Giáo án dạy lớp chồi - Hát: ngày vui 8/3 - Vận động: Theo tiết tấu nghe: ru con - Trò chơi: Giọng hát to, giọng hát nhỏ
I. MỤCTIÊU
- Trẻ thuộc cả bài hát” Ngày vui 8/3”. Trẻ biết vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm.
- Trẻ hát to, rõ lời và vận động nhịp nhàng theo tiết tấu chậm cả bài.
- Trẻ hứng thú tham gia vận động và thích nghe cô hát,tham gia tốt trò chơi.
II. CHUẨN BỊ
- Đàn ghi nhạc đệm bài hát “Ngày vui 8/3”, nhạc và lời: Hoàng Văn Yến.
- Nhạc bài hát “Ru Con”
- Một số nhạc cụ: phách tre, trống lắc,
- Thơ : “Dán hoa tặng mẹ” .
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VĨNH LONG TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH MĂNG NON PHƯỜNG 9 cc&dd HOẠT ĐỘNG HỌC MÔN : ÂM NHẠC ĐỀ TÀI : HÁT: NGÀY VUI 8/3. VĐ: THEO TIẾT TẤU. CHỦ ĐỀ : NGÀY 8- 3 LỚP: CHỒI 2 THỜI GIAN: 20-25phút NGÀY DẠY: 01/03/2016 NGÀY DUYỆT:// GVHD: NGUYỄN THỊ THANH THÚY GIÁO SINH : NGUYỄN PHAN CẪM HUYÊN NGHE: RU CON. TRÒ CHƠI: GIỌNG HÁT TO, GIỌNG HÁT NHỎ G GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN GIÁO SINH ( Ký tên) NGUYỄN PHAN CẪM HUYÊN NGUYỄN THỊ THANH THÚY MỤCTIÊU Trẻ thuộc cả bài hát” Ngày vui 8/3”. Trẻ biết vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm. Trẻ hát to, rõ lời và vận động nhịp nhàng theo tiết tấu chậm cả bài. Trẻ hứng thú tham gia vận động và thích nghe cô hát,tham gia tốt trò chơi. CHUẨN BỊ Đàn ghi nhạc đệm bài hát “Ngày vui 8/3”, nhạc và lời: Hoàng Văn Yến. Nhạc bài hát “Ru Con” Một số nhạc cụ: phách tre, trống lắc, Thơ : “Dán hoa tặng mẹ” . TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG HỌC DÁN HOA TẶNG MẸ Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Dán hoa tặng mẹ” : “ Em dán được cái hoa Cô cho mang về nhà Nói rằng con biếu mẹ Quà ngày 8 tháng 3 Xoa đầu em mẹ bảo Con dán đẹp thế à? Mẹ cám ơn cô giáo Dạy con mẹ tặng hoa” . ( Khải Minh) Cô trò chuyện với trẻ: + Cô và các con vừa đọc bài thơ gì? + Bạn nhỏ dán hoa tặng mẹ vào dịp nào? Có một bài hát cũng nói về ngày 8 tháng 3 nữa các con cùng lắng nghe xem đây là bài hát gì nhe. NGÀY VUI 8/3 Cô mở nhạc bài hát” Ngày vui 8/3” cho trẻ đoán tên bài hát, tác giả: + Đố các con đây là bài hát gì? + Đây là bài hát “Ngày vui 8/3 “nhạc và lời của Hoàng Văn Yến. Cô cho cả lớp hát lại 2 lần. + Cô hỏi trẻ thích vận động gì cho bài hát thêm hay? + Bài hát sẽ hay hơn khi chúng ta biết cách vỗ đệm cho bài hát. Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm nhé. Vỗ tay theo tiết tấu chậm là vỗ tay như thế nào? Cô vận động vỗ tiết tấu mẫu lần đầu . Cô phân tích : Vỗ tay theo tiết tấu là vỗ tay liên tục 3 phách và nghĩ 1 phách, khi vỗ tay các con bắt đầu bằng chữ “ nay”. Cô vận động lần 2 kết hợp với nhạc. Cho cả lớp vỗ tay cùng cô 2 lần ( không nhạc). Cho cả lớp hát và vận động theo nhạc: 1 lần. Mời từng tổ vận động theo nhạc: 1 lần (Sửa sai cho trẻ,mời các trẻ vỗ sai cùng vỗ tay lại). Nhóm bạn trai nhóm bạn gái: (1lần) Mời nhóm 3-4 trẻ.(1 lần) Cá nhân trẻ (1 lần ) Vận động sáng tạo theo ý thích. TRÒ CHƠI “ GIỌNG HÁT TO, GIỌNG HÁT NHỎ” Cô giới thiệu tên trò chơi: “Giọng hát to, giọng hát nhỏ” Cô hướng dẫn trẻ chơi : Khi cô đưa tay lên cao các con sẽ hát lớn, cô đưa tay thấp các con sẽ hát nhỏ. Cô cho trẻ chơi: 4-5 lần. NGHE : RU CON Cô giới thiệu tên bài hát Cô hát lần 1 kết hợp với nhạc. Các con cho cô biết bài hát nói về gì? Giáo dục: Mẹ giúp con có giấc ngủ ngon từ bài hát ru. Mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương cho con. Các con phải biết kính trọng, yêu thương và nghe lời mẹ. Cô múa minh họa.
File đính kèm:
- ngay_vui_mong_8_thang_3.docx