Giáo án dạy lớp chồi - Chủ đề: Bản thân

* Dinh dưỡng sức khỏe

MT2- Trẻ biết, phân biệt được một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm quen thuộc

MT4- Trẻ biết lợi ích của các món ăn và biết chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.

 

docx96 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy lớp chồi - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ BẢN THÂN
( Thực hiện trong 3 tuần: từ ngày 26/ 9/ 2016 đến ngày 14/ 10/ 2016)
Mục tiêu
Nội dung
Hoạtđộng
Lĩnh vực phát triển thể chất
* Dinh dưỡng sức khỏe
MT2- Trẻ biết, phân biệt được một số thực phẩm thông thường trong các nhóm thực phẩm quen thuộc
- Dạy trẻ nhận biết, phân biệt 4 nhóm thực phẩm thông thường ( Đặc điểm , lợi ích...) 
- HĐCCĐ: KPKH
+ Dạy trẻ tìm hiểu về 4 nhóm thực phẩm .
- HĐ tổ chức bữa ăn.
- Mọi lúc mọi nơi.
MT4- Trẻ biết lợi ích của các món ăn và biết chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau.
- Các món ăn trong ngày của trẻ
- Hướng dẫn cho trẻ làm quen với một số món ăn khác nhau.
- Ý nghĩa của các loại thức ăn.
- HĐ tổ chức bữa ăn.
+ Giới thiệu với trẻ về lợi ích các món ăn trong bữa ăn.
- Mọi lúc mọi nơi.
MT6- Trẻ biết ăn để chóng lớn, khỏe mạnh thông và lợi ích của việc ăn uống đủ bữa, đủ chất, uống đủ nước.
- Các bữa ăn trong ngày ích lợi của việc ăn uống đủ chất, đủ lượng
- Lợi ích của việc ăn uống đủ bữa, đủ chất.
- Bé uống đủ nước
- HĐ tổ chức bữa ăn.
+ GD trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, ăn hết suất của mình.
- Mọi lúc mọi nơi.
MT8- Trẻ thực hiện được một số việc tự phục vụ trong sinh hoạt khi được nhắc nhở.( Rửa tay, lau mặt, thay áo, quần) xúc cơm ăn
- Nhận biết đồ dùng vệ sinh cá nhân của bản thân và rửa tay bằng xà phòng, lau mặt, đánh răng đúng
thao tác
- Thay, cởi tất, quần áo khi bẩn ướt.
- Kê bàn ghế
- Cất bát thìa, ghế.
- Cất đồ dùng cá nhân.
- Tự cầm bát thìa xúc ăn, không rơi vãi, đổ thức ăn...
- Ích lợi của việc giữ gìn vệ sinh thân thể đối với SK con người
- HĐ đón trả trẻ, trò chuyện buổi sáng.
+ Dạy trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
+ Dạy trẻ biết thay quần áo khi bị ướt, bị bẩn. Kê bàn ghế, cất bát, thìa, đồ dùng cá nhân.
- HĐ tổ chức vệ sinh.
+ Dạy trẻ có thói quen vệ sinh, văn minh trong ăn uống.
* Phát triển vận động
MT16- Trẻ thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
- Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp.
+ Hô hấp
+ Tay, Chân
+ Lườn, lưng, bụng
+ Bật
- Thể dục sáng: Tập kết hợp bài “ Thật đáng yêu”.
- BTPTC.
MT17- Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện các vận động đi.
- Vận động đi.
- HĐCCĐ: Thể dục
+ Đi khụy gối.
MT20- Trẻ biết phối hợp tay mắt khi thực hiện vận động ném.
- Ném xa
- HĐCCĐ: Thể dục
+ Ném xa bằng một tay.
MT21- Trẻ kiểm soát được vận động khi thực hiện các bài tập bật - nhảy.
- Bật nhảy
- HĐCCĐ: Thể dục
+ Bật liên tục vào vòng.
MT23- Trẻ biết một số bộ phận, giác quan trên cơ thể người.
- Cơ thể bé
- Bé khám phá về các giác quan
- Quá trình phát triển của bé
- HĐCCĐ:KPKH
+ Tìm hiểu các bộ phận trên cơ thể bé.
- Mọi lúc mọi nơi
Lĩnh vực phát triển nhận thức
* Khám phá khoa học
MT30- Trẻ biết so sánh, phân loại các đối tượng theo một đến hai dấu hiệu cho trước.
- Giống và khác nhau của các nhóm thực phẩm.
- HĐCCĐ: KPKH
Phân loại 4 nhóm thực phẩm.
- Mọi lúc mọi nơi
* Làm quen một số khái niệm sơ đẳng về toán
MT37- Trẻ biết tách, gộp hai nhóm có số lượng trong phạm vi 5, đếm và nói kết quả
- Gộp 2 nhóm đối tượng và đếm
- Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn
HĐCCĐ: Toán
- Gộp,tách nhóm số lượng trong phạm vi 3.
MT44- Trẻ nhận biết vị trí trong không gian.
- Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân và so với bạn khác( Phía trước- phía sau, phía trên- phía dưới, phía phải- phía trái).
HĐCCĐ: Toán
- Dạy trẻ nhận biết phía trên, dưới,trước sau của đối tượng khác.
- Nhận biết phía trái, phía phải của bản thân trẻ.
* Khám phá xã hội
MT46- Trẻ có những hiểu biết cơ bản về bản thân. 
- Bé giới thiệu về mình
- Nhu cầu của bé
- Bé và các bạn
- Bạn trai bạn gái.
- Trò chuyện, HĐCCĐ
+ Trò chuyện về bản thân trẻ
+ Tìm hiểu về các loại thực phẩm.
+ Làm quen bạn trai, bạn gái
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
MT58- Trẻ biết kể lại một sự việc khi nhìn thấy, rõ ràng, dễ hiểu, nói thành câu trọn vẹn.
- Kể lại sự việc có nhiều tình tiết.
- Hiểu, bày tỏ nhu cầu, tình cảm của bản thân bằng các câu đơn câu ghép.
- HĐCCĐ
- HĐG
- Mọi lúc mọi nơi
MT60- Trẻ biết bắt chước các ngữ điệu, nhịp điệu, vần điệu và hiểu nội dung của các bài thơ, đồng dao, ca dao, lời thoại.
- Đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ.
- HĐC
+ Thơ: Bé ơi.
MT61- Trẻ hiểu nội dung, bắt chước được ngữ điệu, giọng điệu của các nhân vật trong câu chuyện.
- Trẻ bắt chước được giọng điệu của các nhân vật trong câu chuyện.
- HĐC
+ Truyện: Gấu con bị sâu răng, Cái mồm.
MT63- Trẻ biết kể lại chuyện được nghe và kể chuyện sáng tạo.
- Trẻ kể lại chuyện: Cái mồm
- HĐC
+ Truyện Cái mồm
Lĩnh vực phát triển tình cảm và xã hội
MT70- Trẻ có ý thức về bản thân và các kĩ năng tự phục vụ.
- Trẻ biết tự hào về bản thân.
- Các kĩ năng tự phục vụ: Tự thay quần áo, tự xúc ăn, dọn dẹp đồ dùng, Sắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định,...
- HĐCCĐ
- Đón trả trẻ
- HĐ tổ chức bữa ăn
- Mọi lúc mọi nơi
MT71- Trẻ biết đưa ra ý kiến riêng và biết lựa chọn theo ý của mình.
- Nói được điều bé thích, không thích, những điều bé có thể làm được.
- HĐCCĐ
- HĐG
- Mọi lúc mọi nơi
MT72- Trẻ biết tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích.
- Trẻ thể hiện sự sáng tạo khi tham gia vào trò chơi, đồ chơi.
- HĐG:
+ GPV: Mẹ con, Bế em, Bán hàng, bác sĩ...
+ GXD: Đường đi, xây nhà, công viên,....
 + GNT: Tô màu quần áo, váy, tô, vẽ các bộ phận của cơ thể,Múa hát,đọc thơ,kể chuyện về chủ đề .
+ GHT: Xem tranh ảnh về các bộ phận của cơ thể, các món ăn, ảnh bé, Chọn đồ dùng cho bé trai bé gái,Phân loại đồ chơi , nối số lượng...
+ GTN: Chăm sóc cây
MT73- Trẻ biết cố gắng hoàn thành công việc được giao với sự giúp đỡ của người lớn ( trực nhật, dọn đồ chơi,...).
- Xếp bàn ghế, cất dọn đồ dùng, đồ chơi....
- Nhớ trách nhiệm của mình khi được phân công.
- Trẻ biết chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ bạn cùng hợp tác thực hiện các bài tập, trò chơi và thể hiện các vai chơi.
- HĐ tổ chức bữa ăn
- Mọi lúc mọi nơi
MT74- Biết nhận biết cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, qua tranh, ảnh.
- Bé khám phá bản thân.
- Biểu lộ cảm xúc bản thân.
- Trò chuyện
- Mọi lúc mọi nơi
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
MT92- Trẻ thích nghe các bài hát, bài dân ca, nhạc không lời, nhạc cổ điển và biểu hiện cảm xúc khi nghe.
- Nghe hát: Khúc hát ru của người mẹ trẻ, năm ngón tay ngoan, Thật đáng chê.
- HĐCCĐ:
+ Cô hát cho trẻ nghe: Khúc hát ru của người mẹ trẻ, Năm ngón tay ngoan, Thật đáng chê.
MT93- Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời các bài hát mà trẻ yêu thích.
- Trẻ hát: Cái mũi, Mời bạn ăn, Tìm bạn thân, Bạn ở đâu
- HĐCCĐ: ÂN
+ Dạy trẻ hát bài: Cái mũi, Bạn ở đâu
MT94- Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc với các hình thức khác nhau.
- Vỗ tay theo tiết tấu:( Tiết tấu chậm, Tiết tấu nhanh, Tiết tấu Phối hợp...)
- HĐCCĐ: ÂN
+ Dạy VĐ: Bạn ở đâu.
MT95- Trẻ biết phân biệt âm sắc của một số dụng cụ quen thuộc và chơi các trò chơi âm nhạc.
- Sử dụng các nhạc cụ: Xắc xô, phách để chơi các trò chơi âm nhạc.
- HĐCCĐ
- HĐG
- Tc: Ai đoán giỏi, Hãy làm như cô nói không làm như cô làm, Nghe giai điệu đoántên bài hát.
MT96- Trẻ biết thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật.
- VĐ theo ý thích
- Biểu diễn cuối chủ đề
- Vẽ theo ý thích
- HĐCCĐ
- HĐG
- Mọi lúc mọi nơi
MT99- Trẻ biết tô, vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.
- Trang trí áo bé trai , váy bé gái.
- Tô màu vòng đeo cổ.
- HĐCCĐ: Dạy trẻ trang trí áo bé trai , váy bé gái, tô màu vòng đeo cổ.
- HĐG
MT100- Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng: cắt, xé, dán, trong hoạt động tạo hình.
- Cắt, dán.
- HĐCCĐ: Cắt dán các khuôn mặt biểu lộ cảm xúc.
- HĐG
MT104- Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm, biết nhận xét các SPTH về màu sắc, hình dạng, đường nét,....
- Nhận xét đánh giá STH: bố cục, màu sắc, đường nét... tính độc đáo của SPTH. Đặt tên cho sản phẩm của mình của bạn của cô.
- HĐCCĐ: Tạo hình: 
+ Trang trí áo bạn trai, váy bạn gái.
+ Tô màu vòng đeo cổ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
 TUẦN 1: TÔI LÀ AI
Thực hiện: (Từ 26/9/2016 - 30/9/2016)
Người thực hiện: Trần Thị Ngọc Huyền
HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
26/9/2016
Thứ 3
27/9/2016
Thứ 4
28/9/2016
Thứ 5
29/10/2016
Thứ 6
30/9/2016
ĐT- TDS
- Dạy trẻ chào hỏi, xem các hình ảnh sinh nhật của trẻ trên tranh ảnh.
- Trẻ tập với bài hát “thật đáng yêu”.
HĐ CHUNG
PTNT- KPKH:
 Trò chuyện về bản thân trẻ, ngày sinh nhật của trẻ 
PTTC- Thể dục:
Đi khụy gối
TCVĐ: Nhảy vào ra vòng 
PTTM- Tạo hình:
Trang trí áo bạn trai, váy bạn gái
PTNT- Toán: 
Gộp tách nhóm số lượng trong phạm vi 3
 PTTM - ÂN:
- DH: “ Cái mũi”
- NH: Khúc hát ru của người mẹ trẻ.
- TCÂN:
Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
HĐ NGOÀI TRỜI
- Làm quen bạn trai bạn gái.
- TCVĐ: Bạn nào vừa ra ngoài 
- Chơi tự do
- Dạo chơi phát hiện các âm thanh khác nhau.
- TCVĐ: Nghe âm thanh to
- Chơi tự do
- QS khu vui chơi trong trường.
- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê
- Chơi tự do
- Nhặt lá vàng.
- TCVĐ: Gieo hạt
- Chơi tự do.
- Hát mừng sinh nhật.
- TCVĐ: Thi đi nhanh 
- Chơi tự do.
HĐ GÓC
- Góc xây dựng- lắp ghép: Xây nhà cho em búp bê .
 - Góc phân vai: Phòng khám răng, mẹ con, siêu thị bán đồ dựng cá nhân của trẻ, đồ thực phẩm.
- Góc nghệ thuật : Múa hát, đọc thơ, kể chuyện các bài về bản thân
Trẻ vẽ, tô màu, nặn chân dung của trẻ trai, gái.
- Góc học tập - sách: Phân biệt đồ dùng của tôi: bé trai bé gái. Xem sách về chủ đề.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh ở góc thiên nhiên. 
HĐ CHIỀU
Làm quen chuyện: “ Cái mồm”
PTNN: Truyện “Cái mồm”
 Chơi tự do
Trò chuyện về sở thích của trẻ
- Vui văn nghệ
- Nêu gương cuối tuần
Tuần 1: TÔI LÀ AI
(Thực hiện từ ngày 26/ 9 đến ngày 30/ 9/ 2016)
1.Kiến thức: 
-Trẻ biết đi khụy gối.
-Trẻ biết ngày sinh nhật của bản thân mình.
-Trẻ biết tách, gộp nhóm số lượng trong phạm vi 3.
-Trẻ biết trang trí váy bạn gái, áo bạn trai.
-Trẻ hiểu được nội dung truyện “Cái mồm” .
-Trẻ học hát bài “Cái mũi”
 2. Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay và bàn chân.
- Luyện kỹ năng tách, gộp cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ và trả lời câu rõ ràng mạch lạc.
- Luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn chân cho trẻ 
 3.Thái độ:
- Lễ phép với các cô bác trong trong trường, nhường nhịn giúp đỡ bạn.
- Biết sắp xếp giữ gìn đồ dùng đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
- Biết giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
 TUẦN 1 : TÔI LÀ AI 
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
GỢI Ý HOẠT ĐỘNG
1.GÓC PHÂN VAI
- Phòng khám răng
- Mẹ con
- Siêu thị bán đồ dùng cá nhân của trẻ
- Đồ thực phẩm
- KT:Trẻ thể hiện được vai chơi của mình như: Công việc của bố mẹ, con cái, công việc của cô bán hàng, bác sỹ
- KN: Rèn cho trẻ kỹ năng chơi biết phối hợp các nhóm chơi với nhau, biết giao lưu với nhau:Đó là kỹ năng khám bệnh như thế nào?Mẹ con như thế nào? và kỹ năng bán hàng như thế nào?
- TĐ: Giáo dụctrẻ trong khi chơi đoàn kết, không nói to.
Chuẩn bị: Đồ dùng cho bác sĩ, đồ để trẻ bán hàng.
1.Thoả thuậnchơi(3-5p). 
- Cô và trẻ cùng hát bài hát : Bạn có biết tên tôi 
- HT chúng mình vừa hát bài hát gì? 
- Các con ơi! mỗi chúng ta ai sinh ra đếu được ông bà, bố mẹ đặt cho chúng mình một cái tên và mỗi cái tên là một điều rất là tuyệt vời đấy?
- Cô dưới thiệu với trẻ các góc chơi và cho trẻ nhận vai chơi. 
2.Hoạt động(23- 25P).
* Góc phân vai:
- Cô khuyến khích trẻ thể hiện các vai chơi của mình như: Công việc của bác sỹ là khám và chữa bệnh, Cô bán hàng thì niềm nở mời khách mua hàng, mẹ thì đi chợ.
* Góc xây dựng:
-Trẻ biết dùng gạch để xây dựng hàng rào.các lọai cây cảnh để xây quang nhà và xây các loại chuồng trại chăn nuôi cho ngôi nhà em búp bê.
* Góc học tâp:
- Trẻ phân biệt dược đồ dùng của mình, biết đồ dùng nào của bạn trai, đồ dùng nào của bạn gái.
- Trẻ xem tranh, sách và biết được các nội dung của củ đề.
* Góc nghệ thuật:
- Trẻ vẽ, tô màu, nặn chân dung của trẻ theo ý thích.
- Trẻ đọc thơ múa hát về chủ đề.
* Góc thiên nhiên:
- Trẻ chăm sóc, tưới nước, bón phân, bắt sâu cho cây.
( Trong quá trình chơi của trẻ cô đến từng góc chơi và xem các hoạt động của trẻ và giúp trẻ thể hiện tốt vai chơi của mình). 
3.Kết thúc(5- 7P).
- Chọn một góc để trẻ thăm quan . Cho trẻ dưới thiệu về góc chơi của mình 
- Cho trẻ nhận xét
- Cô nhận xét tuyên dương các bạn thể hiện vai chơi tốt, nhắc nhở các bạn chưa thể hiện được vai chơi.
- Cô cho trẻ thu gom đồ dùng đồ chơi và đi ra ngoài.
2.GÓC XÂY DỰNG
- Xây dựng nhà cho em búp bê 
- KT: Trẻ biết xây dựng được ngôi nhà cho em búp bê
- KN: Luyện kỹ năng sắp xếp, lắp ghép, xếp chồng, xếp cạnh, bố cục công trình hợp lý, sáng tạo 
- TĐ: Trong khi chơi biết giúp đỡ nhau, nói nhỏ, không gây ồn ào.
Khối gạch nhựa cây xanh, cây hoa, hạt sỏi.
3.GÓC HOC TẬP
- Phân biệt đồ dùng của tôi: bé trai, bé gái.
- Xem sách về chủ đề.
- KT: Trẻ biết phân biệt đồ dùng của mình, biết các nội dung của chủ đề thông qua xem sách, tranh ảnh.
- KN: Luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
- TĐ: Trẻ chơi đoàn kết,giữ gìn đồ dùng đồ chơi cẩn thận.
Sách, tranh ảnh về chủ đề, các loại đồ dùng của bé trai, bé gái.
4.GÓC NGHỆ THUẬT
-Múa hát, đọc thơ, kể chuyện các bài về bản thân
- Trẻ vẽ, tô màu, nặn chân dung của trẻ trai, gái.
- KT: Trẻ vẽ, tô màu, nặn được chân dung của trẻ. Trẻ thể hiện một số bài hát, đọc thơ, kể chuyện các bài vể bản thân.
- KN: Luyện kỹ năng khéo léo của đôi tay khi tô màu
- TĐ: Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình và của bạn.
 Bút màu, hình bạn gái và bạn trai để trẻ tô.
5.GÓC THIÊN NHIÊN
- Chăm sóc cây 
Biết chăm sóc và bảo vệ tưới nước cho cây 
TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ NHÁNH
( Thời gian từ ngày 26/ 9 đến ngày 30/ 9/ 2016)
I. Đón trẻ, trò chuyện:
- Đón trẻ: Đón trẻ với thái độ vui vẻ từ tay phụ huynh.
- Trò chuyện: 
+ Cho trẻ hát các bài hát liên quan đến chủ điểm: Bạn có biết tên tôi, Tìm bạn thân.
+ Cô mời từng trẻ lên giới thiệu về bản thân mình như tên, giới tính, sở thích.
+ Cô mời 1 bạn lên bảng và hỏi các bạn khác về tên tuổi, giới tính, sở thích của bạn.
II. Thể dục sáng:
1. Yêu cầu: 
 - Trẻ tập được các động tác: Tay, chân, lườn và bật nhảy kết hợp với bài hát “ thật đáng yêu”.
- Trẻ tập kết hợp nhịp nhàng, đều và đúng với động tác và lời của bài hát.
- GD trẻ tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị:
- Sân tập rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát.
- Nhạc bài “ Thật đáng yêu”.
3.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Khởi động.
Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi của chân và chuyển đội hình thành 3 hàng ngang dàn cách đều theo tổ.
2. Hoạt động 2: Trọng động.
- Bài tập phát triểnchung.
- Trẻ tập theo cô trên nền nhạc bài hát “ Thật đáng yêu”.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng xung quanh sân tập.
- Trẻ thực hiện kết hợp với các kiểu đi.
- ĐT 1: Tay.
- ĐT 2: Chân
- ĐT 3: Lườn.
- ĐT 4: Bật
III.Điểm danh.
1.Mục đích yêu cầu
- Giúp cô kiểm tra và nắm sỹ số trẻ hàng ngày
- Tạo cho trẻ thói quen đi học đầy đủ, rèn cho trẻ thói quen biết quan tâm đến 
bạn bè
- Giáo dục trẻ có thái độ lễ phép văn minh
2.Chuẩn bị::sổ theo dõi trẻ đến lớp, bút, ghế ngồi đủ cho cô và trẻ
3.Tiến hành: 
- Cô cho trẻ cất vang 1 bài hát thật vui nhôn để tạo không khí vui tươi cho trẻ
- Sau đó cô điểm danh gọi tên lần lượt trẻ từ đầu sổ đến cuối sổ trẻ đứng dậy dạ cô khi cô gọi đến tên mình
- Cô có thể điểm danh theo tổ: 1 bạn trong tổ đứng dậy nói hôm nay tổ mình vắng ai hay đầy đủ (tổ trưởng hoặc tổ phó)
- Đánh dấu (p) trẻ vắng cả ngày và dấu (s) trẻ vắng 1 buổi
Thứ 2 ngày 26 tháng 9 năm 2016
*ĐÓN TRẺ: Cô đến sớm dọn vệ sinh sạch sẽ. Đón trẻ với thái độ vui vẻ từ tay phụ huynh. Trao đổi trò chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ.
* THỂ DỤC SÁNG : Tập cho trẻ các động tác thể dục kết hợp với lời bài hát : “Thật đáng yêu”.
* ĐIỂM DANH: Cô gọi tên trẻ theo danh sách và yêu cầu trẻ dạ cô khi gọi đến tên của mình . 
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Phát triển nhận thức – Khám phá khoa học :
TRÒ CHUYỆN VỀ BẢN THÂN TRẺ, NGÀY SINH NHẬT CỦA TRẺ
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức.:
 - Trẻ biết tự giới thiệu về mình tự nêu sở thích cá nhân và nhận biết một số đặc điểm riêng của bản thân
 - Trẻ biết được ngày sinh của mình
- Trẻ biết được các bộ phận trên cơ thể mình 
 - Trẻ biết được dưới tính của mình là trai hay gái 
2.Kỹ năng:
- Biết so sánh một số đặc điểm riêng (béo, gầy, cao, thấp, sở thích của mình giống và khác các bạn trong lớp). 
3.Thái độ 
-Trẻ biết quan tâm đến sở thích của mình và của bạn. 
II. CHUẨN BỊ:
Đồ dùng của cô
Đồ dùng của trẻ
- 1 Búp bê
- 1 tranh bé trai ( thiếu các nét trên khuôn mặt)
- 1 tranh bé gái ( thiếu các nét trên khuôn mặt)
- Đầu tóc gọn gàng.
- Quần áo sạch sẽ.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định ( 1-2 p)
- Cô và trẻ cùng hát bài “ cái mũi” và hỏi trẻ cô vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về bộ phận nào trên cơ thể?
- Cô giới thiệu bài.
2.Nội Dung(24-26 p)
2.1 Hoạt Động 1: Đàm thoại (15- 17p)
- Cô cho trẻ xem các tranh vẽ về bạn trai và bạn gái
- Cô hỏi trẻ ban trai và bạn gái có những đặc điểm gì giống nhau và khác nhau?
- Giống nhau: cùng tạo nên bởi 3 phần: đầu – thân- chân
- Khác nhau: về tóc , cá tính , quần áo , giày dép , sở thích , hình dáng.
Cho nhiều trẻ nói lên ý kiến của mình.
- Cho từng trẻ giới thiệu về sở thích cá nhân của mình.
* Cô mời một bạn lên tự giới thiệu về mình
 Cô đặt câu hỏi trẻ trả lời
- Bạn tên là gì? 
- Bạn là bạn trai hay là bạn gái?
-Thế tại sao con biết bạn là bạn gái nhỉ?
- Ngày sinh của bạn là ngày nào?(Trẻ không nhớ thì cô nhắc cho trẻ) 
- Bạn thích những thứ gì? 
- Thế sau này lớn lên bạn thích làm nghề gì? 
Bạn .... lớp ta là một bạn gái đấy các con à vì bạn .... có tóc ngắn này và bạn rất thích mặc váy, đi giày , ngoài ra bạn còn thích múa hát nữa đấy. 
Bây giờ cô mời một bạn nữa lên tự giới thiệu về mình 
cho cả lớp biết nhé.
Cô đặt câu hỏi trẻ trả lời
- Bạn tên là gì?
- Bạn là bạn trai hay là bạn gái?
- Thế tại sao con biết bạn là bạn trai nhỉ?
- Ngày sinh của con là ngày nào? ( Trẻ không nhớ ngày sinh của mình thì cô nhắc cho trẻ)
- Cho từng trẻ lần lượt giới thiệu về mình, ngày sinh của mình, giới tính sở thích. Những trẻ không biết họ và ngày sinh của mình thì cô giáo giới thiệu giúp trẻ. Cho trẻ nêu những việc trẻ thích làm, những nơi trẻ thích đến, những món ăn trẻ thích 
- chơi trò chơi miêu tả sở thích giới tính và cho trẻ đoán
- Cô hướng dẫn gợi mở cho trẻ . Cô giúp đỡ gợi ý cho trẻ không nói được
2.2 Hoạt động 2: Luyện tập củng cố (5-7p)
Cô cho trẻ chơi trò chơi: tìm bạn thân
Cô nêu cách chơi và luật chơi. Trẻ chơi theo tổ
2.3 Hoạt động 3: Kết thúc: ( 2p)
Cô và trẻ cùng hát và vận động bài "Tìm bạn thân".
-Cả lớp hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- 2-3 Trẻ trả lời theo ý hiểu
- 2 trẻ trả lời theo ý hiểu
- Tên là .... ạ.
- là con gái
- Vì bạn có tóc dài, mặc váy, áo hoa
- Trẻ nói ngày sinh của mình.
- Trẻ trả lời sở thích của mình 
- Tên là ....
- Con là con trai
- Vì bạn cắt tóc ngắn
- Trẻ trả lời 
- Trẻ lần lươt giới thiệu về mình.
Cô mời 3-4 trẻ sẽ lên giới thiệu về mình
- Trẻ tham gia trò chơi.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: Làm quen với bạn trai, bạn gái
- TC: Bạn nào vừa ra ngoài
- Chơi tự do
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Họat động 1: Trò chuyện làm quen với bạn trai, bạn gái
+ Bạn tên là gì? Nam hay nữ (trai hay gái)
+ Bạn đang mặc trang phục gì? Tóc như thế nào? Cho trẻ nhận xét.
- Cho trẻ tự nhận xét và giới thiệu về mình
 Tôi có dáng vẻ đáng yêu cao (thấp), nước da trắng, kiểu tóc ngắn (dài)...
+ Những thứ mà tôi thích...
+ Những thứ mà tôi không thích...
 Hoạt động 2: Trò chơi "Bạn nào vừa ra ngoài"
Cô nêu cách chơi, luật chơi
Trẻ chơi: cô bao quát trẻ chơi
Họat động 3: Chơi tự do
Cô bao quát trẻ chơi chú ý đảm bảo an toàn trẻ.
- Trẻ nói tên các bạn
- Trẻ nhận xét
- Trẻ tự giới thiệu về mình
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi
HOẠT ĐỘNG GÓC (THEO KHT)
- Góc xây dựng- lắp ghép: Xây nhà cho em búp bê .
 - Góc phân vai: Phòng khám răng, siêu thị bán đồ dùng cá nhân của trẻ,.
- Góc nghệ thuật : Múa há

File đính kèm:

  • docxban_than.docx
Giáo Án Liên Quan