Giáo án lớp chồi - Hoạt động làm quen văn học - Đề tài: Thơ “Chiếc bóng”

I.Mục đích – Yêu cầu.

1. Kiến thức:

- Trẻ biết tên bài thơ “Chiếc bóng” , tên tác giả Phạm Thanh Quang.

- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình yêu thương, giúp đỡ của Bé với con vật xung quanh.Bạn bé trên đường đi học về đã nhìn thấy đàn kiến ,bé rất thương đàn kiến nắng, lấy bóng của mình để che cho đàn kiến, chiếc bóng của bé đã đem lại cho đàn kiến bóng mát và bé rất vui.

- Trẻ trả lời đủ câu, rõ lời, mạch lạc.

2. Kĩ năng:

- Trẻ biết lắng nghe và ghi nhớ bài thơ.

- Trẻ biết ghi nhớ quan sát lắng nghe cô nói, trả lời câu hỏi của cô, rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu, đủ ý, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Trẻ biết chơi trò chơi.

3. Thái độ.

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

- Trẻ yêu quý các con vật dù là nhỏ nhất.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

- Giáo án điện tử, ti vi, máy tính.

- Nhạc không lời.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 4446 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp chồi - Hoạt động làm quen văn học - Đề tài: Thơ “Chiếc bóng”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG MẦM NON HỒNG HÀ
Giáo án
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC.
Đề tài: Thơ “Chiếc bóng”.
Tác giả:Phạm Thanh Quang
 	Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
Lớp 5 tuổi A4
 Số trẻ: 39 trẻ
 	Thời gian: 30 – 35 phút
 	 Ngày dạy: 14/10/2016
 	 Người dạy: NguyễnThị Kim Loan
 Phạm Thị Hồng Nhung
Năm học: 2016 – 2017
Giáo án
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC.
Đề tài: Thơ “Chiếc bóng”.
Tác giả:Phạm Thanh Quan
 Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
Lớp 5 tuổi A4
 Số trẻ: 39 trẻ
 	Thời gian: 30 – 35 phút
 	 Ngày dạy: 14/10/2016
 	 Người dạy: NguyễnThị Kim Loan
 Phạm Thị Hồng Nhung
I.Mục đích – Yêu cầu.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài thơ “Chiếc bóng” , tên tác giả Phạm Thanh Quang.
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình yêu thương, giúp đỡ của Bé với con vật xung quanh.Bạn bé trên đường đi học về đã nhìn thấy đàn kiến ,bé rất thương đàn kiến nắng, lấy bóng của mình để che cho đàn kiến, chiếc bóng của bé đã đem lại cho đàn kiến bóng mát và bé rất vui.
- Trẻ trả lời đủ câu, rõ lời, mạch lạc.
2. Kĩ năng: 
- Trẻ biết lắng nghe và ghi nhớ bài thơ.
- Trẻ biết ghi nhớ quan sát lắng nghe cô nói, trả lời câu hỏi của cô, rõ ràng, mạch lạc, nói đủ câu, đủ ý, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Trẻ biết chơi trò chơi.
3. Thái độ.
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Trẻ yêu quý các con vật dù là nhỏ nhất.
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử, ti vi, máy tính.
- Nhạc không lời.
2.Đồ dùng của trẻ:
- Bảng quay 2 mặt.
- Hình ảnh minh họa nội dung bài thơ “ Chiếc bóng”
III> Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
A. Ổn định tổ chức.
- Cho trẻ chào khách.
- Cô và trẻ chơi trò chơi “ Trời nắng, trời mưa”.
- Cô và các con vừa chơi trò chơi gì?
- Các con ơi bây giờ là mùa gì? ( mùa thu)
- Con thấy ánh nắng như thế nào?( vàng nhạt)
- Vậy khi đi ra trời nắng các con phải làm gì?
=> Giáo dục trẻ: Các con ạ khi đi ra nắng các con phải nhớ đội mũ, đeo khẩu trang ,và mặc áo chống nắng để bảo vệ cơ thể không bị say nắng và đặc biệt là không bị ốm các con rõ chưa ?
- Khi các con đi ra nắng các con có nhìn thấy bóng của mình ở dưới đất không?
- Có một bài thơ rất hay nói về chiếc bóng mà giờ hôm nay cô muốn gửi tới lớp chúng mình, đó là bài thơ “Chiếc bóng” của tác giả Phạm Thanh Quang sáng tác đấy
 B. Phương pháp, hình thức tổ chức: 
1. Cô đọc thơ diễn cảm : 
 *Cô đọc diễn cảm lần 1: Cô đọc diễn cảm kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ minh hoa.
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
*Cô đọc diễn cảm lần 2: Sử dụng màn chiếu.
- Giới thiệu nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình yêu thương và sự giúp đỡ của Bé đối với con vật xung quanh. Bạn bé trên đường đi học về đã nhìn thấy đàn kiến ,Bé rất thương đàn kiến nắng, Bé đã lấy bóng của mình để che cho đàn kiến, chiếc bóng của bé đã đem lại cho đàn kiến bóng mát và bé rất vui.
2. Đàm thoại giúp trẻ hiểu tác phẩm.
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác?
- Trong bài thơ nhắc đến mùa gì trong năm?
- Bài thơ nói về bạn nhỏ đi đâu?
- Đôi má bé như thế nào?
- Đoạn thơ nào nói lên điều đó? (Giữa trưa hèhây hây).
- Các con có biết “Hây hây” có nghĩa là như thế nào không?
- Còn ý kiến của cô Hải Nhung thì như thế nào?
=>Các con ạ “Hây hây” có nghĩa là đôi má đỏ ửng lên vì nắng và nóng đấy. Vì Bé đi học về vào giữa trưa nắng mà trời buổi trưa thì rất nắng, mặc dù Bé đã biết ý đi vào lề đường, dưới hàng cây có bóng mát nhưng đôi má bé vẫn hây hây đỏ.
- Bé đã nhìn thấy con vật gì?
- Đàn kiến đang làm gì?(đội đất về xây tổ)
- Bé đã làm gì để giúp đỡ đàn kiến?
- Bóng của bé do đâu mà có?
- Bạn nào cho cô biết “Chiếc bóng” có nghĩa là gì?
=>Cô khẳng định lại và giải thích “Chiếc bóng” chính là cái bóng của chúng ta đấy. Khi đi ra nắng ông mặt trời chiếu ánh nắng xuống thì mỗi người sẽ có một chiếc bóng và khi các con đi chiếc bóng cũng đi theo bên mình.
- Vì sao Bé phải từ biệt đàn kiến?
- Khi Bé về ý định của bé là gì?
- Ý định của bé có thành không? Vì sao?
- Các con ạ đến giờ bé phải về nhà không mẹ đang chờ vì thương đàn kiến bé định để chiếc bóng lại cho đàn kiến mượn làm ô, nhưng bé đi thì chiếc bóng cũng đi theo nên ý của bé đã không thành được.
3:Dạy trẻ đọc thơ.
- Cô cho cả lớp đọc 2 lần.
- Cho từng tổ đọc thơ.
- Mời nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ.
- Cho cả lớp đọc thơ to - nhỏ theo tay cô
- Cô chú ý quan sát sửa sai cho trẻ.
4: Trò chơi củng cố: “Ai thông minh hơn”.
* Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 tổ, cô đã chuẩn bị tranh minh họa theo nội dung bài thơ. Nhiệm vụ của 3 tổ là lên lấy tranh sau đó về nhóm của mình ,thỏa thuận và sắp xếp các bức tranh sau đó lên ghép vào bảng cho cô theo trình tự nội dung bài thơ “ Chiếc bóng”.
- Cô giới thiệu vị trí các tổ.
* Luật chơi:Đội nào sắp xếp các bức tranh đúng theo trình tự nội dung bài thơ là đội chuyến thắng.
- Cho trẻ chơi
- Cô bao quát động viên trẻ
- Hai cô kiểm tra kết quả .
- Nhận xét tuyên dương
C. Kết thúc:
- Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ.
- Củng cố lại bài,nhận xét và chuyển hoạt động.
-Trẻ chào khách.
-Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ lăng nghe.
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
Cả lớp đọc thơ
Tổ đọc thơ
Nhóm, cá nhânđọc
Cả lớp đọc.
- Trẻ lắng nghe.
Trẻ chú ý lăng nghe cô phổ biến luật chơi và cách chơi
-Trẻ chơi.
- Trẻ trả lời
Hồng hà ngày14/10/2016. 
 Người thực hiện
Nguyễn Thị Kim Loan.

File đính kèm:

  • docgiao_an_van_hoc_tho_chiec_bon_g.doc
Giáo Án Liên Quan