Giáo án lớp chồi - Chủ điểm: Trường học

1.Ôn định tổ chức:

- Cô và trẻ cùng trò chuyện và xem hình ảnh về vận động viên điền kinh,bóng đá ,bóng bàn .và bàn luận về thân hình của họ ,khỏe mạnh ,cân đối

- Để trở thành vận động viên ,cần phải làm gì ?

Vậy hôm nay cô và cc sẽ cùng nhau làm vận động viên môn chạy ,mà người ta vẫn thường gọi là vận động viên điền kinh đó

+ Khởi động: Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.

+ Trọng động:

- Tay vai 4 : Tay đưa ngang trước lên cao.

 - Chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục.

 - Bụng lườn 2: Đứng quay người sang 2 bên .

 - Bật nhảy 1: Bật tiến về phía trước.

2.Nội dung chính:

* Vận động cơ bản “ Ôn chạy chậm 150m không giới hạn thời gian. ”

Cô làm mẫu:

Cô làm mẫu kết hợp phân tích vận động.

 TTCB: tư thế chuẩn bị ,đứng trước vạch xuất phát đứng chân trước chân sau ,thân người hơi ngả về phía trước ,khi nghe hiệu lệnh chạy ,thì chạy nhanh về phía trước ,khi chạy chân nhấc cao ,cham đất bằng nửa đầu bàn chân ,khủy tay hơi gập lại đánh nhịp nhàng cùng với nhịp chạy của chân ,đầu ko cúi ,mắt nhìn về phía trước .

- Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì?

 - Mời trẻ khá lên thực hiện tung bóng cho cả lớp xem.

+ Trẻ thực hiện:

Cho trẻ luyện tập 2-3 lần

 . Cho trẻ làm cô theo dõi động viên nhắc nhở trẻ làm đúng các thao tác , và chú ý sửa sai cho trẻ .

 - Trẻ đứng thành 2 hàng dọc 2 trẻ ở 2 hàng thực hiện cho đến hết .

 - Lần sau 2 tổ thi đua nhau .

 => Cô bao quát sửa sai động viên trẻ.

Trò chơi : Ném vòng vào cổ chai:

Cách chơi:

 Đặt 3 cái chai thành một hàng thẳng cách nhau 50 đến 60 cm. Vẽ vạch chuẩn cách chai từ 100 đến 150 cm (tùy theo khả năng và mức độ chơi ở các lần khác nhau mà tăng dần khoảng cách). Người chơi xếp 3 hàng đứng dưới hàng kẽ, mỗi lần chơi cho 3 người ném, mỗi người ném 3 vòng, thi xem ai ném được nhiều vòng lọt vào cổ chai là người đó thắng cuộc.

3.Kết thúc:

* Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu, thả lỏng, điều hòa.

 

doc11 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp chồi - Chủ điểm: Trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC (Thứ 2 ngày 8 tháng 5 năm 2017)
Giáo viên soạn giảng: Nguyễn Thùy Linh
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thể dục vận động:
-Ôn chạy chậm 150m không giới hạn thời gian.
-TCVĐ: Ném vòng cổ chai
1. Kiến thức:
- Chạy được 150m thẳng hướng
-Trẻ thể hiện đúng yêu cầu của bài tập , Khi chạy đầu ko cúi ,mắt nhìn về phía trước ,
2. Kĩ năng:
- Phát triển cơ chân cho trẻ  và tố chất khéo léo nhanh nhẹn, phát triển khả năng định hướng tốt.
- Thực hiện được vận động phối hợp giưa chân và tay
- Tập đúng các động tác thể dục và bài tập phát triển chung
3.Thái độ:
- Hào hứng tham gia vào hoạt động
- Giáo dục trẻ có tính kỹ luật trật tự trong giờ học.
- Trẻ chơi vui, đúng luật.
- Sân bãi bằng phẳng thoáng mát
- Bóng.
- 3 cái chai. ( Hoặc vật dụng nào đó )
- 9 cái vòng đường kính từ 15 đến 20 cm.
-Làm bằng tre (tùy theo đích ném nếu đích là vật có cổ to thì vòng phải to sao cho lọt được vào cổ vật làm đích).
1.Ôn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng trò chuyện và xem hình ảnh về vận động viên điền kinh,bóng đá ,bóng bàn ..và bàn luận về thân hình của họ ,khỏe mạnh ,cân đối
- Để  trở thành vận động viên ,cần phải làm gì ?
Vậy hôm nay cô và cc sẽ cùng nhau làm vận động viên môn chạy ,mà người ta vẫn thường gọi là vận động viên điền kinh đó
+ Khởi động:  Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
+ Trọng động:
- Tay vai 4 : Tay đưa ngang trước lên cao.
 -  Chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục.
 - Bụng lườn 2: Đứng quay người sang 2  bên .
 - Bật nhảy 1: Bật tiến về phía trước.
2.Nội dung chính:
* Vận động cơ bản “ Ôn chạy chậm 150m không giới hạn thời gian. ”
Cô làm mẫu:
Cô làm mẫu kết hợp phân tích vận động.
 TTCB: tư thế chuẩn bị ,đứng trước vạch xuất phát đứng chân trước chân sau ,thân người hơi ngả về phía trước ,khi nghe hiệu lệnh chạy ,thì chạy nhanh về phía trước ,khi chạy chân nhấc cao ,cham đất bằng nửa đầu bàn chân ,khủy tay hơi gập lại đánh nhịp nhàng cùng với nhịp chạy của chân ,đầu ko cúi ,mắt nhìn về phía trước .
- Hỏi lại tên vận động? Cô vừa thực hiện vận động gì?
 - Mời trẻ khá lên thực hiện tung bóng cho cả lớp xem.
+ Trẻ thực hiện: 
Cho trẻ luyện tập 2-3 lần
 . Cho trẻ làm cô theo dõi động viên nhắc nhở trẻ làm đúng các thao tác , và chú ý sửa sai cho trẻ .
 - Trẻ đứng thành 2 hàng dọc 2 trẻ ở 2  hàng thực hiện cho đến hết .
 - Lần sau 2 tổ thi đua nhau .
 => Cô bao quát sửa sai động viên trẻ.
Trò chơi : Ném vòng vào cổ chai:
Cách chơi: 
 Đặt 3 cái chai thành một hàng thẳng cách nhau 50 đến 60 cm. Vẽ vạch chuẩn cách chai từ 100 đến 150 cm (tùy theo khả năng và mức độ chơi ở các lần khác nhau mà tăng dần khoảng cách). Người chơi xếp 3 hàng đứng dưới hàng kẽ, mỗi lần chơi cho 3 người ném, mỗi người ném 3 vòng, thi xem ai ném được nhiều vòng lọt vào cổ chai là người đó thắng cuộc. 
3.Kết thúc:
* Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng hít thở sâu, thả lỏng, điều hòa.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm học 2016 - 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC (Thứ 3 ngày 9 tháng 5 năm 2017)
Giáo viên soạn giảng: Nguyễn Thùy Linh
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Làm quen chữ cái:
Chữ: S , X
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết đặc điểm của các chữ cái s-x .Nhận biết được cấu tạo của 2 chữ cái.Biết điểm giống và khác nhau của 2 chữ cái.
- Nhận biết chữ cái thông qua các trò chơi. Hiểu được luật chơi của các trò chơi
 2.Kĩ năng:
- Phát âm đúng s-x. Diễn tả được đặc điểm của chữ cái s-x
- Củng cố kỹ năng nói đúng ngữ pháp cho trẻ
3.Thái độ:
-Yêu thích cảnh đẹp của Quê hương , đất nước và có ý thức bảo vệ cảnh đẹp của Quê hương đất nước 
- Biết đoàn kết, chia sẻ với bạn khi tham gia chơi trò chơi
-Tranh cảnh đẹp của Quê hương , đất nước 
- Thẻ chữ cái cho cô và cho trẻ.
- Xúc xắc kì diệu có gẵn chữ s,x
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Đến với buổi học hôm nay cô con mình cùng tham gia vào trò chơi '' Ghép tranh''
2. Hoạt động 2: Làm quen chữ cái s-x
- Các con aj! Quê hương đất nước ta có rất nhiều cảnh đẹp khác nhau, nhưng hôm nay cô cũng có 1 bức tranh về cảnh đẹp mà muốm mạng đến giới thiệu cho các con các con hãy quan sát nhé
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh khoang xanh - suối tiên
- Cô cho trẻ phát âm từ "khoang xanh - suối tiên" dưới bức tranh
- Cô hỏi: Từ khoang xanh - suối tiên có bao nhiêu tiếng? Và với bao nhiêu chữ cái
- Bạn nào có thể giúp cô dùng thẻ chữ cái cô đã 
chuẩn bị, ghép cho cô từ " khoang xanh- suối tiên" giống trên hình ảnh của cô
 - Các con hãy giúp cô tìm chữ cái đã học
- Cô giới thiệu 2 chữ cái cô dạy hôm nay
* Làm quen chữ s
- Cô phát âm mẫu 3 lần.
- Cô cho cả lớp phát âm.
+ Cô cho trẻ phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân
- Cô cho trẻ nhận xét đặc điểm của chữ “s”.
=> Cô chính xác lại: chữ “s” gồm một nét cong hở phải ở trên nối liên với nét cong hở trái ở dưới.
- Cô cho trẻ nhắc lại 
- Các con hãy tưởng tượng chữ “S” giống hình gì?
- Cô Giới thiệu: Các kiểu viết chữ s
* Làm quen chữ x
- Vừa rồi chúng mình đã được tìm hiểu về chữ cái “S” và chữ cái tiếp theo mà hôm nay cô muốn giới thiệu cho các con là chữ cái “X”.
- Cô phát âm mẫu 3 lần.
- Cô cho cả lớp phát âm.
+ Cô cho trẻ phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân
- Cô cho nhận xét đặc điểm của chữ “ x ”.
=> Cô chính xác lại: gồm một nét xiên phải và một xét xiên trái cắt nhau tạo thành
- Cô cho trẻ nhắc lại 
- Cho trẻ tạo chữ “X” bằng hai ngón tay chéo nhau
-Các con hãy tưởng tượng chữ “X” giống cái gì?
- Cho trẻ chơi trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”
- Cô giới thiệu: Các kiểu viết chữ x
* So sánh chữ: s-x
- Hỏi trẻ về hai chữ này có điểm gì giống và khác nhau?
=> Cô chính xác lại: 
+ Giống nhau : về tên gọi
* Khác nhau : về cấu tạo và cách phát âm 
+So sánh cách phát âm: 
Khi phát âm chữ cái “ s” các con hãy chú ý nhấn mạnh cong lưỡi khi phát âm.
Khi phát âm chữ “ x” thì các con chú ý phát âm nhẹ, không cần cong lưỡi.
Cho trẻ phát âm lại chữ cái” S – X”
+ So sánh về cấu tạo
Chữ cái “S” gồm một nét cong hở phải ở trên, nối liền nét cong hở phải ở dưới còn chữ cái cái “X” gồm một nét xiên phải và một xét xiên trái cắt nhau tạo thành.
Trò chơi củng cố chữ cái:
Trò chơi 1: 
Tên trò chơi: Tìm chữ theo hiệu lệnh của cô.
Cách chơi:
Cô phát cho mỗi cháu 1 rổ có 4 thẻ chữ s, x, p,q. Cô cho trẻ để thẻ chữ trước mặt xếp thành hang ngang từ trái sang phải, khi cô yêu cầu tìm chữ cái nào thì trẻ tìm chữ cái đó giơ lên và phát âm thật to.
Luật chơi:
Khi có hiệu lệnh của cô mới được giơ chữ lên.
Tổ chức cho trẻ chơi:
Cô cho trẻ chơi nhiều lần theo 2 mức:
 + Mức 1: Cô nói tên chữ, thẻ tìm chữ giơ lên và phát âm to.
 + Mức 2: Cô nói cấu tạo chữ, trẻ tìm chữ giơ lên và phát âm to.
Trong lúc trẻ chơi giáo viên quan sát, xử lý tình huống(nếu có). Nếu trẻ tìm sai cô cho trẻ tìm lại.
Kết thúc: Giáo viên động viên, khen ngợi trẻ.
Trò chơi 2 : 
Tên trò chơi: Xúc xắc kì diệu:
Cách chơi:
Mỗi trẻ hãy cầm cho mình 1 thẻ chữ bất kì trong những chữ mà cô vừa dạy. Cô có 1 quân xúc xắc trên các mặt của quân xúc xắc có gắn chữ “s”, “x”. Khi cô tung quân xúc xắc xuống sàn, xúc xắc dừng lại mặt trên chữ cái nào thì trẻ cầm chữ cái đấy đứng dạy phát âm to chữ cái đó.
Luật chơi: 
Khi quân xúc xắc dừng lại mới được phát âm.
Tổ chức chi trẻ chơi:
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần:
 + Lần 1: Cô cho trẻ ngồi thành vòng tròn xúc xắc dừng lại trẻ có chữ cái đó đứng lên và phát âm.
 + Lần 2: Cô cho trẻ đổi chỗ cho nhau khi quân xúc xắc dừng lại thì trẻ có chữ cái đó đứng lên.
Trong lúc trẻ chơi giáo viên quan sát, xử lý tình huống(nếu có).
Kết thúc:
Giáo viên động viên, khen ngợi trẻ.
4. Hoạt động 4: Kết thúc
Cô giáo dục trẻ, động viên, khen ngợi và chuyển hoạt động.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm học 2016 - 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC (Thứ 4 ngày 10 tháng 5 năm 2017)
Giáo viên soạn giảng: Nguyễn Thùy Linh
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Khám phá khoa học:
Tìm hiểu về một số đồ dùng trường tiểu học.
1.Kiến thức:
-Trẻ nhận biết sang năm trẻ được lên lớp một ở trường tiểu học, trường tiểu học củng có thầy, cô giáo và các bạn, ở đó được học tập và vui chơi..
2.Kỹ năng:
- Trẻ biết sắp xếp đồ dùng học tập, sách vở của học sinh lớp 1 trường tiểu học.
- Phát triển khả năng quan sát, tư duy ghi nhớ có chủ định
3.Thái độ:
- Trẻ hào hứng, mong ước mau lớn để được lên lớp 1 trường tiểu học, có ý thức giữ gìn đồ chơi.
- Trẻ tích cực hoạt động, có tinh thần đoàn kết cùng nhau thực hiện đến cùng khi tham gia trò chơi và vui thích khi thắng cuộc
1.Địa điểm tổ chức, đội hình dạy trẻ:
-Đội hình dạy trẻ: Ngồi hình chữ U, ngồi XQ cô.
2.Đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ:
* Đồ dùng của cô: Một số tranh ảnh, băng hình về trường tiểu học. Trường có nhiều lớp học, có vườn trường, có các thầy cô giáo và các bạn; Tranh ảnh về một số hoạt động của trường tiểu học 
- Cặp sách và một số đồ dùng học tập của học sinh tiểu học như: sách, vở, bút chì, bút mực, thước kẻ, bẳng đen.. bẳng gài để gài hình.
* Đồ dùng của trẻ: Mỗi trẻ 1 rổ lô tô để chơi TC.
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú, ổn định tổ chức
Cho cả lớp hát bài: “Tạm biệt búp bê”, nhạc và lời Hoàng Thông.
- Bài hát nói về điều gì? Các con có thích được đi học lớp 1 không?
- Bạn nào đã được đi thăm trường tiểu học rồi? 
- Trường tiểu học có gì khác với trường mầm non?
2.Hoạt động 2: Nội dung
2.1. Cho trẻ xem tranh về trường tiểu học:
- Cô đưa bức tranh về quang cảnh trường tiểu học:
+ Trường tiểu học có những đặc điểm gì? (Có sân trường rộng, có nhiều cây, có cột cờ ở sân trường, có nhiều phòng học, có trồng trường, có bác bảo vệ đánh trống)
+ Lớp học ở trường tiểu học có đặc điểm gì? (Lớp học ở tiểu học có nhiều bàn ghế, có bảng đen, trên bàn học của anh chị  có sách, vở, bút chì, bút mực, thước kẻ, hộp bút)
+ Trường tiểu học và trường mầm non khác nhau ở điểm nào? (ỏ trường mầm non, sân rường có nhiều đồ chơi, trường tiểu học có ít)
Cô nhấn mạnh cho trẻ: Trường mầm non giờ học ngắn  Một buổi học ở trường tiểu học học nhiều, các giờ học nối tiếp nhau, các anh chị chỉ được nghỉ giải lao ngắn giữa các giờ học. ở trường mầm non, hoạt động vui chơi là chủ yếu, ở trường tiểu học thì học là chính. ở trường tiểu học các cháu sẽ được học đọc, viết. Các cháu có thể đọc được sách, báo, truyệnmà không cần đến sự giúp đỡ của người lớn)
2.2. Trò chuyện – đàm thoại về đồ dùng học tập của H/s tiểu học:
+ Cô đưa chiếc cặp sách ra và gọi một trẻ lên kiểm tra xem trong cặp có những đồ dùng gì?
+ Trong cặp sách có những đồ dùng gì?
+ Các đồ dùng này dùng để làm gì?
+ Ngoài việc biết tên gọi, chức năng của các đồ dùng, các cháu còn phải biết làm gì để cho được gọn gàng ngăn nắp? (sắp xếp các đồ dùng này sao cho gọn gàng).
+ Cô gọi trẻ lên sắp xếp đồ dùng vào cặp.
+ Sau đó cho 2 trẻ ở 2 tổ lên thi đua xem ai sắp xếp đồ dùng nhanh và gọn gàng hơn.
3. Củng cố chơi TC luyện tập:
- Chia trẻ thành 2 tổ cùng chơi trò chơi: Thi xem tổ nào nhanh.
+ Cách chơi: Bạn đầu hàng bật tách chụm qua các ô rồi chạy lên chọn đồ dùng được dùng trong trường tiểu học và gắn lên tấm bảng. Gắn xong sẽ chạy về đập vào tay bạn tiếp theo và chạy về đứng ở cuối hàng, lần lượt như thế cho đến khi hết.
+ Thời gian của trò chơi này là một bản nhạc, Tổ nào gắn được nhiều đồ dùng và đúng hơn thì tổ đó thắng.
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả và nhận xét đội thắng thua.
- Cô giáo dục tư tưởng cho trẻ, nhắc trẻ tự cất đồ dùng vào nơi quy định và cho trẻ hát “Em yêu trường em” và ra chơi
Lưu ý
Chỉnh sửa năm học 2016 - 2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC (Thứ 5 ngày 11 tháng 5 năm 2017)
Giáo viên soạn giảng: Nguyễn Thùy Linh
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Hoạt động âm nhạc:
-VĐTN: Tạm biệt búp bê.
-NH: Trường làng tôi.
-TC: Ai đoán giỏi.
1. Kiến thức:
  - Trẻ hát đúng lời, biết tên bài hát và tên tác giả
  - Trẻ nắm được các động tác múa minh họa từ đầu đến cuối bài hát.
2. Kỹ năng:
  - Trẻ vận động múa đúng động tác, nhịp nhàng theo giai điệu từ đầu đến cuối của bài hát.
3. Thái độ:
  - Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động
  - Giáo dục trẻ biết thay đổi trang phục phù hợp theo thời tiết
* Đồ dùng của cô: 
- Đầu đĩa, ti vi
- Đĩa nhạc có  bài “ Tạm biệt búp bê”
 * Đồ dùng của trẻ:
 - Tâm trạng thoải mái, vui vẻ tham gia hoạt động
- Quần áo gọn gàng
 * Địa điểm:      
- Trong lớp
1.Hoạt động 1 : Ổn định tổ chức
 - Cho trẻ xem hình ảnh trường tiểu hoc
 - Sắp vào lớp một rồi, các con thấy thế nào?
 - Cho trẻ nghe giai điệu bài hát “ Tạm biệt búp bê” và đoán xem đó là bài hát gì, tên tác giả?
 - Cho cả lớp hát lại bài hát ( 1 lần)                                                                    
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn hoạt động:
2.1. Dạy múa bài “ Tạm biệt búp bê”
 * Cô múa mẫu cho trẻ xem
 - Múa lần 1 : có nhạc đệm
 - Múa lần 2: chậm, không có nhạc ( cô hát và múa)
 * Dạy trẻ múa:
 - Cô giới thiệu bài hát “Tạm biệt búp bê” chia làm 3 đoạn
 * Đoạn 1:
 - Cô dạy trẻ múa từng động tác theo câu hát:
 + Câu 1: “ Tạm biệt búp bê .gấu Mi sa nhé”
  Phân tích động tác: tay trái cô chống hông, tay phải cô đưa ra trước đưa tay qua về kết hợp nghiêng người
  Cô hát và múa mẫu câu 1
  Cho cả lớp múa lại câu 1 ( chú ý sữa sai cho trẻ)
 + Câu 2: “ Tạm biệt thỏ. Lớp một rồi”
 Phân tích động tác: tay trái cô chống hông, tay phải cô đưa ra trước đưa tay qua về kết hợp nghiêng người sau đó đưa tay phải sang bên phải kết họp nhún chân
  Cô hát và múa mẫu câu 2
  Cho cả lớp múa lại câu 2 ( chú ý sữa sai cho trẻ)
 + Cô tập trẻ múa cả câu 1 và câu 2
 + Câu 3: “ Nhớ lắmthân yêu”
  Phân tích động tác: hai tay cô đan chéo trước ngực sau đó mở tay sang hai bên kết hợp nhún chân.
  Cô hát và múa mẫu câu 3
  Cô múa cả 3 câu
  Cô cho cả lớp múa 3 câu
  Cho cả lớp múa lại câu 3 ( chú ý sữa sai cho trẻ)
  Cô cho cả lớp múa dưới nhiều hình thức : tổ, nhóm, cá nhân
  Cô cho cả lớp múa lại bài hát 1 lần
2.2 . Nghe hát: Trường làng tôi.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát lần 1
- Hỏi trẻ : cô vừa hát bài gì? Do ai sáng tác?
- Cô hát làn 2 kết hợp múa minh họa.
-n Giảng giải nội dung bài hát.
2.3. Trò chơi: Ai đoán giỏi:
- Trẻ đoán tên bài hát, tên nhạc cụ : (có thể thay đổi: cá nhân, cả lớp hát-cùng đoán) và nâng yêu cầu các lần chơi sau :
+ Đoán tên bài hát + 1 nhạc cụ+ tên bạn hát.
+ Đoán tên bài hát + nhạc cụ + tiết tấu sử dụng
Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động
 - Cô khen, động viên và khuyến khích trẻ
 - Cô cho trẻ hát và múa bài “ Tạm biệt búp bê”
Lưu ý
Chỉnh sửa năm học 2016-2017
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC (Thứ 6 ngày 12 tháng 5 năm 2017)
Giáo viên soạn giảng: Nguyễn Thùy Linh
Tên hoạt động học
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Hoạt động tạo hình:
Cắt dán trang trí đồ dùng học tập
1.Kiến thức : 
 - Trẻ biết cắt dán một số đồ dùng học sinh lớp 1.
2.Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng cầm kéo, bôi hồ, tư thế ngồi
3. Thái độ:
- Giáo dục cháu biết bảo vệ, giữ gìn đồ dùng học tập, sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.
-
.
- Hình ảnh về một số đồ dùng học sinh lớp 1.
- Tranh mẫu, vở tiểu học.
- Mỗi trẻ 1 rổ: kéo , hồ, giấy thủ công, bút chì.
- Bàn ghế ngồi theo nhóm.
- Tích hợp âm nhạc, môi trường xung quanh.
1.HOẠT ĐỘNG 1: Tập trung chú ý trẻ:
- Cho lớp hát bài “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”
- Các con vừa hát bài gì ?
- Bài hát miêu tả về ngôi trường như thế nào ?
- Vì sao con lại nhớ trường mầm non ?
- Thế sang năm các con học lớp mấy ?
- Học lớp 1 thì con cần những đồ dùng gì ?
- Cô vừa đi cửa hàng văn phòng phẩm có chụp hình một số đồ dùng của các bạn học sinh lớp 1, các con cùng xem đây là những đồ dùng gì ?
2.HOẠT ĐỘNG 2: Giới thiệu và quan sát tranh:
- Cho cháu xem hình ảnh: Cái cặp, quyển tập, cây bút, cái bảng, thước.
- Lần lượt hỏi trẻ tên gọi, công dụng, hình dạng của từng đồ dùng.
- Nhìn xem cô có gì ?
- Đây là tranh cắt dán đồ dùng học sinh lớp 1 mà cô vừa cắt dán để tặng bạn búp bê nè ?
- Cô cắt dán những gì ?
- Cô cắt dán như thế nào ?
- Cô cắt dán thẳng, bố cục cân đối
- Cô cắt dán các đồ dùng có dạng là những hình học, sau đó dán chúng vào nhau: Cái cặp được cô cắt từ hình chữ nhật làm thân cặp, hình tam giác làm miệng cặp...sau đó cô dùng bút chì vẽ thêm các chi tiết nhỏ
- Cái bảng có dạng hình gì ?
- Cái bảng có dạng hình chữ nhật, quyển tập cũng có dạng hình chữ nhật
- Cây viết là hình chữ nhật dài, nhỏ, sau đó cắt xiên 2 đầu tạo thành ngòi viết, sau đó vẽ thêm chi tiết.
- Thế khi cắt thì ta cằm kéo như thế nào ?
- Cằm kéo bằng tay phải, ngón cái ởa phần trên, ngón trỏ, giữa ở phần dưới, các ngón còn lại nâng kéo. Tay trái cầm và giữ giấy.
- Sau khi cắt xong, ta để bố cục tranh cân đối sau đó bôi hồ vừa đủ dán và vuốt nhẹ cho thẳng.
-Các bạn lớp mình có thích cắt dán đồ dùng học sinh lớp1 không ? con sẽ cắt dán những gì ? cắt dán như thế nào ?
-Khi ngồi các con ngồi thế nào?
-Con cầm kéo bằng tay nào? Cầm như thế nào?
3.HOẠT ĐỘNG 3: Trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ ngồi theo nhóm thực hiện (cô mở nhạc cho trẻ nghe)
- Cô bao quát và giúp đỡ những trẻ còn lúng túng
4.HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét sản phẩm:
-Trẻ treo sản phẩm lên giá cho cả lớp xem chung
-Cho trẻ chọn sản phẩm mình thích và hỏi trẻ vì sao thích?
-Cô chọn sản phẩm hoàn chỉnh nhận xét và cô chọn sản phẩm chưa hoàn chỉnh để bổ sung.
Lưu ý
Chỉnh sửa năm học
2016 - 2017

File đính kèm:

  • docgiao_an_tuan_2_thang_5_truong_tieu_hoc_2017.doc
Giáo Án Liên Quan