Giáo án lớp chồi - Chủ đề 8: Hiện tượng tự nhiên

LĨNH VỰC ĐỘ TUỔI MỤC TIÊU NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

Phát triển thể

chất

Trẻ 3 tuổi * Thể dục sáng:

- Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh, bài tập nhịp điệu

- Tập các động tác của bài tập phát triển chung * Thể dục sáng:

- Trẻ tập bài nhịp điệu “Dậy đi thôi”,“Hòa bình cho bé”

- Trẻ tập được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp trong các động tác của bài tập PT chung * Thể dục sáng:

- Tập bài nhịp điệu “Hòa bình cho bé”

* Dạy trẻ tập các động tác của bài tập phát triển chung vào hoạt động trên tiết học tiết học và tập buổi sáng.

 

doc79 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1224 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp chồi - Chủ đề 8: Hiện tượng tự nhiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ 8: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
(Thời gian thực hiện 4 tuần: Từ 27/3/2017 – 21/4/2017)
A. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐỀ.	
LĨNH VỰC
ĐỘ TUỔI
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
Phát triển thể 
chất
Trẻ 3 tuổi
* Thể dục sáng:
- Trẻ thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài thể dục theo hiệu lệnh, bài tập nhịp điệu
- Tập các động tác của bài tập phát triển chung
* Thể dục sáng:
- Trẻ tập bài nhịp điệu “Dậy đi thôi”,“Hòa bình cho bé”
- Trẻ tập được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp trong các động tác của bài tập PT chung
* Thể dục sáng: 
- Tập bài nhịp điệu “Hòa bình cho bé”
* Dạy trẻ tập các động tác của bài tập phát triển chung vào hoạt động trên tiết học tiết học và tập buổi sáng.
+ Trẻ biết trườn về phía trước
- Trẻ biết trườn về phía trước.
* Hoạt động học tập:
Trườn về phía trước (3 + 4 tuổi)
+ Trẻ biết ném trúng đích bằng 1 tay
- Dạy trẻ biết ném trúng đích bằng 1 tay
Ném trúng đích bằng 1 tay (3 + 4 tuổi)
- Phối hợp lực của cổ tay, cánh tay trong vận động
 - Dạy trẻ biết ném xa bằng 2 tay
Ném xa bằng 2 tay (3 + 4 tuổi)
+ Trẻ biết bật qua dây
- Dạy trẻ biết bật qua dây mà không ngã
 Bật nhảy qua dây (3 tuổi)
- Biết chơi một số trò chơi có luật và trò chơi dân gian.
- Phổ biến luật chơi, cách chơi một số trò chơi có luật, dân gian.
* Hoạt động vui chơi 
- Tổ chức các trò chơi vận động trong tiết học.
- Tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi học tập và trò chơi dân gian qua hoạt động ngoài trời.
Trẻ 4 tuổi
- Trẻ biết trườn theo hướng thẳng.
- Trẻ biết bật qua vật cản 10-15cm
- Trẻ nói được tên một số món ăn hàng ngày và dạng chế biến đơn giản. 
- Dạy trẻ biết trườn theo hướng thẳng
- Dạy trẻ biết bật qua vật cản 10-15cm
- Dạy trẻ nhận biết dạng chế biến đơn giản của 1 số thực phẩm, món ăn.
- Trườn theo hướng thẳng
- Bật qua vật cản 10-15cm
- Thông qua giờ ăn cô giới thiệu cho trẻ các món ăn hàng ngày mà trẻ được ăn.
- Trẻ biết tự thay quần áo khi bị ướt, bẩn
- Tự thay quần áo.
- Thông qua các hoạt động ngoài giờ cô dạy trẻ biết tự thay quần áo khi bị bẩn.
- Trẻ nhận ra những nơi như ao hồ, sông suối, bể chứa nước là nơi nguy hiểm không được chơi gần
- Nhận ra những nơi như ao hồ, sông suối, bể chứa nước là nơi nguy hiểm không được chơi gần.
- Thông qua hoạt động trò chuyện cô trò truyện cùng trẻ về một số nơi nguy hiểm, như ao hồ sông suối, dạy trẻ không tự ý ra những khu vực đó
phát triển tình cảm 
xã hội
Trẻ 3 tuổi
- Trẻ thực hiện được 1 số quy định ở lớp. Sau khi chơi biết xếp, cất đồ chơi, không tranh giành đồ chơi.
- Một số quy định ở lớp (lấy và cất đồ dùng, đồ chơi đúng chỗ)
- Trong giờ học, cho trẻ lấy đồ dùng, phát đồ dùng cho các bạn giúp cô.
- Trong hoạt động chơi: Dạy trẻ lấy và cất dọn đồ sau khi chơi.
- Trẻ cùng chơi với bạn trong các trò chơi trong nhóm nhỏ
- Chơi hòa thuận với bạn.
- Nhận biết hành vi “ đúng” – “ sai”, “tốt”- “xấu”.
- Thông qua việc tổ chức vui chơi ở các góc, chơi tự do ngoài trời. Dạy trẻ chơi đoàn kết, chia sẻ với nhau trong quá trình chơi, phân biệt đúng sai cho trẻ.
- Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định.
- Bỏ rác đúng nơi quy định. Tiết kiệm điện, nước.
- Thông qua giờ đón trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động lao động khác.
Trẻ 4 tuổi
- Trẻ cố gắng hoàn thành công việc được giao (trực nhật, dọn đồ chơi).
- Tích cực hoàn thành công việc được giao 
(trực nhật, dọn đồ chơi)
* Hoạt động góc.
- Góc xây dựng: Xây ao thả cá; xây hồ nước, xây công viên cây xanh
- Trẻ nhận biết được cảm xúc vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên qua nét mặt, lời nói, cử chỉ, qua tranh, ảnh.
- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh.
* Thông qua giờ kể chuyện sáng tạo trẻ thể hiện cảm súc: “ Cô mây, Lời ru của trăng”..
- Trẻ biết bỏ rác đúng nơi quy định.
- Dạy trẻ bỏ rác đúng nơi quy định.
- Qua giờ trò chuyện cô hướng dẫn và dạy trẻ biết giữ vệ sinh chung.
- Trẻ không để tràn nước khi rửa tay, tắt quạt, tắt điện khi ra khỏi phòng
- Tiết kiệm điện, nước.
- Qua giờ vệ sinh cá nhân cô dạy trẻ biết sử dung tiết kiệm năng lượng. 
phát triển ngôn
ngữ
Trẻ 3 tuổi
- Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi.
- Chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích
* Hoạt động học:
- Dạy trẻ đọc, hiểu bài thơ
+ Mưa
+ Cầu vồng
+ Bé yêu trăng
- Dạy trẻ kể chuyện:
+ Chú bé giọt nước
- Kết hợp giải nghĩa từ khó, giảng nội dung làm rõ ý cho trẻ hiểu về chủ đề
* Trò chuyện thông qua hoạt động vui chơi ở góc, chơi ngoài trời, giao tiếp.
- Dạy trẻ kể chuyện đã nghe, đã học; Dạy trẻ kể chuyện theo tranh chủ đề, tranh chuyện.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao, hiểu nội dung bài thơ
- Dạy trẻ đọc thơ, ca dao, đồng dao về chủ đề.
- Trẻ biết kể lại chuyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn.
- Kể lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ.
- Trẻ lắng nghe và trao đổi với người đối thoại
- Nói đủ nghe, không nói lí nhí.
- Nghe hiểu nội dung truyện, nhớ tên nhân vật truyện, kể lại truyện cùng cô.
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. 
Trẻ 4 tuổi 
- Mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi.
- Chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích
* Hoạt động học:
- Dạy trẻ đọc, hiểu bài thơ
+ Mưa
+ Cầu vồng
+ Bé yêu trăng
- Dạy trẻ kể chuyện:
+ Chú bé giọt nước
- Kết hợp giải nghĩa từ khó, giảng nội dung làm rõ ý cho trẻ hiểu về chủ đề
* Trò chuyện thông qua hoạt động vui chơi ở góc, chơi ngoài trời, giao tiếp.
- Dạy trẻ kể chuyện đã nghe, đã học; Dạy trẻ kể chuyện theo tranh chủ đề, tranh chuyện.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, ca dao, đồng dao, hiểu nội dung bài thơ
- Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ, ca dao, đồng dao về chủ đề.
- Trẻ biết kể lại chuyện đơn giản đã được nghe với sự giúp đỡ của người lớn
 - Kể lại truyện đã được nghe có sự giúp đỡ.
- Trẻ lắng nghe và trao đổi với người đối thoại
- Nói đủ nghe, không nói lí nhí.
- Nghe hiểu nội dung truyện, nhớ tên nhân vật truyện, kể lại truyện cùng cô.
- Nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp.
- Trẻ biết kể lại sự việc theo trình tự.
- Sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép.
* Hoạt động góc.
Mẹ - con (Tắm, giặt quần áo cho búp bê, nấu ăn)
- Trẻ biết sử dụng các từ như mời cô, mời bạn, cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp.
- Dạy trẻ sử dụng các từ mời cô, mời bạn, cảm ơn, xin lỗi trong giao tiếp.
+ Cửa hàng bán đồ chơi, trang phục mùa hè, mùa đông. + Cửa hàng giải khát
- Trẻ biết cầm sách đúng chiều và giở từng trang để xem tranh ảnh. Đọc sách theo tranh minh họa “đọc vẹt”
- Hướng dẫn đọc, viết: Từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới.
* Hoạt động buổi chiều.
- Luyện đọc chữ cái g, s.
Phát triển nhận thức
Trẻ 3 tuổi
* KPKH – XH
- Trẻ biết một số nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày
 - Trẻ biết ích lợi của nước với đời sống con người, con vật, cây.
- Trẻ biết hiện tượng nắng, mưa, nóng, lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ.
* KPKH – XH
- Một số nguồn nước trong sinh hoạt hằng ngày 
- Biết ích lợi của nước với đời sống con người, con vật, cây.
- Biết hiện tượng nắng, mưa, nóng, lạnh và ảnh hưởng của nó đến sinh hoạt của trẻ.
* Hoạt động học:
- Bé biết gì về nước
- Tìm hiểu về gió, mưa
- Tìm hiểu về mùa hè, mùa đông.
- Bé nhận biết mặt trời, mặt trăng, các vì sao.
* Quan sát, dạo chơi:
- Quan sát thời tiết, tự nhiên, hình ảnh về các mùa...
- Trẻ biết một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm.
 - Cung cấp cho trẻ biết lợi ích và tác hại của hiện tượng tự nhiên với đời sống con người, con vật, cây cối.
- Biết một số dấu hiệu nổi bật của ngày và đêm
 - Cung cấp cho trẻ biết lợi ích và tác hại của hiện tượng tự nhiên với đời sống con người, con vật, cây cối.
* LQ với toán:
- Trẻ biết xác định các buổi trong ngày
- trẻ biết đo dung tích các vật bằng 1 đơn vị
* LQ với toán:
- Dạy trẻ biết nhận biết các buổi: sáng, trưa, chiều tối
- Dạy trẻ đo dung tích các vật bằng 1 đơn vị
* Hoạt động học tập:
- Nhận biết các buổi: sáng, trưa, chiều tối (3+ 4 tuổi)
- Đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo (3+ 4 tuổi)
- Trẻ biết đếm đến 6, nhận biết nhóm có số lượng 6
- Trẻ biết đếm đến 7, nhận biết nhóm có số lượng 7
- Dạy trẻ biết đếm và nhận biết nhóm có số lượng tương ứng.
- Đếm đến 6, nhận biết nhóm có số lượng 6 (3+ 4 tuổi)
- Đếm đến 7, nhận biết nhóm có số lượng 7 (3+ 4 tuổi)
Trẻ 4 tuổi
- Trẻ biết ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây.
- Ích lợi của nước với đời sống con người, con vật và cây.
* Hoạt động góc
- Cửa hàng giải khát
- Cửa hàng bán đồ chơi, trang phục 
- Trẻ biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.
- Trẻ biết nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước.
mùa hè, mùa đông.
- Thông qua các giờ ghọc trong ngày cô giáo dục trẻ không được vứt rác bừa bãi xuống các nguồn nước, như sông suối, ao, hồ, giếng khơi.
Phát 
triển thẩm
mỹ
Trẻ 3 tuổi
* Âm nhạc:
- Trẻ vui sướng, vỗ tay, nói lên cảm nhận của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng.
* Âm nhạc:
- Bộc lộ cảm xúc khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc gần gũi về nước và các hiện tượng tự nhiên.
* Hoạt động học tập:
- Tổ chức dạy trẻ hát các bài hát, biểu diễn văn nghệ cuối tuần; Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề.
- Dạy hát: Cho tôi đi làm mưa với
- Biểu diễn cuối chủ đề
- Hát VĐ: Trời nắng trời mưa
- Hát, VĐ: Mùa hè đến
- Trẻ hát tự nhiên, hát được giai điệu bài hát quen thuộc.
- Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát về chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên.
- Trẻ vận động theo nhịp điệu bài hát, bản nhạc 
- Vận động đơn giản theo nhịp điệu của bài hát, bản nhạc.
- Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp.
* Tạo hình:
- Trẻ vui sướng, ngắm nhìn và nói lên cảm nhận của mình trước vẻ đẹp nổi bật (về màu sắc, hình dáng...) của các sản phẩm tạo hình.
* Tạo hình:
- Dạy trẻ cách nói lên cảm xúc của mình: “Bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối, hình dáng đẹp con thấy thích sản phẩm này......”
* Hoạt động học tập:
- Thông qua hoạt động học, dạy trẻ các bài:
+ Vẽ mưa (3+4)
+ Nặn cầu vồng.
(3 + 4 tuổi) 
+ Tô màu tranh biển mùa hè (3 tuổi)
+ Tô màu, vẽ mặt trời (3 + 4 tuổi)
- Trẻ biết vẽ các nét thẳng, xiên, ngang tạo thành bức tranh đơn giản.
- Tạo ra các sản phẩm đơn giản theo ý thích.
Trẻ 4 tuổi
- Trẻ vui sướng, vỗ tay, làm động tác mô phỏng và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm 
xúc của mình khi nghe các âm thanh gợi cảm và ngắm nhìn vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng.
- Bộc lộ cảm xúc phù hợp khi nghe âm thanh gợi cảm, các bài hát, bản nhạc và ngắm nhìn 
vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật.
* Hoạt động góc.
- Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề.
+ Nghe hát: Giọt mưa và em bé
+ Nghe hát: Mưa rơi
- Trẻ thích thú, ngắm nhìn, chỉ, sờ và sử dụng các từ gợi cảm nói lên cảm xúc của mình (về màu sắc, hình dáng...) của các sản phẩm tạo hình.
- Nói các từ nói lên cảm xúc của mình: “Bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối, hình dáng đẹp con thấy thích sản phẩm này......”
* Hoạt đông góc.
Vẽ, xé dán mặt trời, mặt trăng.
- Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm tạo hình.
- Nói lên ý tưởng tạo hình của mình.
- Thông qua hoạt động ngoài giờ cô cho trẻ vẽ theo ý thích.
B. MẠNG HOẠT ĐỘNG.
Thứ
Lĩnh vực
Tuần 1
NƯỚC, KHÔNG KHÍ
(Từ ngày 27/3 – 31/3/2017)
Tuần 2
MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THỜI TIẾT THEO MÙA
(Từ ngày 03/4 – 07/4/2017)
2
 PTNT
Bé biết gì về nước.
Tìm hiểu về gió, mưa
3
PTTC
3 tuổi: Trườn về phía trước
4 tuổi: Trườn theo hướng thẳng
Ném xa bằng 1 tay
PTNN
Truyện: chú bé giọt nước
Thơ: Mưa
4
PTTM
Vẽ mưa
Nặn cầu vồng
5
PTTM
Dạy hát: Cho tôi đi làm mưa với
NH: Giọt mưa và em bé
T/C: Mưa to – mưa nhỏ
NGHỈ GIỖ TỔ 10/03
6
PTNT
Đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo
Nhận biết các buổi: sáng, trưa, chiều tối
Hoạt động góc
Phân vai
Mẹ - con (Tắm, giặt quần áo cho búp bê, nấu ăn)
Mẹ - con (Tắm, giặt quần áo cho búp bê, nấu ăn.)
Xây dựng
Xây ao, hồ.
Xây công viên nước.
Học tập
Quan sát một số hình ảnh về nước. Đong nước.
Tạo hình
Vẽ, xé dán mặt trời, mặt trăng.
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động
Có mục
đích
- Trò chuyện về các nguồn nước
- QS bầu trời, thời tiết trong ngày.
- QS hình ảnh băng đá.
- Vẽ tự do trên sân
- Trò chuyện về thời tiết trong ngày 
- QS hiện tượng gió, mưa 
- QS tranh ảnh về các hiện tượng tự nhiên
- Vẽ mưa trên sân
Trò chơi có luật:
- TCHT: Chơi với nước
- TCVĐ: Nắng và mưa
-TCDG:Chi chi chành chành.
- TCHT: Chơi với cát
- TCVĐ: Gió thổi
- TCDG: Lộn cầu vồng.
Chơi tự do
Chơi theo ý thích
Chơi theo ý thích
Hoạt động chiều
Luyện phát âm chữ cái g
Ôn kiến thức đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo
Luyện phát âm chữ cái g
Ôn kiến thức đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo
Thứ
Lĩnh vực
Tuần 3
MÙA HÈ – MÙA ĐÔNG
 (Từ ngày 10/4 – 14/4/2017)
Tuần 4
MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG VÀ CÁC VÌ SAO
(Từ 17/4 – 21/4/2017)
2
 PTNT
Trò chuyện về mùa hè, mùa đông.
Bé nhận biết mặt trời, mặt trăng, các vì sao.
3
PTTC
 - 3 tuổi: Bật nhảy qua dây
- 4 tuổi: Bật qua vật cản 10 – 15cm
Ném xa bằng 2 tay
PTNN
Thơ : Cầu vồng
Thơ: Bé yêu trăng
4
PTTM
Tô màu tranh biển mùa hè
Vẽ, tô màu mặt trời
5
PTTM
Hát VĐ: Mùa hè đến
NH: Khúc hát bốn mùa
T/C: Đoán tên bạn hát
Biểu diễn cuối chủ đề
6
 PTNT
Đếm đến 6, nhận biết nhóm có số lượng 6.
Đếm đến 7, nhận biết nhóm có số lượng 7.
Hoạt động góc
Phân vai
Cửa hàng bán đồ chơi, trang phục mùa hè, mùa đông.
Cửa hàng giải khát
Xây dựng
Xây công viên cây xanh
Xây công viên cây xanh
Học tập
Xem tranh ảnh, mùa hè, mùa đông
Âm nhạc
Hát múa, biểu diễn các bài theo chủ đề
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động
Có mục
đích
- Trò chuyện về thời tiết mùa hè – mùa đông
- QS hình ảnh về mùa hè 
- QS tranh ảnh về mùa đông
- Vẽ mặt trời , mặt trăng trên sân 
- QS hình ảnh mặt trời.
- QS tranh mặt trăng, các vì sao
- Trò chuyện về lợi ích của ánh nắng.
- Vẽ mặt trời , mặt trăng trên sân
Trò chơi có luật:
- TCHT: Chơi với nước
- TCVĐ: Trời nắng - trời mưa.
- TCDG: Tập tầm vông.
- TCHT: Chơi với cát
- TCVĐ: Gió thổi
- TCDG: Dung dăng dung dẻ.
Chơi tự do
Chơi theo ý thích
Chơi theo ý thích
Hoạt động chiều
Luyện phát âm chữ cái s
Ôn kiến thức đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo
Luyện phát âm chữ cái s
Ôn kiến thức đã học, chuẩn bị nội dung cho hoạt động tiếp theo
______________________________________
TUẦN 1:
NƯỚC, KHÔNG KHÍ
(Từ ngày 27/3 – 31/3/2017)
T. gian
H. động
Thứ hai
27/03
Thứ ba
28/03
Thứ tư
29/03
Thứ năm
30/03
Thứ sáu
31/03
Đón
trẻ,
Trò
chuyện
- Đón trẻ nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. Hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi phù hợp. 
- Trò chuyện với trẻ thời tiết buổi sáng, trò chuyện về việc cần thiết tắm nắng cho cơ thể khỏe mạnh.
- Trưng bày tranh ảnh về hiện tượng tự nhiên
- Cho trẻ liên hệ bản thân về việc giữ vệ sinh cá nhân khi đi học.
- Chải đầu, rửa mặt, chân tay cho trẻ vào lớp.
Thể
dục
sáng
1. Khởi động:	
- Tập theo bài thể dục tháng 3.
- Cho trẻ đi chạy các kiểu theo hiệu lệnh sau đó về hàng dọc, chuyển hàng ngang dãn cách đều để tập.
2. Trọng động:
- Tập theo nhịp điệu bài thể dục tháng 3.
- ĐT1 dạo nhạc. 2 tay chống hông chân nhún.
- ĐT2: “ Dậy đi thôi............Em hát em cười”. Hai tay giơ cao ấp vắt chéo ngực, dang ngang, buông tay theo thân, kết hợp kiễng gót chân khuỵu gối. Tập 4 lần x 4 nhịp.
- ĐT3: “ Mẹ mua cho.......... Trắng tinh”. 2 tay đan vào nhau rồi ngửa bàn tay đưa ra trước, ấp ngực giơ cao, hai tay buông theo thân. Tập 4 lần x 4 nhịp.
- ĐT4: Theo nhịp đếm hai tay giơ lên cao, ngón tay đặt trên vai, hai tay giơ lên cao, hai tay buông theo thân. Tập 4 lần x 4 nhịp.
- ĐT5: Tập theo nhịp đếm. kết hợp hát. 2 tay đưa ra trước nhún chân buông tay theo thân. 2 tay dang ngang nhún chân buông tay theo. Tập 4 lần x 4 nhịp.
- ĐT7: “ Dậy đi thôi............Em hát em cười”. 2 tay vắt chéo trước ngực. 2 tay dang ngang xoay người, hai tay vắt chéo trứơc ngực, hai tay buông theo thân. Tập 4 lần x 4 nhịp. 
- ĐT8: “ Mẹ mua cho.......... Trắng tinh”. Nhảy lên 2 tay đưa sang hai bên 2 tay vỗ vào rồi buông tay đánh xuống. Tập 4 lần x 4 nhịp. 
3. Điều hoà: 	
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng quanh sân.
Hoạt động
có
chủ
đích
* PTNT:
Bé biết gì về nước.
* PTTC:
Trườn về phía trước (3 tuổi)
Trườn theo hướng thẳng (4 tuổi)
* PTNN:
 Truyện: Chú bé giọt nước
* PTTM:
Vẽ mưa (3+4 tuổi)
* PTTM:
- Dạy hát: Cho tôi đi làm mưa với
- Nghe hát: Giọt mưa và em bé
- T/C: Mưa to – mưa nhỏ
* PTNT:
 Đo dung tích các vật bằng 1 đơn vị đo
Hoạt động
góc
- Góc phân vai: Mẹ - con (Tắm, giặt quần áo cho búp bê, nấu ăn)
- Xây dựng: Xây ao, hồ.
- Học tập: Quan sát một số hình ảnh về nước. Đong nước.
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết nhận vai chơi, góc chơi, biết thể thể hiện được vai chơi của mình một cách sáng tạo: như mẹ con, tắm giặt quần áo cho búp bê, lau bàn ghế bằng khăn ướt, nấu ăn.
 - Trẻ mạnh dạn tự tin trong quá trính chơi. Biết liên kết các nhóm chơi một cách sáng tạo. 
 - Biết chơi đoàn kết không tranh giành đồ chơi với bạn. Biết cất dọn đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định khi kết thúc buổi chơi.
- Biết xây dựng cửa hàng giải khát, giếng khơi Quan sát, nhận biết về nước, các thể của nước, đong nước.
II. Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng đồ chơi cho trò chơi “Gia đình” chậu tắm,quần áo, khăn, bàn ghế, đồ nấu ăn..
- Vật liệu xây dựng: gạch, khối nhựa, các loại cây cỏ, que, hột hạt...
- Nước để trẻ quan sát, chai, lọ để đong nước; Tranh ảnh về các nguồn nước.
III. Tiến hành:
1. Thỏa thuận trước khi chơi:
- Cô giới thiệu về chủ đề, gợi ý cho trẻ chọn đề tài về chủ đề và các trò chơi ở góc với những nhiệm vụ mới.
- Thỏa thuận với trẻ chọn vai chơi, nhiệm vụ và góc chơi, trò chuyện về sự chăm sóc con cái của mẹ, 
+ Hôm nay, chúng mình chơi phân vai mẹ - con nhé, mẹ thường làm nhiều việc chăm sóc con cái: Tắm, giặt quần áo, bế em bé, nấu nước, cho bé ăn. Ai thích làm mẹ, ai làm em bé nào? Các con hãy về góc phân vai chơi nhé.
- Với góc xây dựng: Chúng mình xây cửa hàng bán nước giải khát, xây giếng khơi. Thợ xây cần gì để xây nào? Ai làm thợ xây, ai trộn vữa và vận chuyển gạch, cát sỏi nào? Chúng mình hãy về góc xây dựng xây nhé.
- Với góc học tập, đã có chậu nước, chungsm ình hãy về đong nước vào chai, quan sát cốc nước cô đã chuẩn bị rồi. Nước có thể đóng thành đá được không? Các con cùng xem nhé.
2. Quá trình chơi:
* Góc phân vai: Mẹ - con (Tắm, giặt quần áo cho búp bê, lau bàn ghế, nấu ăn)
- Cho trẻ về góc, lấy đồ chơi, phân vai chơi; Làm người mẹ chăm sóc, làm công việc vệ sinh cho con, vệ sinh nhà cửa... Cô quan sát, gợi ý trẻ chơi có ý nghĩa kết hợp giáo dục trẻ yêu mẹ và giúp đỡ mẹ trong các công việc hàng ngày, cùng chơi với trẻ.
- Gợi ý trẻ thể hiện công việc chăm sóc vệ sinh cá nhân cho con cái của cha mẹ vẫn làm. Động viên trẻ thể hiện tốt vai chơi.
b. Góc xây dựng: Xây ao thả cá; xây hồ nước....
- Trẻ về góc lấy đồ chơi cho nhóm mình để hoạt động: Cô quan sát trẻ chơi và đàm thoại gợi ý trẻ cách chơi: Hôm nay các bác xây dựng định xây dựng những gì? Xây hồ nước thì sẽ xây như thế nào? xây những gì?....kết hợp giáo dục trẻ ý thức tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước.
* Giáo dục: Trẻ không tranh giành đồ chơi trong khi chơi phải đoàn kết và sáng tạo. 
* Góc học tập: Quan sát một hình ảnh về nước. Đong nước.
 - Cô dẫn trẻ về góc quan sát, nhận biết về đặc điểm của nước trong tự nhiên, nước trong xô, chậu.
- Cho trẻ thực hành đong nước từ dụng cụ nhỏ hơn như: Ca, cốc sang dụng cụ lớn hơn: Chai, chậu, xô ... Quan sát nước đá, băng qua tranh ảnh
3. Kết thúc buổi chơi.
 - Cô đến các góc chơi nhận xét qúa trình chơi của trẻ, nhận xét cách thể hiện vai chơi của trẻ, kết hợp giáo dục trẻ yêu mẹ, yêu thiên nhiên và các hiện tượng tự nhiên. Biết giữ gìn sức khỏe khi ra ngoài trời. Cất gọn đồ chơi vào góc.
Hoạt
động ngoài
trời
*HĐCMĐ:
- Trò chuyện về các nguồn nước
* TCCL:
 Chơi với nước
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Phổ biến luật chơi, cách chơi và tổ chức cho trẻ c

File đính kèm:

  • docChu_de_nuoc_va_cac_hien_tuong_tu_nhien.doc
Giáo Án Liên Quan