Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Bản thân (3 tuần) - Năm học 2018-2019
- Trẻ 5 tuổi
+ Dạy cháu biết lễ phép chào hỏi những người lớn.
+ Biết được sự giống nhau khác nhau giữa mình và các bạn chấp nhận sự khác biệt giũa người khác với mình.
+ Cháu biết bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói cử chỉ, nét mặt.
+ Nhận biết đúng các đồ dùng cá nhân qua ký hiệu khi sử dụng hàng ngày.
CHỦ ĐỀ BẢN THÂN Thời gian: 3 tuần Từ ngày 01/10 đến 19/10/2018 I. MỤC TIÊU 1. Lĩnh vực phát triển thể chất * Sức khỏe - Dinh Dưỡng - Trẻ 4 tuổi + Có khả năng tự phục vụ bản thân và biết tự lực trong việc vệ sinh cá nhân và sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày (bàn chải đánh răng, thìa, sử dụng kéo cắt,) + Biết ích lợi 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ gìn vệ sinh đối với sức khỏe bản thân. + Nhận biết và biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm đối với bản thân. + Biết gọi người lớn giúp đỡ khi bị khó chịu, mệt, ốm đau. + Biết bảo vệ và chăm sóc các bộ phận cơ thể và các giác quan. - Trẻ 5 tuổi + Dạy trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân tốt và vệ sinh tự phục vụ biết + Tự mặc và cởi được áo quần. + Cháu biết Tự rửa mặt chảy răng hàng ngày. + Biết cách chăm sóc bản thân qua ăn uống hàng ngày + Biết và nhớ tên các món ăn thông thường ở trường mầm non, cháu có một số thói quen tốt trong ăn uống và sinh hoạt khi vào trường. + Cháu biết tên các vật dụng của lớp. Biết và không làm những việc có thể gây nguy hiểm. + Cháu có ý thức tham gia những việc nhỏ ở lớp qua công tác trực nhật cùng cô và các bạn. * Vận Động - Trẻ 4 tuổi + Có kỹ năng thực hiện một số vận động: Đi bằng mép ngoài bàn chân, ném trúng đích nằm ngang, bò dích dắc qua chướng ngại vật, phối hợp nhẹ nhàng. + Giúp trẻ tăng cường thêm sức khỏe, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng rắn của cơ bắp, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa. + Rèn luyện thân thể khỏe mạnh, phát triển về thể lực học tập tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi. - Trẻ 5 tuổi + Dạy cho trẻ kỹ năng lao động tự phục vụ, có ý thức tự giác trong công việc, phối hợp nhịp nhàng tay chân trong các vận động + cháu biết tham gia chơi các trò chơi biết với hình thức thi đua khi tham gia thực hiện tốt các bài tập thể dục hàng ngày. + Đi thăng bằng được trên ghế thể dục. 2. Lĩnh vực phát triển nhận thức * Khám phá khoa học - Trẻ 4 tuổi + Trẻ có khả năng biết được chức năng các giác quan và các bộ phận khác của cơ thể. + Phân biệt được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân so với người khác qua họ, tên, giới tính, sở thích và một số đặc điểm hình dạng bên ngoài. + Biết sử dụng các giác quan để tìm hiểu thế giới xung quanh, các sự việc, hiện tượng gần gũi, đơn giản trong cuộc sống hàng ngày. - Trẻ 5 tuổi + Dạy cháu biết lễ phép chào hỏi những người lớn. + Biết được sự giống nhau khác nhau giữa mình và các bạn chấp nhận sự khác biệt giũa người khác với mình. + Cháu biết bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói cử chỉ, nét mặt. + Nhận biết đúng các đồ dùng cá nhân qua ký hiệu khi sử dụng hàng ngày. * Làm quen với toán - Trẻ 4 tuổi + Xác định vị trí trong không gian, Xác định phải trái xếp tương ứng từng cặp theo công dụng của đồ dùng. + Có khả năng phân nhóm, đếm và nhận biết số lượng, hình dạng của một số đồ dùng đồ chơi. - Trẻ 5 tuổi + Cháu có thói quen tốt khi sử dụng đồ dùng + Chỉ ra được khối cầu khối trụ khối vuông theo yêu cầu và xác định được vị trí trên dưới trước sau trong ngoài của một vật so với vật khác + tham gia chơi luyện tập và thực hiện dùng theo yêu cầu. 3. Phát triển ngôn ngữ * Làm quen văn học - Trẻ 4 tuổi + Biết sử dụng từ ngữ phù hợp, kể về bản thân, về những người thân, biết biểu đạt những suy nghĩ, ấn tượng của mình với người khác một cách rõ ràng mạch lạc. + Biết bộc lộ những suy nghĩ, cảm nhận của mình với môi trường xung quanh, với mọi người qua lời nói, cử chỉ điệu bộ. + Mạnh dạn, lịch sự trong giao tiếp, tích cực giao tiếp bằng lời nói, thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp. - Trẻ 5 tuổi + Dạy cháu học các bài thơ câu chuyện có liên quan chủ đề cháu xem tranh. + kể chuyên treo nội dung tranh + Biết sử dụng các từ chỉ hành vi lịch sự trong giao tiếp. Trả lời đúng các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. Nói rõ ràng * Làm quen chữ viết - Trẻ tìm hiểu thêm một số vốn từ mới biết mô tả kể về những hình ảnh hoạt động của trường lớp. - Nhận biết tên các loại đồ dùng đồ chơi các ký hiệu riêng qua chữ viết - Cháu làm quen nhóm chữ cái a ă â, phát âm đúng và nhận biết hình dáng khác nhau của các chữ, cháu nhận biết chữ cái qua trò chơi qua các bài đồng dao gạch chân các chữ cái a ă â trong các bài thơ. 4. Phát triển thẩm mỹ - Trẻ 4 tuổi + Biết sử dụng một số dụng cụ, vật liệu để tạo ra một số sản phẩm mô tả hình ảnh về bản thân và người thân có bố cục và màu sắc hài hòa. + Thể hiện những cảm xúc phù hợp trong các hoạt động múa, hát, âm nhạc theo chủ đề như: vỗ tay, dậm chân, nhún nhảy theo bái hát, điệu nhạc. - Trẻ 5 tuổi + Cháu có nhận thức đúng về cái đẹp và sáng tạo khi thực hiện các bài hát, hát đúng giai điệu bài hát trẻ em về chủ đề bản thân. + Cháu có ý thức giữ gìn các sản phẩm taọ hình vẽ các hình dạng về bản thân Tô màu kình không chòm ra ngoài đường diền các hình vẽ ( vẽ, nặn, cắt, dán bạn trai bạn gái). Tham gia các hoạt động làm thiệp mừng sinh nhật, 5. Phát triển tình cảm xã hội - Trẻ 4 tuỏi + Trẻ biết sở thích, khả năng của bản thân, điểm giống và khác nhau của mình với người khác. + Vị trí và trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học; thực hiện công việc được giao (trực nhật, xếp dọn đồ chơi,). + Chủ động và độc lập trong một số hoạt động; mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến. + Cảm nhận được trạng thái cảm xúc của ngưới khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lới nói, cử chỉ, hành động. + Biết thương yêu giúp đỡ bạn. + Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện các nề nếp, quy định ở trường, lớp, ở nhà và nơi công cộng. - Trẻ 5 tuổi + Cháu biết yêu quí trường lớp và các bạn biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi của lớp + Cháu ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân, + Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác khi gặp khó khăn. + Biết cất đồ chơi đúng nơi qui định khi chơi xong hợp tác chia xẽ với các bạn và cô giáo. Thực hiện đúng các qui định của trường, lớp. CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐỀ * Phía cô - Tranh, ảnh phục vụ cho chủ đề. - Băng đĩa nhạc về chủ đề, sưu tầm một số bài thơ, truyện, câu đố về chủ đề. - Đồ dùng, đồ chơi các góc phù hợp với chủ đề. - Xây dựng mục tiêu, mạng nội dung, mạng hoạt động cho chủ đề. - Xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng chủ đề nhánh. - Sưu tầm một số trò chơi phù hợp với chủ đề để thực hiện tích hợp. - Chuẩn bị một số câu hỏi có tính cách gợi mở để giúp trẻ tư duy, trải nghiệm tìm hiểu chủ đề. * Phía trẻ - Giấy màu, hồ dán, chì màu, bìa cứng. - Ảnh chân dung, ảnh một số hoạt động của trẻ. - Một số hộp giấy, hộp sữa nhỏ để làm bạn trai, bạn gái. II. MẠNG NỘI DUNG BÉ LỚN LÊN NHƯ THẾ NÀO ? - Tôi được sinh ra và lớn lên. - Những người chăm sóc tôi Sự an toàn của bản thân trong gia đình và lớp. - Dinh dưỡng hợp lí, giữ gìn sức khỏe. - Môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, không khí trong lành. - Đồ dùng đồ chơi của bản thân. BẢN THÂN CƠ THỂ CỦA BÉ - Cơ thể có nhiều bộ phận khác nhau ( Các giác quan và bộ phận của cơ thể) - Luyện tập để cơ thể khỏe mạnh. - Đặc điểm của bản thân. (Tay, chân Đầu) - Cảm xúc bản thân đối với tác dụng của các giác quan và cách chăm sóc chúng. - TÔI LÀ AI? - Tên, tuổi, ngày sinh nhật của bản thân - Giới tính - Sở thích của bản thân - Cá tính riêng và một số đặc điểm riêng biệt - Môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, không khí trong làn - Đồ dùng đồ chơi của bản thân. III. MẠNG HOẠT ĐỘNG BẢN THÂN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT * Dinh dưỡng - Biết ích lợi của 4 nhóm thực phẩm và việc ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh đối với sức khỏe của bản thân. * Vận động - Đi thăng bằng trên ghế thể dục - Ném trúng đích nằm ngang - Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng PHÁT TRIỂN NHÂN THỨC * Khám phá khoa học - Quan sát các bộ phận trên cơ thể - Trò chuyện về bé - Bạn biết gì về tôi * Làm quen với toán - Xác định vị trí trên dưới, trước sau của bản thân - Ôn số lượng 3, 4. - Nhận biết, phân biệt các khối PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI - Cảm nhận được trạng thái, cảm xúc của người khác và biểu lộ tình cảm, sự quan tâm đến người khác bằng lời nói, cử chỉ, hành động. - Biết giữ gìn, bảo vệ môi trường sạch đẹp, thực hiện các nền nếp, quy định ở trường lớp, nhà ở và nơi công cộng. PHÁT RIỂN NGÔN NGỮ * Làm quen với văn học - Phải là hai tay - Những con mắt * Làm quen với chữ viết - Làm quen chữ cái a, ă, â PHÁT TRIỂN THẨM MỸ * Âm nhạc - Đường và chân - Múa cho mẹ xem - Cái mũi * Tạo hình - Vẽ bạn trai, bạn gái KẾT QUẢ MONG ĐỢI BẢN THÂN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT * Dinh dưỡng Trẻ biết ăn các loại thức ăn khác nhau, biết ích lợi 4 nhóm thực phẩm. Biết giữ vệ sinh đối với sức khỏe bản thân, biết sử dụng đồ dùng cá nhân, tránh xa nơi nguy hiểm. * Vận động - Trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện các vận động cơ bản. - Thực hiện nhanh nhẹn đúng động tác. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ *Làm quen văn học - Trẻ biết kể về bản thân, về những người thân, gọi đúng tên bạn. - Biết điều chỉnh giọng nói phù hợp với ngữ cảnh khi giao tiếp, diễn cảm khi đọc thơ, kể lại chuyện,.. * Làm quen với chữ viết - Nhận biết chữ cái a ă â - So sánh sự giống và khác chữ cái a ă â PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC * Khám phá khoa học - Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng. - Phân biệt được một số đặc điểm giống nhau và khác nhau của bản thân so với người khác (họ tên, giới tính, sở thích, hình dạng bên ngoài,..) * Làm quen với toán - Nhận biết số lượng 3, 4 - Xác định được vị trí trái phải của đối tượng. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI - Trẻ kể về bản thân, nói được điều bé thích, không thích, những việc bé làm được và không làm được; nói được mình có điểm gì giống và khác bạn. - Thể hiện sự tự tin, tự lực trong công việc được giao. - Nhận biết trạng thái cảm xúc người khác và biết biểu lộ cảm xúc của bản thân. PHÁT TRIỂN THẨM MỸ * Tạo hình: - Trẻ biết sử dụng chì màu, kéo, hồ dán để tô, vẽ, cắt dán theo hướng dẫn của cô. Thể hiện sự khéo léo *Âm nhạc: - Trẻ hát thuộc bài hát và nhún nhảy tự nhiên theo nhạc. - Trẻ biết thể hiện cảm xúc khi nghe hát, nghe nhạc. NHÁNH 1 TÔI LÀ AI? Từ ngày 01/10 đến ngày 05/10/2018 I. MỤC TIÊU * 4 tuổi - Thực hiện bài tập theo cô. - Trẻ biết một số đặc điểm của bản thân và đặc điểm của một số bạn khác. - Trẻ thể hiện nhận biết về bản thân qua lời nói và các sản phẩm tạo hình. - Biết sử dụng từ ngữ kể về bản thân rõ ràng. - Cảm nhận được những cảm xúc yêu- ghét và có ứng xử phù hợp. - Quan tâm, giúp đỡ người khác, hợp tác cùng các bạn thực hiện công việc đến cùng. - Biết thực hiện một số quy định ở trường và ở nhà. * 5 tuổi - Thực hiện bài tập theo cô khéo léo. Biết bảo vệ cơ thể. Biết tự mặc và cởi được áo; - Dạy trẻ phân biệt được bản thân với các bạn qua một số đặc điểm cá nhân và hình dạng bên ngoài thể hiện qua lời nói. - Có ứng xử phù hợp với giới tính của bản thân; - Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình; - Có cảm nhận được những cảm xúc yêu - ghét và có ứng xử phù hợp với các tình huống thường xảy ra. - Cháu biết giữ vệ sinh cá nhân tốt, biết làm những việc tự phục vụ bản thân - Cháu có ý thức trong học tập biết tạo ra các tác phẩm đẹp - Cháu thuộc thơ, đọc diễn cảm. - Biết quan tâm, giúp đỡ người khác, hợp tác cùng các bạn thực hiện công việc đến cùng. - Biết giữ gìn vệ sinh cơ thể. - Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu. II. MẠNG NỘI DUNG - Một số đặc điểm cá nhân: Họ và tên, tuổi ngày sinh nhật giới tính, những người thân trong gia đình và lớp học. - Đặc điểm diện mạo, hình dáng bề ngoài - Khả năg sở thích riêng và tình cảm của tôi. - Cảm xúc của tôi với mọi người xung quanh. - Cơ thể của tôi có những bộ phận: Đầu, cổ, lưng, ngực, chân, tay. - Tác dụng của các bộ phận cơ thể, - Cách rèn luyện và chăm sóc cơ thể - Có 5 giác quan - Những việc hàng ngày của tôi. - Tác dụng của các giác quan và cách rèn luyện chăm sóc các giác quan - Tôi được sinh ra và lớn lên. - Những người chăm sóc tôi, lớn lên trong sự an toàn và lòng yêu thương của người thân trong gia đình và ở trường mẫu giáo. - Môi trường xanh, sạch, đẹp và không khí trong lành. - Đồ dùng cá nhân và đồ chơi của tôi. TÔI LÀ AI? III. MẠNG HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC - Bạn biết gì về tôi - Nhận biết, phân biệt các khối PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Lăn bóng bằng 2 tay và đi theo bóng PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI - Chơi đóng vai - Nói được tên, tuổi, ngày sinh nhật, giới tính của mình TÔI LÀ AI? PHÁT TRIỂN THẨM MĨ - “Cái mũi” PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Những con mắt KẾ HOẠCH TUẦN Từ ngày 01/10 đến ngày 05/10/2018 Thứ Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ - Đón trẻ vào lớp, nhắc nhở trẻ chào cô, chào các bạn - Trò chuyện với trẻ về chủ đề - Thể dục sáng Hoạt động ngoài trời - Quan sát: bạn trai, bạn gái, nhận biết trang phục phù hợp với giới tính; trò chuyện về sở thích riêng biệt giữa bạn trai và bạn gái. - Trò chơi vận động: Làm quen, Tìm đúng nhà, Tìm bạn, - Chơi tự do theo nhóm: Chơi theo đồ dùng có sẳn ngoài trời và đồ dùng cô chuẩn bị. Hoạt động học PTNT - Bạn biết gì về tôi PTTC - Lăn bóng bằng 2 tay đi theo bóng PTNN - Thơ: “Những con mắt” PTTM - Cái mũi PTNT - Nhận biết, phân biệt các khối Hoạt động góc - Góc PV: Nấu ăn, bán hàng, đóng vai gia đình, tổ chức sinh nhật. - Góc XD: xây mô hình nhà bé, ghép hình bé tập thể dục. - Góc HT: Ghép hình cơ thể bé. Xem tranh cơ thể người. Chơi tanh tương phản, đomino, bàn tính học đếm, bảng chun học toán, - Góc NT: In hình bàn chân bàn tay của bé. Làm khuôn mặt người bằng các nguyên liệu tự nhiên. Múa hát theo chủ điểm. Hoạt động chiều - Sử dụng vở tạo hình. - Đọc truyện về chủ điểm cho trẻ nghe - Dạy trẻ đọc thơ - Sử dụng vở toán - Sắp xếp lại các góc chơi - Nêu gương cuối ngày THỂ DỤC SÁNG I. MỤC TIÊU - Kiến thức + Trẻ biết tên bài tập thể dục thực hiện đúng động tác, chú ý lắng nghe. (4t) + Phối hợp tay chân nhịp nhàng. (5t ) - Kĩ năng + Rèn luyện tính kỉ luật nhanh nhẹn trong tập luyện. (4t) + Phát triển cơ tay vai chân cho trẻ. (5t) - Thái độ Giữ trât tự khi tập. II. CHUẨN BỊ - Sân rộng, sạch. - Cô tập chính xác các động tác, phối hợp tay chân nhịp nhàng. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động 1: Khởi động Trẻ đi vòng tròn kết hợp với các kiểu chân đi bằng gót chân đi tăng dần tốc độ, chạy đi chận dần sau đó chuyển hàng ngang xoay cổ xoay tay cổ chân xoay cánh tay xoay bả vai xoay hong xoay gối 2. Hoạt động 2: Trọng động - Động tác 1: Hô hấp + Nhịp 1: Người thẳng tự nhiên, hai chân rộng bằng vai, hai tay cầm vòng đưa lên cao hít thở. + Nhịp 2: Hai tay thả xuôi xuống thở ra + Nhịp 3: Như nhịp 1 + Nhịp 4: Như nhịp 2 - Động tác 2: Tay + Nhịp 1: Hai tay cầm vòng đưa trước mặt chân rộng bằng vai + Nhịp 2: Hai tay cầm vòng đưa lên cao qua đầu tay thẳng với thân, mắt nhìn theo tay. + Nhịp 3: Như nhịp 1 + Nhịp 4: Đưa tay xuôi theo thân mình, một tay cầm vòng, hai chân khép lại - Động tác 3: Bụng + Nhịp 1: Hai tay cầm vòng giơ cao qua đầu thẳng với cơ thể, chân rộng bằng vai. + Nhịp 2: Hai tay cầm vòng cúi gập người, vòng đụng chân, tay thẳng chân thẳng. + Nhịp 3: Như nhịp 1 + Nhịp 4: Hai chân khép, tay xuôi thân mình, một tay cầm vòng - Động tác 4 : Chân + Hai tay chống hông đưa 1 chân ra trước khuỵu gối - Động tác 5: Bật tách, khép chân 3. Hoạt động 3: Hồi tỉnh: Cho cháu hít thở nhẹ. HOẠT ĐỘNG GÓC Tên góc Mục tiêu Chuẩn bị Tiến hành 4 tuổi 5 tuổi * Góc phân vai - Gia đình - Nấu ăn - Bán hàng - Trẻ thể hiện vai người bán hàng mua hàng - Kĩ năng giao tiếp với khách bằng lời nói - Trẻ biết cảm ơn khi khách trả tiền - Biết thể hiện các thành viên trong gia đình. - Mẹ biết chăm sóc con (mặc quần áo, rửa mặt, cho con ăn...) - Biết nấu các món ăn cần thiết cho cơ thể, các món ăn mà mình thích. - Đưa con đến cửa hàng mua sắm. - Búp bê, quần áo, khăn mặt - Bộ nấu ăn, rau củ quả - Đồ chơi bán hàng. - Cô gợi ý và hướng dẫn trẻ chơi. - Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng rửa mặt,cho em ăn, bế em,... - Nhập vai chơi cùng trẻ * Góc xây dựng - Xây dựng sân tập thể dục - Xây được mô hình với nhiều khu vực khác nhau: Vui chơi, vườn hoa, cây xanh. - Cháu biết sử dụng các đồ chơi cô đã chuẩn bị sẵn để xây dựng lắp ghép thành mô hình khu vui chơi thiếu nhi theo sáng tạo của trẻ. - Giúp trẻ phát huy óc sáng tạo. - Góp phần GD tính đoàn kết, hợp tác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. - Hoa nhựa, thảm cỏ, gạch, khối nhựa... - Cô gợi ý cho trẻ xây dựng - Cô luôn tạo ra các tình huống cho trẻ trao đổi, thảo luận để xây dựng mô hình * Góc học tập - Sử dụng vở toán, tập tô - Xem tranh ảnh về hành vi có lợi - hại cho cơ thể bé - Xem sách tranh, truyện tranh, kể chuyện theo tranh theo chủ đề - Làm sách tranh về chủ đề - Chơi với bảng chun - Chơi ghép tranh,đômino - Chơi lô tô - TCHT: Đỗ xúc xắc. - Biết hoàn thành các bài còn thiếu trong vở. Trẻ biết cách xem sách tranh, truyện tranh. Kể lại nội dung câu chuyện - Đọc truyện logic - Giáo dục trẻ biết yêu quí giữ gìn sách. - Sử dụng các hột hạt, que để xếp chữ, số đã học: a,ă,â,1,2,3,... - Trẻ xem tranh và diễn đạt được bằng ngôn ngữ. - Các loại sách, tranh ảnh về chủ đề - Vở toán, sỏi, hột hạt, que tính... - Vở, bút mầu, bút chì,... - Sách tranh truyện tranh - Bảng chun, dây chun - Tranh cho trẻ ghép - Bộ đômino về chủ đề Tranh lô tô về chủ đề. - Cô hướng dẫn trẻ xếp hình theo trí tưởng tượng của mình. - Làm sách tranh về chủ đề - Cô hướng dẫn trẻ chơi ghép những mảnh tranh rời thành một bức tranh hoàn chỉnh về chủ đề -Trẻ chơi lô tô, không tranh giành. - Trẻ chơi đỗ xúc xắc. Cô nói luật chơi, cách chơi, hướng dẫn trẻ chơi. * Góc nghệ thuật - Làm các khuôn mặt - Nặn, vẽ bạn trai - gái - In bàn tay, bàn chân - Múa hát theo chủ đề - Biết in tô màu bàn tay bàn chân của mình. - Trẻ mạnh dạn tự tin vận động nhịp nhàng theo bài hát. - Biết dùng kĩ năng vẽ và tô màu không lem ra ngoài - Trẻ biết cắt và dán các bộ phận trên khuôn mặt - Biết nặn, vẽ bạn trai, bạn gái. - Giấy vẽ, bút màu, đất nặn, bảng, kéo, hồ dán, NVLTN... - Đàn, Sắc xô, đĩa nhạc - Cô hướng dẫn cho trẻ tự làm - Cho trẻ tô màu đẹp. - Cho trẻ lên biểu diễn * Quá trình chơi: - Lớp hát và vận động “ồ, sao bé không lắc” Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề chơi Cô giới thiệu cho trẻ những đồ chơi mới ở các góc - Cháu nhận tín hiệu chọn các góc chơi - Cô bao quát, giúp đỡ trẻ chơi tốt vai chơi của mình * Nhận xét sau khi chơi: - Cô đến từng góc chơi để nhận xét tuyên dương góc chơi tốt, động viên góc chơi chưa tốt. * Kết thúc: Thu dọn đồ dùng - vệ sinh. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Mục tiêu - Kiến thức + Trẻ trả lời được những câu hỏi đơn giản của cô, biết được bạn trai, gái, các hoạt động của bé. Giữ gì cơ thể. (4t) + Rèn luyện khả năng quan sát và ngôn ngữ trẻ. Trẻ biết được quá trình lớn lên của bản thân. Sự cần thiết giữ gìn cơ thể. (5t) - Kĩ năng + Phát triển tư duy các giác quan của trẻ. (4t) + Biết được luật chơi cách chơi đoàn kết với bạn bè khi chơi. Tính nhanh nhẹn và đưa ra dự đoán nhanh nhất. (5t) - Thái độ + Giáo dục cháu yêu quý, giúp đỡ, vui chơi hòa thuận với bạn. + GD trẻ chơi chung không giành đồ chơi với nhau. 2. Chuẩn bị - Các tấm ảnh của trẻ em qua các giai đoạn phát triển: mới sinh, biết ngồi, biết đi, đi học trường mầm non. Bạn trai - bạn gái, tranh biểu hiện cảm xúc. - Sân trường sạch sẽ , rộng cho trẻ quan sát - Một số loại lá cây, kéo, hồ dán, đất nặn, bảng con, khăn lau - Bowling - Bóng rổ - Lắp ghép 3. Tổ chức hoạt động Thứ Nội dung Tiến Hành Thứ hai - Quan sát bạn trai, bạn gái - Trò chơi Làm quen Lớp chơi trò chơi vận động nhỏ cùng cô - Bạn nào đây? - Bạn là trai hay gái? Bạn mặc quần áo ntn? - Tóc của bạn thì như thế nào ? - Con nhận xét gì về bộ quần áo này? - bạn trai (bạn gái) thường chơi những trò chơi, đồ chơi gì ? - Quần áo của bạn trai, bạn gái có gì khác nhau? - Tại sao quần áo của bạn trai lại khác với của bạn gái? - Trong lớp mình ai là bạn trai? ai là bạn gái - Các bạn trong lớp thì ph
File đính kèm:
- giao an chu de ban than 45 tuoi_12664254.doc