, nếu trẻ chưa tự chơi được.
 - Cô và trẻ cùng trò chuyện về các loại hoa mà trẻ biết
 + Góc nghệ thuật: Văn nghệ đón xuân.
 + Góc học tập: Xem tranh ảnh về một số hoạt động trong ngày tết 
 - Khuyến khích trẻ có sự liên kết giữa các vai chơi và các nhóm chơi
- Cô bao quát và giúp đỡ trẻ khi gặp khó khăn.
c. Kết thúc chơi
- Trẻ cất đồ chơi vào đúng nơi quy định
- Cô để trẻ nhận xét chơi trong từng nhóm chơi nhỏ.
- Nhóm trưởng nhận xét các bạn. Các nhóm nhận xét nhau
- Cô nhận xét chung cho buổi chơi
C. Hoạt động ngoài trời
1. Mục đích –yêu cầu
a. Kiến thức
- Thỏa mãn nhu cầu tiếp xúc với các loại hoa.
- Trẻ nêu lên được những đặc điểm nổi bật về đặc điểm, tên gọi, tác dụng...của một số loại hoa
- Trẻ biết luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi trò chơi vận động 
- Trẻ lựa chọn đồ chơi và chơi tự do theo quy đinh của cô
b. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, phân biệt và ghi nhớ có chủ định
- Trẻ có kỹ năng phối hợp trong khi chơi cùng tập thể
c. Thái độ
- Trẻ vui vẻ, hứng thú khi được hoạt động ngoài trời
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật khi tham gia hoạt động để đảm bảo an toàn
********************************
Kế hoạch ngày
Thứ hai ngày 23 tháng 1 năm 2017
I. Đón trẻ- điểm danh- thể dục sáng.
II. Hoạt động học có chủ đích
 MTXQ: Trò chuyện về ngày tết nguyên đán
1.Mục đích - Yêu cầu
a. Kiến thức
-Trẻ nhận biết được ngày tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc, biết được một số phong tục tập quán đón tết của người Việt Nam 
b. Kỹ năng
-Trẻ kể được một số hoạt động chuẩn bị đón tết như: Dọn dẹp nhà cửa, sắm đồ tết, gói bánh chưng, mâm ngũ quả, kể được một số hoạt động vui chơi giải trí, mừng tuổi cho nhau trong ngày tết .
c. Thái độ
- Giáo dục trẻ biết ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, biết tiết kiệm không bỏ phí bánh kẹo, hoa quả và các thức ăn khác, không hái lộc đầu xuân ngắt lá bẻ cành, giữ vệ sinh nơi công cộng
2. Chuẩn bị
- 1 số tranh ảnh về ngày tết
- Một số loại quả: Táo, chuối, quýt, bưởi, cam 
- Hoa mai, hoa đào, cành , bình hoa
 3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Gây hứng thú.
- Cô mở băng bài “ mùa xuân ơi”
- Các con vừa hát bài hát nói về mùa gì?
- Mùa xuân đến có ngày gì rất vui? 
- Người ta hay gói bánh gì vào ngày tết?
- Nhìn xem cô có gì nè?
- Thế ai là người nghĩ ra cách làm bánh này?
( Hoàng tử Lang Liêu)
- Thế các con có biết tại sao ngày tết mọi người lại sắm sửa đồ dùng, quần áo đẹp, gói bánh không?
 Vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về ngày tết Nguyên Đán nhé!
Hoạt động 2: Trò chuyện với trẻ về ngày tết:
- Cô cho trẻ hát bài “ Sắp đến tết rồi”
- Thấy mùa xuân đến người ta nghĩ ngay đến ngày gì vui?
- Thế các con có biết mùa xuân đến vào tháng nào không?
- Đố các con 1 năm có bao nhiêu tháng ?
 Đúng rồi, 1 năm có 12 tháng! Cuối tháng 12 là những ngày chuẩn bị đón tết Nguyên Đán để bước sang 1 năm mới.
- Tết Nguyên Đán năm nay là tết gì nào?
( Là năm bính thân năm con khỉ đấy các con ạ)
- Ngày tết sắp đến con thấy thế nào ? 
- Vậy trước ngày tết ở nhà con đã chuẩn bị những gì để đón tết kể cho cô và các bạn nghe nào?
 + Để chuẩn bị đón tết thì nhà nào cũng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, trang trí đẹp và mua sắm đầy đủ các đồ dùng sinh hoạt trong nhà và sắm quần áo mới cho các con. ( cho cháu xen hình ảnh mọi người đi chợ mua sắm )
- Con thấy vào những ngày tết có những loại hoa gì ?
 + Hoa mai – hoa đào có ở miền nào ? 
 + Mỗi khi xuân về tết đến thì miền nam hoa mai nở rộ, còn miền Bắc thì có hoa đào đặt trưng cho ngày tết. Ngoài ra còn một số loài hoa khác: Hoa cúc, hồng, vạn thọ...( Cho trẻ xem tranh )
 + Mâm ngũ quả gồm có những loại quả gì ?
 - Cho trẻ xem hình ảnh một số loại bánh mứt ngày tết và mâm ngủ quả.
-Tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc ta vào ngày cuối của năm vào buổi tối mọi người cúng ông bà mình gọi là gì ? 
- Đêm giao thừa là ngày đầu tiên của một năm mới, là mốc thời gian báo đã hết năm cũ và sang năm mới.
- Vậy vào đêm giao thừa có hoạt động gì nổi bật ?
- Đúng 0 giờ thì sẽ có hoạt động bắn pháo hoa để chào đón năm mới ( Xem tranh )
- Sang năm mới thì con được thêm gì ? 
- Khi đến thăm hỏi nhau ngày tết mọi người thường nói với nhau điều gì ? Con chúc tết như thế nào ? Cho một vài cháu lên chúc tết.
- Ngày tết các con được mặc quần áo mới được ba mẹ chở đi chơi ở đâu ? 
- Trong những ngày tết ở nhà mẹ và bà nấu những món ăn gì ? con có thích ăn những món nào nhất?
- Các con biết không trong những ngày tết của dân tộc ta còn có rất nhiều lễ hội khác nữa , để xem còn có những hoạt động gì nữa các cháu cùng cô xem nhé ! 
- Cho trẻ xem hình ảnh về hoạt động ngày tết 
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh ai khéo” 
 - Cho 3 nhóm thi nhau cắm hoa xem đội nào cắm nhanh và đẹp.
- Cô cho trẻ chơi
* Kết thúc :
- Nãy giờ cô và các con trò chuyện về gì ? 
 + Con có cảm nhận gì về ngày tết Nguyên Đán ?
(cho vài trẻ nói lên cảm nghĩ về ngày tết của mình)
 + Quang cảnh trong ngày tết như thế nào ?
- Ngày tết nguyên đán là ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta, khi được ba mẹ ông bà lì xì mừng tuổi các cháu phải biết cám ơn nhận bằng hai tay . Khi ăn uống các con phải biết ăn vừa phải không nên ăn nhiều kẹo dễ bị sâu răng ,không hoang phí bánh kẹo khi ăn , ăn xong phải bỏ giấy vào thùng rác không vứt rác bừa bãi .
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ hát
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
-Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát 
- Trẻ thực hiện 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ xem
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
III. Hoạt động góc:
- Góc phân vai: bán hàng ngày tết.
- Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa mùa xuân.
- Góc nghệ thuật: Văn nghệ đón xuân.
	 - Góc học tập: Xem tranh ảnh về một số hoạt động trong ngày tết.
IV. Hoạt động ngoài trời
 - HĐCCĐ: Quan sát hoa đào
 - TCVĐ: Gieo hạt
 	 - Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
 - Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng
* HĐCCĐ: Quan sát hoa đào
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát: Sắp đến tết rồi
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
- Cô giới thiệu bức tranh hoa đào, cho trẻ quan sát, nêu đặc điểm.
- Cô tóm lại và mở rộng thêm ngoài hoa đào ra còn có hoa loại hoa nào đặc trưng cho ngày tết nữa
* GD trẻ biết yêu quý, chăm sóc cho cây.
* Trò chơi vận động: " Gieo hạt "
+ Cô phổ biến cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
+ Trẻ chơi cô đảm bảo an toàn cho trẻ
- Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng
V. Vệ sinh ăn trưa- ngủ trưa
VI. Hoạt động chiều
Học vở Bé khám phá khoa học về MTXQ(24)
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề đang học và hướng trẻ vào bài
- Cho trẻ quan sát bức tranh và hướng dẫn trẻ tô màu vào những thứ giúp cây xanh tốt
- Trẻ thực hiện 
+ Cô hướng dẫn và động viên những trẻ yếu
VII. Vệ sinh- cắm cờ- trả trẻ.
VIII. Nhận xét cuối ngày
- Sĩ số ...................................................................................................................................
- Nhận thức của trẻ ..............................................................................................................
- Sự hứng thú của trẻ ...........................................................................................................
- Hình thức giáo viên đưa ra.................................................................................................
- Kết quả trên trẻ ..................................................................................................................
- Những vấn đề cần lưu ý ....................................................................................................
************************************
 Thứ 3 ngày 24 tháng 1 năm 2017
I. Đón trẻ - Điểm danh, báo ăn - Thể dục sáng
II. Hoạt động có chủ đích
Toán số 5 tiết 2
1. Mục đích – yêu cầu
* Kiến thức
- Trẻ biết so sánh thêm bớt trong phạm vi 5
* Kỹ năng
- Biết đếm từ trái qua phải.
- Xếp tương 1: 1
* Thái độ
- Hứng thú tham gia tiết học
2. Chuẩn bị
- Giáo án điện tử
- Đồ dùng của cô: 5 con thỏ, 5 củ cà rốt, thẻ số từ 1 đến 5
- Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 rổ có 5 con thỏ, 5 củ cà rốt, thẻ số từ 1 đến 5
- Tranh ảnh một số loại hoa
3. Tiến hành	
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức
- Chào mừng các bé tới với chương trình "Bé vui học toán " ngày hôm nay
- Tới với trò chơi hôm nay gồm 2 đội chơi
- Như thường lệ các đội phải trải qua 3 phần thi
+ Phần 1: Cùng khám phá
+ Phần 2: Đội nào giỏi hơn
+ Phần 3: Đội nào nhanh hơn
- Các đội đã sẵn sàng bước vào phần 1 chưa?
2. Nội dung
* Phần 1: Cùng nhau khám phá
- Người dẫn chương trình thưởng 2 đội 1 chuyến đi tham quan vườn hoa mùa xuân nào
- Mời 2 đội xếp hàng cùng đi theo người dẫn chương trình nào
- Đã tới vườn hoa rồi các bé hãy cùng quan sát xem trong vườn hoa có những loài hoa gì nào?
- Những loài này này thường nở vào mùa nào?
- Các bé hãy tìm cho người dẫn chương trình xem loài hoa nào có số lượng là 1
+ Loài hoa nào có số lượng là 2 
+ Loài hoa nào có số lượng là 3
+ Loài hoa nào có số lượng là 4
+ Loài hoa nào có số lượng là 5
- Các bé hãy chọn thẻ số tương ứng với số lượng của nhóm hoa đó nào
(Cô cùng trẻ kiểm tra khen ngợi trẻ)
=> Cô khái quát lại: Hôm nay 2 đội được đi tham quan vườn hoa mùa xuân và được quan sát khám phá rất nhiều loài hoa
- Bây giờ người dẫn chương trình xin mời 2 đội về ổn định chỗ ngồi để chúng ta bước tiếp vào phần 2 nào
* Phần 2: Đội nào giỏi hơn
- Người dẫn chương trình thưởng cho mỗi bé một rổ quà các bé hãy lấy rổ quà sau lưng đặt trước mặt nào
- Tết sắp đến rồi các bé ạ.Trong hội thi hôm nay người dẫn chương trình có mời bạn thỏ đến chơi và chúc tết hội thi của các bé. Các bé hãy vỗ tay thật to để chào đón bạn thỏ nào
- Các bé hãy dẫn tất cả các bạn thỏ xếp trước mặt thành hàng ngang từ trái sang phải nào
- Các bé hãy cùng đếm xem trước mặt các bé có tất cả bao nhiêu chú thỏ? 5 chú thỏ tương ứng với thẻ số mấy? Các bé hãy lấy thẻ số 5 đặt vào các chú thỏ nào
- Đến thăm hội thi của các bé người dẫn chương trình có tổ chức 1 bữa tiệc nho nhỏ để đón tết. Các bé có biết bạn thỏ thích ăn món gì nhất không?
- Vậy Các bé hãy lấy 4 củ cà rốt xếp phía dưới tương ứng với 4 chú thỏ để mời chú thỏ dự tiệc nào?
- Các bé thấy số lượng thỏ và số lượng cà rốt như thế nào với nhau?
- Vì sao các bé biết không bằng nhau?	
- Số lượng nào nhiều (ít) hơn? Nhiều (ít) hơn là mấy?
- Vậy người dẫn chương trình đố các bé biết để số lượng thỏ và củ cà rốt bằng nhau phải làm thế nào?
- Cho trẻ thêm 1 củ cà rốt đếm và nói kết quả 
- Lúc này các bé thấy 2 nhóm thỏ và cà rốt đã bằng nhau chưa?Đều bằng mấy? Cho trẻ đặt thẻ số tương ứng
- Bây giờ các bé hãy cất 1 cái củ cà rốt vào rổ nào
- Các bé hãy cùng kiểm tra số cà rốt còn lại là bao nhiêu? Cho trẻ đếm đặt thẻ số tương ứng
- Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ nói 5 bớt 1 còn 4
- Các bé hãy cùng thêm 1 củ cà rốt nào?
- Các bé cùng đếm số cà rốt bây giờ là bao nhiêu? 
- Cô cho trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng
- Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc 4 thêm 1 bằng 5
- Các bé hãy bớt 2 củ cà rốt đi nào
- Các bé cùng đếm số củ cà rốt còn lại là bao nhiêu?
- Cô cho trẻ đếm và hỏi trẻ kết quả đặt thẻ số tương ứng
- Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc 5 bớt 2 còn 3 
- Các bé hãy thêm 2 củ cà rốt nữa nào?
- Các bé cùng kiểm tra số củ cà rốt bây giờ là bao nhiêu?
 - Cô cho trẻ đếm hỏi trẻ kết quả đặt thẻ số tương ứng
- Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc 3 thêm 2 bằng 5
- Cho trẻ bớt 3 củ cà rốt 
- Cô hỏi trẻ kết quả và đặt thẻ số tương ứng
- Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc 5 bớt 3 còn 2
- Các bé cùng thêm 3 củ cà rốt và kiểm tra kết quả nào. Cho trẻ đặt thẻ số
- Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc 2 thêm 3 bằng 5
- Cho trẻ bớt 4 củ cà rốt 
- Cô hỏi trẻ kết quả và đặt thẻ số tương ứng
- Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc 5 bớt 4 còn 1
- Các bé cùng thêm 4 củ cà rốt và kiểm tra kết quả nào. Cho trẻ đặt thẻ số
- Cho lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc 1 thêm 4 bằng 5
- Các bé cất tất cả số cà rốt đi nào. Trước mặt các bé bây giờ còn củ cà rốt nào không? Cho trẻ cất nốt thẻ số 5
- Cho trẻ cất lần lượt số thỏ vừa cất vừa đếm. Các bé cất nốt thẻ số đi nào 
- Vừa rồi người dẫn chương trình thấy các bé trải qua 2 phần thi rất giỏi
- Giờ cả 2 đội hãy cùng bước tiếp vào phần 3 nhé
* Phần 3: Trò chơi “ Kết bạn”
- Cô phổ biến cách chơi luật chơi
+ Cho trẻ chơi
3. Kết thúc: 
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ xếp hàng đi theo cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ gắn thẻ số
- Trẻ về chỗ
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ xếp
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm
- Trẻ đọc
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm
- Trẻ đọc
- Trẻ đếm
- Trẻ đọc
- Trẻ thực hiện
v
- Trẻ đọc
- Trẻ thực hiện
- Trẻ đọc
- Trẻ thực hiện
- Trẻ đọc
- Trẻ thực hiện
- Trẻ đọc
- Trẻ nghe
- Trẻ chơi
III. Hoạt động góc:
- Góc phân vai: bán hàng ngày tết.
- Góc xây dựng: Xây dựng vườn hoa mùa xuân.
- Góc nghệ thuật: Văn nghệ đón xuân.
	 - Góc học tập: Xem tranh ảnh về một số hoạt động trong ngày tết.
IV. Hoạt động ngoài trời
 - HĐCCĐ: Quan sát vườn hoa mùa xuân
 - TCVĐ: Lộn cầu vồng
 	 - Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
 - Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng
* HĐCCĐ: Quan sát vườn hoa mùa xuân
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát: Sắp đến tết rồi
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
- Cô giới thiệu vườn hoa, hỏi trẻ trong vườn hoa có những loại hoa gì? Màu sắc như thế nào?, cho trẻ quan sát, nêu đặc điểm.
- Cô tóm lại và mở rộng thêm ngoài hoa trong vườn ra còn có loại hoa nào đặc trưng cho ngày tết nữa
GD trẻ biết yêu quý, chăm sóc cho cây
* Trò chơi vận động: " Lộn cầu vồng "
+ Cô phổ biến cách chơi, luật chơi, cho trẻ chơi
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài trời
+ Trẻ chơi cô đảm bảo an toàn cho trẻ
- Hồi tĩnh: Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng
V. Vệ sinh ăn trưa- ngủ trưa
VI. Hoạt động chiều
Học vở Bé làm quen với toán(trang 24)
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề đang học và hướng trẻ vào bài
- Cho trẻ quan sát bức tranh, gọi tên các quả trong từng tranh
- Đếm số quả có trong mỗi nhóm
- Nối nhóm quả với chữ số tương ứng
- Tô mầu chữ số in rỗng
- Trẻ thực hiện 
+ Cô hướng dẫn và động viên những trẻ yếu
VII. Vệ sinh- cắm cờ- trả trẻ.
VIII. Nhận xét cuối ngày
- Sĩ số ...................................................................................................................................
- Nhận thức của trẻ ..............................................................................................................
- Sự hứng thú của trẻ ...........................................................................................................
- Hình thức giáo viên đưa ra.................................................................................................
- Kết quả trên trẻ ..................................................................................................................
- Những vấn đề cần lưu ý ....................................................................................................
****************************************
Thứ 4 ngày 25 tháng 1 năm 2017
I. Đón trẻ - Điểm danh, báo ăn - Thể dục sáng
II. Hoạt động có chủ đích
Tạo hình: Vẽ tô mầu vườn hoa mùa xuân
1. Mục đích - yêu cầu
a. Kiến thức
- Trẻ biết vẽ và tô màu một số bông hoa
- Trẻ biết ý nghĩa của mùa xuân và tết nguyên đán, tết cổ truyền của dân tộc
b. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng khéo léo và tỉ mỉ
c. Thái độ
- Giáo dục trẻ ý thức tham gia các hoạt động
- Yêu quý ngày tết của dân tộc
2. Chuẩn bị
- Bài hát: Sắp đến tết rồi
- Tranh mẫu của cô: Tranh hoa hồng, hoa đào, hoa đồng tiền
- Vườn hoa để trẻ quan sát
- Bút chì, bút màu
- Vở tạo hình đủ số lượng cho trẻ
3. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú
- Cô trẻ hát bài: Sắp đến tết rồi
- Cô và trẻ đàm thoại về nội dung bài hát
=> Đến tết báo hiệu mùa xuân đã sang. Cỏ cây hoa lá đua nhau đâm chồi nảy lộc. Hôm nay cô và chúng mình cùng đi tham quan vườn hoa mùa xuân xem mùa xuân đến có những loại hoa gì đua nở nhé !
2. Nội dung
a. Quan sát tranh đàm thoại
- Cô cho trẻ quan sát bức tranh hoa mùa xuân 
- Trong vườn hoa mùa xuân có nhiều hoa không chúng mình ? Có những hoa gì ?
* Quan sát hoa đào:
- Chị mùa xuân tặng cho chúng ta hoa mùa xuân là hoa gì đây chúng mình ?
- Cánh hoa đào rất đẹp, có dạng hình gì đây ?
- Hoa đào có màu gì ?
- Cành hoa như thế nào ?
- Lá hoa như thế nào ?
=> Hoa đào có màu hồng, có dạng hình tròn ngắn, cành thẳng....
- Chúng mình có biết làm thế nào cô có được bức tranh này không ?
=> Cô vẽ cành hoa đào là những nét thẳng, lá là những nét cong, cánh hoa là những nét cong tròn nằm xe

File đính kèm:

  • docchu_de_thuc_vat.doc
Giáo Án Liên Quan