Giáo án Lớp Chồi - Đề tài: Truyện "Ba cô gái" - Nguyễn Thị Kiều

1.Ổn định tổ chức:

- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ Gia đình”.

- Các con à thấy cô Vui buồn cô Thắm hỏi thăm thì biết được chuyện mẹ của cô Vui mới bị ốm nên cô Vui buồn. Cô Vui đã được ban giám hiệu nhà trường cho nghỉ phép về chăm sóc Mẹ nhờ sự chăm sóc chu đáo của cô Vui nên Mẹ cô đã khỏe lại.

- Các con ạ. Cô cũng có biết một câu chuyện kể về một bà lão có ba người con gái.Và đã xảy ra một chuyện là vào một ngày bà bị ốm.Các con có muốn biết đó là câu chuyện gì không?Cô xin mời các con cùng chú ý lắng nghe cô kể câu chuyện “ Ba cô gái”nhé.

2.Phương pháp, hình thức tổ chức:

*Lần 1: Cô kể diễn cảm cùng nhạc nhẹ:

- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện có tên là gì?

- Trong câu chuyện “ Ba cô gái” có những nhân vật nào?

*Lần2: Cô kể kết hợp tranh minh họa( Đàm thoại về nội dung):

- Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì?

- Bà mẹ đã sinh ra được mấy cô con gái?

- Tình cảm của Bà đối với các con như thế nào?

- Vì sao bà phải nhờ Sóc Con mang thư cho các con của bà?

=>Trong câu chuyện “ Ba cô gái” bà mẹ sinh được ba người con gái, bà luôn yêu thương, chăm sóc và lo cho các cô từng ly từng tí.Vì thương nhớ các con ở xa nên bà bị ốm , bà muốn gặp các con nhưng bà không thể đi thăm các con được nên bà phải nhờ đến Sóc Con đi đưa thư cho các con của bà.

- Sóc mang thư đến cho ai trước?

+ Nghe tin mẹ ốm, chị cả có về thăm mẹ ngay không? Vì sao?

 

docx3 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp Chồi - Đề tài: Truyện "Ba cô gái" - Nguyễn Thị Kiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HỘI GIẢNG
Lĩnh vực phát triển: Phát triển ngôn ngữ.
Đề tài: Truyện “ Ba cô gái”. ( Kể chuyện cho trẻ nghe)
Đối tượng: Mẫu Giáo Nhỡ
Thời gian: 25-30 phút.
Số lượng: Cả lớp.
Người hướng dẫn: Nguyễn Thị Kiều
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thắm.
 Nguyễn Thị Vui.
I.Mục đích-Yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, các nhân vật.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện nói về tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái và tấm lòng hiếu thảo của con cái dành cho cha mẹ.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng chú ý, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ.
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp rõ ràng, mạch lạc cho trẻ.
3.Thái độ:
- Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động.
- Trẻ biết thể hiện tình cảm với cha mẹ, gia đình.
II.Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát “ Mẹ ơi có biết”, nhạc nhẹ không lời.
 - Giáo án điện tử.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ cùng chơi trò chơi “ Gia đình”.
- Các con à thấy cô Vui buồn cô Thắm hỏi thăm thì biết được chuyện mẹ của cô Vui mới bị ốm nên cô Vui buồn. Cô Vui đã được ban giám hiệu nhà trường cho nghỉ phép về chăm sóc Mẹ nhờ sự chăm sóc chu đáo của cô Vui nên Mẹ cô đã khỏe lại.
- Các con ạ. Cô cũng có biết một câu chuyện kể về một bà lão có ba người con gái.Và đã xảy ra một chuyện là vào một ngày bà bị ốm.Các con có muốn biết đó là câu chuyện gì không?Cô xin mời các con cùng chú ý lắng nghe cô kể câu chuyện “ Ba cô gái”nhé.
2.Phương pháp, hình thức tổ chức:
*Lần 1: Cô kể diễn cảm cùng nhạc nhẹ:
- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện có tên là gì?
- Trong câu chuyện “ Ba cô gái” có những nhân vật nào?
*Lần2: Cô kể kết hợp tranh minh họa( Đàm thoại về nội dung):
- Câu chuyện cô vừa kể có tên là gì?
- Bà mẹ đã sinh ra được mấy cô con gái?
- Tình cảm của Bà đối với các con như thế nào?
- Vì sao bà phải nhờ Sóc Con mang thư cho các con của bà?
=>Trong câu chuyện “ Ba cô gái” bà mẹ sinh được ba người con gái, bà luôn yêu thương, chăm sóc và lo cho các cô từng ly từng tí.Vì thương nhớ các con ở xa nên bà bị ốm , bà muốn gặp các con nhưng bà không thể đi thăm các con được nên bà phải nhờ đến Sóc Con đi đưa thư cho các con của bà.
- Sóc mang thư đến cho ai trước?
+ Nghe tin mẹ ốm, chị cả có về thăm mẹ ngay không? Vì sao?
-  Cuối cùng cô chị cả biến thành con gì?
=>Sóc mang thư cho cô chị cả khi đọc thư rồi biết mẹ bị ốm nhưng cô vẫn mải cọ chậu không về thăm mẹ nên đã biến thành con rùa đấy các con ạ..
- Sóc Con lại mang thư đến cho ai tiếp theo?
- Thấy chị hai đang xe chỉ Sóc Con đã nói gì?
- Vì sao chị hai biến thành con nhện?
=>Sóc mang thư cho cô chị hai.Cô chị biến thành con nhện vì mải xe chỉ.
- Người cuối cùng Sóc mang thư đến đó là ai?
- Biết tin mẹ ốm cô út đã làm gì?
- Cô út là người con như thế nào?
- Sóc đã nói gì với cô út?
=>Cô út là người Sóc mang thư cuối cùng.Khi biết mẹ ốm cô út đã lên đường về thăm mẹ ngay.Cô út quả là một người con ngoan và hiếu thảo với mẹ của mình đấy.
- Trước tấm lòng hiếu thảo của cô út bệnh tình của bà mẹ như thế nào?
- Các con muốn mình là người con nào trong câu chuyện? Vì sao?
*Bài học giáo dục: Yêu quí mẹ và những người thân trong gia đình mình.
- Các con vừa được nghe cô kể câu chuyện gì? 
*Lần 3: 
* HĐ 3:Trò chơi: Ô cửa bí mật:
- Trẻ lần lượt khám phá từng ô cửa với những gợi ý của cô.
3.Kết thúc:
- Cô nhận xét.
- Cô và trẻ cùng hát bài “ Mẹ ơi có biết”.
- Trẻ chơi.
- Ba cô gái.
- Mẹ, các con, Sóc Con.
- Ba cô gái.
- Ba người con.
- Yêu thương, quan tâm.
- Bà bị ốm.
- Trẻ lắng nghe
- Chị cả.
- Chị cả không về thăm mẹ.
- Mải cọ chậu.
- Con rùa.
- Chị hai.
- Chị về thăm mẹ mẹ đang bị ốm.
- Chị hai mải xe chỉ.
- Cô út.
- Về thăm mẹ.
- Người con ngoan, hiếu thảo.
- Mẹ đã khỏi bệnh.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chơi.

File đính kèm:

  • docxGA PTNN nghe nghiep ke truyen sang tao ba co gai_12766971.docx
Giáo Án Liên Quan