Giáo án dạy lớp chồi - Chủ đề: Quê hương đất nước bác Hồ - Chủ đề nhánh: Thành phố Buôn Ma Thuột của bé - Hoạt động: Làm quen văn học - Đề tài: Bài thơ “ngôi nhà”

I) MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1) Kiến Thức.

- Trẻ biết tên bài thơ,tên tác giả.

- Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.

- Trẻ nắm được nôi dung chính của bài thơ: Ngôi nhà là nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời,là nơi gắn bó từ thuở ấu thơ,nơi có những người than yêu ruột thịt – ngôi nhà dù đơn sơ mộc mạc nhưng lúc nào cũng thật gần gũi mến thương.

- Trẻ thuộc thơ.

2) Kỹ Năng.

- Phát triển tưởng tượng ,cảm xúc,tư duy,trí nhớ ngôn ngữ.

- Đọc thơ diễn cảm, rõ ràng, trả lời được câu hỏi của cô.

3) Thái Độ.

- Thông qua bài thơ giáo dục trẻ biết giữ gìn ngôi nhà gọn gàng sạch sẽ.Bảo quản và sử dụng tiết kiệm các đồ dùng đồ chơi của bản thân và gia đình.Biết yêu quê hương đất nước.

- Giáo dục cảm xúc,thẩm mỹ yêu thích thơ hay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy lớp chồi - Chủ đề: Quê hương đất nước bác Hồ - Chủ đề nhánh: Thành phố Buôn Ma Thuột của bé - Hoạt động: Làm quen văn học - Đề tài: Bài thơ “ngôi nhà”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ : QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC BÁC HỒ	
CHỦ ĐỀ NHÁNH: THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT CỦA BÉ
HOẠT ĐỘNG : LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI : BÀI THƠ “NGÔI NHÀ”
ĐỐI TƯỢNG: 5-6 TUỔI
THỜI GIAN: 30-35 PHÚT
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TRẦN THỊ BÍCH NGỌC
NGÀY DẠY : 18/04/2016
NGÀY SOẠN : 21/4/2016
NGƯỜI DẠY : 
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Kiến Thức.
Trẻ biết tên bài thơ,tên tác giả.
Trẻ cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ.
Trẻ nắm được nôi dung chính của bài thơ: Ngôi nhà là nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời,là nơi gắn bó từ thuở ấu thơ,nơi có những người than yêu ruột thịt – ngôi nhà dù đơn sơ mộc mạc nhưng lúc nào cũng thật gần gũi mến thương.
Trẻ thuộc thơ.
Kỹ Năng.
Phát triển tưởng tượng ,cảm xúc,tư duy,trí nhớ ngôn ngữ.
Đọc thơ diễn cảm, rõ ràng, trả lời được câu hỏi của cô.
Thái Độ.
Thông qua bài thơ giáo dục trẻ biết giữ gìn ngôi nhà gọn gàng sạch sẽ.Bảo quản và sử dụng tiết kiệm các đồ dùng đồ chơi của bản thân và gia đình.Biết yêu quê hương đất nước.
Giáo dục cảm xúc,thẩm mỹ yêu thích thơ hay.
CHUẨN BỊ:
A, Chuẩn bị môi trường hoạt động có chủ đích:
Không gian tổ chức:
+ Trong lớp học
Đồ dùng phương tiện: 
Tranh minh họa.
Một số bài hát trong chủ đề.
B, Phương pháp:
Dùng lời.
TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
●Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú.
Cô cho trẻ hát bài: “Quê hương tươi đẹp”
Các con vừa hát xong bài gì nào? Bài hát nói về điều gì?
Thế các con đang sinh sống ở đâu đó nhỉ? (Tp BMT thuộc khu vực Tây Nguyên)
Bạn nào giỏi kể cho cô nghe một số đặc trưng nỗi bậc ở Tây Nguyên? (Ngã 6,hoa viên,công viên nước,bảo tàng,khu du lịch bản đôn,lễ hội đua voi,lễ hội cà phê,lễ hội cồng chiên tây nguyên...)
Quê hương là nơi bắt nguồn,lưu trữ cội nguồn của dân tộc,là nơi để mọi người quay về tìm lại cảm giác ấm cúng,tìm lại chính con người mình,là nơi các thành viên sum vầy lưu lại kĩ niệm của tuổi thơ.Dù bất kì nơi đâu thì quê hương vẩn luôn là nơi chúng ta hướng về.
Ngoài quê hương là nơi để mọi người tưởng nhớ ra thì cô đố các con còn có nơi nào để che nắng che mưa và để mọi người khi đi xa có thể về sum vầy nữa?
À! Vậy hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu bài thơ “Ngôi Nhà” của tác giả Tô Hà nhé.
Hoạt động 2: Tiến hành bài mới.
Cô đọc thơ lần 1: diễn cảm,giảng nội dung bài thơ.
Cô giảng nội dung bài thơ : bạn nhỏ trong bài thơ rất là yêu ngôi nhà của mình.Ngôi nhà là nơi cất tiếng khóc chào đời,là nơi gắn bó từ thuở ấu thơ,nơi có những người thân yêu ruột thịt.Ngôi nhà dù đơn sơ mộc mạc nhưng lúc nào cũng thật gần gũi mến thương. 
Cô đọc thơ lần 2: Sử dụng tranh minh họa kết hợp giải thích từ khó.
Xoan là tên của một loại cây thân gỗ.
Xao xuyến là có những rung động mạnh kéo dài không dứt.
Lảnh lót là âm thanh cao vang nghe vui tai.
Mộc mạc là giản dị,chất phác,không chải chuốt.
Lần 3: cô cho cả lớp đọc theo cử chỉ điệu bộ.
▪Đàm thoại:
Các con đã được cùng cô đọc và tìm hiểu bài thơ rồi.Giờ bạn nào giỏi cho cô biết bài thơ có tên là gì? Do ai sáng tác?
Ở ngôi nhà của mình bạn nhỏ đã nhìn thấy gì hả các con? (Hoa xao xuyến nở,như mây từng chùm)
Thế bạn nhỏ đã nghe thấy và ngửi thấy gì nửa các con? (Nghe tiếng chim đầu hồi lãnh lót,Ngửi mùi rơm rạ trên mái nhà và dưới sân thơm phức)
Điều nào nói lên tình yêu ngôi nhà của bạn nhỏ gắn với tình yêu quê hương đất nước? (Gỗ tre mộc mạc,như yêu đất nước,bốn mùa chim ca)
Bạn nhỏ trong bài thơ rất là yêu nhà của mình? Vậy các con có yêu ngôi nhà của mình không?
*giáo dục: Các con ạ! Mỗi chúng ta ai cũng có một ngôi nhà để ở dù nhà to hay nhà nhỏ nhà cao tầng hay trệt đều là nơi sun họp của gia đình nên các con phải biết yêu quý,sắp xếp đồ dùng,đồ chơi cho gọn gang các con nhớ chưa.
Hoạt động 3:Trẻ đọc thơ.
Cô cho trẻ đọc lần 1: diễn cảm
Cô cho trẻ đọc lần 2: theo cử chỉ điệu bộ
Cô cho trẻ đọc lần 3: luân phiên
Tổ thi đua với nhau theo các lối diễn cảm,tranh minh họa,cử chỉ điệu bộ.
Đọc theo nhóm: Nam và nữ.
Cô mời từng cá nhân lên đọc.
Cô sửa sai và cho trẻ đặt tên theo ý thích của mình.
Hoạt động 4:Trò chơi.
Trò chơi 1: “ Ai nhanh tay”
Cách chơi : cô mời 2đội mỗi đội có 4 thành viên nhiệm vụ của các con đó là bật qua vòng thể dục lên tìm hình ảnh có trong bài thơ ngôi nhà gắn lên bảng.
Luật chơi: mổi lần lên chỉ được lấy 1 hình,bạn nào chạm vào vòng phải quay về,đội nào gắn được nhiều đúng nhang sẽ chiến thắng
Trò chơi 2: “Ai tinh mắt”
Cách chơi :Cô chia lớp thành 3 nhóm ngồi thành vòng tròn.Cô phát cho mỗi đội một tờ giấy có chứa nội dung bài thơ “Ngôi Nhà” nhiệm vụ của các con là tìm chữ g,y có trong bài.đội nào tìm nhanh và đúng thì chiến thắng.
Hôm nay lớp mình học rất ngoan và giỏi cô tuyên dương cả lớp.
Kết thúc tiết học trẻ nhẹ nhàng đi vệ sinh và ra chơi.

File đính kèm:

  • docGiao_an_tho_mn.doc