Giáo án lớp chồi - Chủ điểm: Khám phá món ăn Hà nội

1. Kiến thức:

- Trẻ biết Hà Nội là thủ đô của cả nước. Ở Hà Nội có nhiều món ăn ngon mang đậm hương vị quê hương.

- Biết tên gọi , đặc điểm của một số món ăn.

2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi có chủ định.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

- Rèn khả năng làm việc theo nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ yêu quý thủ .đô Hà Nội, yêu quý các món ăn ngon của Hà Nội và cả nước.

- Trẻ tự hào về đất nước ta.

 Tranh 1 số món ăn đặc sản của hà nội: cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây. 1.Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức, gây hứng thú :

- Cho cả lớp chơi trò chơi dân gian “ Dung dăng dung dẻ”

- Cả lớp hát bài “ Yêu Hà Nội” Các con có biết Hà Nội còn được gọi là gì không?

- Hà Nội là Thủ Đô của nước ta. Hôm nay cô cho các con sẽ cùng nhau tìm hiểu về những món ăn đặc sản ở Thủ Đô Hà Nội nhé !

2. Hoạt động 2: Bài mới “Làm quen một số món ăn đặc sản ở Hà Nội”:

a. Cô cho trẻ xem hình ảnh món ăn Cốm làng Vòng:

- Cô có bức tranh gì đây?

- Bạn nào đã được ăn món này rồi có thể nói cho cô và các bạn biết về món ăn đấy không?

- Đó chính là món cốm làng Vòng nổi tiếng của Hà Nội đấy các con ạ!

- Cứ mỗi độ thu về, cốm là một trong những món ngon đặc trưng nhất của Hà Nội làm nức lòng du khách thập phương.

 Cốm ngon nhất phải kể đến cốm làng Vòng, bởi độ dẻo dai của từng hạt cốm hòa quyện với vị thơm của mùi lúa non. Cùng với những mẹt cốm, các biến tấu với cốm xanh cũng được người dân Hà Thành yêu thích như: chuối chấm cốm, chè cốm, chả cốm Hương Sơn đường Quốc Tử Giám, xôi cốm và đặc biệt là món bánh cốm Hàng Than dẻo thơm.

 Từ những hạt gạo nếp

b. Cô cho trẻ xem hình ảnh bánh cuốn Thanh Trì:

- Trên bảng cô có bức tranh về món gì đây các con nhỉ?

- Đúng rồi đó chính là món bánh cuốn đấy các con ạ!

- Bạn nào lớp mình đã được ăn rồi nhỉ? Bạn ý hãy nói cảm nhận của mình về món ăn ý nhé!

- Bánh cuốn này rất ngon và nổi tiếng nhất ở Hà Nội đó chính là bánh cuốn Thanh Trì các con ạ!

 Đây là món ăn ngon miệng, nhẹ bụng của thủ đô Hà Nội. Một suất bánh cuốn gồm những chiếc bánh cuốn làm từ bột gạo hấp tráng nóng hổi, kèm chút nhân thịt băm xào cùng mộc nhĩ. Khi ăn có thể dùng kèm chả và chấm với nước mắm vẩy chút tinh dầu cà cuống.

- Trường mình gần với khu Thanh Trì làm bánh cuốn đó các con ạ! Hôm nào các con bảo bố mẹ cho sang đó để thưởng thức đặc sản bánh cuốn Thanh Trì các con nhé!

c. Cô cho trẻ xem hình ảnh bánh Tôm Hồ Tây:

- Món án cuối cùng cô muốn giới thiệu với các con là món bánh Tôm Hồ Tây.

- Các con nhìn món ăn này có ngon không nào?

- Bạn nào đã được bố mẹ cho đi ăn món này nhỉ?

 Thử tưởng tượng một chiều đi dạo Hồ Tây, thấy hơi đói bụng, ghé vào quán gọi một đĩa bánh tôm ăn chơi thì còn gì thú bằng. Bánh tôm Hồ Tây được làm với những con tôm Hồ Tây tươi rói bọc bột chiên vàng rụm. Bánh ăn nóng chấm cùng nước dùng chua ngọt, cay và ăn kèm đu đủ và cà rốt thái ngâm giấm.

doc6 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 7423 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp chồi - Chủ điểm: Khám phá món ăn Hà nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC (Thứ 4 ngày 3 tháng 5 năm 2017)
Giáo viên soạn giảng: Nguyễn Thùy Linh
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Khám phá khoa học
Khám phá một số món ăn đặc sản ở Hà Nội
1. Kiến thức:
- Trẻ biết Hà Nội là thủ đô của cả nước. Ở Hà Nội có nhiều món ăn ngon mang đậm hương vị quê hương. 
- Biết tên gọi , đặc điểm của một số món ăn.
2.Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn khả năng làm việc theo nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ yêu quý thủ .đô Hà Nội, yêu quý các món ăn ngon của Hà Nội và cả nước.
- Trẻ tự hào về đất nước ta.
Tranh 1 số món ăn đặc sản của hà nội: cốm làng Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, bánh tôm Hồ Tây.
1.Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức, gây hứng thú :
- Cho cả lớp chơi trò chơi dân gian “ Dung dăng dung dẻ”
- Cả lớp hát bài “ Yêu Hà Nội” Các con có biết Hà Nội còn được gọi là gì không?
- Hà Nội là Thủ Đô của nước ta. Hôm nay cô cho các con sẽ cùng nhau tìm hiểu về những món ăn đặc sản ở Thủ Đô Hà Nội nhé !
2. Hoạt động 2: Bài mới “Làm quen một số món ăn đặc sản ở Hà Nội”:
a. Cô cho trẻ xem hình ảnh món ăn Cốm làng Vòng:
- Cô có bức tranh gì đây?
- Bạn nào đã được ăn món này rồi có thể nói cho cô và các bạn biết về món ăn đấy không?
- Đó chính là món cốm làng Vòng nổi tiếng của Hà Nội đấy các con ạ!
- Cứ mỗi độ thu về, cốm là một trong những món ngon đặc trưng nhất của Hà Nội làm nức lòng du khách thập phương.
 Cốm ngon nhất phải kể đến cốm làng Vòng, bởi độ dẻo dai của từng hạt cốm hòa quyện với vị thơm của mùi lúa non. Cùng với những mẹt cốm, các biến tấu với cốm xanh cũng được người dân Hà Thành yêu thích như: chuối chấm cốm, chè cốm, chả cốm Hương Sơn đường Quốc Tử Giám, xôi cốm và đặc biệt là món bánh cốm Hàng Than dẻo thơm.
 Từ những hạt gạo nếp 
b. Cô cho trẻ xem hình ảnh bánh cuốn Thanh Trì:
- Trên bảng cô có bức tranh về món gì đây các con nhỉ?
- Đúng rồi đó chính là món bánh cuốn đấy các con ạ!
- Bạn nào lớp mình đã được ăn rồi nhỉ? Bạn ý hãy nói cảm nhận của mình về món ăn ý nhé!
- Bánh cuốn này rất ngon và nổi tiếng nhất ở Hà Nội đó chính là bánh cuốn Thanh Trì các con ạ!
 Đây là món ăn ngon miệng, nhẹ bụng của thủ đô Hà Nội. Một suất bánh cuốn gồm những chiếc bánh cuốn làm từ bột gạo hấp tráng nóng hổi, kèm chút nhân thịt băm xào cùng mộc nhĩ. Khi ăn có thể dùng kèm chả và chấm với nước mắm vẩy chút tinh dầu cà cuống.
- Trường mình gần với khu Thanh Trì làm bánh cuốn đó các con ạ! Hôm nào các con bảo bố mẹ cho sang đó để thưởng thức đặc sản bánh cuốn Thanh Trì các con nhé! 
c. Cô cho trẻ xem hình ảnh bánh Tôm Hồ Tây:
- Món án cuối cùng cô muốn giới thiệu với các con là món bánh Tôm Hồ Tây.
- Các con nhìn món ăn này có ngon không nào?
- Bạn nào đã được bố mẹ cho đi ăn món này nhỉ?
 Thử tưởng tượng một chiều đi dạo Hồ Tây, thấy hơi đói bụng, ghé vào quán gọi một đĩa bánh tôm ăn chơi thì còn gì thú bằng. Bánh tôm Hồ Tây được làm với những con tôm Hồ Tây tươi rói bọc bột chiên vàng rụm. Bánh ăn nóng chấm cùng nước dùng chua ngọt, cay và ăn kèm đu đủ và cà rốt thái ngâm giấm.
d. Củng cố:
* Trò chơi ai nhanh hơn:
- Cô sẽ chia lớp mình thành 3 đội.
- Trong rổ cô có nhiều hình ảnh về nhiều món ăn của Thủ đô Hà nội và các nơi khác. Nhiệm vụ của các con hãy chọn hình về món ăn đặc sản của thủ đô Hà Nội gắn lên bảng, đội nào gắn nhiều hình đúng đội đó thắng.
* Trò chơi âm nhạc: 
- Các con hãy mở ô số và hát bài hát có nội dung về hình ảnh có trong tranh, nếu chọn trúng ô màu đỏ, thì sẽ mất lượt chơi.
3. Kết thúc:
- Cô cho trẻ hát bài: “Yêu Hà Nội”
Lưu ý
Chỉnh sửa năm học
2016 - 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC (Thứ 5 ngày 4 tháng 5 năm 2017)
Giáo viên soạn giảng: Nguyễn Thùy Linh
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Hoạt động âm nhạc
DH: Quê hương tươi đẹp.
NH: Em đi trong tươi xanh.
TC: Tai ai tinh
1. Kiến thức:
-Trẻ thuộc lời bài hát vận động theo nhạc bài hát thể hiện được tình cảm của mình qua bài hát “Quê hương tươi đẹp”
- Lắng nghe và thích nghe cô hát.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng vận động, tai nghe nhạc của trẻ
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu thích quê hương đất nước Việt Nam, thích được hoạt động cùng các bạn.
- Đĩa có bài hát “Quê hương tươi đẹp”, “Em đi trong tươi xanh” để dạy trẻ.
- Mũ chóp bịt.
1.Ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: “ Em yêu nhà em”.
- Các con vừa đọc bài thơ gì? Nói về điều gì?
- Hôm nay cô có 1 bài hát rất hay muốn dậy các con!Chúng mình cùng nhau học nhé!
2.Hoạt động trọng tâm:
2.1.Hoạt động 1: Dạy hát: Quê hương tươi đẹp:
- Giới thiệu bài hát “ Quê hương tươi đẹp ''- Tác giả Anh Hoàng
- Chúng mình cùng thể hiện tình yêu quê hương đất nước qua bài hát “Quê hương tươi đẹp ” nhé.
- Cả lớp hát (2 lần)
- Đó là bài hát gì?
- Bài hát của tác giả nào?
- Quê hương có những gì?
- Chúng mình có yêu quê hương mình không?
- Chúng mình sẽ hát thật hay cùng thể hiện tình yêu quê hương qua bài hát quê hương tươi đẹp nhé.
 + Trẻ cùng cô hát,nhún theo nhịp
 + Hát, vận động múa theo lời bài hát
 + Hát, vỗ tay theo nhịp
- Cô thấy các bạn lớp mình đã hát rất hay rồi đấy! Bây giờ cô muốn các tổ trong lớp mình hãy thi xem tổ nào hát hay hơn nhé!
- Cô mời tổ bên tay phải của cô
- Cô mời tổ bên tay trái cô, tổ phía trước mặt hát.
- Các con thấy các bạn thể hiện bài hát thế nào? 
- Bây giờ có bạn nào muốn thể hiện bài hát: “Quê hương tươi đẹp” cho cô và các bạn cùng xem nào?
- Cô gọi trẻ xung phong thể hiện
- Các con vừa được hát vận động bài hát gì?
- Tác giả bài hát là ai?
22.. Hoạt động 2: Nghe hát : “Em đi trong tươi xanh ”(Vũ Thanh)
- Bài hát “Em đi trong tươi xanh”của tác giả Vũ Thanh rất hay đấy. Hôm nay cô sẽ hát cho chúng mình nghe nhé !
- Cô hát cho trẻ nghe 2 lượt thể hiện điệu bộ minh họa
- Đó là bài hát gì? Bài hát như thế nào?
- Chúng mình cùng nghe cô ca sỹ hát nhé.
- Mở đĩa cho trẻ nghe 2 lượt.
- Cô cùng trẻ hát và vận động theo lời bài hát.
2.3.Trò chơi : Tai ai tinh:
- Cô giới thiệu trò chơi.
- Cách chơi: Cô chuẩn bị một mũ chóp kín. Cô mời 1 trẻ lên đội mũ chóp, cô chỉ định 1 trẻ bất kỳ ngồi dưới hát một bài. Bạn đội mũ chóp phải đoán được tên của bạn vừa hát. Nếu đoán đúng thì bạn đó sẽ lên chơi thay cho bạn đội mũ chóp. Nếu sai thì bạn chơi sẽ hát 1 bài hoặc nhảy lò cò.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
3. Hoạt động 3: Kết thúc:
- Cô cho trẻ vận động nhẹ nhàng thành những chú chim về tổ.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm học
2016 - 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC (Thứ 6 ngày 5 tháng 5 năm 2017)
Giáo viên soạn giảng: Nguyễn Thùy Linh
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Hoạt động tạo hình
Xé dán cảnh đẹp quê hương mà bé yêu thích.
1. Kiến thức:
- Trẻ cắt, xé, dán được thành các hình khác nhau và dán được phong cảnh quê hương theo tưởng tượng, biết trang trí cây cỏ, hoa, lá,..
- Trẻ kể về quê hương  mình cho cô và các bạn được biết một cách rõ ràng và mạch lạc
- Trẻ cùng nhau thảo luận về các phong cảnh núi đồi, đường đi,ngôi nhà, ..
- Trẻ biết xé các chi tiết sáng tạo để làm cho bức tranh đẹp hơn
2.Kỹ năng:
- Trẻ biết dùng đôi tay để xé nhích tờ giấy tạo thành các đường thẳng, đường cong của đường đi, núi đồi,nhà,.., biết dùng kéo cắt các chi tiết.
- Trẻ biết phết hồ vào mặt trái của tờ giấy rồi dán thành bức tranh
- Trẻ biết tạo thêm các chi tiết khác nhau vào bức tranh của mình thêm đẹp hơn
- Biết sắp xếp  bố cục bức tranh hợp lý
- Rèn kỹ năng khéo léo đôi tay
- Phát triển tư duy, ngôn ngữ, óc sáng tạo và tính thẩm mĩ của trẻ
3. Thái độ:
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm sạch, đẹp
- Trẻ biết yêu quý quê hương mình, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ
- Trẻ có thái độ tích cực khi tham gia hoạt động
- Trẻ biết thu dọn đồ dùng đúng nơi quy định
- Trẻ biết vệ sinh tay sạch sẽ sau khi xé dán
- Tranh cắt, xé, dán một số phong cảnh
- Đài, đĩa nhạc bài: “Quê hương tươi đẹp”
- Giấy màu các loại, giấy A4, keo, rổ, một số nguyên vật liệu thiên nhiên
1.Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ điểm gây hứng thú
- Các con lại đây với cô nào
- Các con cùng kể về quê hương mình nào
- Cô mời con kể nào
+ Quê hương con ở đâu?
+ Quê hương con có những gì?
- Cô mời một bạn nữa kể về quê hương mình nào ?
( Cho 4 – 5 trẻ kể)
- Giáo dục: yêu quê hương  các con phải làm gì?
- Thưởng cho các con kể giỏi về quê hương thân yêu, cô cho chúng mình đi thăm quan một triển lãm tranh rất đẹp, nhưng trước khi đi cho cô hỏi là các con thích đi bằng phương tiện gì?
- Theo cô để tiết kiệm nhiên liệu và chống ô nhiễm môi trường, cô cháu mình đi bộ và cùng nhau hát cho vui
- Hát: Quê hương em
- Chúng mình đang ở đâu vậy?
2.Hoạt động 2: Bài mới:
 2.1.Thảo luận kỹ năng xé dán:
- Ai có nhận xét về triển lãm tranh?
- Những bức tranh này như thế nào?
- Được làm từ nguyên vật liệu gì? Và làm như thế nào?
- Để làm được bức tranh về quê hương thật đẹp cần đến những gì?
- Ai giỏi nói lại cho cô biết kỹ năng cắt, xé, dán bức tranh nào!
( Cho cả lớp nói và cá nhân trẻ nói)
- Xé xong các bộ phận của bức tranh chúng mình phải làm gì nữa?
- Phết hồ như thế nào?
- Bây giờ cô cháu mình cùng nhau thi tài cắt, xé, dán bức tranh quê hương nhé!
- Trước khi xé dán cô thưởng cho các con trò chơi
2.2. Trẻ thực hiện:
- Trẻ về các nhóm thực hiện xé dán ngôi nhà trên nền nhạc bài “Quê hương tươi đẹp”
- Cô quan sát các nhóm
- Đến từng nhóm trò chuyện và khích lệ trẻ cắt, xé, dán bức tranh thật đẹp.
- Cô khuyến khích , động viên, nêu ý tưởng cho trẻ có sự sáng tạo khi cắt, xé, dán bức tranh.
+ Con đang làm gì vậy?
+ Khi cắt, xé, dán xong con sẽ  làm gì?
+ Dán được ngôi nhà rồi con định làm gì thêm cho bức tranh  đẹp hơn?
2.3.Trưng bày và nhận xét sản phẩm:
- Sau khi cắt xé dán xong rồi các con cùng mang tranh của mình đến triển lãm tranh để treo nhé
- Cô thấy bạn nào cũng chăm chỉ, tích cực cắt xé dán được ngôi nhà
- Cô khen các con nào!
- Bây giờ ai có nhận xét về triển lãm tranh cắt xé dán các kiểu nhà?
- Con thấy bức tranh nào đẹp? con có thích bức tranh đó không? Tại sao con thích bức tranh đó?
- Đây là bức tranh của ai?
- Con đã làm như thế nào để có bức tranh đẹp?
- Giữa hai bức tranh này con thích bức tranh nào? Tại sao?
- Ai xé dán bức tranh này?
- Con  hãy nói lại kỹ năng cắt xé dán ngôi nhà cho cô và các bạn nghe nào!
( Cho trẻ nhận xét các bức tranh và nêu lên cách thực hiện các bức tranh đó)
( Cô nhận xét với các tình tiết xảy ra lúc trẻ nhận xét)
- Nhắc trẻ rửa tay sạch sau khi xé dán
3.Kết thúc: 
- Cô cho trẻ hát bài : Yêu Hà Nội.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm học
2016 - 2017

File đính kèm:

  • docgiao_an_tuan_1_kham_pha_mon_an_thu_do_ha_noi.doc
Giáo Án Liên Quan