Giáo án lớp chồi - Chủ đề: Bé với thế giới thực vật

CHỦ ĐỀ:BÉ VỚI THẾ GIỚI THỰC VẬT

Thời gian 6 tuần từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 11 tháng 03 năm 2016

MỤC TIÊU

I. Phát triển thể chất:

* Giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ :

- Biết một số món ăn cổ truyền trong dịp tết Nguyên đán, biết các món ăn chế biến từ các loại rau, củ, quả, lương thực và có ý thức trong việc ăn uống, giữ gìn sức khỏe.

- Biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, ăn hợp lý đầy đủ ăn các loại rau, quả biết chế biến một số thức ăn nước uống từ trái cây đơn giản. Biết ăn uống vệ sinh, không ăn những đồ ăn ôi thiu nhất là trong dịp tết nguyên đán.

- Biết chăm sóc cây xanh và bảo vệ môi trường.

- Có cảm giác sảng khoái dể chịu khi tiếp xúc với môi trường xung quanh.

* An toàn: - Giáo dục trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm như: ao, hồ, Điện, nước sôi, lửa Biết 1 số thao tác vệ sinh khi ăn rau, quả

*Phát triển VĐ:

- Phát triển các nhóm cơ và hô hấp thông qua các hoạt động.

- Củng cố và phát triển một số kỹ năng vận động: kỹ năng bật tách chân, khép chân, kỹ năng đi, bò, trèo.

- Phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo léo.

- Phát triển sự phối hợp vận động và các giác quan, khả năng thực hiện các vận động một cách mạnh dạn, tự nhiên, khéo léo.

 

doc33 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp chồi - Chủ đề: Bé với thế giới thực vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ:BÉ VỚI THẾ GIỚI THỰC VẬT
Thời gian 6 tuần từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 11 tháng 03 năm 2016
MỤC TIÊU 
I. Phát triển thể chất: 
* Giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ :
- Biết một số món ăn cổ truyền trong dịp tết Nguyên đán, biết các món ăn chế biến từ các loại rau, củ, quả, lương thực và có ý thức trong việc ăn uống, giữ gìn sức khỏe. 
- Biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, ăn hợp lý đầy đủ ăn các loại rau, quả biết chế biến một số thức ăn nước uống từ trái cây đơn giản. Biết ăn uống vệ sinh, không ăn những đồ ăn ôi thiu nhất là trong dịp tết nguyên đán.
- Biết chăm sóc cây xanh và bảo vệ môi trường.
- Có cảm giác sảng khoái dể chịu khi tiếp xúc với môi trường xung quanh.
* An toàn: - Giáo dục trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm như: ao, hồ, Điện, nước sôi, lửa Biết 1 số thao tác vệ sinh khi ăn rau, quả
*Phát triển VĐ:
- Phát triển các nhóm cơ và hô hấp thông qua các hoạt động.
- Củng cố và phát triển một số kỹ năng vận động: kỹ năng bật tách chân, khép chân, kỹ năng đi, bò, trèo.
- Phát triển các tố chất thể lực: nhanh, mạnh, khéo léo. 
- Phát triển sự phối hợp vận động và các giác quan, khả năng thực hiện các vận động một cách mạnh dạn, tự nhiên, khéo léo.
II. Phát triển tình cảm- quan hệ xã hội:
- Trẻ thích thú với việc chuẩn bị để đón tết, thích trang trí nhà của lớp học để cùng đón xuân, biết chúc bạn bè, cô giáo, cha mẹ, ông bà, anh chị nhân dịp đầu xuân năm mới
- Trẻ yêu thích các loại cây cỏ hoa lá, mong muốn chăm sóc và bảo vệ cây.
- Yêu môi trường thiên nhiên , có ý thức giữ gìn và bảo vệ cây cối, hoa , quả, rau. 
- Biết quý trọng những người đã trồng cây xanh, hoa , quả , rau cho chúng ta.
- Trẻ vui vẻ, cởi mở mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt hằng ngày
 III .Phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng các từ chỉ tên gọi, các bộ phận và một số đặc điểm nổi bật của cây ,hoa ,quả, rau. Khí hậu thời tiết. Biết một số lời chúc tết đầu năm đẻ chúc mọi người.
- Biết sử dụng ngôn ngữ miêu tả những gì trẻ quan sát được .
- Có khả năng diễn đạt mạch lạc những suy nghĩ của mình khi quan sát nhận xét sự vật hiện tượng, biết trao đổi, thảo luận với người lớn, với bạn về một số cây, hoa, quả, rau, và ngày tết
- Trẻ nghe và hiểu được các câu chuyện, bài thơ, câu đố, ca dao, đồng dao về các loaị rau củ, quả, hoa, tết và mùa xuân, biết đọc thơ, kể chuyện, sáng tạo. 
- Bộc lộ cảm xúc của mình qua lời nói.
 IV.Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết được đặc điểm của mùa xuân qua khí hậu, thời tiết, cây cối, biết ngày tết cổ truyền của dân tộc, phong tục tập quán trong những ngày tết, biết một số món ăn cổ truyền của ngày tết, trẻ háo hức chào đón tết cổ truyền qua trang trí nhà cửa
Củng cố và mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thực vật:
- Có một số hiểu biết về các loại cây cối, hoa lá, rau quả gần gũi hàng ngày với trẻ.
- Có khả năng nhận biết về tên gọi, đặc điểm, ích lợi, điều kiện sống, nơi sống, của một số loại cây, rau, hoa, quả. 
- Biết được ích lợi, mối quan hệ giữa cây, rau, hoa ,quả đối với đời sống con người .
 V.Phát triển thẩm mỹ:
 - Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của cây, hoa, quả thông qua quan sát tiếp xúc hàng ngày qua sản phẩm tạo hình, xem tranh ảnh, qua bài hát, bài thơ,câu chuyện.
- Trẻ yêu thích, mong muốn tạo ra sự đa dạng phong phú các sản phẩm từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau.
 - Trẻ hào hứng thích thể hiện cảm xúc, tình cảm qua hoạt động tạo hình, tranh ảnh, bài hát, múa, vận động.
CHUẨN BỊ
* Một số loại hoa:
- Giáo viên sưu tầm tranh ảnh về 1 số loại hoa như: Hoa hồng , hoa cúc , hoa đồng tiền, hoa mai. 
- Trang trí môi trường học tập về chủ đề : “ bé với thế giới thực vật”.
- Gợi ý cho trẻ về tìm hiểu 1 số loại hoa ở địa phương.
- Tranh vẽ, xé dán về một số loại hoa.
- Làm thêm 1 số chậu hoa bổ sung góc XD.
- Đồ chơi ở góc thiên nhiên, một số chậu để gieo hạt.
- Một số quyển lịch bàn cũ để làm sách tranh.
- Vận động phụ huynh đóng góp thêm tranh ảnh, họa báo cũ có nội dung liên quan chủ đề, một số nguyên vật liệu địa phương để làm đồ dùng phục vụ cho trẻ hoạt động. 
* Một số loại củ, quả:
- Giáo viên sưu tầm tranh ảnh về 1 số loại quả.
- Trang trí môi trường học tập về chủ đề :” Bé chọn quả nào”.
- Tranh vẽ về 1 số loại quả, một số mẫu nặn về 1 số loại quả.
- Chuẩn bị một số chậu để gieo hạt.
- Đồ dùng để trẻ hoạt động làm quen với toán.
- Mẫu nặn 1 số loại quả.
- Phối kết hợp với phụ huynh trong việc cung cấp một số nội dung liên quan đến chủ đề.Vận động p/h sưu tầm các bài ca dao, thơ ca , đồng dao , câu đố , sách báo cũ, hoạ báo, tập san có nội dung liên quan đến chủ đề, các nguyên vật liệu địa phương, vật liệu phế thải, các loại hột hạt, mo cau, để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động.
* Một số loại rau:
- Sưu tầm tranh ảnh về một số loại rau.
- Trang trí môi trường học tập về chủ đề : “ Rau xanh cho bé”.
- Tranh chụp, tranh vẽ về vườn rau.
- Tuyên truyền vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liêu để làm thêm đồ dùng cho trẻ hoạt động.
- Làm thêm 1 số đồ dùng để trẻ hoạt động LQVT.
- Lảm thêm một số chậu rau xanh bổ sung góc XD.
- Bổ sung rau xanh cho trẻ ở góc phân vai.
- Đồ chơi ở góc thiên nhiên: cát ,nước chai, vật chìm nổi , hột hạt để trẻ làm thí nghiệm , màu nước các chậu cây cho trẻ gieo hạt. 
* Tết và mùa xuân: 
- Chuẩn bị một số hình ảnh hoạt động của mùa xuân, một số lễ hội mùa xuân như: Tết cổ truyền, một số hình ảnh lễ chùa, hội của các vùng miền trên cả nước
 MẠNG NỘI DUNG
 BÉ VUI ĐÓN TẾT
- Trẻ biết đặc điểm của mùa xuân qua thời tiết, khí hâụ, cây cối mùa xuân đâm chồi nảy lộc, biết được ngày tết cổ truyền của dân tộc. Biết những phong tục của ngày tết, những món ăn cổ truyền trong ngày tết , biết mỗi lần tết đến là trẻ bước sang một tuổi mới, biết các loại hoa đặc trưng của mùa xuân
 CÂY XANH QUANH BÉ
-Tên gọi: Bàng,tràm, xoan,bạch đàn.......
- Đặc điểm: Thân ,cành, lá, gốc, ngọn...... 
- Nơi sống: Trên cạn, dưới nước.
- Điều kiện sống: Đất ,nước, ánh sáng, không khí, phân.
- Ích lợi : Cho bóng mát, lấy gổ,cho hoa,cho quả
- Chăm sóc: Tưới nước, nhổ cỏ, bón phân.
 NGÀY HỘI 8-3
-Trẻ biết được ngày 8-3 là ngày hội của các bà ,các mẹ, các cô, các bạn gái.
Trẻ háo hức mong tới ngày
8-3 để được tặng hoa tặng quà cho các bà,các mẹ,các cô,các bạn gái.
Trẻ biết hát múa để tặng các bà ,các mẹ,các cô,các bạn gái nhân ngày 8-3.biết ý nghĩa ngày 8-3
BÉ VỚI THẾ GIỚI THỰC VẬT
MỘT SỐ LOẠI RAU
- Tên gọi: Rau muống, rau ngót, rau dền, rau cải, xà lách, ngò, rau diếp cá, rau khoai, su hào, cà rốt, cà chua.
- Đặc điểm nổi bật:
 + Cấu tạo: Rể, thân, cành, lá, 
 + Màu sắc: xanh, tím
 + Mùi vị:Rau ngò, rau quế, rau diếp cá,thơm, rau má có vị đắng. 
- Nơi sống: Trên cạn, dưới nước.
- Điều kiện sống: Đất ,nước, ánh sáng, không khí, phân bón.
- Ích lợi :Cung cấp thực phẩm giàu vitamin, muối khoáng, 
- Cách sử dụng: Rau ăn sống, rau ăn chín.
- Chăm sóc: Tưới nước, nhổ cỏ, bón phân. 
HOA THƠM QUẢ NGỌT
- Tên gọi: Quả cam, chuối, đu đủ, xoài, ổi, lê, mận, nho, chôm chôm, chanh, hoa hồng,cúc, dâm bụt,mai đào......
- Đặc điểm nổi bật:
 + Cấu tạo: cuống, vỏ, ruột, múi, hạt,cánh hoa, nhụy hoa....
 + Hình dáng: Hoa cánh tròn,cánh dài.... 
 + Màu sắc: Cam, vàng, xanh, đỏ, tím.
 + Mùi vị: Chua ,ngọt,thơm.... 
- Điều kiện sống: Đất ,nước, ánh sáng, không khí, phân bón.
- Ích lợi :Cung cấp thực phẩm giàu vitamin, muối khoáng.Trang trí vào dịp lể tết 
- Cách sử dụng: ăn , chế biến nước uống .
 MẠNG HOẠT ĐỘNG
Phát triển thể chất:
* Giáo dục dinh dưỡng- Sức khoẻ:
- Kể tên các món ăn chế biến từ rau, củ, quả. Biết cách chế biến một số nước trái cây đơn giản.
- Vệ sinh răng miệng, cá nhân trẻ.
- Tham quan nhà bếp và những đồ dùng trong nhà bếp. 
*Phát triển vận động:
- Vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp.Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát. Chuyền,bắt bóng với người đối diện. Ném trúng đích nằm ngang. Trườn sấp.trèo qua ghế thể dục.
-TCVĐ: Kéo co, Thi xem đội nào nhanh, Cây nào lá ấy, Chuyển quả, Đội nào chiến thắng , Cáo ơi ngủ à.Thỏ tìm chuồng.
Phát triển nhận thức:
* Khám phá xã hội:
 -Trò chuyện về ngày tết cổ truyền và mùa xuân.
- Cây xanh và môi trường sống.
- Tìm hiểu về một số loại hoa.
- Tìm hiểu về một số loại quả.
- Trof
- Tìm hiểu về một số loại rau ăn
 * Làm quen với toán: 
- So sánh chiều cao 2 đối tượng.
- So sánh sắp thứ tự chiều cao 3 đối tượng
- Thêm bớt để tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5.
BÉ VỚI THẾ GIÓI THỰC VẬT
Phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội:
- Chơi đóng vai gia đình thể hiện vai bố mẹ, cô bán hàng: Cửa hàng rau, củ, quả, cửa hàng lượng thực, đóng vai bác nông dân chăm sóc cây, bảo vệ môi trường. 
-Xây dựng , lắp ghép ,các vườn cây ăn quả, vườn hoa, rau.Trò chuyện về các cây, hoa,quả
Phát triển ngôn ngữ:
- Đọc thơ: Hoa kết trái. Tết đang vào nhà. Cây dây leo. Bắp cải xanh.
- Nghe kể chuyện: Người làm vườn và các con trai. Hạt đổ sót.
-Đọc đồng dao: Vè trái cây Ăn quả.
- Đọc, giải câu đố về cây, hoa, quả, qau.
Phát triển thẩm mỹ:
* Tạo hình:
-Cắt dán hoa ngày tết. Xé-dán lá cây. Vẽ vườn hoa. Nặn củ cà rốt. Vẽ theo ý thích. 
* Âm nhạc: 
- Hát: Sắp đến tết rồi.Lá xanh. Màu hoa. 
- Hát VĐ:Qủa
*NNNH: "Vườn cây của ba", "Lý cây bông”, “Hoa thơm bướm lượn”.
CHỦ ĐỀ: THẾ GIỚI THỰC VẬT QUANH BÉ
6 TUẦN: Từ 25/01.đến 11/03/2016
TUẦN
THỨ
TUẦN 21
TUẦN 22
TUẦN 23
TUẦN 24
TUẦN 25
TUẦN 26
THỨ 2
PTNT:
Cây xanh và môi trường sống 
PTNT:
Trò chuyện về ngày tết và mùa xuân
PTNT:
Một số loại rau 
PTNT:
Một số loại quả 
PTNT:
Một số loại hoa 
PTNT:
Trò chuyện về ngày hội 8-3
THỨ 3
PTTC:
 Đi trong đường hẹp 
PTTC : Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục
PTTC:
Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát 
PTTC: Chuyền,
bắt bóng với người đối diện 
 PTNT:
 So sánh chiều cao 2 đối tượng
PTTC:
Ném trúng đích nằm ngang
THỨ 4
PTNN: Thơ: Cây dây leo 
PTNN:
 Thơ: Tết đang vào nhà
PTTM:
Vẽ và tô màu rau củ quả 
PTNN: Truyện: Sự tích quả dưa 
hấu 
PTNN: Thơ: Hoa kết trái
PTNN:
Thơ : “Bó hoa tặng cô”
THỨ 5
PTTM: 
Vẽ hàng cây 
PTTM:
 Vẽ bánh chưng
PTNN: Thơ: Bắp cải xanh
PTTM:
 Vẽ các loại quả 
PTTM: 
Cắt dán hoa
PTNT:
So sánh thêm bớt trong phạm vi 5
THỨ 6
PTTM: 
Em yêu cây xanh 
PTTM:
Mùa xuân
PTNT: So sánh sắp thứ tự chiều dài
3 đối tượng
PTTM
Hát VĐ:Qủa 
PTTM: Hát: Màu hoa 
PTTM:
Hát : Qùa 8-3
```
KẾ HOẠCH TUẦN 22
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÂY XANH QUANH BÉ
Thời gian: Từ 26 tháng 1 đến 30 tháng 1 năm 2015
HOẠT ĐỘNG
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
HOẠT ĐỘNG HỌC
GDPTNT:
Cây xanh và môi trường sống
GDPTTC
Đi trong đường hẹp
GDPTNN:
Thơ: Cây dây leo
GDPTTM:
Vẽ hàng cây
GDPTTM:
Dạy hát:Em yêu cây xanh
HOẠT ĐỘNG GÓC
- GPV: Hướng trẻ thỏa thuận các bán hàng,bác sỹ.
- GXD: Hướng dẩn trẻ xây vườn cây ăn quả của bé
- GNT: Hướng dẩn trẻ tạo hình các loại quả, sưu tập anbum các loại cây làm con vật từ các loại lá cây. Hát múa về các loại cây;
 - GHT: Hướng dẫn trẻ so sánh chiều cao của 2 đối tượng, xem tranh về các loại cây.
- GTN: Chăm sóc cây, xem quá trình phát triển của cây, Chơi với cát.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QS: Cây tràm.
TC: Tìm quả cho cây, Lộn cầu vồng”
QS: cây bàng.
TC: Tìm lá.Cặp kè.
- Quan sát: “cây đa”. 
 TCVĐ: “quả bóng tròn, chi chi chành chành”.
- Dạo chơi ngoài trời “kéo co, chơi tự do”
- Quan sát bầu trời
TC: “Trời nắng, trời mưa”, “Lộn cầu vồng”
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Tạo hình cái cây.
Hoạt động góc chiều
- Làm quen bài thơ: Cây dây leo, Hoạt động vệ sinh
- Trẻ vẽ hàng cây
Hoạt động góc chiều.
- Làm quen bài hát: Lá xanh.
Hoạt động góc chiều.
- Biểu diễn văn nghệ
- Nêu gương trả trẻ
Chủ đề nhánh: CÂY XANH QUANH BÉ
(Từ ngày 26 tháng 1 đến ngày 30 tháng 1 năm 2015)
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm nổi bật, ích lợi của 1 số loại cây
- Trẻ nắm được kỹ năng vận động và thực hiện tốt kỹ năng : Đi trong đường hẹp 
- Nhớ tên và thuộc một số bài thơ, bài hát của chủ đề.
- Trẻ biết sử dụng những kỹ năng đã học để vẽ các loại cây,xé-dán được hình lá cây.
- Trẻ biết chơi các trò chơi học tập ,vận động, dân gian theo yêu cầu cô đưa ra.
2 Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ chú ý có chủ định.
- Rèn luyện và phát triển các thao tác tư duy: So sánh , phân tích, tổng hợp, khái quát hoá.
- Phát triển các tố chất thể lực nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ.
- Rèn kỹ năng vẽ, nặn, tô màu để tạo thành loại cây.
- Rèn kỹ năng xây dựng lắp ghép kỹ năng, kỹ năng giao tiếp ứng xử .
- Rèn luyện và phát triển kỹ năng thể hiện xúc cảm tình cảm khi nghe nhạc nghe hát. 
- Rèn kỹ năng đọc thơ, hát múa diễn cảm, kỹ năng trả lời câu hỏi, khả năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ . 
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ ý thức tham gia tích cực hoạt động trong giờ học, giờ chơi..
- Giáo dục trẻ có thái độ hành vi quan tâm đến bạn bè mọi người xung quanh.
- Giáo dục trẻ có một số hành vi tốt trong việc giữ gìn sức khỏe, biết giữ gìn bản thân sạch sẽ.
- GD trẻ có ý thức giữ gìn, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh môi trường, tiết kiệm năng lượng. 
II.Thể dục sáng
- Khởi động: Làm đoàn tàu ( Đi theo các tốc độ và các kiểu chân khác nhau, kết hợp vận động chạy nhanh, chạy chậm chuyển đội hình theo hiệu lệnh của cô)
-Trọng động: Bài tập với các động tác phát triển cơ tay, vai, bụng lườn, chân, hô hấp.
- Hô hấp : Hái quả
- Động tác tay: Đưa lên cao ra trước sang ngang
.
- Động tác chân: Đứng nhún chân , khuỵu gối.
..
- Động tác bụng: Hai tay giơ lên cao, nghiêng người sang hai bên.
..
- Động tác bật: Bật chân sáo
.
*Hồi tỉnh:Cho trẻ đi 1-2 vòng quanh sân hít thở không khí
III.Hoạt động góc
*Góc phân vai: 
- Đóng vai các cô bán hàng quả, vật liệu xây dựng, hàng rau quả, của hang giải khát, bác sỹ.
 *Góc xây dựng: 
- Xây dựng mô hình vườn cây ăn quả , vườn hoa Lắp ghép tường rào khuôn viên.
*Góc học tập -sách: Xem sách tranh, xem một số tranh truyện về các cây, hoa, quả, rau, củ. 
- Chơi lô tô đô mi nô về các cây, hoa, quả, rau, củ. 
- Làm album cây, hoa. 
 *Góc nghệ thuật:
- Vẽ, nặn ,xé, dán, tô màu cắt gấp về quả. 
- Nghe nhạc nghe hát các bài hát về chủ đề
 *Góc thiên nhiên: 
- Vẽ cây trên cát.
- Thả vật chìm nổi 
- Chăm sóc cây .
- Làm thí nghiệm gieo hạt
trẻ biết ích lợi của một số loại cây
 CHUẨN BỊ
*Giáo viên và trẻ :
- Sưu tầm tranh ảnh về một số loại cây- Trang trí môi trường học tập về chủ đề : “một số loại cây”.
- Tranh chụp, tranh vẽ về các loại cây.
- Chuẩn bị một số loại lá cây.
- Tuyên truyền vận động phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu để làm thêm đồ dùng cho trẻ hoạt động.
- Làm thêm 1 số đồ dùng để trẻ hoạt động LQVT.
- Lảm thêm một số chậu cây xanh bổ sung góc XD.
- Bổ sung quả nhựa cho trẻ ở góc phân vai.
- Đồ chơi ở góc thiên nhiên: cát ,nước chai, vật chìm nổi ,các chậu cây cho trẻ gieo hạt. 
*Phụ huynh: 
- Chuẩn bị một số tranh ảnh họa báo có hình ảnh về các loại cây.
- Gợi ý cho trẻ quan sát khám phá về một số cây xanh
- Chuẩn bị một số đồ dùng cho trẻ làm thí nghiệm như chai ,lọ ,vật chìm nổi ,màu, sỏi đá ,khuôn in hình,các đồ dùng,một số lá cây vỏ cây và các nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương
- Chuẩn bị một số hột hạt cho trẻ tập gieo hạt ở góc thiên nhiên.
- Sưu tầm một số bài thơ ca dao, đồng dao, câu đố ,câu chuyện về chủ đề .
	 	Thứ 2/26/1/2015
I .Hoạt động học:PTNT: CÂY XANH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
1Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết tên gọi và một số đặc điểm nổi bật của các loại cây.
- Kỹ năng: Trẻ có kỹ năng so sánh các loại cây:Cây bóng mát,cây lấy gổ,cây lương thực,cây ăn quả.......
- Thái độ: Trẻ có ý thức bảo vệ các loại cây xanh.
2. Chuẩn bị
- Một số loại lá cây sẵn có ở địa phương, một số tranh ảnh về các loại cây.
- Tranh lô tô về một số loại cây.
3. Các hoạt động.
Hoạt động 1: Hát Em yêu cây xanh.
 - Cho trẻ hát bài Em yêu cây xanh và đàm thoại về bài hát:Tên bài hát là gì?Bài hát nói về điều gì?
Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại 
Cô cho trẻ quan sát các loại cây và đàm thoại về tên cây,đặc điểm của cây,đặc điểm của từng bộ phận,lợi ích của cây đối với đời sống con người.
Cho trẻ kể về một số loại cây xanh mà trẻ biết. 
Hoạt động 3: So sánh các loại cây 
- Cho trẻ so sánh và nhận xét sự giống và khác nhau rõ nét giữa các cây.Giống nhau điều gì? Khác nhau như thế nào?
* Hoạt động 4: Trò chơi:Tìm cây qua lá.
- Cho trẻ bịt mắt và chọn lá cây, trẻ mở mắt nhìn lá cây và đoán được tên cây.
* Hoạt động 5: Vẽ cái cây.
- Cho trẻ vẽ và tô màu hình cái cây.
II. Hoạt động ngoài trời: Quan sát cây tràm: TCVĐ:"Tìm quả cho cây""Lộn cầu vồng"
1. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được thay đổi trạng thái, được ra ngoài trời và quan sát khám phá được những điều mới lạ của cây tràm.
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét và trả lời các câu hỏi đàm thoại của cô.
- Giáo dục trẻ khi ra ngoài trời phải chuẩn bị trang phục .
2. Chuẩn bị;
- Địa điểm an toàn sạch sẽ.
- Các đồ chơi cho trẻ chơi tự do như: lá cây, cát nước, dây thun, hột hạt...
3. Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Chuẩn bị tâm thế cho trẻ trước khi ra sân.
- Cô tập trung trẻ giới thiệu hoạt động có chủ đích “Quan sát cây tràm”
- Dặn dò trẻ chuẩn bị trang phục đồ dùng đồ chơi ra sân, nhắc nhở trẻ ra sân không chạy nhảy nghịch phá.
* Hoạt động 2: Hoạt động có chủ đích: Quan sát cây tràm.
- Cô dẩn trẻ ra sân, cho trẻ dạo chơi quanh sân, hướng dẩn trẻ quan sát cây tràm.
- Cô gợi ý cho trẻ nêu lên nhận xét của mình về cây tràm ngày hôm đó.
- Cô củng cố giáo dục trẻ phải biết ích lợi của cây.
* Hoạt động 3: 
TCVĐ:"Tìm quả cho cây"
-Cô giới thiệu trò chơi,cách chơi, luật chơi.
- Tiến hành tổ chức cho trẻ chơi và nhận xét.
*TCDG: "Lộn cầu vồng"
- Cô giới thiệu trò chơi 
- Cô nêu cách chơi luật chơi.
- Cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
* Hoạt động 4: chơi tự do
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích của trẻ.
- Kết thúc cô nhận xét nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi và vệ sinh vào lớp.
III. Hoạt động chiều:
*Hoạt động 1:Tạo hình cái cây
* Mục đích
:- Trẻ sử dụng các kỷ năng tạo hình để tạo thành hình cái cây.
* Chuẩn bị
:- Một số nguyên vật liệu tạo hình: giấy vẽ,giấy màu,đất nặn,bút màu.......
* Tiến hành:
- Đàm thoại với trẻ về các loại cây và các bộ phận của cây,đặc điểm của từng bộ phận.
- Gợi ý các kỷ năng tạo hình.
- Hướng dẩn trẻ thực hiện. Cho trẻ thực hiện tạo hình cái cây, cô gợi ý trẻ cách bố cục để có sản phẩm đẹp.
- Nhận xét sản phẩm. Tiến hành cho trẻ chưng bày sản phẩm và nhận xét.
 Hoạt động 2: Hoạt động góc chiều: Cho trẻ về góc và tiếp tục thực hiện hoạt động ở góc.
 Hoạt động 3: Cho trẻ chơi tự do theo ý thích
- Cô hướng cho trẻ chọn trò chơi theo ý thích.
- Cô bao quát lớp hướng dẩn cho trẻ chơi
IV.Nhận xét cuối ngày:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỨ 3/27/1/2015
I.Hoạt động học:PTVĐ: ĐI TRONG ĐƯỜNG HẸP
1. Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết phối hợp chân và tay mạnh dạn đi trong đường hẹp.
- Rèn luyện sự khéo léo, mạnh dạn cho trẻ.Phát triển khả năng phối hợp khéo léo giữa các giác quan.
- Trẻ có thói quen tập thể dục rèn luyện sức khỏe, hứng thú tham gia vào hoạt động cùng các bạn.
2. Chuẩn bị: 
- Sàn nhà sạch sẽ, xắc xô, cờ.
- Nghế ngồi của trẻ.
*Hoạt động 1: Khởi động
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu đi,chạy nhanh, chạy chậm theo nhạc.
- Cho trẻ chuyển đội hình thành 3 hàng ngang.
 * Hoạt động 2: Trọng động:
 +Tập bài phát triển chung:
- Động tác tay: Đưa lên cao ra trước sang ngang
- Động tác chân: Đứng nhún chân, khuỵu gối.
- Động tác bụng: Ngồi cúi về trước ngửa ra sau 
- Động tác bật: Bật chân sáo
+Vận động cơ bản: Đi trong đường hẹp. 
- Cô giới thiệu vận động : Đi trong đường hẹp và làm mẫu cho trẻ xem.
- Lần 1: Cô làm mẫu toàn phần vận động.
- Lần 2: làm mẫu kết hợp phân tích động tác: 
- Lần 3: Thực hiện lại toàn phần vận động.
- Tổ chức cho trẻ thực hiện.
- Trong quá trình trẻ thực hiện cô bao quát lớp hướng dẩn sửa sai cho trẻ.
- Tổ chức cho trẻ thi đua với nhau giữa hai đội.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
+ Trò chơi: Chuyền bóng qua đầu.
*Hoạt động 3: Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 1-2 vò

File đính kèm:

  • docgiao_an_thuc_vat.doc
Giáo Án Liên Quan