Giáo án lớp chồi - Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên - Đề tài: Kể chuyện “Nàng tiên mưa”
I. Mục đích yêu cầu.
1.Kiến thức
- Trẻ nhớ tên câu chuyện “Nàng tiên mưa” và nhớ tên các nhân vật trong chuyện.
- Bước đầu biết và hiểu được nội dung câu chuyện.
2.Kỹ năng
-Rèn cho trẻ biết cách nói đủ câu.
-Rèn cho trẻ khả năng chú ý nghe cô kể chuyện và kỹ năng trả lời câu hỏi.
3.Thái độ
-Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
- Qua câu chuyện trẻ biết yêu thiên nhiên biết cách bảo vệ tài nguyên nước.
II. Chuẩn bị.
-Tranh minh họa nội dung câu chuyện “Nàng tiên mưa”
-Video câu chuyện
-Nhạc bài hát “Trời nắng, trời mưa” “Một con vịt” “Hạt mưa và em bé”
LĨNH VỰC LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên Đề tài: Kể chuyện “Nàng tiên mưa” Đối tượng: 4-5 tuổi Thời gian: 25-30 phút Nội dung tích hợp: Âm nhạc Ngày soạn: Ngày dạy: Người soạn/Người dạy: Bạch Thị Thu Hoa I. Mục đích yêu cầu. 1.Kiến thức - Trẻ nhớ tên câu chuyện “Nàng tiên mưa” và nhớ tên các nhân vật trong chuyện. - Bước đầu biết và hiểu được nội dung câu chuyện. 2.Kỹ năng -Rèn cho trẻ biết cách nói đủ câu. -Rèn cho trẻ khả năng chú ý nghe cô kể chuyện và kỹ năng trả lời câu hỏi. 3.Thái độ -Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. - Qua câu chuyện trẻ biết yêu thiên nhiên biết cách bảo vệ tài nguyên nước. II. Chuẩn bị. -Tranh minh họa nội dung câu chuyện “Nàng tiên mưa” -Video câu chuyện -Nhạc bài hát “Trời nắng, trời mưa” “Một con vịt” “Hạt mưa và em bé” III. Cách tiến hành. Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ 1 .HĐ1 Ổn định tổ chức, khơi gợi hứng thú. -Cô xin chào cả lớp! -Các con có muốn chơi trò chơi không? Cô và các con cùng chơi trò “Trời nắng trời mưa” nhé! -Các con vừa chơi trò gì? Vậy khi trời mưa chúng mình cần phải làm gì? -Các con có biết khi mưa bầu trời như thế nào? -Mưa còn kèm theo hiện tượng gì? -Khi trời mưa sẽ xuất hiện những đám mây đen và có cả sấm chớp nữa đấy vì thế chúng mình không nên ra ngoài khi trời mưa to các con nhớ chưa nào. -Các con có biết vì sao lại có mưa không? -Để biết vì sao lại có mưa, hôm nay cô cháu mình cùng đi khám phá thế giới tự nhiên cùng với bạn Vịt con nhé! Cô và vịt con sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Nàng tiên mưa” của tác giả Võ Thị Thương. 2 .HĐ2 Kể chuyện *Cô kể lần 1: Kết hợp với động tác. -Cô vừa kể câu chuyện gì? Tác giả là ai? -Câu chuyện “Nàng tiên mưa” của tác giả Võ Thị Thương không chỉ có nội dung hay mà còn có hình ảnh minh họa rất đẹp nữa. Chúng mình cùng quan sát và nghe cô kể lại câu chuyện này nhé! *Cô kể lần 2: Kết hợp tranh minh họa. -Cô vừa kể cho chúng mình nghe câu chuyện gì? Ai là tác giả? -Trong câu chuyện có những nhân vật nào? -Để ghi nhớ câu chuyện tốt hơn cô sẽ kể cho các con nghe 1 lần nữa nhé! *Cô kể lần 3: Kể trích đoạn -Vịt con trong câu chuyện đã tìm thấy nhiều điều thú vị đấy để biết những điều thú vị đó là gì các con cùng nghe cô kể chuyện nhé! + Đoạn 1: Từ đầu đến “Vịt con vừa đi vừa nghĩ” Vịt con được mẹ cho đi đâu? Vịt con cùng đùa nghịch và trò chuyện với ai? Vịt con đã tìm thấy điều bất ngờ gì? Khi thấy nước biến thành hơi bốc lên trời Vịt con đã nghĩ như thế nào? -Các con có muốn biết tại sao hơi nước lại bốc lên trời không? Để biết vì sao các con cùng nghe cô kể tiếp câu chuyện nhé! + Đoạn 2: Tiếp đến “cảm thấy sung sướng” Khi ánh nắng của ông mặt trời chiếu xuống những hạt nước biến thành hơi nước bay lên trời và đã tạo thành gì? Những đám mây kết lại với nhau rồi tạo thành mưa đấy! Các con có biết khi mưa còn kèm theo hiện tượng gì nữa không? Tiếng mưa rơi như thế nào? Vịt con cảm thấy như thế nào khi ngắm nhìn mưa rơi? -Sau cơn mưa bầu trời sáng hẳn lên cây cối xanh tốt, các hạt mưa đã kể với Vịt con quá trình hình thành mưa của mình. Sau khi nghe câu chuyện của các hạt nước tí xíu Vịt con đã đặt cho các hạt nước một cái tên mới rất hay chúng mình cùng nghe cô kể chuyện để biết Vịt con đã đặt tên gì cho các hạt nước nhé! + Đoạn 3: Còn lại Sau cơn mưa Vịt con thấy bầu trời như thế nào? Mưa có tác dụng gì? Vịt con đã hỏi hạt nước tí xíu điều gì? Sau khi được các hạt mưa kể lại quá trình hình thành mưa của mình thì vịt con đã đặt tên cho những hạt nước là gì? -Hôm nay cô đã kể cho các con nghe câu chuyện “Nàng tiên mưa” của tác giả Võ Thị Thương. Trong câu chuyện Vịt con được mẹ cho ra sông tắm mát, Vịt con nô đùa và trò chuyện với các hạt nước bé tí xíu qua cuộc trò chuyện Vịt con đã biết hành trình trở thành mưa từ những hạt nước từ sông từ biển khi có ánh nắng của ông mặt trời đã biến thành hơi nước bay lên trời tạo thành mây, những đám mây đen khi gặp không khí lạnh tạo thành mưa. Mưa rơi xuống làm cho cây cối tươi tốt, không khí trong lành Vịt con cảm thấy thích thú và đã đặt tên cho những hạt nước là “Nàng tiên mưa” đấy! -Các con có muốn làm những chú vịt cùng ra sông tắm mát không nào? Trẻ cùng cô hát múa bài “Một con vịt” *Lần 4: Trẻ xem video câu chuyện “Nàng tiên mưa” -Chúng mình vừa ra sông tắm mát thật là vui đúng không nào? Bây giờ chúng mình cùng trở về và nghe lại câu chuyện “Nàng tiên mưa” nhé! -GD: Các con ơi! Những hạt nước bé tí xíu bốc hơi lên trời tạo thành những đám mây đen khi gặp không khí lạnh sẽ tạo thành mưa. Mưa rơi xuống chảy ra sông ngòi ao hồ tạo ra nguồn nước sạch. Nước rất cần thiết cho cuộc sống của con người và mọi vật vì vậy các con phải giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm và không xả rác xuống sông hồChúng mình hãy cùng bảo vệ cho nàng tiên mưa luôn được xinh đẹp nhé! 3.HĐ3 Kết thúc chuyển hoạt động. -Cả lớp hôm nay đều học rất ngoan đấy cô khen cả lớp! Bây giờ chúng mình cùng làm những hạt mưa rong chơi quanh khu vườn nhé! -Cô và trẻ hát bài “Hạt mưa và em bé” và kết thúc bài học. -Chúng con chào cô ạ! -Vâng ạ! -Che ô ạ! -Bầu trời tối đen. -Sấm chớp -Không ạ! -Trẻ lắng nghe -Trẻ trả lời -Trẻ lắng nghe -“Nàng tiên mưa” tác giả Võ Thị Thương -Vịt con, hạt nước bé tí xíu -Những hạt nước -Nước biến thành hơi. -Hơi nước bốc lên trời để làm gì nhỉ? -Tạo thành những đám mây. -Gió, sấm chớp -Lộp bộp, lộp bộp -Sung sướng -Trẻ lắng nghe -Bầu trời xanh hơn, cây cối tươi tốt -Sao các bạn lại thành mưa được thế? -Nàng tiên mưa -Trẻ lắng nghe -Trẻ múa hát cùng cô -Trẻ lắng nghe -Trẻ hoạt động cùng cô.
File đính kèm:
- giao_an_truyen_Nang_tien_mua.doc