Giáo án kiểm tra chuyên môn - Chủ đề: Các nghề bé thích

I. Đón trẻ, chơi, thể dục sáng:

1. Mục tiêu:

- Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi đến lớp, tự tin khi nói về nghề của bố mẹ; trẻ tự lựa chọn đồ chơi theo ý thích; tập thuần thục các động tác thể dục sáng.

- Rèn cho trẻ thói quen cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định và thói quen lễ giáo cho trẻ.

- Giáo dục trẻ tôn trọng, yêu quý nghề của bố mẹ và các nghề khác trong xã hội, trẻ đi học ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ, cô giáo.

2. Chuẩn bị:

- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, thân thiện, an toàn với trẻ.

- Đồ chơi và tranh ảnh về các nghề.

loa đài, các bài hát về chủ đề: Cháu yêu cô chú công nhân, khám tay, bài tập rửa tay xà phòng

 

docx8 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 636 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án kiểm tra chuyên môn - Chủ đề: Các nghề bé thích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN KIỂM TRA CHUYÊN MÔN
Chủ đề: Các nghề bé thích
 Đối tượng: trẻ 5-6 tuổi
 Giáo viên thực hiện: Đào Thị Thu Hà
Ngày thực hiện: 29/11/2018
I. Đón trẻ, chơi, thể dục sáng:
1. Mục tiêu:
- Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái khi đến lớp, tự tin khi nói về nghề của bố mẹ; trẻ tự lựa chọn đồ chơi theo ý thích; tập thuần thục các động tác thể dục sáng.
- Rèn cho trẻ thói quen cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định và thói quen lễ giáo cho trẻ.
- Giáo dục trẻ tôn trọng, yêu quý nghề của bố mẹ và các nghề khác trong xã hội, trẻ đi học ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ, cô giáo.
2. Chuẩn bị:
- Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, thân thiện, an toàn với trẻ.
- Đồ chơi và tranh ảnh về các nghề.
loa đài, các bài hát về chủ đề: Cháu yêu cô chú công nhân, khám tay, bài tập rửa tay xà phòng
3. Tổ chức hoạt động:
a. Đón trẻ, chơi tự chọn
- Trước giờ đón trẻ cô đến lớp trước 15 phút mở cửa, quét dọn lớp học, chuẩn bị nước uống, nước sinh hoạt và đồ dùng cho các hoạt động trong ngày. 
- Giờ đón trẻ: Cô đứng đón trẻ, thái độ vui vẻ niềm nở đón chào trẻ, nhắc trẻ lễ phép chào bố mẹ, chào cô: nhắc trẻ những hành vi tự phục vụ như cất ba lô, giầy dép đúng nơi qui định. Trao đổi nhanh gọn với phụ huynh những thông tin cần thiết về trẻ. Tuyên truyền phụ huynh cho trẻ ăn mặc phù hợp với thời tiết, chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi thời tiết thay đổi. Sau đó cô cho trẻ chơi tự chọn. 
- Khi trẻ chơi cô vừa đón trẻ vừa quan sát trẻ chơi để nắm được tình hình của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời, nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết với bạn.
- Gần hết giờ đón trẻ, cô nhắc trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về nghề của bố mẹ bé.
- GD trẻ tôn trọng, yêu quý nghề của bố mẹ và các nghề khác trong xã hội, trẻ đi học ngoan ngoãn, vâng lời bố mẹ, cô giáo.
b. Thể dục sáng:	
+ Khởi động: 
- Cho trẻ đi ra sân theo nhạc bài “Bài tập buổi sáng”, sau đó cho trẻ xếp thành 3 hàng ngang xoay các khớp trên cơ thể.
+ Trọng động: Tập theo nhạc bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Hô hấp: Thổi bóng
- Tay: Đưa sang ngang, lên cao, hạ xuống 
- Chân: Đứng co 1 chân đưa ra phía trước, đổi chân
- Lườn: 2 tay sang ngang nghiêng người sang 2 bên.
- Bụng: Cúi gập người về trước tay chạm ngón chân.
- Bật: Bật tách khép chân.
Trò chơi: Cho trẻ chơi trò chơi: Làm theo cô nói
- Cho trẻ hát bài: “Khám tay” rồi kiểm tra vệ sinh tay cho trẻ. Kiểm tra vệ sinh cá nhân và nhắc nhở trẻ khi đi học phải ăn mặc gọn gàng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
+ Hồi tĩnh
- Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng sân hít thở sâu và vào lớp.
II. Hoạt động học
LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI U, Ư
1. Mục tiêu:
- Trẻ phát âm đúng các chữ cái u, ư, nhận dạng được chữ cái u, ư trong từ, biết so sánh và nhận xét về cấu tạo của chữ u, ư.
- Rèn kỹ năng phát âm chính xác, kỹ năng tư duy, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Giáo dục trẻ yêu quý các bác nông dân, quý trọng các sản phẩm của nghề nông.
2. Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử; thẻ chữ u, ư ; chữ u, ư rỗng
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
DK hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Hôm nay các bác nông dân ở xã mình tổ chức “Lễ hội trái cây” đấy, các con có muốn biết các bác mang gì đến lễ hội không? (Cô mở file hình ảnh cho trẻ quan sát)
- Để có những loại trái cây thơm ngon này bác nông dân đã phải làm những công việc gì?
- GD trẻ biết yêu quý các bác nông dân, quý trọng các sản phẩm của nghề nông.
* Hoạt động 2: Nội dung chính
+ Làm quen chữ cái u
- Ngoài những loại quả trên bác nông dân còn mang đến các loại quả khác đấy, chúng mình cùng xem nhé
- Cô cho trẻ xem hình ảnh quả đu đủ. 
- Cô giới thiệu từ “quả đu đủ”, cho trẻ đọc từ dưới tranh.
- Trong từ quả đu đủ có gì đặc biệt?
- Cô giới thiệu và phát âm mẫu chữ “u” 3 lần 
- Cả lớp và từng tổ, cá nhân trẻ phát âm chữ “u” (chú ý sửa sai, khi trẻ phát âm nhắc trẻ phát âm to, rõ ràng, không kéo dài) 
- Cho trẻ tri giá chữ u rỗng
- Ai có nhận xét gì về chữ cái “u”
- Cô khái quát lại, phân tích nét chữ: Chữ u có 1 nét móc ngược và 1 nét sổ thẳng ở bên phải.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ cái “u” 
- Phát âm lại chữ “u”
+ Làm quen chữ cái “ư”
- Các con nhìn xem trong lễ hội còn có quả gì đây? 
- Dưới bức tranh cô có từ: “quả dừa”. 
- Cô đọc và cho cả lớp đọc từ “Quả dừa”.
- Cho trẻ đếm xem từ “quả dừa” có mấy chữ cái. 
- Cho trẻ tìm chữ cái đã học
- Cho trẻ lên chỉ chữ cái ở vị trí số 5.
- Cô giới thiệu chữ ư, phát âm mẫu chữ “ư”, cho lớp, tổ, cá nhân phát âm chữ “ư”
- Cho trẻ nêu nhận xét về cấu tạo chữ “ư”
- Cô khái quát lại: Chữ “ư” gồm có 1 nét móc ngược 1 nét sổ thẳng ở bên phải và một nét móc nhỏ phía trên nét sổ thẳng.
- Mời cả lớp và cá nhân trẻ nhắc lại cấu tạo chữ.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ “ư”, cho trẻ phát âm lại.
+ So sánh sự giống và khác nhau của chữ “u, ư”
- Cô cho trẻ nêu nhận xét về sự giống và khác nhau của chữ “u, ư”, sau đó cô khái quát lại.
+ Luyện tập: 
Trò chơi 1: Vòng quay kỳ diệu 
- Cô giới thiệu cách chơi, cho trẻ chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét và động viên trẻ.
Trò chơi 2: Chung sức
- Cho trẻ chơi theo nhóm, mỗi nhóm dán chữ cái theo yêu cầu của cô, nhóm nào dán được nhiều hơn và dán đúng thì nhóm đó thắng cuộc
- Tổ chức cho trẻ chơi
- kiểm tra nhận xét và động viên trẻ
* Hoạt động 3: Kết thúc 
- Nhận xét giờ học, chuyển hoat động
- Trẻ hưởng ứng
- Trẻ kể tên các loại trái cây
- Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Nghe cô giới thiệu
- Quan sát hình ảnh
- Đoc theo cô
- Có 3 chữ cái giống nhau
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ
- Trẻ chuyền tay nhau tri giác
- Trẻ nêu nhận xét
- Lắng nghe
- Trẻ QS và nhận xét
- Trẻ phát âm
- Trẻ trả lời
- Đọc theo cô
- Trẻ đếm
- Trẻ tìm
- Trẻ chọn chữ cái
- Phát âm theo lớp, tổ, cá nhân.
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Nhắc lại cấu tạo chữ 
- Trẻ so sánh, nhận xét
- Nghe cô phổ biến cách chơi
- Chơi hứng thú
- Trẻ lắng nghe cô nêu cách chơi
- Trẻ chơi
- Kiểm tra kết quả cùng cô
- Chuyển hoạt động
III. Chơi, hoạt động ngoài trời
1. Hoạt động có mục đích: Mắt ai tinh
2. TCVĐ: Cầu thủ bóng rổ
3. Chơi tự chọn: Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời và đồ chơi cô chuẩn bị.
a. Mục tiêu:
- Trẻ biết đưa ra nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát.
- Rèn kỹ năng trao đổi thảo luận, tự tin diễn đạt câu rõ ràng, mạch lạc.
- GD trẻ đoàn kết với các bạn cùng chơi.
b. Chuần bị:
- Sân trường sạch sẽ, an toàn, bóng, rổ đựng bóng.
- Đồ chơi ngoài trời sạch sẽ, đồ chơi cô chuẩn bị: hột hạt, phấn, lá cây...
c. Tổ chức hoạt động:
+ HĐCMĐ: Mắt ai tinh
- Cô tổ chức cho trẻ hát bài “Taxi”, dẫn dắt trẻ ra ngoài sân trường.
- Cô tổ chức cho trẻ xếp thành vòng tròn sau đó chơi trò chơi “Măt ai tinh?”: Cô chuẩn bị 1 số bức tranh về các nghề, trẻ sẽ xem tranh rồi cùng trao đổi và thảo luận nhìn thật tinh mắt phát hiện ra bức tranh vẽ về nghề gì, có gì đặc biệt trong bức tranh... 
- Cô cho trẻ chơi theo hứng thú, chơi từ dễ đến khó, nâng dần độ khó của trò chơi
- Cô động viên khuyến khích trẻ để trẻ hứng thú tham gia.
- Giáo dục trẻ đi học ngoan, chơi đoàn kết với bạn.
+ TCVĐ: Cầu thủ bóng rổ
- Cô giới thiệu cách chơi: Đứng trước vạch chuẩn, tay phải cầm bóng ném chuẩn xác vào cột ném bóng.
- Luật chơi: Đội nào ném được nhiều bóng vào rổ thì đội đó giành chiến thắng.
- Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi.
+ Chơi tự chọn: Trẻ chơi theo ý thích của trẻ với đồ chơi ngoài trời, đồ chơi cô chuẩn bị như vòng thể dục, hột hạt, phấn, lá cây,
IV. Chơi, hoạt động ở các góc
1. Góc phân vai: Bé làm bác sỹ, cảnh sát giao thông, bán hàng (bán dụng cụ, sản phẩm của cá nghề)...
a. Mục tiêu: 
- Trẻ biết phân vai chơi và thể hiện vai chơi bác sĩ, cảnh sát, người bán hàng,... thể hiện hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi.
- Rèn kỹ năng giao tiếp và kỹ năng chơi theo nhóm cho trẻ. 
- Giáo dục trẻ đoàn kết và tôn trọng bạn cùng chơi, giúp đỡ nhường nhịn nhau trong khi chơi.
b. Chuẩn bị: 
- Áo bác sĩ, một số đồ dùng bác sĩ (thuốc, ống nghe, kính, giấy, bút...), một số sản phẩm và dụng cụ các nghề (lúa, gạo, rau, cát, gạch, xẻng...)
- Thẻ số
2. Góc xây dựng: Xây chuồng trại chăn nuôi, xây vườn rau, vườn hoa...
a. Mục tiêu:
- Trẻ biết kết hợp các nguyên vật liệu xây dựng những công trình hợp lý.
- Rèn kỹ năng khéo léo nhanh nhẹn khi xây dựng, các thao tác của bàn tay, ngón tay, phát triển tư duy sáng tạo.
- Giáo dục trẻ yêu quý, trân trọng sản phẩm của mình, của bạn, đoàn kết với bạn trong khi chơi.
b. Chuẩn bị: 
- Đồ chơi ô tô tải, gạch, hàng rào, cây cảnh, cây rau, các khối gỗ, hạt giống, con vật nuôi...
3. Góc HT- sách: Phân nhóm dụng cụ theo nghề; làm album về các nghề; xếp, in chữ cái, chữ số đã học, xem sách tranh ảnh về các nghề, dụng cụ, sản phẩm các nghề
a. Mục tiêu: 
- Trẻ biết cách, làm album, in, tô màu chữ in rỗng, biết giở sách xem tranh ảnh
- Rèn kỹ năng ghép tranh, in, tô màu cho trẻ.
- Giáo dục trẻ hứng thú tham gia hoạt động, yêu thích giữ gìn sản phẩm của mình.
b. Chuẩn bị: 
- Tranh ảnh về các nghề, dụng cụ các nghề, chữ cái, chữ số cho trẻ in và tô màu..
4. Góc nghệ thuật: Cắt, vẽ, nặn, xé dán, tô màu tranh về nghề của bố mẹ bé, sản phẩm các nghề..., múa hát các bài hát trong chủ đề
a. Mục tiêu:
- Trẻ biết cắt, vẽ, xé dán, tô màu, đặt tên cho sản phẩm tạo hình; thuộc một số bài hát trong chủ đề.
- Rèn kỹ năng cầm bút, tô màu, vẽ, nặn cho trẻ; kỹ năng hát đúng giai điệu bài hát.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, giữ gìn sản phẩm ở góc chơi.
b. Chuẩn bị:
- Các bài hát về chủ đề, đồ dùng dụng cụ góc âm nhạc như trống, phách gõ, sắc xô, đàn
- Giấy A4, bút chì, sáp màu, bút màu nước, giấy màu, đất nặn, kéo
5. Góc thiên nhiên: Trồng cây, trồng rau, gieo hạt, chăm sóc cây
a. Mục tiêu:
- Trẻ biết tái tạo lại công việc của người làm vườn như trồng cây, gieo hạt, nhổ cỏ, tưới nước cho cây phát triển, chăm sóc cho chúng mau lớn.
- Rèn kỹ năng khéo léo, nhanh nhẹn khi chăm sóc cây.
- Giáo dục trẻ yêu quý cây xanh không ngắt lá bẻ cành, chăm sóc để cây mau lớn và phát triển và giữ cho môi trường xanh sạch đẹp.
b. Chuẩn bị: 
- Dụng cụ làm vườn, nước, các chậu cây xanh, hạt rau...
* Tổ chức hoạt động góc
+ HĐ 1: Trò chuyện
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi ”Gieo hạt nảy mầm”
- Gieo hạt là công việc của nghề nào?
- Ở các góc chơi hôm nay các con có thể chơi về rất nhiều nghề khác nữa đấy, các con thích chơi ở góc nào thì hãy rủ bạn mình về chơi ở góc đó nhé!
+ HĐ 2: Nội dung chính
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, không tranh giành đồ chơi với nhau.
- Cho trẻ nhẹ nhàng về góc chơi.
- Trẻ về nhóm tự thỏa thuận để phân vai chơi trong nhóm và trao đổi với nhau về nội dung chơi, các công việc của vai chơi. 
- Trẻ tự lấy đồ chơi và triển khai nội dung chơi.
- Trong quá trình chơi, cô bao quát, gợi ý, giúp đỡ hoặc tham gia đóng vai cùng chơi trong nhóm để hướng dẫn, giúp trẻ thực hiện đúng vai chơi. Cô chú ý quan sát đến góc chơi.
- Trao đổi với trẻ về cách ứng xử giao tiếp xưng hô giữa các vai chơi. Khuyến khích trẻ đổi vai chơi cho bạn.
- Cô đến từng góc nhận xét.
- Cho trẻ đến tham quan góc có sản phẩm đẹp, nổi bật.
- Cô gợi ý cho trẻ nhận xét vai chơi, nội dung chơi theo nhóm chơi và cho trẻ tham quan sản phẩm của các nhóm chơi khác. Cô nhận xét chung.
+ HĐ 3: Kết thúc 
-Cô cho trẻ thu dọn đồ chơi, chuyển hoạt động
V. Vệ sinh, ăn bữa chính; ngủ trưa; vệ sinh, ăn bữa phụ
1. Mục tiêu:
- Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn, ăn chín, uống nước đun sôi; thực hiện một số việc đơn giản như rửa tay trước khi ăn; trẻ ngủ đúng giờ.
- Rèn cho trẻ thói quen, kỹ năng rửa tay trước khi ăn, lau miệng sau khi ăn xong; làm một số việc tự phục vụ bản thân.
- Giáo dục trẻ có thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh, phòng bệnh và ngủ đúng giờ, không nói chuyện khi ngủ.
2. Chuẩn bị:
- Nước sạch, xà phòng, khăn cho trẻ
- Bàn ghế, bát thìa đủ cho trẻ.
- Chuẩn bị chỗ ngủ cho trẻ đảm bảo an toàn, sạch sẽ, thoáng mát cho trẻ.
- Phản, đệm đủ cho trẻ nằm, chăn, gối đủ cho trẻ
3. Tổ chức hoạt động
- Nhắc nhở trẻ tự làm vệ sinh cá nhân, tổ chức cho trẻ thi đua tự vệ sinh rửa tay xem tay ai sạch nhất.
- Khuyến khích trẻ phụ cô kê bàn ghế, lấy đĩa đựng thức ăn rơi, xếp thìa ăn cơm, khăn lau tay vào từng bàn
- Khi kê bàn xong cô cho trẻ ngồi vào bàn ăn. Cô nhắc nhỏ trẻ thói quen văn minh khi ăn uống, Khi ăn ăn từ tốn, nhai kĩ, ăn hết xuất, không nói chuyện đùa nghịch, khi ho nhớ che miệng lại, không dành thìa của bạn, khi cơm thức ăn rơi ra bàn nhớ nhặt vào đĩa để thức ăn rơi.
- Cô giới thiệu món ăn nhằm cung cấp thêm cho trẻ về chất dinh dưỡng. Cô rửa tay sạch sẽ đầu tóc gọn gàng, bịt khẩu trang sau đó chia ăn.
- Khi trẻ ăn cô bao quát và chú ý đến trẻ ăn chậm hoặc sức khoẻ ngày hôm đó không tốt, động viên trẻ ăn hết suất. Ăn xong cất bát thìa đúng chỗ, cất ghế và lau miệng, uống nước và đi vệ sinh.
- Chuẩn bị giường, đệm, chăn, cho trẻ tự lấy gối của mình rồi đi ngủ
- Khi trẻ ngủ, cô quan sát, đảm bảo trẻ ngủ ngon giấc, đủ giấc, thoáng mát.
- Nhắc nhở trẻ vệ sinh sau khi ngủ dậy, đi vệ sinh đúng nơi quy định, đi xong biết dội nước cho sạch, nhắc rửa tay, lau mặt trước khi ăn
- Cô tổ chức cho trẻ ăn quà chiều, giáo dục trẻ ăn hết suất, khi ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi thức ăn.
- Sau khi ăn cô cùng trẻ dọn dẹp chỗ ăn, nhắc trẻ vận động nhẹ nhàng.
VI. Chơi, hoạt động theo ý thích
1. Mục tiêu:
- Trẻ biết cố gắng tự hoàn thành công việc được giao.
- Rèn kỹ năng phán đoán, suy luận cho trẻ.
- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi, khi chơi xong phải cất sách vở, đồ chơi vào đúng nơi quy định. 
2. Chuẩn bị:
- Vở LQVT, bút màu, bút chì
- Đồ chơi ở các góc cho trẻ chơi.
3. Tổ chức hoạt động:
- Bé chơi với vở LQVT (nối, ghép đôi các đối tượng có mối liên quan)
- Chơi tự do theo ý thích.
- Nhận xét- Nêu gương - Bình cờ.
VII. Trả trẻ
1. Mục tiêu:
- Trẻ biết cất đồ dùng, đồ chơi vào đúng nơi quy định, tự lấy đồ dùng cá nhân của mình, lau mặt, lau tay, sửa sang quần áo sạch sẽ, chào cô giáo, bạn trước khi ra về.
- Rèn thói quen gọn gàng ngăn nắp, thói quen tự phục vụ bản thân cho trẻ, thói quen chào hỏi lễ phép.
- Giáo dục trẻ giữ gìn đồ dùng đồ chơi và đồ dùng cá nhân của mình.
2. Chuẩn bị:
- Nước, khăn mặt, lược, đồ chơi cho trẻ chơi, đồ dùng các nhân cho trẻ.
3. Tổ chức hoạt động:
- Cô cho trẻ cùng dọn dẹp đồ chơi.
- Cho trẻ làm vệ sinh rửa mặt, chải đầu, sửa sang quần áo sạch sẽ chuẩn bị ra về.
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân của trẻ, hướng dẫn trẻ tự lấy đồ dùng của mình.
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ trong ngày.
- Dặn dò, trả trẻ an toàn tận tay phụ huynh.
- Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khóa nước tắt điện trước khi ra về.

File đính kèm:

  • docxLop 5 tuoi Giao an ca ngay kiem tra chuyen mon_12541553.docx
Giáo Án Liên Quan