Giáo án lớp chồi - Hoạt động: Khám phá khoa học - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Động vật sống dưới nước: Cá, tôm, cua

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC

Hoạt động: Khám phá khoa học

Chủ đề: Thế giới động vật

Đề tài: Động vật sống dưới nước: Cá, tôm, cua

Đối tượng: Trẻ 4-5 tuổi

Người soạn: Lăng Thị Thứ - Lớp K13TCMNC

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, vận động, nơi sống của các con vật sống dưới nước: Cá, tôm, cua.

- Trẻ thấy được sự phong phú của các con vật sống dưới nước.

- Trẻ biết được lợi ích của chúng đối với con người: chế biến được nhiều món ăn khác nhau và cho nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, canxi.

- Trẻ biết đưa ra những câu hỏi để hỏi bạn, hỏi cô về con vật mà trẻ thích

 

docx9 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 13538 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp chồi - Hoạt động: Khám phá khoa học - Chủ đề: Thế giới động vật - Đề tài: Động vật sống dưới nước: Cá, tôm, cua, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Hoạt động: Khám phá khoa học
Chủ đề: Thế giới động vật
Đề tài: Động vật sống dưới nước: Cá, tôm, cua
Đối tượng: Trẻ 4-5 tuổi
Người soạn: Lăng Thị Thứ - Lớp K13TCMNC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm, vận động, nơi sống của các con vật sống dưới nước: Cá, tôm, cua.
- Trẻ thấy được sự phong phú của các con vật sống dưới nước.
- Trẻ biết được lợi ích của chúng đối với con người: chế biến được nhiều món ăn khác nhau và cho nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, canxi.
- Trẻ biết đưa ra những câu hỏi để hỏi bạn, hỏi cô về con vật mà trẻ thích.
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Trẻ có kỹ năng phân biệt so sánh.
- Trẻ có kỹ năng chơi trò chơi.
- Trẻ trả lời được câu hỏi của cô một cách rõ ràng, rành mạch.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia vào mọi hoạt động của tiết học.
- Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ: ăn nhiều món ăn chế biến từ động vật sống dưới nước vì có nhiều đạm và canxi.
- Trẻ biết yêu quý những con vật sống dưới nước.
4. Kết quả mong đợi
- 95% trẻ đạt yêu cầu.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
- 3 bình nước trong suốt: 1 bình có cá, 1 bình có tôm, 1 bình có cua.
- Máy tính, máy chiếu/ tivi
- Nhạc 
- Que chỉ
2. Đồ dùng của trẻ
III. Nội dung tích hợp
- Âm nhạc
IV. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Xúm xít, xúm xít!
- Lớp mình ơi, chúng mính cùng cô hát thật to và vận động theo nhạc bài hát “ Cá vàng bơi” nhé!
- Chúng mình vừa cùng cô hát và vận động bài hát gì?
- Cô thấy hôm nay các con hát rất hay và vận động rất giỏi nên cô có món tặng cho các con đấy! 
- Các con cùng nhau đứng lên đi quanh lớp xem cô có món quà gì nào. Bạn nào thích món quà gì thì hãy quan sát thật kỹ món quà ấy nhé!
- Các con đã thấy trong những chiếc bình có gì?
- Các con hãy cho cô biết đặc điểm chung của các con vật đều là con vật sống ở đâu?
- Để tìm hiểu kỹ hơn về các con vật này chúng mình cùng nhìn lên màn hình xem các con vật này như thế nào nhé!
Hoạt động 2: Bé cùng khám phá
1. Con cá:
- Cả lớp cũng nhìn xem cô có con gì đây?
- Con cá có đặc điểm gì?
+ Con cá có những bộ phận nào?
+ Miệng cá dùng để làm gì?
+ Mang cá dùng để làm gì?
+ Vây cá dùng để làm gì?
- Cô chốt lại: Con cá có các bộ phận là đầu, mình, đuôi, trên đầu cá có mắt, mang và cái miệng để đớp mồi, trên mình cá có vây để bơi, ngoài ra trên mình cá còn có vẩy nữa.
- Chúng mình cùng cho cô biết con cá bơi như thế nào?
- Chúng mình cùng kiểm tra xem cá bơi như thế nào nhé! (cô cho trẻ xem video cá bơi).
- Chúng mình cùng làm cá bơi nào!
- Đố cả lớp biết con cá có ích lợi gì?
+ Các con có biết món ăn nào được chế biến từ cá không?
+ Các con cùng nhìn lên đây xem cô có hình ảnh những món ăn nào được chế biến từ cá nhé. (Cô cho trẻ xem các hình ảnh món ăn).
=> Cá chế biến được rất nhiều món ăn ngon: cá rán, cá sốt cà chua, ruốc cá,
+ Bạn nào giỏi cho cô biết các món ăn từ cá cung cấp cho chúng mình chất gì không?
+ Khi ăn cơm cá chúng mình phải ăn như thế nào?
=> Cá là động vật sống dưới nước, cung cấp cho chúng mình rất nhiều chất đạm giúp cơ thể chúng mình khỏe mạnh đấy. Vì thế mà khi ăn cơm với cá chúng mình phải ăn hết suất nhé!
2. Con tôm
- Ngoài cá ra chúng mình còn được cô tặng cho món quà gì nhỉ?
- Bây giờ chúng mình sẽ cùng cô tìm hiểu kỹ hơn về một con vật nữa nhé. Các con cùng nhìn lên màn hình nào.
- Con gì đây cả lớp?
- Chúng mình cùng quan sát xem con tôm có những đặc điểm gì?
+ Con tôm có những bộ phận nào?
=> Con tôm có đầu, mình, chân và đuôi. Trên đầu tôm còn có mắt, có râu, tôm có rất nhiều chân, mình tôm dài và cong
- Đố cả lớp biết con tôm có nhiều chân và có thể bơi như thế nào?
=> Con tôm có nhiểu chân nên giúp con tôm có thể bơi lùi và bơi rất nhanh đấy các con ạ. 
- Bây giờ chúng mình cùng cô xem con tôm bơi như thế nào nhé. (Cô cho trẻ xem video về con tôm đang bơi).
- Chúng mình cùng tìm hiểu xem con tôm đem lại ích lợi gì cho con người nhé.
- Bạn nào giúp cô kể các món ăn chế biến từ con tôm nào?
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh các món ăn được chế biến từ tôm.
- Tôm chế biến được rất nhiều món ăn ngon: tôm chiên, tôm rim thịt, tôm hấp Tôm cung cấp nhiều chất đạm và canxi cho con người đấy. Hôm nào có món tôm các con hãy ăn hết suất nhé.
* So sánh con cá và con tôm:
- Bây giờ chúng mình cùng so sánh xem giữa con tôm và con cá có đặc điểm gì giống và khác nhau?
+ Con tôm và con cá đều là động vật sống ở đâu?
+ Con tôm và con cá đều cung cấp nhiều chất gì cho con người?
=> Con tôm và con cá đều là động vật sống dưới nước, đều cung cấp nhiều chất đạm cho con người.
+ Con tôm và con cá có gì khác nhau?
=> Con tôm có nhiều chân và có thể bơi lùi. Con cá không có chân mà có vây chỉ bơi tiến.
3. Con cua
- Chúng mình cùng cô khám phá một con vật nữa nhé. Chúng mình cùng xem đó là con gì?
- Ai có thể kể cho cô biết đặc điểm của con cua?
+ Con cua có những bộ phận gì?
+ Con cua có mấy cái càng? Chúng mình cùng đếm nhé.
+ Ngoài càng ra, con cua còn có những gì đây? (cô chỉ vào các cẳng).
+ Con của có nhiểu cảng không? Chúng mình cùng cô đếm xem có bào nhiêu cẳng nhé.
+ Ngoài ra cua còn có bộ phận gì nữa?
+ Con cua có đầu khồng?
=> Con cua có 8 cẳng, 2 càng, có mai, có mắt, con cua không có đầu.
- Đố lớp mình con cua vận động như thế nào?
- Chúng mình cùng làm động tác bò ngang như cua xem nào.
- Chúng mình cùng xem cua vận động như thế nào nhé. (Cô cho trẻ xem video cua vận động).
- Con cua có ích lợi gì nhỉ các con?
+ Mẹ, các cô các bác nấu bếp hang ngày thường nấu cho các con ăn món gì từ cua nhỉ? 
+ Con cua cung cấp chất gì cho con người?
=> Hàng ngày các con vẫn thường được ăn món canh cua nấu rau rất ngoan đúng không nào. Các con hãy ăn thật nhiều để cung cấp chất đạm và canxi cho cơ thể khỏa mạnh nhé.
* Mở rộng: 
- Ngoài con cá, con tôm và con cua, các con còn biết con gì sống ở dưới nước nữa?
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh các con vật sống dưới nước: con ốc, con bạch tuộc, con mực, con ngao,
- Có rất nhiều con vật sống dưới nước đấy. Nhưng làm thế nào để bảo vệ các con vật sống dưới nước nhỉ?
- Các con vật sống dưới nước có ích lợi là cung cấp cho chúng mình nhiều chất đạm, canxi nên chúng mình hãy bảo vệ chúng bằng cách không vứt rác ra ngoài môi trường đề có nguồn nước sạch cho các con vật sống dưới nước lớn lên và phát triển nhé.
Hoạt động 3: Bé thi tài
1. Trò chơi “Đội nào nhanh nhất?”
- Cô thấy lớp mình học rất là ngoan nên cô sẽ thưởng cho lớp mình chơi một trò chơi có tên là “Đội nào nhanh nhất?”
- Cách chơi: Cô sẽ chia lớp thành 3 đội: đội 1 có tên là cá, đội 2 có tên là tôm, đội 3 có tên là cua. Nhiệm vụ của 3 đội là tìm những con vật sống ở dưới nước và gắn lên bảng của đội mình. Mỗi đội sẽ xếp thành 1 hàng dọc đứng sau vạch xuất phát. Khi cô hô bắt đầu thì các con sẽ lần lượt lên tìm và gắn con vật sống dưới nước lên bảng.
- Luật chơi: Khi cô hô bắt đầu thì các con mới được lên tìm và gắn con vật. Mỗi lần chỉ được gắn 1 con. Thời gian là 1 bản nhạc, đội nào gắn được nhiều hơn thì đội ấy sẽ chiến thắng, đội thua sẽ cùng nhảy lò có 1 vòng xuong quanh lớp.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi:
+ Cô quan sát, bao quát trẻ chơi.
+ Hướng dẫn trẻ chơi.
- Kết thúc trò chơi: 
+ Cô cùng cả lớp kiểm tra kết quả 
+ Tuyên dương và động viên trẻ
2. Trò chơi “Ai thông minh nhất?”
- Các con có thích chơi thêm một trò chơi nữa không? Trò chơi thứ 2 có tên là “Ai thông minh nhất?”
- Cách chơi: Cô sẽ đặt câu hỏi xoay quanh các con vật chúng mình vừa học. Nhiệm vụ của các con sẽ trả lời đúng hoặc sai bằng cách giơ mặt cười nếu câu trả lời là “đúng”, giơ mặt mếu nếu câu trả lời là “sai”.
- Luật chơi: Bạn nào trả lời sai sẽ hát cho cô và cả lớp nghe 1 bài.
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi: 
+ Cá là động vật sống trên cạn. Đúng hay sai?
+ Con tôm có thể bơi lùi được. Đúng hay sai?
+ Con cua có 8 cằng và 2 càng. Đúng hay sai?
+ Tôm, cua, cá là thức ăn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Đúng hay sai?
- Kết thúc trò chơi: Tuyên dương và động viên trẻ
Hoạt động 4: Kết thúc
- Cô cho các lớp hát “Tôm, cua, cá thi tài”.
- Chuyển sang hoạt động ngoài trời.
- Quanh cô, quanh cô!
- Trẻ hứng thú tham gia hát và vận động theo nhạc bài hát “Cá vàng bơi”
- Trẻ trả lời
- Tre lắng nghe
- Trẻ đi quanh lớp quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ hướng lên màn hình
- Trẻ quan sát và trả lời 
- Trẻ quan sát, ghi nhớ và trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ.
- Trẻ thực hiện theo cô.
- Trả trả lời theo ý hiểu.
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ quan sát và lắng nghe cô
- Một số trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và nhìn lên màn hình.
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- Trẻ chú ý quan sát là ghi nhớ.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- Trẻ trả lời theo ý hiểu
- Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ
=> Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- Trẻ lắng nghe, quan sát và trả lời.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ cùng cô đếm.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ cùng cô đếm.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- Trẻ trả lời
- Trẻ làm động tác bò ngang theo cô.
- Trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Trẻ nhắc lại cách chơi.
- Trẻ tích cực tham gia chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Trẻ chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- Trẻ nhắc lại cách chơi.
- Trẻ tích cực tham gia chơi.

File đính kèm:

  • docxMTXQ (DV SONG DUOI NUOC).docx
Giáo Án Liên Quan