Giáo án dạy lớp chồi - Hoạt động làm quen với Toán - Đề tài: Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai

I. Mục tiêu:

* Kiến thức:

 - Trẻ biết và gọi tên các ngày trong tuần, một tuần lễ có 7 ngày, mỗi

ngày là một tờ lịch có màu sắc khác nhau.

 - Trẻ phân biệt được ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai. Trẻ biết

được ngày hôm qua là do trẻ nhớ lại, hôm nay là công việc đang diễn ra và

sẽ diễn ra, các hoạt động của ngày mai chỉ là dự định.

 - Trẻ gọi đúng tên "thứ tư" là ngày "hôm qua", thứ năm là ngày "hôm

nay", thứ sáu là "ngày mai".

* Kỹ năng:

 - Trẻ biết sắp xếp theo thứ tự các ngày trong tuần.

 - Trẻ sắp xếp theo đúng trình tự ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai.

 - Trẻ sắp xếp công việc tương ứng từng buổi trong các ngày hôm qua,

hôm nay, ngày mai.

* Thái độ:

 - Trẻ quí trọng thời gian, không để thời gian trôi đi một các

- Trẻ quí trọng thời gian, không để thời gian trôi đi một cách lãng phí.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án dạy lớp chồi - Hoạt động làm quen với Toán - Đề tài: Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO VIÊN: Vũ Thị Dung – Lớp Mẫu giáo lớn.
Trường Mầm non Sơn Ca – Huyện Mường Ảng – Tỉnh Điện Biên.
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
Đề tài: Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai.
I. Mục tiêu:
* Kiến thức:
 - Trẻ biết và gọi tên các ngày trong tuần, một tuần lễ có 7 ngày, mỗi 
ngày là một tờ lịch có màu sắc khác nhau.
 - Trẻ phân biệt được ngày hôm qua, ngày hôm nay, ngày mai. Trẻ biết 
được ngày hôm qua là do trẻ nhớ lại, hôm nay là công việc đang diễn ra và 
sẽ diễn ra, các hoạt động của ngày mai chỉ là dự định.
 - Trẻ gọi đúng tên "thứ tư" là ngày "hôm qua", thứ năm là ngày "hôm 
nay", thứ sáu là "ngày mai".
* Kỹ năng:
 - Trẻ biết sắp xếp theo thứ tự các ngày trong tuần.
 - Trẻ sắp xếp theo đúng trình tự ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai.
 - Trẻ sắp xếp công việc tương ứng từng buổi trong các ngày hôm qua, 
hôm nay, ngày mai.
* Thái độ:
 - Trẻ quí trọng thời gian, không để thời gian trôi đi một các
- Trẻ quí trọng thời gian, không để thời gian trôi đi một cách lãng phí.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
 - Hình ảnh lịch các thứ trong tuần trên powerpoint.
 - Tranh cá hoạt động trong ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm.
 - Bảng để gắn các hoạt động.
 - Máy tính, tivi, que chỉ, bảng từ.
2. Đồ dùng của trẻ:
 - Mỗi trẻ có 1 rổ có 7 tờ lịch trong 1 tuần có màu sắc khác nhau có ký 
hiệu chữ cái mỗi tờ lịch.
 - 3 bộ lịch tương tự với kích thước lớn hơn, thẻ số từ 1 đến 7 để chơi 
trò chơi.
 - Thẻ số 2 và thẻ số 1.
 - Đốc lịch, que tính, mũ sao
. Hoạt động 1: Gây hứng thú.
 - Các con ơi hôm nay trường Mầm non Sơn Ca 
chúng mình có tổ chức một chương trình "Cánh cửa thời gian". Đến tham dự chương trình có 3 đội 
cùng tham gia, đó là đội Sao hôm, Sao mai và Sao 
băng. Cô Dung sẽ là người dẫn chương trình. Để 
bắt đầu chương trình chúng mình cùng hát bài "Cả 
tuần đều ngoan" và đi về chỗ ngồi.
 - Cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát: Các 
con thấy một tuần lễ thì có mấy ngày? Bắt đầu từ 
thứ mấy?
 - Cô cho trẻ xem bảng qui ước của các tờ lịch: 
Tờ lịch thứ hai - chữ h, thứ ba - chữ b, thứ tư - chữ 
t, thứ năm - chữ n, thứ sáu - chữ u, thứ bảy - chữ y, 
chủ nhật - chữ c.
2. Hoạt động 2: Ôn thứ tự các ngày trong tuần. 
*Phần thứ nhất của chương trình "Cánh cửa tời 
gian" là phần "khởi động":
- Cô phổ biến cho trẻ cách chơi, luật chơi:
+Cách chơi: Cả ba đội tham gia chơi phải tìm và 
sắp xếp thứ tự các ngày trong tuần từ thứ hai đến 
chủ nhật với số thứ tự tương ứng trên bảng từ số 1 
đến số 7. Mỗi bạn chỉ được tìm và xếp một thứ 
trong tuần. Thời gian được tính bằng một bản 
nhạc.
+ Luật chơi: Nếu đội nào sắp xếp sai không được 
tính.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi theo 3 đội, cô chú ý quan 
sát trẻ chơi.
- Cô chính xác bằng kết quả trên máy tín trước.
- Cô cùng trẻ kiểm tra lại kết quả của 3 đội.
3. Hoạt động 3: Nhận biết hôm qua, hôm nay, 
ngày mai.
* Phần thứ hai của chương trình là phần "Nhà 
thông thái":
- Các đội vừa sắp xếp được thứ tự các ngày trong 
tuần của tháng 3 dương lịch. Hôm nay các con có 
biết là thứ mấy trong tuần không? Hôm qua là thứ 
mấy? Ngày mai là thứ mấy? (Kết hợp cô cho hiệu 
ứng 3 ngày thứ tư, thứ ba, thứ năm xuất hiện).
*Hôm qua là ngày thứ tư, trên máy cô có hình 
ảnh tờ lịch của ngày thứ tư. Chúng mình cùng tím 
tờ lịch của ngày thứ tư ra và gắn vào đốc lịch phía 
rước nào. Con thấy tờ lịch ngày thứ tư có đặc 
điểm gì?
- Thứ tư là ngày bao nhiêu dương lịch?
- Cho trẻ đọc ngày dương lịch.
- Ngày bao nhiêu âm lịch?
- Ngày hôm qua con đã làm những công việc gì?
+ Con đi học vào buổi nào?
+ Buổi sáng hôm qua con được học gì?
+ Đến trưa thì sao?
+ Chiều hôm qua các con được làm gì?
+ Đến tối về thì sao?
- Vậy thứ tư chúng mình gọi là ngày gì? Hôm qua 
là thứ mấy?
- Với thời gian hôm nay là thứ năm thì thứ tư là 
ngày vừa trôi qua chúng ta gọi đó là ngày hôm qua, 
là ngày mà các công việc chúng ta đã làm trong 
các buổi sáng qua, trưa qua, chiều qua, tối qua và 
phải nhớ lại chúng ta mới nói được những công 
việc đó chứ có nhìn được không?
* Hôm nay là thứ mấy? Cô cho hiệu ứng xuất 
hiện tờ lịch ngày thứ năm, trẻ lấy tờ lịch của trẻ và 
gắn vào đốc lịch.
- Tờ lịch ngày thứ năm có đặc điểm gì?
- Ngày dương lịch là ngày bao nhiêu?
- Cho trẻ xếp số ghép lại thành ngày 17 dương lịch, 
cho trẻ đọc ngày dương lịch.
- Thế còn ngày âm lịch là ngày bao nhiêu?
- Ngày 18 là ngày đầu tháng hay ngày giữa tháng 
các con nhỉ?
- Đúng rồi đó là ngày giữa của tháng 3 âm lịch đó.
- Ngày hôm nay chúng mình đang làm gì?
+ Thế còn bây giờ là buổi nào? Chúng mình đang 
làm gì?
- Điều đặc biệt nhất trong ngày hôm nay các con 
thấy có gì khác so với ngày thường? (Sáng được 
học toán, còn buổi chiều học tiếng việt, ). 
+ Tối ngày hôm nay về nhà các con sẽ làm gì?
- Vậy thứ năm được gọi là ngày g
Đúng rồi thứ năm được gọi là ngày hôm nay vì 
đây là ngày đang diễn ra với công việc chúng ta đã, 
đang và sẽ làm trong các buổi sáng nay, trưa nay, 
chiều nay và tối nay. Hôm nay là thứ mấy vậy các 
con?
*Cô đố các con biết ngày mai là thứ mấy? Cô 
cho hiệu ứng xuất hiện tờ lịch ngày thứ sáu, trẻ lấy 
tờ lịch ngày thứ sáu gắn lên đốc lịch.
- Các con thấy tờ lịch ngày thứ sáu có đặc điểm gì?
- Là ngày bao nhiêu dương lịch? Cho trẻ đọc ngày 
dương lịch.
- Còn ngày âm lịch là ngày bao nhiêu? Cho trẻ đọc 
ngày âm lịch.
- Ngày mai con dự định sẽ làm gì?
+ Sáng mai con sẽ làm gì?
+ Thế còn buổi trưa thì sao?
+ Buổi chiều mai con sẽ làm gì?
+ Thế còn buổi tối thì sao?
- Vậy hôm nay là thứ năm thì thứ sáu gọi là ngày 
gì?
- Ngày mai là ngày sắp đến ngay tiếp theo và 
chúng ta dự định những công việc sẽ làm vào các 
buổi sáng mai, trưa mai, chiều mai, tối mai.
* Các con thấy hôm qua là thứ mấy? Hôm nay là 
thứ mấy? Và ngày mai là thứ mấy?
- Các con ạ trong một tuần lễ có 7 ngày, thứ tự các 
ngày lần lượt từ thứ hai đến chủ nhật, ngày đang 
diễn ra gọi là ngày hôm nay, ngày vừa trôi qua là 
ngày hôm qua, ngày sắp đến là ngày mai. Ngày 
nào cũng đều lặp đi lặp lại các buổi sáng, trưa, 
chiều, tối.
- Các con kể được những công việc mà các con 
làm được trong ngày hôm qua là do các con đã nhớ 
và nói lại, còn những công việc mà các con nói vào 
ngày mai thì đó chỉ là dự định của chúng mình, 
những công việc này sẽ được thực hiện khi qua hết 
ngày hôm nay và tối đến các con đi ngủ, sáng mai 
thức dậy các con đã thực hiện được dự định của 
mình rồi đấy. "Thời gian như chiếc thoi đưa, cứ
trôi đi mãi không chừ một ai". Các con thấy thời 
gian có đáng quí không?
* Giáo dục: - Vì thời gian đáng quí như vậy nên 
khi chúng mình dự định làm công việc gì thì chúng 
mình hãy làm ngay đừng để lâu. Nếu để lâu chúng 
mình đã lãng phí thời gian một cách vô ích rồi đấy. 
Việc hôm nay chớ để ngày mai mới làm. Thế 
chúng mình có đồng ý với cô là sẽ tiết kiệm thời 
gian và không để thời gian trôi đi một cách lãng 
phí không?
4. Hoạt động 4: Luyện tập.
Phần 3 của chương trình là phần "Mình cùng 
trổ tài":
*Trò chơi thứ nhất là trò chơi "Thi xem ai nhanh"
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi cho trẻ:
+ Cách chơi: Các thành viên trong đội cú ý lắng 
nghe cô nói, khi cô nói thứ ba thì các con sẽ giơ 
nhanh thứ đó lên và nói "hôm qua", "thứ tư" - 
"hôm nay", "thứ năm" - "ngày mai", ngược lại.
+ Ai tìm và giơ sai bị thua cuộc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi và chú ý sửa sai cho trẻ.
* Trò chơi thứ hai là trò chơi "Nhà tiên tri":
- Trẻ sắp xếp nhanh theo thứ tự từ trái sang phải 
trên đốc lịch theo thứ tự: "Hôm qua", "hôm nay", 
"ngày mai".
- Cô kiển tra lại kết quả.
- Hôm nay chúng mình đã làm những công việc gì? 
Cô cho trẻ xem hình ảnh các công việc tại các buổi 
sáng, trưa, chiều, tối của các ngày hôm qua, hôm 
nay, ngày mai trên máy tính.
* Trò chơi thứ 3 là trò chơi "Chung sức":
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi:
+ Cách chơi: Cả ba đội cùng tham gia chơi, các 
thành viên trong đội sẽ phải lên tòm tranh các hoạt 
động trong ngày hôm qua, hôm nay, ngày mai để 
gắn vào bảng Thời gian biểu thứ ba, thứ tư, thứ 
năm sao cho đúng thứ tự các buổi trong ngày. Mỗi 
thành viên lên tìm thì mỗi lần tìm chỉ tìm một 
tranh.
+ Luật chơi: Tranh gắn sai không được tính
Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và cô tuyên bố đội 
chiến thắng.
5. Hoạt động 5: Kết thúc.
- Các đội tham gia dự thi rất tốt chương trình 
"Cánh cửa thời gian", cô có một phần thưởng dành 
cho chúng mình là một chuyến du lịch đến ngôi 
nhà không gian và thời gian của Trudy

File đính kèm:

  • docHom_qua_hom_nay_ngay_mai.doc