Giáo án Lớp Chồi - Đề tài: Rối bóng - Chu Thị Lan
1. Kiến thức
- Trẻ biết một số đặc điểm của rối bóng: Khung rối, màn chiếu và rối
- Trẻ biết rối bóng hoạt động nhờ sự tương phản ánh sáng.
- Trẻ biết tạo ra khung rối có màn chiếu và rối que từ các nguyên vật liệu khác nhau.
2. Kỹ năng
- Quan sát, thảo luận, đối thoại với người đối diện.
- Trẻ có kĩ năng phối hợp các nguyên vật liệu để tạo ra rối bóng.
- Trẻ có kĩ năng sử dụng kéo cắt và dán.
- Trẻ có kĩ năng làm việc nhóm.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Cố gắng hoàn thành công việc được giao.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN BẮC TỪ LIÊM TRUỜNG MẦM NON HỒ TÙNG MẬU --------***-------- GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ: TIẾP CẬN QUỐC TẾ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP STEAM VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC Đề tài: Rối bóng Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ 4 – 5 tuổi Số lượng: 15 - 18 trẻ Thời gian: 45 - 60 phút Ngày dạy: 11/12/2018 Người dạy: Chu Thị Lan Năm học: 2018- 2019 Steam: Rối bóng. E - Chế tạo: Khung rối có màn chiếu, làm rối que. M - Toán: Hình dạng của rối qua màn chiếu. Độ to-nhỏ, rõ mờ của bóng rối trên màn chiếu. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ biết một số đặc điểm của rối bóng: Khung rối, màn chiếu và rối - Trẻ biết rối bóng hoạt động nhờ sự tương phản ánh sáng. - Trẻ biết tạo ra khung rối có màn chiếu và rối que từ các nguyên vật liệu khác nhau. 2. Kỹ năng - Quan sát, thảo luận, đối thoại với người đối diện. - Trẻ có kĩ năng phối hợp các nguyên vật liệu để tạo ra rối bóng. - Trẻ có kĩ năng sử dụng kéo cắt và dán. - Trẻ có kĩ năng làm việc nhóm. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động - Cố gắng hoàn thành công việc được giao. II. CHUẨN BỊ - Khung rối có màn chiếu, rối que, đèn chiếu. - Bìa cattong, giấy A3, vải trắng, băng dính trong, bìa màu, keo sữa, kéo thủ công, que kem, băng dính 2 mặt... - Bảng, hình ảnh về rối bóng III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Nhắc lại - Cô xúm xít trẻ, cô cho trẻ xem 1 đoạn truyện với rối bóng. 2. Hoạt động 2: Gợi mở, giới thiệu Cô tạo tình huống đang xem rối bóng thì đèn tắt. - Chuyện gì vừa xảy ra? - Đèn tắt thì có diễn rối bóng tiếp được không? Làm thế nào để kể được tiếp? - Theo các con, để diễn rối bóng cần những gì? (Cô dính hình ảnh đồ dùng cần để diễn rối bóng lên bảng) - Rối bóng hoạt động như thế nào? (Sự phản chiếu ánh sáng) Cô giao nhiệm vụ: Hôm nay, các con sẽ cùng nhau làm khung rối có màn chiếu và làm rối que để diễn rối bóng 3. Hoạt động 3: Trẻ thiết kế Cô giới thiệu các nguyên vật liệu đã chuẩn bị sẵn - Khung rối, màn chiếu: Với những nguyên vật liệu như thế này các con sẽ dùng gì làm khung rối? Màn chiếu con làm bằng cái gì? Vì sao? Con sẽ làm như thế nào? - Rối: Có khung rối, màn chiếu rồi, cần có gì nữa? + Có rất nhiều hình các nhân vật trong các câu truyện, như thế này đã gọi là rối chưa? + Con sẽ làm gì để tạo thành rối que? - Giáo dục trẻ giữ vệ sinh khi thực hiện hoạt động: Lau tay sau khi dùng keo, giấy vụn để gọn gàng vào rổ. - Để chuẩn bị diễn rối bóng con cần đồ dùng gì nữa? - Trẻ về nhóm thực hiện: Trẻ thảo luận về chọn chất liệu, nguyên liệu sẽ làm và tiến hành thiết kế. * Cho trẻ sử dụng rối bóng mà nhóm mình đã làm: - Màn chiếu của nhóm con có bị trùng hay nhăn không? Nếu bị như thế thì khi diễn rối bóng có sao không? Nếu vậy khi thực hiện, các con phải làm màn chiếu như thế nào? - Hãy đặt rối lên, nếu đặt xa màn chiếu thì sao? Đặt gần màn chiếu thì thế nào? Mỗi con rối có 1 hình dáng tương ứng trên màn chiếu. * Cô giao nhiệm vụ tiết học sau: Giờ học sau, các nhóm sẽ sử dụng rối bóng mà nhóm mình làm để kể 1 câu chuyện 4. Hoạt động 4: Kết thúc - Cô hỏi trẻ: Theo các con, chúng mình sẽ dùng rối bóng mà các con làm trong giờ học nào? - Vậy thì chúng mình sẽ để ở đâu? Khen động viên cả lớp và chuyển hoạt động - Trẻ chú ý xem rối bóng - Đèn tắt - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ về nhóm thảo luận và lựa chọn nguyên vật liệu - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời
File đính kèm:
- Ung dung stem Roi bong_12836347.doc