Giáo án Lớp Chồi - Đề tài: Khám phá một số loại hình múa rối cạn - Lại Thị Mai Phong
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
Trẻ biết tên gọi loại hình nghệ thuật múa rối cạn: Rối mặt nạ, rối đeo chân, rối dây.
Trẻ biết ý nghĩa loại hình nghệ thuật múa rối là một món ăn tinh thần mang lại niềm vui, tiếng cười cho mọi người sau những ngày lao động vất vả.
- Trẻ biết được một số một số loại hình múa rối khác: rối tay, rối bóng, rối que,
- Bước đầu trẻ biết cách diễn với nhân vật rối.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng học theo nhóm cho trẻ.
- Trẻ bước đầu có kỹ năng sử dụng rối phù hợp: Rối mặt nạ, rối đeo chân, rối dây.
- Rèn kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời mạch lạc cho trẻ.
3. Thái độ:
- Thông qua nghệ thuật múa rối giáo dục trẻ tình yêu thương mọi người, yêu quê hương đất nước, yêu nghệ thuật truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Giáo dục trẻ ý thức khi đi xem biểu diễn rối.
UBND QUẬN BẮC TỪ LIÊM TRƯỜNG MẦM NON ĐÔNG NGẠC B ******* & GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ XÃ HỘI Đề tài: Khám phá một số loại hình múa rối cạn Lứa tuổi: 4- 5 tuổi Số lượng: 20- 25 trẻ Thời gian: 25-30 phút Người thực hiện: Lại Thị Mai Phong Ngày thực hiện: 30/10/2018 Năm học: 2018-2019 GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ XÃ HỘI Đề tài: Khám phá một số loại hình múa rối cạn Lứa tuổi: 4- 5 tuổi Số lượng: 20- 25 trẻ Thời gian: 25-30 phút Người thực hiện: Lại Thị Mai Phong I.Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi loại hình nghệ thuật múa rối cạn: Rối mặt nạ, rối đeo chân, rối dây. Trẻ biết ý nghĩa loại hình nghệ thuật múa rối là một món ăn tinh thần mang lại niềm vui, tiếng cười cho mọi người sau những ngày lao động vất vả. - Trẻ biết được một số một số loại hình múa rối khác: rối tay, rối bóng, rối que, - Bước đầu trẻ biết cách diễn với nhân vật rối. - Trẻ biết cách chơi trò chơi. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng học theo nhóm cho trẻ. - Trẻ bước đầu có kỹ năng sử dụng rối phù hợp: Rối mặt nạ, rối đeo chân, rối dây. - Rèn kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời mạch lạc cho trẻ. 3. Thái độ: - Thông qua nghệ thuật múa rối giáo dục trẻ tình yêu thương mọi người, yêu quê hương đất nước, yêu nghệ thuật truyền thống của dân tộc Việt Nam. Giáo dục trẻ ý thức khi đi xem biểu diễn rối. II. Chuẩn bị Đồ dùng của cô: Chuẩn bị các nhân vật rối, sân khấu múa rối Máy tính, video các loại hình múa rối. Nhạc diễn rối. 2. Đồ dùng của trẻ - Một số nhân vật rối III, CÁCH TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ 1. Ổn định tổ chức gây hứng thú - Cô giới thiệu tiết mục biểu diễn rối. Xin chào mừng các bé đến rối Rạp múa rối vui nhộn. - Các con đã biết gì về nghệ thuật múa rối? - Để biết thêm về nghệ thuật múa rối cô mời các con cùng hướng mắt lên sân khấu và thưởng thức màn múa rối cạn do các cô giáo lớp B1 biểu diễn. - Các con cảm nhận thế nào khi được thưởng thức tiết mục múa rối vừa rồi? + Nghệ thuật múa rối rất gần gũi với cuộc sống, đặc biệt múa rối luôn được các bạn nhỏ rất yêu thích. Các tiết mục múa rối khiến cho người xem có cảm giác vui vẻ, sảng khoái, nhẹ nhàng 2. Phương pháp hình thức tổ chức : 2.1. Hoạt động 1: Khai thác hiểu biết của trẻ về một số loại hình múa rối cạn thông qua hoạt động nhóm - Ai có thể cho cô biết có mấy loại hình múa rối mà các con vừa được xem? (Rối mặt nạ, rối chân, rối dây) - Hôm nay đến với lớp mình cô mang đến cho các những món quà rất đặc biệt chúng mình sẽ chia thành 3 nhóm và khám phá về món quà đó! (Thời gian thảo luận từ (1 – 2 phút) hết thời gian thảo luận cô mời đại diện từng nhóm lên chia sẻ về hiểu biết của nhóm mình. - Cô cho trẻ chia làm 3 nhóm, bàn bạc, thảo luận + Nhóm 1: Tìm hiều về rối mặt nạ (đầu, tóc, khuôn mặt, cách biểu diễn) + Nhóm 2: Tìm hiểu về rối đeo chân (cách thức biểu diễn, trang phục) + Nhóm 3: dây (cách thức biểu diễn, cấu tạo) - Khi trẻ thảo luận bàn bạc cô đi lần lượt từng nhóm quan sát và giúp đỡ nếu cần. - Trẻ thảo luận xong cô mời trẻ về chỗ ngồi, từng nhóm lên giới thiệu. 2.2. Hoạt động 2: Trải nghiệm và thử nghiệm để tìm hiểu về một số loại hình múa rối cạn. * Cô mời nhóm 1 lên trình bày (cô đưa ra các câu hỏi gợi mở) - Nhóm con tìm hiểu về rối gì? - Rối của nhóm con được làm như thế nào? - Để điều khiển được rối mặt nạ con phải làm như thế nào? - Cô chốt: Rối mặt nạ là một loại hình múa rối cạn có thể dùng mẹt hoặc dùng rất nhiều các chất liệu khác nhau để làm mặt nạ, trên mặt rối được hóa trang rất đặc sắc, người diễn rối có thể đeo vào tay, chân hay đeo vào đầu khi biểu diễn. - Thử nghiệm : Cho trẻ lên thử nghiệm múa rối mặt nạ. * Nhóm 2 lên trình bày - Nhóm con được tìm hiểu về rối gì? - Làm thế nào để sử dụng được rối chân? - Khi diễn rối chân con phải làm gì? - Cô chốt: Rối chân là một nghệ thuật múa rối, khi biểu diễn phải đeo rối vào chân, muốn rối di chuyển nhịp nhàng thì chân các con phải dậm chân, lắc lư hay đưa lên hoặc đưa xuống theo điệu nhạc. * Thử nghiệm: Trẻ lên biểu diễn rối chân * Nhóm 3 lên trình bày - Cô chốt: Để sử dụng được rối dây đầu tiên cô dùng dây quàng vào cổ sau đó cô đeo chân rối vào chân của mình, cô dùng dây ở tay để điều khiển rối. - Ai muốn điểu khiển rối dây như cô? * Thử nghiệm: Trẻ lên điểu khiển rối dây - Vừa rồi các con đã được tìm hiểu về cách sử dụng những rối mặt nạ, rối chân, rối dây. Vậy muốn điều khiển những loại rối này các con dùng những bộ phận nào trên cơ thể? (tay, chân, đầu) * Cô chốt: 3 loại hình múa rối mà các con vừa tìm hiểu đều nằm trong nghệ thuật múa rối cạn, các con có thể sử dụng rất nhiều bộ phận trên cơ thể để điều khiển rối. Với 3 loại hình múa rối mặt nạ, rối chân, rối dây ngày hôm nay các con điều khiển chủ yếu bằng đôi chân của mình. Và khi diễn các con cần kết hợp cùng các bạn diễn của mình nhé để bài diễn được nhịp nhàng và đẹp nhé! *Mở rộng: Ngoài nghệ thuật múa rối mà các con vừa tìm hiểu các con còn biết có loại hình múa rối nào khác? - Cô cho trẻ xem video múa rối bóng, rối tay, rối que. *Giáo dục: Múa rối là một nghệ thuật dân gian truyển thống của dân tộc Việt Nam, thông qua nghệ thuật múa rối mang đến cho các con niềm tự hào, thêm yêu quê hương đất nước mình hơn. - Khi đến xem múa rối các con phải như thế nào? 2.3.Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố * Trò chơi “ Ai giỏi nhất” - Cách chơi: Chia lớp làm 3 đội chơi. Trên màn hình sẽ lần lượt xuất hiện các câu hỏi hiểu biết về nghệ thuật múa rối cạn. Các con sẽ lắng nghe câu hỏi sau đó suy nghĩ. Thời gian dành cho các con suy nghĩ và thảo luận là 5 giây, hết thời gian suy nghĩ các con sẽ lắc xúc xắc để giành quyền trả lời. Nếu đội nào trả lời đúng sẽ được thưởng một khuôn mặt cười. Nếu đội nào trả lời sai thì quyền trả lời sẽ thuộc về 2 đội còn lại. - Luật chơi: Các đội chỉ được lắc xúc xắc để giành quyền trả lời thời gian suy nghĩ kết thúc. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 4. Kết thúc: - Cô và trẻ biểu diễn múa rối cạn - Nhận xét chuyển hoạt động - Trẻ chú ý - Trẻ trả lời - Trẻ về chỗ - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thảo luận - Trẻ trình bày - Trẻ thử nghiệm múa rối mặt nạ - Trẻ lên trình bày - Trẻ thử nghiệm múa rối chân - Trẻ thử nghiệm múa rối dây - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ cùng cô biểu diễn múa rối cạn
File đính kèm:
- Kp mua roi can_12836328.doc