Giáo án Động vật Lớp 5 tuổi - Lê Thủy

I. Trò chuyện: ( Mở chủ điểm )

1. Yêu cầu:

- Trẻ cởi mở trò chuyện cùng cô về các con vật nuôi trong gia đình mà trẻ biết

- Trẻ nêu được những công việc của bố mẹ mình làm để chăm sóc các con vật.

- Trẻ yêu quý và biết cách chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.

2. Chuẩn bị:

- Tranh ảnh về các con vật sống trong gia đình.

- Đài, đĩa nhạc

3. Tiến hành:

- Cô cùng trẻ hát bài “ Vì sao mèo rữa mặt” và cùng ngồi bên nhau trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình. Trẻ cởi mở kể chuyện cùng cô về các con vật mà gia đình trẻ nuôi.

- Giáo dục trẻ yêu quý và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình và cách chăm sóc các con vật.

II. Hoạt động chung:

Thể dục: Chuyền bắt bóng qua đầu.

1. Yêu cầu

- Trẻ biết cách chuyền bóng qua đầu cho bạn, không làm rơi bóng.

- Giáo dục trẻ biết cách thể dục để có một cơ thể khoẻ mạnh và phát triển cân đối.

2. Chuẩn bị:

- Bóng 3- 4 quả.

- Trang phục của cháu chỉnh tề, gọn gàng.

- Sân bãi sạch sẽ.

- Băng nhạc, đài cát séc.

3. Phương pháp thực hiện:

a. Khỡi động: Trẻ làm đoàn tàuđi chạy vòng tròn khết hợp các kiểu bàn chân và chuyển đội hình về 3 hàng dọc thành 6 hàng dọc.

b. Trọng động:

* Tập bài tập PTC:

+) Tay1: Hai tay đưa ra trước, gập trước ngực.

+) Chân2: Ngồi khuỵ gối.

+) Bụng 4: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước.

+) Bật 2 : Bật tách chân, khép chân.

* Vận động cơ bản: Chuyền bắt bóng qua đầu. Chạy chậm 120m

+ Chuyền bắt bóng qua đầu.

 

doc73 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 2524 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Động vật Lớp 5 tuổi - Lê Thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục tiêu chủ đề.
I. Phát triển thể chất.
1. Dinh dưỡng- sức khoẻ.
- Trẻ biết các loại động vật nuôi trong gia đình cũng như các con vật sống tự nhiên đều cung cấp cho ta những loại thức ăn giàu chất đạm, chất béo đây là những loại thực phẩm không thể thiếu đối với con người chúng ta.
- Trẻ biết ăn đủ chất để đảm bảo sức khoẻ, phát triển cân đối hài hoà có một cơ thể khoẻ mạnh.
2. Phát triển vận động.
- Trẻ nhanh nhẹn, khéo léo, hoạt bát. Cơ tay, cơ chân phát triển thông qua các vận động cơ bản cũng như các tiết vận động. Tạo cho trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động khác tích cực hơn.
II. Phát triển nhận thức.
-Trể biết các con vật trong môi trường tự nhiên cũng như các con vật được nuôi trong gia đình thông qua các hoạt động như: Tìm hiểu về môi trường xung quanh, thông qua các bài thơ, bài hát, câu chuyện, câu đố, đồng dao, ca dao..
- Trẻ biết phân biệt và so sánh các loại động vật thông qua các dấu hiệu đặc trưng của chúng và qua môi trường sống.
- Trẻ biết các loại động vật sống trong các môi trường khác nhau. Những loại con vật nào thì có ích và những loại con vật không có ích cho con người.
- Trẻ biết các con vật nào được nuôi trong gia đình. Từ đó trẻ có ý thức chăm sóc các con vật.
- Trẻ biết đếm đến 10. nhận biết các nhóm con vật trong phạm vi 9. Biết so sánh các nhóm con vật, thêm bớt cóc nhóm con vật trong phạm vi 9.
- Trẻ ý thức được rằng các con vật đều đem lại cho ta những loại thực phẩm cũng như một số ích lợi khác.
III. Phát triển ngôn ngữ.
- Thông qua các hoạt động hàng ngày trẻ sữ dụng ngôn ngữ để giao tiếp với bạn, qua các bài hát, bài thơ, trò chơi, câu đố, đồng dao, ca dao, tìm hiểu về các con vật cúng như qua các hoạt động khác giúp cho ngôn ngữ của trẻ càng phát triển hoàn thiện hơn.
- Bước đầu trẻ đã biết được các con vật và tự mình đặt ra các câu hởi phù hợp và nêu lên được những mong muốn của mình.
-Trẻ phát âm được các chữ cái và các từ theo cô.
- Qua đóng vai các nhân vật cũng như trò chơi đóng vai giúp cho ngôn ngữ của trẻ càng phát triển hoàn thiện, mạch lạc hơn.
IV.Phát triển thẩm mĩ.
- Trẻ cảm nhận được cái đẹp thông qua các tiết học, thông qua các buổi làm quen, tìm hiểu về thế giới động vật..giúp trẻ thêm yêu cái đẹp, tự mình tạo ra cái đẹp.
- Trẻ tự mình tái tạo lại các con vật qua trí tưởng tượng của trẻ, qua các buổi làm quen với môi trường xung quanh, tạo hình…
V. Phát triển tình cảm xã hội.
- Trẻ yêu quý và biết chăm sóc các con vật nuôi, có tình cảm với chúng.- Trẻ biết được các con vật cung cấp cho chúng ta nhiều chất dinh dưỡng, làm cho cơ thể của chúng ta khoẻ mạnh,phát triển cân đối, hài hoà. Từ đó hình thành ở trẻtình cảm yêu quý các con vật và biết ăn đủ các loại thực phẩm.
 II: CHUẩN Bị
- Tranh ảnh về các loại động vật, côn trùng sống trong những môi trường khác nhau……
- Các loại sách báo tạp chí cũ về các loại động vật, côn trùng……
- Album, tranh ảnh về các loại động vật, côn trùng …
- Sưu tầm hạt, đá trắng, nam châm, cát, sò...
- Làm thêm các con vật gần gủi với trẻ như: công, chim, voi,chuồn chuồn…
- Sưu tầm đĩa hình về các loại động vật và con côn trùng…..
 III: Mạng nội dung
Những con vật sống dưới nước
Thế giới Động vật và ngày vui 8/3
Những con vật sống quanh bé
động vật sống trong rừng
Ngày vui
 8/3
Những con côn trùng và loài chim đáng yêu
Chủ đề con:
Những
con vật
sống
quanh bé
Mạng hoạt động
Chủ đề con: Những con vật sống quanh bé (1 tuần)
Phát triển thể chất
Phát triển
tình cảm- xã hội
Những con vật sống quanh bé
*Thơ "Mèo đi câu cá",vè các loài vật
-Kể chuyện sáng tạo"tại sao gà trống gáy "
*Trò chuyện ,mô tả các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật ,rõ nét của một số con vật gần gũi
-Làm sách tranh về các con vật
*Vẽ,nặn,cắt ,xé dán , xếp hình các con vật theo ý thích
-Làm đồ chơi các con vật từ các nguyện vật liệu tự nhiên.
*Hát : Thương con mèo
-Nghe hát :
 -Vận động theo nhạc
-Trò chơi âm :Giọng hát to ,giọng hát nhỏ
*Trò chuyện về những con vatạ mà bé yêu thích.
*Chơi phòng khám thú ý; cửa hàng thực phẩm, cửa hàng thú nhồi bông
*xây dựng trang trại chăn nuôi
Phát triển nhận thức
*Tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật
-Quan sát các món ăn được chế biến bằng thực phẩm có nguồn gốc động vật ; Trò chuyện ,thảo luận về những mối nguy hiểm khi tiếp xuác với các con vật , cách đềphòng và tránh .
* Chuyền bắt bóng qua đầu
.
*Khám phá khoa học: Trò chuyện so sánh phân biệt một số con vật
gần gũi; ích lợi ,tác hại của nó đối với đời sống con người
-Tham quan trang trại chăn nuôi
*Toán :-Nhận biết số lượng ,chữ số trong phạm vi 9;-Xác địng vị trí phía phải –trái của một đối tượng ( Có sự định hướng )
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển thẩm mĩ
 Kế hoạch tuần: những con vật sống quanh bé
(Từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 2 năm 2009)
Nội dung
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ5
Thứ6
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy đinh. Trao đổi với phụ huynh về kế hoạch trong tuần chăm sóc giáo dục trẻ, tuyên truyền phòng bệnh về mùa đông cho trẻ, sưu tầm tranh về các con vật nuôi trong gia đình.
- Khởi động: Làm chim bay nhẹ nhàng, đi chạy các kiểu bàn chân theo nhạc .
- Trọng động: Tập thể dục với các động tác: HH 1,Tay 2, Chân 4, Bụng 2, Bật 2
Tập kết hợp với nhạc bài: " Tiếng chú gà trống gọi" .
- Hồi tĩnh: Làm chim bay, vẫy tay nhẹ nhàng theo nhạc bài hát : "Chim mẹ chim con"
Hoạt động chung
Thể dục
- Chuyền bắt bóng qua đầu.
Toán
Xác định vị trí phía trái- phía phải của một đối tượng(có sự định hướng)
LQVTPVH
-Thơ: “ Mèo đi câu cá”
LQVMTXQ
- Bé yêu động vật nuôi trong gia đình.
Tạo hình: 
Vẽ con gà trống.
ÂM NHạC
Hát, vỗ tay theo tiết tấu chậm “ Thương con mèo.” 
Nghe hát: “ Cò lả”
TC:Giọng hát to, giọng hát nhỏ.
Dạo
Chơi ngoài trời
- Quan sát
Con gà trống
- TC: Gà trong vườn rau.
- Chơi ý thích
- Xem tranh ảnh về các con vật sống trong gia đình.
 - Trò chơi:
Về đúng chuồng.
- Chơi ý thích.
- Biễu diễn văn nghệ. Hát vận động bài về các con
vật.
- TCVĐ:Mèo
đuổi chuột.
- Chơi tự do ở các góc.
- Đọc chuyện cho trẻ nghe:
“ Con gà trống kiêu căng”
- TCVĐ:
Chuyển trứng
- Chơi ý thích.
- Quan sát: 
Con mèo
- Trò chơi:
Mèo và chim sẻ.
- Chơi ý thích
HOạT Động chiều
- Làm quen với bài thơ: “Mèo đi câu cá”.
- Chơi tự chọn ở các góc.
- Chơi tự do ở các góc:
+ Xây dựng trang trại chăn nuôi
+ Xem tranh, sách về các con vật sống trong gia đình
+Nặn, vẽ các con vật yêu thích.
- Hoạt động tại phòng âm nhạc: Tập múa bài “ Em như chim bồ câu trắng” 
- Kể chuyện sáng tạo: Tại sao gà trống gáy.
- Chơi tự do ở các góc.
- Tổ chức lao động lau chùi đồ chơi.
- Vui văn nghệ
- Nêu gương cuối tuần.
Kế hoạch hoạt động ở các góc
( Từ ngày 23 đến 27 tháng 2 năm 2009)
Tên
góc
yêu cầu
chuẩn bị
nội dung
phân vai
- Trẻ tham gia chơi thể hiện đúng vai chơi công việc của những người chăm sóc các con vật.
- Biết chế biến một số món ăn đơn giản.
- Các loại trang phục.
- Đồ chơi nấu ăn, thực phẩm: Rau,củ, thịt, cá..
- Các loại đồ dùng để chơi.
- Phân vai những người chăn nuôi.
- Nấu các món ăn cho các con vật nuôi.
- chế biến các món từ các con vật.
-Bán hàng thực phẩm: Rau ,củ quả,thịt 
tôm, cá...là những loại thức ăn cho các con vật
khoa học toán
- Rèn luyện khả năng phân loại, so sánh cho trẻ.
- Đo lường nước vào chai .
- Xếp các con vật từ hột hạt, chơi với con giống.
- Lô tô về các con vật nuôi trong gia đình.
- Que tính
- Chai lọ
 - Nước
- Con giống .
- Phân nhóm con vật theo đặc điểm đặc trưng như: Dẻ trứng, con; 2 chân, 4 chân.
Xếp các con giống theo đặc điểm khác 
Nhau, giống nhau. 
- Đong nước vào chai so sánh lượng nước
 trong trong chai với nhau. 
NGHệ THUậT
- Rèn luyện khả năng âm nhạc, tạo hình cho trẻ.
- Phát triển tính thẩm mỹ cho trẻ.
- Dụng cụ âm nhạc: Trống, đàn, thanh gõ, 
quat múa...
- Giấy vẽ, màu, kéo, hồ dán..
Múa hát bài: "Thương con mèo”, “Con gá trống”
-Vẽ, xé dán, tô màu các loài hoa.
người thân
- Vẽ, nặn các con vật yêu thích.
- TC: Giọng hát to, giọng hát nhỏ.
xÂY DựNG
- Trẻ biết lắp ghép, xây dựng.
- Rèn tính kiên trì cho trẻ.
- Khối nhựa, gạch, ống pin, cây xanh, hoa, nhà, các con vật nuôi gần gủi.
- Xây dựng, lắp ghép trang trại chăn nuôi. 
- Xây khuôn viên chăn nuuoi của bé.
- Lắp ghép công trình chăn nuôi của bé.
THƯ VIệN CủA Bé
- Trẻ biết kể chuyện,"đọc" thơ qua tranh, sách.
- Biết làm sách về các con vật sống quanh bé.
- Tranh truyện, 
thơ chữ to, tranh 
vẽ các con vật gần gủi trẻ.
 -Tranh vẽ về các con vật nuôi trong gia đình
- Kể chuyện sáng tạo, đóng kịch : 
“Tại sao gà trống gáy”
Đọc các bài ca dao, đồng dao, thơ vềcác con vật như: “Vè loài vật, Gà mẹ đếm con,Mèo đi câu cá”…
Làm sách về các con vật nuôi gần gủi.
THIÊN NHIÊN
- Trẻ biết lợi ích của cát, cây cảnh, sự nảy mầm củahạt 
- Cát, nước, hạt đậu, 
bình tưới nước...
- Chơi với cát, chăm sóc cây cảnh, hoa
- Quan sát sự nảy mầm của hạt cây.
- Chơi với nước đo lường vào chai lọ.
Kế hoạch hàng ngày
Thứ 2 ngày 23 tháng 2 năm 2009
I. Trò chuyện: ( Mở chủ điểm )
1. Yêu cầu:
- Trẻ cởi mở trò chuyện cùng cô về các con vật nuôi trong gia đình mà trẻ biết
- Trẻ nêu được những công việc của bố mẹ mình làm để chăm sóc các con vật.
- Trẻ yêu quý và biết cách chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình.
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về các con vật sống trong gia đình.
- Đài, đĩa nhạc
3. Tiến hành:
- Cô cùng trẻ hát bài “ Vì sao mèo rữa mặt” và cùng ngồi bên nhau trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình. Trẻ cởi mở kể chuyện cùng cô về các con vật mà gia đình trẻ nuôi.
- Giáo dục trẻ yêu quý và chăm sóc các con vật nuôi trong gia đình và cách chăm sóc các con vật.
II. Hoạt động chung:
Thể dục: Chuyền bắt bóng qua đầu.
1. Yêu cầu
- Trẻ biết cách chuyền bóng qua đầu cho bạn, không làm rơi bóng. 
- Giáo dục trẻ biết cách thể dục để có một cơ thể khoẻ mạnh và phát triển cân đối.
2. Chuẩn bị:
- Bóng 3- 4 quả.
- Trang phục của cháu chỉnh tề, gọn gàng.
- Sân bãi sạch sẽ.
- Băng nhạc, đài cát séc.
3. Phương pháp thực hiện:
a. Khỡi động: Trẻ làm đoàn tàuđi chạy vòng tròn khết hợp các kiểu bàn chân và chuyển đội hình về 3 hàng dọc thành 6 hàng dọc.
b. Trọng động: 
* Tập bài tập PTC:
+) Tay1: Hai tay đưa ra trước, gập trước ngực.
+) Chân2: Ngồi khuỵ gối.
+) Bụng 4: Đứng đan tay sau lưng, gập người về phía trước.
+) Bật 2 : Bật tách chân, khép chân.
* Vận động cơ bản: Chuyền bắt bóng qua đầu. Chạy chậm 120m
+ Chuyền bắt bóng qua đầu.
- Cô làm mẫu 1 lần cho trẻ xem kết hợp hướng dẫn trẻ cách chuyền bóng qua đầu và bắt bóng bằng 2 tay không làm rơi bóng.
- Trẻ thực hiện lần 1: Cô chú ý động viên trẻ chuyền bóng qua đầu tốt, không làm rơi bóng.Cô chú ý sữa sai cho trẻ.
- Lần 2: Cho 2 đội thi nhau cùng chuyền bóng qua đầu. Cô động viên trẻ chơi tốt, không làm rơi bóng.
- Giáo dục trẻ chăm tập thể dục để có một cơ thể khoẻ mạnh.
c. Hồi tĩnh: Trẻ vẫy tay đi nhẹ nhàng trên nền nhạc bài: “Chim mẹ chim con” 2-3 vòng.
3. Dạo chơi ngoài trời.
- Quan sát: Con gà trống
-TCVĐ: Gà trong vườn rau. 
-Chơi theo ý thích.
*Tổ chức hoạt động:
- Quan sát:
- Cô cháu cùng nhau đi xuống sân và đến đứng xung quanh con gà trống để cùng quan sát.
- Cô đặt câu hỏi :
+ Các con thấy trong này có gì?(Cho trẻ tự kể 3-4trẻ)
+ Con gà trống có những đặc điểm gì?
+ Gà có mấy chân? lông của nó có những màu gì?
+ Chú gà trống thường làm gì để gọi người thức dậy?
+ Con gà thường ăn những thức ăn gì?
+ Để cho con gà sống và lớn nhanh thì chúng ta phải làm gì?
Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ các con vật nuôi.
* TCVĐ: Gà trong vườn rau.
- Cô cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi. Cô tổ chức trò chơi, cô chơi cùng trẻ, bao quát trẻ chơi an toàn,đoàn kết.
- Cho trẻ chơi 4-5 lần. Động viên trẻ chơi tốt .
* Chơi theo ý thích.
- Cho trẻ chọn đồ chơi mình thích và chơi.cô bao quat trẻ chơi.
4. Chơi buổi chiều.
- Làm quen với bài thơ “ Mèo đi câu cá”.
+ Cô cháu cùng ngồi và cùng trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình .
+ Cho trẻ kể về các con vật nuôi trong gia đình trẻ.
+ Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ: “ Mèo đi câu cá” 1-2 lần.
+ Dầm thoại cùng trẻ về nội dung bài thơ.
+ Dạy trẻ đọc thơ theo cô từng câu cho hết cả bài. (Trẻ đọc 4-5 lần) cô chú ý động viên trẻ đọc tốt, đọc đúng câu, từ.
- Chơi tự do ở các góc.
+ Cho trẻ chọn góc chơi,vai chơi mình thích để chơi. Cô bao quát động viên trẻ chơi tốt vai chơi, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo.
Đánh giá cuối ngày.
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............
Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2009
I. Hoạt động chung: LQV Toán
Đề tài: Xác định vị trí phía phải- phía trái của đối tượng( có sự định hướng) 
* Yêu cầu:
-Tiếp tục cho trẻ xác định vị trí phía phải- phía trái của đối tượng.
- Trẻ định hướng được phía phải, trái của mình và của bạn.
- Rèn cho trẻ cách xác định vị trí của mình và của bạn khác.
* Chuẩn bị.
- Mỗi trẻ một con vật có sự định hướng trước- sau ( Mèo, chó, gà…) một khối vuông, một khối chữ nhật.
- Đồ dùng của cô : Một em búp bê và đồ dùng các con vật giống trẻ.
- Chiếu ngồi đủ cho trẻ.
- Mủ mèo, mủ gà.
- Băng đài.
* Phương pháp tổ chức.
 - Cô và trẻ cùng ngồi và hát bài “ Vì sao mèo rửa mặt”
+ Phần 1: Luyện tập xác định phía phải- phía trái của bạn khác, phía trước, phía sau của đối tượng khác.
- Cho trẻ chơi trò chơi: “ Tiếng hát ở đâu”, (Cho trẻ chơi3-4 lần)
+ Phần 2: Xác định phía phải- phía tráicủa đồ vật khác.
- Cho 4 trẻ lên xếp thành một hàng dọc sau đó cho cả lớp cùng xác định xemvị trí của từng bạn đứng trong hàng. 
- Đổi 4 trẻ khác lên đứng thành một hàng ngang cô cho từng cá nhân tự nhận xét xem mình đang đứng ở vị trí nào, cho cả lớp cùng xác định.
- Chọn 5 trẻ lên đứng các vị trí khác nhau và cho cả lớp cùng xác định vị trí của bạn, của mình.
+ Phần 3: Luyện tập.
- Trò chơi1: “ Trời nắng, trời mưa” cho các con vật đi về đúng chuồng theo yêu cầu của cô. ( Chơi 3-4 lần)
- Trò chơi 2: Dán các con vật theo yêu cầ của cô.
II. Dạo chơi ngoài trời.
- Xem tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình.
- TCVĐ: Về đúng chuồng.
- Chơi theo ý thích.
* Phương pháp tổ chức.
- Xem tranh ảnh về các con vật nuôi trong gia đình.
Cô cháu cùng nhau đi xuống sân trường và cùng dạo quanh sân.
- Cô cháu cùng ngồi và cùng trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình. Cho trẻ kể về các con vạt mà gia đình mình đã nuôi. Trẻ kể cô lấy tranh ra cho trẻ xem và cùng đàm thoại về các con vật .
 Cô lấy tranh ra và cho trẻ nêu nhận xét của mình về các con vật đó:
+Trâu có mấy chân? thức ăn của nó là những gì? nuôi trâu để làm gì? Trâu đẻ ra gì?..Cô cho trẻ kể về các con vật khác.
+ Trẻ so sánh các con vật nuôi trong gia đình 2 chân và 4 chân.
- Giáo dục trẻ cách chăm sóc các con vật nuôi. 
Trò chơi vận động: Về đúng chuồng.
- Cô cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi.
- Cô tổ chức trò chơi, cùng chơi với trẻ, động viên trẻ, khuyến khích trẻ chơi tốt, biết chơi đoàn kết với nhau.
- Cô cho trẻ chơi 2-3 lần. Bao quát trẻ chơi an toàn.
Chơi theo ý thích.
Cho trẻ chọn những đồ chơi mà mình thích để chơi. Cô bao quát trẻ chơi an toàn, đoàn kết.
III. Chơi buổi chiều.
* Chơi tự do ở các góc.
+Xây dựng trang trại chăn nuôi.
+Xem tranh, sách về các con vật nuôi trong gia đình
+ Vẽ, nặn về các con vật nuôi mà trẻ yêu thích.
Phương pháp tổ chức.
 Cô cháu cùng nhau trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình.
+ Trong gia đình cháu nuôi những con gì?
+ Nuôi những con vật đó để làm gì?...
+ Cho trẻ nêu lên ý tưởng của mìnhvề cách chăm sóc các con vật và tạo ra các con vật.
- Trẻ đi về góc chơi và lấy đồ chơi ra chơi.
- Trẻ chơi cô đến bên các góc động viên, tạo tình huống giúp trẻ chơi sáng tạo,tạo ra nhiều sản phẩm.
- Kết thúc:
 Cô nhận xét từng nhóm, động viên trẻ và cho trẻ thu dọn đồ chơi, trưng bày sản phẩm lên giá gọn gàng.
Đánh giá cuối ngày.
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
 ===========****==========
Thứ tư ngày 25 tháng 2 năm 2009.
I. Hoạt động chung 1.
- LQTPVH : Thơ: “ Mèo đi câu cá”
1. Yêu cầu:
- Trẻ đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm.
- Hiểu được nội dung của bài thơ.
- Qua nội dung bài thơ giáo dục trẻ tính tự lập, biết chăm chỉ làm việc không ỉ lại người khác.
2. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ nội dung bài thơ.
- Tranh thơ chữ to.
- Mủ mèo, cần câu, cái giỏ.
- Tranh về các con vật nuôi gần gủi trẻ.
3. Phương pháp tổ chức:
- Cô cháu cùng ngồi trò chuyện về các con vật nuôi trong gia đình.
- Cô làm tiếng meo kêu và hỏi trẻ về con vật gì? nó ăn thức ăn gì? Cô gợi hỏi trẻ và dẫn dắt vào bài.
+ Cô đọc thơ cho trẻ nghe lần 1.
+ Lần 2 kết hợp xem tranh mịnh hoạ .
+ Cô cháu cùng đàm thoại về nội dung bài thơ:
+) Bài thơ nói về ai?
+) Mèo anh và mèo em đi đâu?
+) Mèo anh và mèo em câu ở đâu?
+)Meo anh và mèo em có câu được cá không ? Vì sao?
+) Hai anh em ra về với giỏ cá không cả hai anh em đã như thế nào?
- Giáo dục trẻ biết chăm chỉ làm việc không ỉ lại người khác.
- Trẻ đọc thơ:+ Cả lớp đọc thơ 2-3 lần.
+ Đọc luân phiên, đọc to, nhỏ, đọc theo tổ, nhóm, cá nhân 
+ Cho trẻ đọc thơ qua tranh chữ to.
+ Kết thúc : Cho trẻ đi xem tranh các con vật nuôi trong gia đình.
II. Hoạt động chung 2.
* LQMTXQ: 
Đề tài: Bé yêu động vật nuôi trong gia đình.
1. Yêu cầu:
- Trẻ biết kên các con vât nuôi trong gia đình và các đặc điểm, lợi ích của chúng đối với con người.
- Biết được thức ăn của các con vật và biết so sánh giữa các con vật với nhau.
- Giáo dục trẻ biết cách chăm sóc và yêu quý các con vật nuôi xung quanh trẻ.
2. Chuẩn bị: 
-Tranh vẽ về các con vật nuôi trong gia đình, Lô tô về các con vật nuôi.
- Mô hình trang trại chăn nuôi.
- Trang phục của bà.
- Tranh vẽ các con vật cho trẻ tô màu. 
- Bút màu, bàn ghế, chiếu đủ cho trẻ.
- Băng đài.
3. Phương pháp tổ chức:
- Trẻ đọc bài thơ “ Thăm nhà bà” đến tham quan trang trại chăn nuôi của nhà bà.
- Đàm thoại cùng bà về mô hình các con vật trong trang trại của bà.
- Bà đọc câu đố về các con vật cho trẻ trả lời.
+ Con gà làm gì? Nó thuộc nhóm nào? Thức ăn của nó như thế nào?
+ Các cháu hãy hát một bài hát về con gà cho bà nghe vơi nào.
Trẻ hát bài “ Con gà trống” và đi về chổ ngồi.
- Cô đọc câu đố cho trẻ nói tên các con vật. Cho trẻ xem tranh các con vật và cung nêu đặc điểm, cấu tạo, lợi ích, sinh sản của từng con vật.
- Cho trẻ so sánh nhóm gia cầm và nhốm gia súc về những đặc điểm giống và khác nhau.
* Trò chơi: Phân nhóm con vật theo yêu cầu.
 Cho trẻ chơi 4-5 lần và nâng cao yêu cầu lên.( Nhóm 2 chân, 4 chân; Đẻ con, đẻ trứng; Gia súc, gia cầm…)
* Trò chơi: “Bắt chước tạo dáng” Trẻ chơi 3-4 lần.
- Trẻ hát bài “ Vì sao mèo rữa mặt” về bàn ngồi tô màu các con vật nuôi trong gia đình. Cô chú ý bao quát trẻ tô màu và động viên trẻ tô đẹp. 
II. Dạo chơi ngoài trời.
- Biểu diển văn nghệ: Hát vận động các bài hát về các con vật 
- TCVĐ: Meo bắt chuột.
- Chơi theo ý thích.
* Phương pháp tổ chức.
-BDVN: Cô cháu cùng nhau đi xuống sân, đọc bài thơ: “ Mèo đi câu cá” đứng thành một vòng tròn lớn.
+ Cả lớp hát vổ tay bài “ Vì sao mèo rữa mặt”.
+ Nhóm , tổ, cá nhân cùng hát múa, vận động theo nhạc các bài về các con vật.
- TCVĐ: Mèo bắt chuột.
 + Cô cho trẻ nêu luật chơi, cách chơi ( Luật chơi, cách chơi trong sách tuyển tập trò chơi, câu đố…của trẻ 5 tuổi theo chủ đề),Cô tổ chức trò chơi cho trẻ, chơi cùng trẻ.
 + Cô động viên trẻ chơi tốt vai chơi, chơi đoàn kết cùng nhau.(Cho trẻ chơi4-5 lần).
- Chơi theo ý thích:
+ Cô cho trẻ chọn đồ chơi, trò chơi mà mình thích để chơi. Cô bao quát trẻ chơi an toàn. Động viển trẻ chơi tốt.
III. Chơi buổi chiều.
Hoạt động tại phòng âm nhạc.
- Cô cháu cùng nhau đi xuống phòng âm nhạc để tập hát múa bài “Em như chim bồ câu trắng”
- Cô tập cho trẻ hát theo cô 2-3 lần sau đó cho trẻ hát theo băng.
-Dạy trẻ múa theo nhạc:
+ Cho trẻ múa nhiều lần theo băng. Cô động viên, kích lệ trẻ thể hiện tốt bài múa.
Chơi tự do các góc.
- Cho trẻ chọn vai chơi mình thích và chơi . Cô động viên trẻ chơi tốt, tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, sáng tạo.
Đánh gi

File đính kèm:

  • docchu diem dong vat - le thuy 5 t.doc