Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Nặn cái bát - Nguyễn Thị Phương Thảo

I. Mục đích – Yêu cầu :

1. Kiến thức.

- Trẻ biết dùng một số kỹ năng nặn đã có để nặn cái bát, thể hiện được hình ảnh cái bát qua đặc điểm riêng: miệng bát hình tròn, có chôn bát.

- Trẻ xác định được hình dạng, kích thước và vị trí của các bộ phận trong cấu trúc.

- Trẻ biết đặc điểm của cái bát.

2. Kỹ năng.

- Trẻ có kỹ năng xoay tròn, ấn bẹt, kỹ năng vuốt, gắn ghép.

3. Giáo dục :

- Giáo dục trẻ yêu quý đồ dùng, yêu quý và giữ gìn sản phẩm mình và bạn làm ra.

- Giáo dục trẻ vâng lời cô, đoàn kết với bạn.

II. Chuẩn bị :

1. Đồ dùng của cô:

- Bài hát Vũ điệu rửa tay.

- 3 cái bát bằng sáp nặn của cô, màu sắc khác nhau, trang trí chi tiết khác nhau.

- Sáp nặn, bảng con, khăn lau tay.

- Bàn trưng bày sản phẩm.

- Đĩa nhạc, loa đài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Chủ đề: Gia đình - Đề tài: Nặn cái bát - Nguyễn Thị Phương Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MẦM NON QÚY SƠN1
TỔ CHUYÊN MÔN 4 TUỔI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do –Hạnh phúc
GIÁO ÁN DỰ THI GVG CẤP TỈNH VÒNG III 
 CHU KỲ 2015-2020
Hoạt động : Phát triển thẩm mĩ
Đề tài : Nặn cái bát 
Chủ đề : Gia đình
Loại tiết : Cung cấp kiến thức
Đối tượng : 4-5 tuổi
Thời gian : 25- 28 phút
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Người soạn và dạy: Nguyễn Thị Phương Thảo
I. Mục đích – Yêu cầu :
1. Kiến thức.
- Trẻ biết dùng một số kỹ năng nặn đã có để nặn cái bát, thể hiện được hình ảnh cái bát qua đặc điểm riêng: miệng bát hình tròn, có chôn bát.
- Trẻ xác định được hình dạng, kích thước và vị trí của các bộ phận trong cấu trúc.
- Trẻ biết đặc điểm của cái bát.
2. Kỹ năng.
- Trẻ có kỹ năng xoay tròn, ấn bẹt, kỹ năng vuốt, gắn ghép.
3. Giáo dục :
- Giáo dục trẻ yêu quý đồ dùng, yêu quý và giữ gìn sản phẩm mình và bạn làm ra.
- Giáo dục trẻ vâng lời cô, đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng của cô:
- Bài hát Vũ điệu rửa tay.
- 3 cái bát bằng sáp nặn của cô, màu sắc khác nhau, trang trí chi tiết khác nhau.
- Sáp nặn, bảng con, khăn lau tay.
- Bàn trưng bày sản phẩm.
- Đĩa nhạc, loa đài.
2. Đồ dùng của trẻ :
- 3 mẹt có bảng con, sáp nặn, tăm tre, các loại hạt khăn ẩm lau tay.
3. Đội hình :
- Ngồi xúm xít quanh cô.
- Ngồi vòng tròn.
- Ngồi theo 3 nhóm nhỏ.
III. Cách tổ chức thực hiện.
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1.HĐ 1 : gây hứng thú.
- Cô cho trr hát bài “Nhà của tôi”. Trò chuyện dẫn dắt vào bài
2.HĐ 2 : Bài mới
a. Quan sát mẫu.
Cô làm động tác “Bắt thỏ” và đưa ra 1 gia đình có 3 chú thỏ. Gợi hỏi để trẻ quan sát, khám phá rồi trả lời:
- Các chú thỏ này có điều gì đặc biệt?
- Chú thỏ được nặn với bố cục ra sao?
- Trên các phần có gì?
Trẻ hát “Nhà của tôi” 1 lần và trò chuyện cùng cô.
Trẻ quan sát, gọi nhanh tên, nói đặc điểm hoặc hoạt động của con vật trong rừng mà trẻ nhìn thấy.
Trẻ nêu một số đặc điểm nổi bật của con thỏ:
- Thỏ có tai dài, mắt tròn, đuôi ngắn
- Các chú thỏ được nặn bằng sáp nặn ạ.
- Tai thỏ dài.
- Mắt, mũi được gắn bằng các loại hạt
- Mỗi chú thỏ 1 màu khác nhau ạ
- Gồm 2 phần đầu và mình.
- Đầu có tai, mắtmình có chân, đuôi.
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
- Theo con để nặn được chú thỏ phải dùng đến kỹ năng gì?
* Các chú thỏ rất xinh xắn. Để nặn được những chú thỏ thật đẹp các con hãy cùng xem cô hướng dẫn cách nặn chú thỏ nhé.
b. Cô nặn mẫu.
+ Cô vừa nặn vừa hướng dẫn trẻ:
Cô chia đất nhỏ ra rồi gộp lại, lăn dọc, xoay trònđể làm mềm đất. 
Khi đất đã mềm cô chia đất thành 2 phần, dùng kỹ năng xoay tròn, tạo khối, 1 phần to để nặn thân thỏ, 1 phần nhỏ còn lại để nặn đầu thỏ.
* Từ phần đất to cô nắn đất và vuốt khéo léo để nặn 2 chân trên của thỏ. Tiếp theo cô nắn, vuốt đất nặn 2 chân dưới sao cho cân đối, vừa nặn vừa nắn và vuốt đất, miết cho mịn màng. Nặn xong chân, cô làm tương tự để nặn đuôi cho thỏ ở phía sau.
* Cô dùng phần đất nhỏ nặn đầu thỏ. Cô nắn đất, kéo, vuốt nhẹ để nặn 2 tai. Cô dùng 2 hạt đỗ xanh, gắn lên để làm mắt, dùng hạt đỗ đỏ để làm mũi thỏ. 
* Cô dùng tăm tre gắn phần đầu thỏ với mình thỏ.
+ Cho trẻ xem clip nặn nhanh chú thỏ.
+ Trẻ làm các chú thỏ, chơi TC: Trời nắng trời mưa rồi về 3 nhóm.
c. Trẻ thực hiện.
Cho trẻ thi nặn các chú thỏ.
Cô mở nhạc nhỏ. 
Trẻ nặn, cô bao quát, nhắc trẻ nặn đúng cách, rèn kỹ năng nặn: xoay tròn, nắn, kéo, vuốt, gắn ghép... cho trẻ.
Cô khuyến khích trẻ trang trí chú thỏ theo ý tưởng sáng tạo của trẻ.
- Kỹ năng xoay tròn, nắn, kéo, vuốt, gắn ghép
Trẻ quan sát cô làm mẫu.
Trẻ xem clip nặn nhanh chú thỏ.
Chơi TC: Trời nắng trời mưa, về 3 nhóm.
Trẻ chia thành 3 nhóm thi nặn thỏ từ sáp nặn kết hợp các nguyên vật liệu tự nhiên.
Làm mềm đất, chia đất thành 2 phần, dùng kỹ năng xoay tròn, tạo khối. Từ phần đất to, nắn đất và vuốt khéo léo để nặn 4 chân của thỏ, nặn đuôi cho thỏ ở 
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Cô giúp đỡ trẻ yếu hoàn thành sản phẩm của mình.
d. Trưng bày sản phẩm.
Cô gợi ý trẻ làm xong đưa các chú thỏ của mình đi tắm nắng (trong vườn hoa).
Khuyến khích trẻ ngắm, trao đổi về sản phẩm của mình và các bạn.
Cô cho trẻ tự nhận xét sản phẩm, tự đánh giá xem trẻ thích sản phẩm nào nhất? vì sao?
- Cô nhận xét chung về các sản phẩm. Khen, động viên trẻ lần sau làm tốt hơn.
3. HĐ 3: Kết thúc.
Cô củng cố lại nội dung hoạt động.
Giáo dục trẻ yêu động vật, yêu quý sản phẩm... vâng lời cô.
Cho trẻ vận động tự do theo nhạc bài Vũ điệu rửa tay.
phía sau. Dùng phần đất nhỏ nặn đầu thỏ. Nắn đất, kéo, vuốt nhẹ để nặn 2 tai. Dùng hạt đỗ gắn lên để làm mắt, làm mũi thỏ hoặc trang trí sáng tạo.
Trẻ làm xong cho các chú thỏ của mình đi tắm nắng (trong vườn hoa).
Trẻ ngắm, trao đổi về sản phẩm của mình và các bạn.
Trẻ tự nhận xét sản phẩm, tự đánh giá xem trẻ thích sản phẩm nào nhất. Vì sao thích.
Trẻ lắng nghe cô nhận xét.
Trẻ vận động tự do theo nhạc bài Vũ điệu rửa tay.
 Lục Ngạn, ngày 28 tháng 11 năm 2017
 Người thực hiện
	 Nguyễn Thị Hoa

File đính kèm:

  • docmam non_12707177.doc
Giáo Án Liên Quan