Giáo án dạy lớp chồi - Chủ đề lớn: Phương tiện giao thông và những quy định giao thông

I. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

- Trẻ biết cách di chuyển, vận chuyển bằng các phương tiện giao thông đa dạng.

- Trẻ biết sử dụng các cơ bắp khép léo để vận động một cách linh hoạt nhằm phát triển cơ tay,cơ chân.

- Trẻ biết mô tả, mô phỏng các phương tiện giao thông, cách điều khiển, tiếng động cơ của từng loại phương tiện giao thông mà trẻ biết.

- Trẻ biết ăn uống đủ chất để cơ thể phát triển khỏe mạnh, ăn ngon miệng, ăn hết suất. Ăn đủ chất, không bỏ các loại thức ăn đã được chế biến.

- Trẻ có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

2. Phát triển nhận thức

- Trẻ biết so sánh, phân loại, gọi tên một số phương tiện giao thông qua đặc điểm, ích lợi, nơi hoạt động.

- Trẻ biết so sánh sự khác nhau của một số phương tiện giao thông.

- Trẻ biết đếm các bộ phận của một số phương tiện giao thông.

- Trẻ biết một số luật lệ giao thông đơn giản khi tham gia giao thông trên đường.

 

doc49 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1114 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án dạy lớp chồi - Chủ đề lớn: Phương tiện giao thông và những quy định giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ LỚN: PTGT VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH GIAO THÔNG
Thực hiện:4 tuần ( Từ ngày 5/12-30/01/2016)
I. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
- Trẻ biết cách di chuyển, vận chuyển bằng các phương tiện giao thông đa dạng.
- Trẻ biết sử dụng các cơ bắp khép léo để vận động một cách linh hoạt nhằm phát triển cơ tay,cơ chân.
- Trẻ biết mô tả, mô phỏng các phương tiện giao thông, cách điều khiển, tiếng động cơ của từng loại phương tiện giao thông mà trẻ biết.
- Trẻ biết ăn uống đủ chất để cơ thể phát triển khỏe mạnh, ăn ngon miệng, ăn hết suất. Ăn đủ chất, không bỏ các loại thức ăn đã được chế biến.
- Trẻ có ý thức rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
2. Phát triển nhận thức
- Trẻ biết so sánh, phân loại, gọi tên một số phương tiện giao thông qua đặc điểm, ích lợi, nơi hoạt động.
- Trẻ biết so sánh sự khác nhau của một số phương tiện giao thông.
- Trẻ biết đếm các bộ phận của một số phương tiện giao thông.
- Trẻ biết một số luật lệ giao thông đơn giản khi tham gia giao thông trên đường.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Phân biệt được âm thanh của một số phương tiện giao thông quen thuộc.
- Trẻ biết hát, đọc thơ, kể chuyện, đọc đồng giao, câu đố về các phương tiện giao thông rỏ ràng, diễn cảm.
4. Phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội
- Trẻ biết được một số phương tiện giao thông và luật lệ giao thông.
- Trẻ biết lợi ích của một số phương tiện giao thông.
- Trẻ biết chấp hành một số quy định thông thường của luật lệ giao thông dành cho người đi bộ.
- Trẻ có thái độ phê phán không đồng tình với những hành vi vi phạm giao thông.
 - Yêu mếm người lái xe và người điều khiển phương tiện giao thông.
5. Phát triển thẩm mỹ
- Trẻ biết hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, diễn và thể hiện những cảm xúc phù hợp qua các bài hát về các phương tiện giao thông và luật lệ giao thông.
- Biết vẽ, tô màu, cắt dán, xé dán về các phương tiện giao thông và luật lệ giapo thông quen thuộc.
- Biết giữ gìn sản phẩm của mình.
II. MẠNG NỘI DUNG
Một số phương tiện giao thông phổ biến
(1 tuần)
Phương tiện giao thông đường bộ 
(1 tuần)
PTGT và những quy định giao thông
(4 tuần)
Một số quy định
 giao thông 
( 1 tuần)
Cháu yêu chú bộ
 đội
 ( 1 tuần)
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
1.Phát triển thể chất
* Dinh dưỡng và sức khỏe:
- Trẻ giữ gìn thân thể bằng cách tắm rửa, thay quần áo hằng ngày.
- Lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết. Mặc ấm vào mùa đông, đi tất, đi dày dép.
- Trẻ không chơi dưới lòng lề đường như đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông...Không chơi với các đồ vật sắc nhọn, dao, kéo, gậy...
* Phát triển vận động: 
- Vận động cơ bản: 
+ Đi kiễng gót liên tục 3m.
+ Chạy liên tục trong đường dích dắc.
+ Tung bóng và bắt bóng.
+ Bò thấp chui qua cổng.
- Trò chơi vận động: Làm theo tín hiệu,máy bay, đèn xanh đèn đỏ, ô tô về bến,...
2. Phát triển nhận thức
* Khám phá khoa học:
- Khám phá về một số phương tiện giao thông đường bộ.
- Bé yêu phương tiện giao thông gì?.
- Cháu yêu chú bộ đội.
- Khám phá một số quy định giao thông đơn giản.
* Làm quen với toán:
- Nhận biết đếm đúng các nhóm có 5 đối tượng. Nhận biết số 5.
- So sánh 4 và 5. Thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5.
- So sánh 2 đối tượng về kích thước to hơn, nhỏ hơn.
- So sánh 2 đối tượng về kích thước cao hơn, thấp hơn.
3. Phát triển ngôn ngữ
*Thơ:
- Xe chữa cháy, bé và mẹ, trên đường.
*Truyện:
- Xe lu và xe ca, Vì sao thỏ cụt đuôi, Qua đường...
*Đồng giao:
- Đi cầu đi quán, Rềnh rềnh ràng ràng,...
4. Phát triển tình cảm và kỷ năng xã hội
- Trò chuyện thảo luận về một số hành vi văn minh khi đi trên tàu xe, khi đi trên đường.
- Thực hành chấp hành nhưng quy định luật lệ dành cho người đi bộ.
- Các trò chơi người phục vụ và điều khiển phương tiện giao thông.
5. Phát triển thẩm mỹ
* Âm nhạc: 
- Dạy hát, vận động bài: “Em tập lái ô tô”, “Em đi chơi thuyền”, “Đường em đi”, “Em đi qua ngã tư đường phố”, “Làm chú bộ đội”, “Đèn xanh đèn đỏ”,..
- Nghe hát: ‘Anh phi công ơi”, “Cháu thương chú bộ đội”, “Bác đưa thư vui tính”.
* Trò chơi âm nhạc: “Tai ai tinh”, “Nghe tiếng hát tìm đồ vật”, “Thỏ nghe hát nhảy vào chuồng”.
* Tạo hình: 
- Tô màu xe tải
- Dán thuyền 
- Vẽ quà tặng chú bộ đội
- Tô màu đèn tín hiệu giao thông 
CHỦ ĐỀ NHÁNH: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Số tuần: 1 tuần
Thực hiện từ ngày 5-9/12/2016 (Ca phụ)
Nội dung
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Cô đón trẻ vào lớp, trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. Hướng trẻ vào các góc chơi gắn với chủ đề. Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Tập thể dục sáng theo băng nhạc của trường. Tập kết hợp các động tác cùng bài hát của tháng 12 bài “Chú bộ đội”
- KĐ: Cho trẻ chạy thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân, chạy khác nhau.
- TĐ: Tập phối hợp các động tác:
+ Hô hấp: Thổi bóng bay.
+ Tay- vai: 2 tay ra trước lên cao.
+ Bụng lườn: 2 tay trước ra sau.
+ Chân: Hai tay lên cao cúi người chạm mũi chân.
+ Bật: Bật tách chân, khép chân.
- HT: Làm chim bay 2 vòng hít thở sâu.
Hoạt động học
PTTC: 
Tung bóng và bắt bóng
PTNT: 
Khám phá về các loại giao thông đường bộ
PTNT:
Nhận biết đếm đúng các nhóm có 5 đối tượng. Nhận biết số 5
PTTM:
Tô màu xe tải (Mẫu)
PTNN: 
Thơ: “Xe chữa cháy”
Dạo chơi ngoài trời
- Làm quen bài thơ: “Xe chữa cháy”
- Quan sát xe máy, xe đạp.
- TCVĐ: “Bơm xe, chèo thuyền”
- Quan sát tranh một số PTGT đường bộ.
- Vẽ tự do trên sân.
Hoạt động chiều
- Hướng dẫn trò chơi : “ Chèo thuyền”
- Kể chuyện sáng tạo theo tranh chủ đề.
- Giải câu đố về phương tiện giao thông.
- Hát cho trẻ nghe bài: “Cò lả”
- Đóng chủ đề nhánh: “Phương tiện giao thông đường bộ”
 Mở chủ đề nhánh: “Một số phương tiện giao thông phổ biến” 
KẾ HOẠCH CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG
Tên góc
Kết quả mong đợi
Chuẩn bị
Nội dung
Góc xây dựng 
-Xây bến xe
- Lắp ghép các loại phương tiện giao thông đường bộ
- Trẻ biết sử dụng nguyên liệu như gạch to nhỏ để xây bến xe.
- Trẻ biết lắp ghép để tạo thành những phương tiện giao thông đường bộ.
- Khối xây dựng các loại, cây xanh, thảm cỏ.
- Bộ dụng cụ lắp ghép nút lớn, nhỏ.
- Trẻ đóng vai chú công nhân xây dựng bến xe.
- Trẻ chơi ghép các phương tiện giao thông.
- Trẻ chơi sáng tạo tái tạo được nhiều công trình đẹp.
Góc phân vai
- Cửa hàng bán xé xe
- Nấu các món ăn
- Phòng khám bệnh nhân 
- Trẻ biết chơi các vai chơi cô chú bán vé xe vui tính.
- Trẻ biết nhập vai những bác sỹ giỏi khám bệnh cho bệnh nhân.
- Biết chế biến món ăn đơn giản trong gia đình. 
- Trẻ chơi cạnh nhau không tranh giành đồ chơi của nhau.
- Biết thể hiện hành động của vai chơi.
- Vé xe.
- Các loại rau củ quả, gạo
- Bộ đồ chơi nấu ăn.
- Quần áo, trang phục bác sỹ. 
- Trẻ làm cô bán hàng bán xé xe.
- Trẻ đóng vai người mua biết trả tiền.
- Bác sỹ khám bệnh định kỳ cho các bệnh nhân.
- Trẻ nấu các món ăn ngon đầy đủ chất dinh dưỡng. 
Góc nghệ thuật
- Tô màu các phương tiện giao thông
- Hát múa về chủ đề
- Vẽ các PTGT 
- Trẻ biết cầm bút di màu đều, để tạo ra sản phẩm theo sự sáng tạo của trẻ.
- Trẻ hát, múa và nhún nhảy theo nhạc.
- Trẻ thích được thể hiện mình.
- Giấy A4, bút chì, sáp màu.
- Tranh về các PTGT.
- Dụng cụ âm nhạc.
- Trẻ chơi vẽ, tô màu các loại ptgt
- Chơi đọc thơ,hát múa về chủ đề.
- Trẻ vẽ các PTGT đường bộ.
Góc thiên nhiên
- Tưới nước cho cây
- Chơi với nước.
- Lau lá
- Trẻ biết chăm sóc các loại cây cảnh, biết lợi ích của các loại cây.
- Trẻ biết vệ sinh sau khi chơi.
- Nước, cát, khăn lau lá, nước.
- Cây cảnh.
- Chơi chăm sóc cây cảnh 
- Chơi với cát, nước, đất.
 Góc học tập
- Cắt dán tranh làm anlbum
- Xem truyện tranh
- Kể chuyện theo tranh
- Trẻ biết lật sách xem tranh.
- Biết giữ sách và trò chuyện cùng bạn.
- Biết kể chuyện theo tranh.
Sách truyện, album, keo dán, khăn.
- Xem truyện tranh về chủ đề
- Trẻ làm album
- Trẻ kể chuyện theo tranh thành câu chuyện có ý nghĩa.
Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phục vụ chủ đề.
Chủ đề nhánh: “Phương tiện giao thông đường bộ” (1 tuần).
(Thực hiện từ ngày 5 – 9/12/2016). 
.o0o.
 Thø 2 ngµy 5 th¸ng 12 n¨m 2016
* Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ.
- Bóng, xắc xô.
- Lời bài thơ xe chữa cháy.
- Đồ chơi tự do đầy đủ.
- Phòng học sạch sẽ.
- Chiếu trải, xắc xô.
- Đồ chơi các góc đầy đủ.
- Quản trẻ giúp cô chính trong các giờ hoạt động.
Thø 3 ngµy 6 th¸ng 12 n¨m 2016
* Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về các loại giao thông đường bộ.
- Chiếu trải, que chỉ.
- Phòng học sạch sẽ, thoáng mát.
- Xe máy, xe đạp (vật thật).
- Sân chơi sạch sẽ.
- Đồ chơi tự do đầy đủ.
- Đồ chơi các góc đầy đủ.
- Quản trẻ giúp cô chính trong các giờ hoạt động.
 Thứ 4 ngày 7 tháng 12 năm 2016
* Chuẩn bị: 
- Một số đồ dùng đồ chơi toán học.
- Thẻ chữ số 5.
- Bảng cài.
- Sân chơi sạch sẽ.
- Một số câu đố về phương tiện giao thông.
- Chiếu trải.
- Đồ chơi tự do đầy đủ.
- Đồ chơi các góc đầy đủ.
- Quản trẻ giúp cô chính trong các giờ hoạt động.
Thø 5 ngµy 8 th¸ng 12 n¨m 2016
 * Chuẩn bị: 
 - Tranh mẫu của cô.
 - Giấy A4, bút màu, bàn ghế
 - Tranh ảnh về một số phương tiện giao thông đường bộ.
 - Sân chơi sạch sẽ.
 - Nhạc và lời bài hát: “Cò lả”
 - Chiếu trải, xắc xô.
 - Đồ chơi tự do đầy đủ.
 - Đồ chơi các góc đầy đủ.
 Thø 6 ngµy 9 th¸ng 12 n¨m 2016
 * Chuẩn bị:
 - Chiếu ngồi cho cô và trẻ.
 - Tranh minh họa bài thơ: Xe chữa cháy.
 - Sân chơi sạch sẽ.
 - Phấn vẽ.
 - Quản trẻ giúp cô chính.
 - Đồ chơi tự do đầy đủ.
 - Đồ chơi các góc đầy đủ.
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG PHỔ BIẾN
Số tuần: 1 tuần
Thực hiện từ ngày 12-16/12/2016 
Nội dung
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Cô đón trẻ vào lớp, trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. Hướng trẻ vào các góc chơi gắn với chủ đề. Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề.
- Tập thể dục sáng theo băng nhạc của trường. Tập kết hợp các động tác cùng bài hát của tháng 12 bài “Chú bộ đội”
- KĐ: Cho trẻ chạy thành vòng tròn kết hợp các kiểu chân, chạy khác nhau.
- TĐ: Tập phối hợp các động tác:
+ Hô hấp: Thổi bóng bay.
+ Tay- vai: 2 tay ra trước lên cao.
+ Bụng lườn: 2 tay trước ra sau.
+ Chân: Hai tay lên cao cúi người chạm mũi chân.
+ Bật: Bật tách chân, khép chân.
- HT: Làm chim bay 2 vòng hít thở sâu.
Hoạt động học
PTNT: 
Bé yêu phương tiện giao thông đường gì?
PTNT: 
So sánh 4 và 5. Thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5
PTTC:
Đi kiễng gót liên tục 3m
PTTM: Dán thuyền (Mẫu)
PTTM: 
Hát và vận động “Em đi chơi thuyền” Nghe hát “Bác đưa thư vui tính”
Dạo chơi ngoài trời
- Quan sát tranh PTGT đường thủy: “Ca nô, thuyền”.
- Làm quen bài hát: “Em đi chơi thuyền”
- Quan sát tranh PTGT đường hàng không: “Máy bay”.
- TCVĐ: “Ô tô về bến, Bơm xe, Bánh xe quay”.
- Quan sát tranh PTGT đường sắt: “Tàu hỏa”
Hoạt động chiều
- Hướng dẫn trò chơi : “Bánh xe quay”
- Đọc truyện cho trẻ nghe: “Xe lu và xe ca”
- Làm quen bài đồng giao: “Đi cầu đi quán”
- Rèn kỹ năng rửa mặt
- Đóng chủ đề nhánh: “Một số phương tiện giao thông phổ biến”
 Mở chủ đề nhánh: “Cháu yêu chú bộ đội” 
KẾ HOẠCH CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG
Tên góc
Kết quả mong đợi
Chuẩn bị
Nội dung
Góc xây dựng:
- Xây Ga ra ô tô
- Xây bến xe
- Đường đến trường 
- Trẻ biết sử dụng nguyên liệu như gạch, hành rào, hình xếp để xây ga ra ô tô, bến xe.
- Trẻ biết đoàn kết và không tranh giành đồ chơi của nhau.
- Biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi.
- Khối xây dựng các loại, cây xanh, thảm cỏ.
- Bộ dụng cụ lắp ghép nút lớn, nhỏ.
- Các loại xe, biển báo giao thông.
- Trẻ đống vai chú công nhân xây gara ô tô, bến xe.
- Xây đường đến trường,đường làng.
Góc phân vai:
-Cửa hàng bán ô tô, xe máy, máy bay, thuyền, mũ bảo hiểm. 
- Bác sỹ
- Nấu ăn.
- Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi.
- Trẻ chơi cạnh nhau không tranh giành đồ chơi của nhau.
- Biết thể hiện hành động của vai chơi.
- Biết chế biến món ăn đơn giản dành cho các chú tài xế
- Bộ đồ chơi các loại xe.
- Bộ đồ chơi nấu ăn.
- Quần áo, trang phục bác sỹ. 
- Các cháu đóng vai cô chú bán hàng bán hàng xe máy,ô tô, máy bay, thuyền,
- Chơi bác sỹ khám bệnh
- Nấu các món ăn cho các chú phải ngon , cẩn thận. 
Góc nghệ thuật:
- Vẽ, tô màu, cắt dán các PTGT.
- Hát các bài hát trong chủ đề. 
- Trẻ biết cầm bút di màu đều, để tạo ra sản phẩm theo sự sáng tạo của trẻ.
- Trẻ hát, múa và nhún nhảy theo nhạc.
- Trẻ thích được thể hiện mình.
- Giấy A4, bút chì, sáp màu.
- Tranh vẽ các PTGT. 
- Kéo, giấy màu.
- Mũ múa, đàn nhạc.
- Trẻ chơi vẽ, tô màu các loại ptgt
- Chơi đọc thơ,hát múa về chủ đề.
Góc KPKH:
- Chăm sóc cây cảnh
- Chơi với nước, cát, đất.
- Trẻ biết chăm sóc các loại cây cảnh, biết lợi ích của các loại cây.
- Trẻ biết vệ sinh sau khi chơi.
- Nước, cát, khăn lau lá, nước.
- Cây cảnh.
- Chơi chăm sóc cây cảnh 
- Chơi với cát, nước, đất.
 Góc học tập:
- Xem tranh một số nơi hoạt động của một số PTGT. Phân loại tranh lô tô về PTGT.
- Trẻ biết lật sách xem tranh.
- Biết giữ sách và trò chuyện cùng bạn.
- Trẻ biết tên các loại xe trong lô tô. 
- Hình ảnh về các loại xe
- Sách tranh về các PTGT. 
- Một số lô tô về các loại PTGT.
- Xem tranh về các PTGT
- Chọn được lô tô về các loại phương tiện giao thông phân ra riêng
Thứ 2 ngày 12 tháng 12 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG HỌC: PTNT
Đề tài: Bé yêu phương tiện giao thông đường gì?
1. Kết quả mong đợi: 
- Trẻ gọi đúng tên và nhận xét đợc những đặc điểm rõ nét (về cấu tạo, tiếng còi tốc độ, nơi hoạt động) của một số loại phơng tiện giao thông.
- Trẻ so sánh, nhận xét đợc những điểm khác nhau và giống nhau rõ nét ( cấu tạo, tiếng còi, tốc độ, nơi hoạt động, công dụng) giữa các loại phơng tiện giao thông 
2. Chuẩn bị: 
- Các loại phương tiện giao thông. 
- Một bộ tranh các loại phương tiện giao thông ( máy bay, ô tô, thuyền,xe máy) 
3. Tổ chức hoạt động:
- Cho trẻ hát bài: “Đường em đi”. Trẻ lại ngồi xung quanh cô. 
- Các con vừa hát bài hát nói về gì?Sáng nay đi học các con được bố mẹ chở đi bằng phương tiện gì? ( xe đap, xe máy). Chúng là những phơng tiện giao thông đường gì? Ngoài ra còn có những loại phương tiện giao thông gì nữa? Trẻ kể.
- Bây giờ cô có một câu đố thử tài xem lớp mình có giỏi không, lắng nghe xem câu đố nói về gì nhé? 
“Chẳng phải chim
Mà có cánh
Chở hành khách
Đến mọi nơi
Giữa mây trời
Trông óng ả
Là cái gì?
- Đó là cái gì? (máy bay). Cô cho trẻ quan sát và hỏi trẻ:
+ Đây là cái gì? Chạy ở đâu? Tiếng còi như thế nào? Dùng để làm gì? Chở được ít hay nhiều? Vì sao? Chạy nhanh hay chạy chậm? 
- Tương tự ô tô, thuyền, tàu thuỷ cô cũng cho trẻ quan sát và hỏi như vậy.
- Cho trẻ so sánh, nhận xét
+ Ô tô , máy bay khác nhau ở những điểm nào? 
( Máy bay có cánh - Ô tô không có cánh, máy bay to hơn chở đợc nhiều hơn -Ô tô nhỏ hơn chở đợc ít hơn,)
+ Ô tô, máy bay giống nhau ở những điểm nào? Đều dùng để làm gì?
( Đều là phươg tiện giao thông, dùng để chở người, háng hoá)
- Cho trẻ nghe bài hát “ Em đi chơi thuyền” trẻ đi lấy đồ dùng. Về ngồi hình chữ U.
- Cho trẻ chơi “Xếp nhanh thành các nhóm” cô nói đến phơng tiện nào trẻ chọn và xếp thành các nhóm : Nhóm giao thông đờng bộ, nhóm giao thông đờng thuỷ, nhóm giao thông đường không. Cô đến từng trẻ để kiểm tra.
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Hãy nói nhanh”. Khi cô nói loại PTGT nào thì trẻ nói nhanh nơi hoạt động của nó ( ví dụ: Cô nói máy bay” thì trẻ nói “ trên không”). Cho trẻ chơi 2 lần. Trò chơi kết thúc.
II. DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI:
Nội dung: - Quan sát tranh PTGT đường thủy: “Ca nô, thuyền”
- TCVĐ: Bơm xe
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết tên gọi,lợi ích,mô tả được một số đặc điểm nổi bật của một số PTGT đường thủy
- Trẻ biết được lợi ích của các PTGT đường thủy là phương tiện vận chuyển hàng hóa,chở người
- Rèn kỹ năng tri giác, phát triển tư duy,khả năng chú ý ghi nhớ 
- Rèn khả năng phát âm làm giàu vốn từ cho trẻ 
-Trẻ biết tuân thủ luật giao thông khi tham gia giao thông,biết tôn người lái tàu thuyền,giữ gìn môi trường sạch sẽ..
2. Chuẩn bị 
 - Cô chuẩn bị các tranh ảnh PTGT đường thủy
3. Tổ chức hoạt động:
- Cô cùng trẻ hát bài “em đi chơi thuyền”cho trẻ đi xem tranh:
- Có cô tranh về gì đây các con?- Vừa rồi các con được quan sát về các PTGT gì?Thuyền,ca nô là phương tiện giao thông đường gì?
- Cô cho trẻ tìm hiểu về thuyền:
- Thuyền gồm những bộ phận nào đây?Cô chỉ vào từng bộ phận và hỏi trẻ, cho trẻ gọi tên.
- Thuyền chạy ở đâu? Dùng để làm gì?
- Thuyền dùng để chở người và hàng hóa.
- Các con đã được đi thuyền chưa? Vậy để ngồi trên thuyền được an toàn chúng mình phải làm gì?
- Tương tự cô cho trẻ tìm hiểu về ca nô.
- Cô cho trẻ chơi “trời tối trời sáng”cho trẻ xem tranh về ca nô.Hỏi trẻ đây là phương tiện gì? Ca nô chạy ở đâu?
- Ca nô gồm có những bộ phận nào đây?
- Ca nô là phương tiện dùng để cứu hộ có ích,dùng để tuần tra trên biển.
- Cô giáo dục trẻ
- TCVĐ: Bơm xe
+ Cô nêu cách chơi, luật chơi
+ Trẻ chơi 2-3 lần
+ Cô nhận xét, tuyên dương trẻ chơi.
- Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi.
III. CHƠI CÁC GÓC BUỔI SÁNG:
Góc XD: Xây bến xe*
Góc PV: Cửa hàng bán mũ bảo hiểm
Góc NT: Tô màu PTGT
Góc HT: Xem truyện tranh
Góc KPKH: Chăm sóc cây
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết thỏa thuận vai chơi cùng bạn
- Biết dùng các khối gỗ, gạch để xây được bến tàu thuyền.
- Mạnh dạn trong giao tiếp,thể hiện các mối quan hệ trong khi chơi.
- Biết thể hiện vai chơi.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
- Lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định 
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng chơi đóng vai,vé tàu thuyền,trang phục.
- Đồ dùng xây dựng như: khối gỗ, hàng rào, gạch,các PTGT đường thủy.
- Giấy màu,keo dính,đất nặn,các bài hát trong chủ đề.
- Tranh ảnh về các loại PTGT.
- Chai lọ,nước.
3. Tổ chức hoạt động:
- Cô cùng trẻ hát bài : “ Đường em đi ”
- Sáng nay ai đưa các con đi học? đi bằng ptgt gì ?
- Trên đường đi các con còn thấy những ptgt gì nữa ? Để cho các ptgt tập hợp lại một nơi đón và trả khách đúng nơi quy định thì chúng ta phải cần đến gì ?
Vậy ai xẽ chơi ở góc XD để xây dựng bến xe ?
- Để yên tâm làm việc các bác XD phải gửi con ở đâu ?
- Vậy ai sẽ chơi ở góc bán hàng để bán mũ bảo hiểm ?
- Đến trường cô giáo dạy các con những gì ? Ai chơi ở góc nghệ thuật để tô màu các PTGT, góc học tập chúng mình sẽ xem truyện tranh và góc KPKH các con sẽ được tự tay chăm sóc cây đấy! 
 - Cô đóng vai một bạn chơi đi đến từng nhóm chơi giúp trẻ thoã thuận vai chơi và thể hiện nội dung chơi.
- Cô bao quát trẻ và chú ý xử lí các tình huống.
- Cô giúp trẻ liên kết các nhóm chơi, gợi ý và mở rộng nội dung chơi.
Cô đến từng nhóm chơi nhận xét
- Cho trẻ tập chung về góc XD nghe nhóm trưởng giới thiệu công trình , nhận xét và đưa ý kiến bổ sung.
- Khen động viên trẻ và hổi ý tưởng chơi lần sau.
- Cô nhận xét chung và nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
Nội dung: Hướng dẫn trò chơi: “Bánh xe quay”
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết dược cách chơi, luật chơi của các trò chơi
- Đoàn kết cùng bạn chơi
2. Chuẩn bị:
- Phòng học sạch sẽ
- Xắc xô.
3. Tổ chức hoạt động:
Cô cùng trẻ hát bài “Em tập lái ô tô” gần cô.Cô hỏi
- Khi bánh xe quay thì xe sẽ như thế nào?
- Bánh xe quay trong trò chơi gì?
Cô nêu luật chơi, cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm không đều nhau (một nhóm nhiều hơn nhóm kia 5 - 6 trẻ). Xếp 2 nhóm thành 2 vòng tròn đồng tâm, trẻ quay mặt vào tâm vòng tròn.
- Khi có hiệu lệnh của cô (gõ xắc xô), trẻ cầm tay nhau chạy theo vòng tròn, 2 nhóm chạy theo 2 hướng ngược nhau làm thành bánh xe quay. Cô gõ xắc xô lúc nhanh, lúc chậm để trẻ chạy nhanh, chậm theo nhịp xắc xô. Khi cô dừng tiếng gõ, tất cả trẻ đứng trẻ đứng im tại chỗ. (Trẻ nói “kít” và dừng lại như xe bị hãm phanh (thắng xe)). Khi sắp cho trẻ dừng, cô gõ xắc xô chậm dần cho để trẻ dừng hẳn không bị chóng mặt.
- Cho trẻ chơi 3 – 4 lần, sau mỗi lần chơi nhỉ 3 phút, mỗi lần đổi chiều quay khác nhau để trẻ không bị chóng mặt.
Cô bao quát trẻ
* Chơi tự do: Cô bao quát trẻ.
*Đánh giá cuối ngày:
 	Thứ 3 ngày 13 tháng 12 năm 2016
I. HOẠT ĐỘNG HỌC: PTNT
Đề tài: So sánh 4 và 5. Thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5
1. Kết quả mong đợi:
- Trẻ biết đếm và so sánh được sự bằng nhau trong phạm vi 5.
- Giáo dục trẻ chú ý tập trung vào giờ học.
2. Chuẩn bị:
- Một số PTGT.
- Mỗi trẻ 5 xe

File đính kèm:

  • docgiao_thong.doc
Giáo Án Liên Quan