Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Đồ dùng gia đình - Nguyễn Thị Thảo Trang

1. Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết tên, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình.

- Trẻ biết phân loại, so sánh sự khác biệt về công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

- Trẻ biết sắp xếp khi lấy cất đồ dùng ngăn nắp.

- Biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng, biết nâng niu cẩn thận những đồ dùng dễ vỡ.

2. Chuẩn bị

- Đồ dùng gia đình cho trẻ chơi trò chơi.

- Hình ảnh Powerpoint về một số đồ dùng trong gia đình

- Nhạc bài hát về gia đình.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Đồ dùng gia đình - Nguyễn Thị Thảo Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẠ HÒA
TRƯỜNG MẦM NON GIA ĐIỀN
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2019 - 2020
 Chủ đề: Gia đình
 Tên bài: Đồ dùng gia đình
 Đối tượng: 4 - 5 tuổi
 Thời gian: 25 - 30 phút
 Ngày soạn: 5/11/2019
 Ngày dạy: 8/11/2019
 Giáo viên thực hiện: Nguyễn Thị Thảo Trang
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình.
- Trẻ biết phân loại, so sánh sự khác biệt về công dụng, chất liệu của một số đồ dùng trong gia đình.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Trẻ biết sắp xếp khi lấy cất đồ dùng ngăn nắp.
- Biết giữ gìn đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng, biết nâng niu cẩn thận những đồ dùng dễ vỡ.
2. Chuẩn bị
- Đồ dùng gia đình cho trẻ chơi trò chơi.
- Hình ảnh Powerpoint về một số đồ dùng trong gia đình
- Nhạc bài hát về gia đình.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô chào tất cả các con. Để đến với bài học ngày hôm nay chúng mình cùng hát với cô bài “Nhà của tôi” nhé.
- Cô và trẻ cùng hát bài "Nhà của tôi"
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Trong nhà các con thường có những đồ dùng gì? (Trẻ kể)
- Trong nhà của chúng mình có rất nhiều đồ dùng đấy hôm nay các con cùng xem cô có những đồ dùng gì nhé!
2. Hoạt động 2: Khám phá một số đồ dùng trong gia đình
* Đồ dùng để ăn:
- Các con cùng nhìn xem cô có cái gì đấy nào?
+ Đây là cái gì? Dùng để làm gì?
+ Con có nhận xét gì về cái bát này?
+ Các con có biết cái bát này được làm bằng gì không?
=> Cô chốt lại: đây là cái bát, có dạng tròn, bên ngoài trang trí hoa vân rất đẹp bên trong lòng bát có màu trắng,...
+ Ngoài bát con ra, còn có loại đồ dùng nào cũng dùng để ăn?
- Cho trẻ xem những đồ dùng để ăn.
* Đồ dùng để uống:
- Vừa rồi cô đã cho lớp mình khám phá đồ dùng để ăn bây giờ lớp mình cùng khám phá với cô những đồ dùng gì dùng để uống được nhé!
- Cho trẻ xem cái cốc.
+ Đây là cái gì? Được dùng làm gì?
+ Cái cốc này có đặc điểm gì? Hình dáng như thế nào?
+ Cái cốc này được làm bằng gì?
=> Cô chốt lại: đấy là cái cốc, dùng để uống nước, có dạng trụ, cao và được làm bằng thủy tinh,...
+ Bạn nào giỏi kể tên cho cô còn những đồ dùng gì để uống nữa?
- Cho trẻ xem đồ dùng để uống.
* So sánh: Cái bát - Cái cốc.
- Khác nhau:
 +Đặc điểm( cái bát cao, cái cốc thấp) 
 + Công dụng( bát dùng để ăn, cốc dùng để uống)
 + Chất liệu( bát làm bằng sứ, cốc làm bằng thủy tinh)
- Giống nhau: Đều là đồ dùng sử dụng trong gia đình.
* Đồ dùng để nấu:
- Cô còn một món đồ nữa lớp mình tiếp tục khám phá cùng cô xem món đồ bí mật này là gì nhé
- Cho trẻ xem nồi cơm điện.
+ Đây là cái gì?
+ Được dùng làm gì?
+ Nhà bạn nào sử dụng nồi cơm điện?
=> Khi bố mẹ sử dụng nồi cơm điện chúng ta phải chú ý không được cho tay vào nồi, không tự ý cắm phích nồi cơm điện chúng mình nhớ chưa nào. Vì sẽ gây bỏng và bị điện giật đấy các con ạ.
- Khi bố mẹ các bạn muốn rán một thứ gì đó ví dụ như rán cá này rán xúc xích này thì bố mẹ các con phải dùng đến cái chảo, bây giờ các con cùng quan sát xem cái chảo như thế nào nhé!
- Cho trẻ xem cái chảo.
+ Đây là gì? Thường dùng để làm gì?
+ Cái chảo có dạng hình gì?
* So sánh: Nồi cơm điện - Cái chảo.
- Khác nhau: + Đặc điểm: to - nhỏ; màu sắc; cao - thấp; công dụng;...
- Giống nhau: Đều là đồ dùng để nấu ăn.
- Cho trẻ kể tên những đồ dùng để nấu
- Chúng mình vừa cùng cô khám phá về những loại đồ dùng nào?
* Mở rộng: Trong gia đình của chúng ta ngoài các đồ dùng để ăn, uống và nấu thì còn có rất nhiều các loại đồ dùng khác mà chúng ta thường xuyên dùng đến nó đấy. Cô mời chúng mình cùng chú ý lên màn hình cùng cô nào!
- Cho trẻ xem hình ảnh về một số đồ dùng khác trong gia đình: Ti vi, tủ lạnh, giường, bàn ghế...
=> Giáo dục: Để những đồ dùng trong gia đình luôn sạch, bền, chúng mình phải làm gì? (Dùng xong phải rửa sạch, cất gọn gàng, sử dụng đúng công dụng).
3. Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
+ Trò chơi 1: Bé đi siêu thị
- Các con học rất ngoan cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi rất vui các con có thích không nào?
- Chia trẻ thành 3 đội chơi, yêu cầu mỗi đội mua một loại đồ dùng.
+ Đội 1: Mua đồ dùng để uống
+ Đội 2: Mua đồ dùng để ăn
+ Đội 3: Mua đồ dùng để nấu
- Kiểm tra kết quả
+ Trò chơi 2: Ô cửa bí mật
- Trẻ giải các câu đố ở các ô cửa để mở ra bức tranh có hình ảnh của đồ dùng gia đình.
=> Kết thúc:
- Hôm nay cô và các con đã tìm hiểu một số đồ dùng trong gia đình, cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi, cô khen lớp mình nào!
- Cô mời chúng mình cùng hát với cô bài hát "Cả nhà thương nhau".
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ quan sát
- Cái bát, dùng để ăn cơm
- Bát có dạng hình tròn
- Đĩa, đũa, thìa
- Trẻ quan sát
- Trẻ quan sát
- Trẻ nói
- Chén
- Trẻ nhận xét
- Trẻ quan sát
- Nồi cơm điện
- Được dùng để nấu cơm
- Trẻ giơ tay
- Trẻ quan sát
- Cái chảo, dùng để xào, rán thức ăn
- Nồi cơm điện dùng để nấu cơm, chảo dùng để rán, xào thức ăn.
- Giống nhau đều là đồ dùng để nấu
- Trẻ kể
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trò chơi
- Trẻ chú ý chơi
- Trẻ hát

File đính kèm:

  • dockham pha xa hoi 4 tuoi Tro chuyen ve do dung gia dinh_12718052.doc
Giáo Án Liên Quan