Giáo án lớp chồi năm 2017 - Chủ đề: Giao thông

* Dinh duỡng - sức khoẻ :

MT1- Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi

- Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng . chiều cao nằm trong kênh A

Trẻ trai :

+ Cân nặng từ : 14,4 – 23,5kg

+ Chiều cao đạt từ 100,7-119,1 cm

Trẻ gỏi :

+ Cân nặng đạt từ 13,8- 23,2 kg

+ Chiều cao đạt từ 99,5-117,2cm * Dinh duỡng - sức khoẻ

- chăm sóc nuôi dưỡng:

 + Trẻ ăn uống đủ chất, đủ lượng lượng, ăn hết khẩu phần ăn của trẻ, uống đủ nước.

 + Biện pháp phòng chống béo phì và trẻ suy dinh dưỡng

 + Vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh sạch sẽ

 + Nội dung tuyên truyền phụ huynh về cách chăm sóc trẻ.

 + Cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe cho trẻ theo định kỳ

 

docx32 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 785 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp chồi năm 2017 - Chủ đề: Giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ GIAO THÔNG
( Thực hiện trong 4 tuần: từ ngày 13/ 3/ 2017 đến ngày 9/ 4/ 2017)
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
Lĩnh vực phát triển thể chất
* Dinh duỡng - sức khoẻ :
MT1- Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi 
- Trẻ khoẻ mạnh, cân nặng . chiều cao nằm trong kênh A
Trẻ trai :
+ Cân nặng từ : 14,4 – 23,5kg
+ Chiều cao đạt từ 100,7-119,1 cm
Trẻ gỏi :
+ Cân nặng đạt từ 13,8- 23,2 kg
+ Chiều cao đạt từ 99,5-117,2cm
* Dinh duỡng - sức khoẻ
- chăm sóc nuôi dưỡng:
 + Trẻ ăn uống đủ chất, đủ lượng lượng, ăn hết khẩu phần ăn của trẻ, uống đủ nước.
 + Biện pháp phòng chống béo phì và trẻ suy dinh dưỡng
 + Vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh sạch sẽ
 + Nội dung tuyên truyền phụ huynh về cách chăm sóc trẻ.
 + Cân đo theo dõi biểu đồ, khám sức khỏe cho trẻ theo định kỳ
MT13- Trẻ nhận ra những khu vực và nguy hiểm, không được chơi gần. Nhận biết một số kí hiệu, biểu tượng khuyến cáo nguy hiểm.
- Những nơi nguy hiểm như: ao, hồ, sông suối, bể nước, giếng, phương tiện giao thông,...
- Một số kí hiệu, biểu tượng khuyến cáo: biển cấm, biển nguy hiểm chết người,...
14. Nhận ra  một số trường hợp nguy hiểm và gọi người giúp đỡ.
- Nhận biết một số trường hợp khẩn cấp như: Ốm nặng, cháy nhà, tai nạn, đánh nhau, có người rơi xuống nước, chảy máu, người bị lạc,Khi người lạ bế ẩm... không an toàn đến tính mạng và gọi người giúp đỡ.
- Số điện thoại người thân.
- Làm quen số điện thoại : 113;114;115.
16- Trẻ thực hiện được các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
Tập các động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp
- Hô hấp
- Tay
- Lưng, bụng, lườn
- Chân 
Kết hợp tập các động tác theo hiệu lệnh hoặc phối hợp theo nhạc bài hát: Em đi qua ngã tư đường phố
18. Trẻ biết phối hợp toàn thân trong vận động bò, trườn, trèo.
- chui qua cổng về đích
- TCVĐ: Mèo đuổi chuột
19. Trẻ phối hợp tốt vận động tay- mắt trong chuyền/ tung/ đập/ bắt bóng.
- Đập bóng nảy tự do
21. Trẻ kiểm soát được vận động khi thực hiện các bài tập bật - nhảy
- Bật chụm, tách chân qua 5 ô
27. Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, công dụng, tốc độ của các PTGT quen thuộc.
- PTGT đường bộ
- PTGT đường sắt
- PTGT đường thủy
- PTGT đường hàng không
28. Trẻ nhận biết đèn GT và ý nghĩa của tín hiệu đèn. Một vài bển báo đơn giản. Phân loại các biển cấm, ngang, được phép
- Đèn giao thông
- Các biên báo GT ( Cấm, chỉ dẫn, biển báo)
- Một số quy định giao thông
30. Trẻ biết so sánh, phân loại các đối tượng theo một đến hai dấu hiệu cho trước.
Giống nhau và khác nhau của 2 đến 3 dấu hiệu của PTGT, con vật, cây cối, hoa quả,...
- Dấu hiệu: Đặc điểm, nơi sống,...
+ Phân loại  đồ dùng trong gia đình bé 
+ Phân loại dùng dùng trong lớp
+ Phân nhóm động vật
+ Phân loại hoa
+ Phân loại PTGT
+ Phân loại 4 nhóm thực phẩm
* Trò chơi: DD trốn ở đâu, người mua sắm giỏi, thi ai chọn đúng, tạo nhóm.
38. Trẻ nhận biết được ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
Nhận biết ý nghĩa con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày( số nhà, biển số xe...)
40. Trẻ biết cách so sánh, sắp xếp theo quy tắc.
So sánh, phát hiện quy tác sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc.
43. Trẻ sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo ra các hình đơn giản.
Nhận biết và chắp ghép các hình để tạo thành hình khác nhau
50. Trẻ có một số hiểu biết về các ngày lễ hội trong năm.
56. Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, bài thơ, bài hát, bài đồng dao phù hợp.
- Đọc chuyện cho trẻ nghe: ....
- Đọc thơ: ...
60. Trẻ biết bắt chước các ngữ điệu, nhịp điệu, vần điệu và hiểu nội dung của các bài thơ, đồng dao, ca dao, lời thoại.
61. Trẻ hiểu nội dung, bắt chước được ngữ điệu, giọng điệu của các nhân vật trong câu chuyện
67. Trẻ nhận biết được các kí hiệu, biểu tượng thông thường trong cuộc sống.
72. Trẻ biết tự chọn đồ chơi, trò chơi theo ý thích.
75. Trẻ biết tuân thủ theo các quy định chung ở trường lớp, nơi công cộng,...
92. Trẻ thích nghe các bài hát, bài dân ca, nhạc không lời, nhạc cổ điển và biểu hiện cảm xúc khi nghe.
93. Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát rõ lời các bài hát mà trẻ yêu thích
94. Trẻ biết vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu của các bài hát, bản nhạc với các hình thức khác nhau
95. Trẻ biết phân biệt âm sắc của một số dụng cụ quen thuộc và chơi các trò chơi âm nhác
96. Trẻ biết thể hiện sự sáng tạo khi tham gia các hoạt động nghệ thuật
99. Trẻ biết tô, vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong tròn tạo thành bức tranh có màu sắc và bố cục.
100. Trẻ biết sử dụng một số kỹ năng: cắt, xé, dán, trong hoạt động tạo hình ( kéo cắt giấy, cắt thẳng, xé vụn, xé theo hình vẽ,...)
2. Trẻ biết xếp gấp hình theo mẫu, theo trí tưởng tượng .
103 . Trẻ biết phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình để tạo ra các sản phẩm
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
TUẦN 1: PHƯƠNG TIỆN VÀ QĐGT ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT
Thời gian thực hiện: Từ ngày 13/ 3 đến ngày 17/ 3/ 2017
Người thực hiện: Trần Thị Ngọc Huyền
HOẠT ĐỘNG
Thứ 2
13/03/2017
Thứ 3
14/03/2017
Thứ 4
15/03/2017
Thứ 5
16/03/2017
Thứ 6
17/03/2017
ĐT- TDS
- Cô ân cần đón trẻ vào lớp, nhắc nhở trẻ đi học đầy đủ đúng giờ.
- Cho trẻ xem ảnh các phương tiện giao thong đường bộ
Trò chuyện về một số luật giao thong đường bộ
- Thực hiện các động tác kết hợp bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”
HĐ CHUNG
PTNT- KPKH:
Phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt
 PTTC- Thể dục:
Chui qua cổng về đích
PTTM- Tạo hình:
Vẽ, tô màu tàu hỏa
PTNT- Toán :
So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc
PTTM- ÂN:
- DH: Bác đưa thư vui tính
- NH: Nhớ lời cô dặn
- TC: Tai ai tinh
HĐ NGOÀI TRỜI
- Vẽ các phương tiện giao thông
- TCVĐ: Ô tô vào bến
- ChơI tự do
- QS xe máy
- TC: Bánh xe quay
- Chơi tự do
- Quan sát xe đạp.
-TC: Bánh xì hơi
-Chơi tự do
- QS ô tô tải
-TC: Bánh xe quay
- Chơi tự do
- Giải các câu đố về PTGT
-TC: Ai nhanh hơn.
- Chơi tự do
HĐ GÓC
- Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ ăn uống, quày bán vé tàu, xe, máy bay, gia đình đi du lịch.
- Góc xây dựng: Ngã tư đường phố, Bến xe vinh..
- Góc nghệ thuật:+ Hát múa vận động các bài hát về chủ đề
 + Vẽ nặn, xếp, in hình, tô màu về các hoạt động của PTGT
- Góc học tập:+ Nối các PTGT đúng bến (nơi hoạt động)
 +viết biển số xe
 + phân nhóm, phân Loại PTGT
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây 
HĐ CHIỀU
Làm quen truyện: Qua đường
PTNN-Truyện:
Qua đường
Hướng dẫn trò chơi: Ném blinh
Làm quen bài hát: Bác đưa thư vui tính
-Vui văn nghệ
- Phát phiếu bé ngoan.
TUẦN 1: PT VÀ QĐGT Đường bộ, đường săt
( Thực hiện từ ngày 13/ 3/ 2017 đến ngày 17/ 3/ 2017)
1. Kiến thức: 
- Trẻ nhận biết được các loại phương tiện giao thông quen thuộc như: thông (ô tô, 
 xe máy, xe đạp, xích lô,. Một số phương tiện giao thông địa phương (xe bò kéo, 
 công nông,..).
- Biết được một số đặc điểm như: màu sắc, hình dáng, kích thước, âm thanh, tốc 
 độ, nhiên liệu, nơi hoạt động...
- Trẻ biết phân nhóm phân loại một số phương tiện giao thông thông qua đặc
 điểm, cấu tạo, ích lợi, nơi hoạt động.
- Nhận biết một số dịch vụ phục vụ giao thông và công dụng từng loại phương tiện 
 giao thông.
- Biết kể chuyện đọc thơ về chủ đề giao thông.
- Trẻ biết vẽ, tô màu tàu hỏa
- Trẻ biết So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc
2. Kỹ năng:
- Nhận biết so sánh, phân biệt được điểm giống nhau và khác nhau của các loại 
 phương tiện giao thông
- Các loại phương tiện giao thông đường bộ và nơi hoạt động. 
- Luyện kỹ năng vẽ, tô màu cho trẻ về các loại phương tiện giao thông
- Kỹ năng đọc, kể diễn càm thơ, chuyện có chủ đề về giao thông.
- Trẻ hát vận động các bài hát về phương tiện giao thông.
3.Thái độ:: 
 -Biết quý trọng người điều khiển giao thông, người phục vụ trên các phương tiện 
 giao thông.
- Không đùa nghịch khi đi trên các loại phương tiện giao thông, trong gia đình và
 ngoài đường.
- Biết giữ gìn các loại phương tiện giao thông trong gia đình.
- Giữ an toàn vệ sinh khi đi trên các phương tiện giao thông
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
TUẦN 1: PT VÀ QĐGT ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT
NỘI DUNG
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
GỢI Ý THỰC HIỆN
1.GÓC PHÂN VAI
- Cửa hàng bán đồ ăn uống
- Quày bán vé tàu, xe, máy bay
- Gia đình đi du lịch.
- Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình như: Bố, mẹ, con cái chuẩn bị đồ dùng đi du lịch. Nhân viên bán vé tàu xe phải biết nói giá vé từng tuyến xe cho khách và giao vé, nhận tiền.
- Bán hàng, xếp đặt.
- Trẻ biết liên kết giữa các nhóm chơi khác.
Túi xách, máy chụp ảnh, tiền bằng lá, giấy.
- Lô tô tàu, xe ô tô, cho trẻ làm vé
1.Thỏa thuận chơi(3- 5p).
- Cô và trẻ cùng hát bài hát : Em đi qua ngã tư đường phố
- HT chúng mình vừa hát bài hát gì? 
- Bài hát nói về gì?
- Cô dưới thiệu với trẻ các góc chơi và cho trẻ nhận vai chơi. 
- Trẻ về góc chơi và lấy đồ chơi ra cho nhóm chơi của mình, trẻ tự phân vai chơi trong nhóm. 
2.Hoạt động(23- 25P).
* Góc phân vai:
- Trẻ về góc tự phân vai chơi cho nhau, cô theo dõi và giúp đỡ trẻ trong quá trình trẻ chơi.
 + Gia đình bác chuẩn bị đi đâu thế? (trẻ kể túi, va li, máy ảnh)
 + Gia đình bác định đi du lịch ở đâu? Đi bằng phương tiện gì? Lấy vé ở đâu?
+Đến cửa hàng: Các cô đang làm gì thế? Thực đơn của cửa hàng hôm nay có những món gì?...
 + Hôm nay cửa hàng bán những gì thế cô?
 + Cái này giá bao nhiêu tiền vậy?.... 
* Góc xây dựng:
Trẻ về góc chơi và phân vai chơi với nhau:
- Trẻ xây và bố cục công trình theo ý thích của trẻ. Cô theo dõi và hướng dẫn gợi ý trẻ xây hoàn thành tốt công trình của mình.
+ Bác đang làm gì thế?
+Bác thử nhìn lại cột biển báo xây ở đó đã hợp lý chưa? 
+ Làn đường này dành cho các loại xe gì?Còn người đi bộ đi ở đâu?
+2 bên đường trồng cây xanh cần trồng như thế nào?...
* Góc học tập:
Trẻ về góc lấy đồ dùng về cho góc chơi của mình.
- Cô theo dõi và hướng dẫn trẻ cách thực hiện các bài tập ở góc.
- Nhóm 1: Nối các PTGT đúng bến (nơi hoạt động).
- Nhóm 2: Viết biển số xe.
- Nhóm 3: Phân nhóm, phân Loại PTGT.
- Nhóm 4: Viết từ chỉ tên gọi các loại PTGT.
* Góc nghệ thuật:
- Trẻ về nhóm chơi
Cô bao quát trẻ chơi hướng dẫn trẻ thể hiện đúng nội dung bài tập ở góc chơi, gợi ý trẻ nhập vai chơi. Động viên khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm sáng tạo và hoàn thành tốt sản phẩm của mình.
* Góc thiên nhiên:
- Cô cho trẻ quan sát cây cảnh
- Cô hướng dẫn trẻ cắt tỉa lá vàng, lau lá, tưới cây, bón phân.
- giáo viên quan sát trẻ làm công việc của mình sau đó nhận xét và khen ngợi trẻ
3.Kết thúc( 3- 5P).
- Cô đến nhóm gợi ý cho trẻ nhận xét từng cá nhân trong nhóm : về hành vi thái độ và hành động trong quá trình chơi . Sau đó cho trẻ tập trung về góc chơi nào đó mà hôm đó tạo được nhiều sản phẩm đẹp . Cô nhận xét chung góp ý để lần Sau trẻ chơi hay hơn , cho trẻ đến tham quan công trình xây dựng và nghe các bạn ở góc xây dựng giới thiệu sản phẩm của mình.
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi
2.GÓC XÂY DỰNG
- Bến xe vinh 
- Ngã tư đường phố
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để mô phỏng tái tạo lại mô hình bến xe có cổng ra vào, bãi đỗ xe khách, xe tải, xe buýt, xe con,nơi bán vé, nhà nghỉ, nhà cho nhân viên bảo vệ ở.
- Trẻ biết xây xếp đặt,lắp ghép, bố trí công trình hợp lý và sáng tạo.
Khối xây dựng các lọai, gạch, hột hạt, sỏi, thảm cỏ, bồn hoa các loại cây xanh các loại ô tô, cột điện, đèn cao áp
3.GÓC NGHỆ THUẬT
- Hát múa vận động các bài hát về chủ đề - Vẽ nặn, xếp, in hình, tô màu về các hoạt động của PTGT
- Trẻ quan sát các loại PTGT và nối đúng với nơi hoạt động của nó- Biết phân nhóm phân loại các ptgt.
- Phát triển tư duy, phát triển ngôn cho trẻ, kỹ năng phân nhóm,xếp tương ứng.
- Trẻ biết giúp đỡ nhau trong khi chơi, không làm ồn ào. 
Tranh, bút màu cho trẻ. Lô tô các loại PTGT.
4.GÓC HỌC TẬP
- Nối các PTGT đúng bến (nơi hoạt động) - Viết biển số xe
- Phân nhóm, phân Loại PTGT
- Trẻ biết thể hiện và trẻ tự sáng tạo vận động như hát, múaTrẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình để vẽ, nặn, cắt, xé, xếp hình tạo thành các loại PTGT.
- Trẻ biết dùng những kỹ năng đã học đê vẽ nặn, cắt dántạo ra các sản phẩm
Giấy, bút màu cho trẻ.
- Tranh, sách, họa báo về hoa. Kéo, hồ dán, băng dính 2 mặt.
5.GÓC THIÊN NHIÊN
- Chăm sóc cây
Chậu nước, giấy, lá, kéo
TRÒ CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ NHÁNH
( Thời gian từ ngày 13/ 3 đến ngày 19/ 3/ 2017)
I. Đón trẻ, trò chuyện:
- Đón trẻ: Đón trẻ với thái độ vui vẻ từ tay phụ huynh.
- Trò chuyện: 
- Cô cho trẻ xem tranh ảnh về các Loại ptgt treo ở xung quanh lớp.
- Thế nào gọi là PTGT?
- Những loại xe nào thuộc PTGT đường bộ?
- Các PTGT đường bộ chạy ở đâu?
- Bánh xe có hình gì? Tại sao bánh xe lại phải tròn?
- Những ptgt trên chạy được là nhờ gì?
- Tàu hỏa chạy ở đâu? 
- Những pt trên dùng để làm gì?
- Giáo dục trẻ khi ngồi trên những pt đó.
II. Thể dục sáng:
1. Yêu cầu: 
 - Trẻ tập được các động tác: Tay, chân, lườn và bật nhảy kết hợp với bài hát “Sắp đến tết rồi”.
- Trẻ tập kết hợp nhịp nhàng, đều và đúng với động tác và lời của bài hát.
- GD trẻ tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
2. Chuẩn bị:
- Sân tập rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát.
- Nhạc bài “Em đi qua ngã tư đường phố”.
3.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Khởi động.
Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi của chân và chuyển đội hình thành 3 hàng ngang dàn cách đều theo tổ.
2.Hoạt động 2: Trọng động.
- Bài tập phát triểnchung.
- Trẻ tập theo cô trên nền nhạc bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh.
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng xung quanh sân tập.
- Trẻ thực hiện kết hợp với các kiểu đi.
- ĐT 1: Tay.
- ĐT 2: Chân
- ĐT 3: Lườn.
- ĐT 4: Bật
III.Điểm danh.
1.Mục đích yêu cầu:
- Giúp cô kiểm tra và nắm sỹ số trẻ hàng ngày
- Tạo cho trẻ thói quen đi học đầy đủ, rèn cho trẻ thói quen biết quan tâm đến 
bạn bè
- Giáo dục trẻ có thái độ lễ phép văn minh
2.Chuẩn bị::sổ theo dõi trẻ đến lớp, bút, ghế ngồi đủ cho cô và trẻ
3.Tiến hành: 
- Cô cho trẻ cất vang 1 bài hát thật vui nhôn để tạo không khí vui tươi cho trẻ
- Sau đó cô điểm danh gọi tên lần lượt trẻ từ đầu sổ đến cuối sổ trẻ đứng dậy dạ cô khi cô gọi đến tên mình
- Cô có thể điểm danh theo tổ: 1 bạn trong tổ đứng dậy nói hôm nay tổ mình vắng ai hay đầy đủ (tổ trưởng hoặc tổ phó)
- Đánh dấu (p) trẻ vắng cả ngày và dấu (s) trẻ vắng 1 buổi
Thứ 2 ngày 13 tháng 3 năm 2017
*ĐÓN TRẺ: Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ và niềm nở , tạo sự thoải mái cho trẻ , nói chuyện với phụ huynh về tình hình của trẻ.
- Nhắc trẻ chào cô , chào bố mẹ, chào bạn.
* THỂ DỤC SÁNG : Tập cho trẻ các động tác thể dục kết hợp với lời bài hát : “Em đi qua ngã tư đường phố”.
* ĐIỂM DANH: Cô gọi tên trẻ theo danh sách và yêu cầu trẻ dạ cô khi gọi đến tên của mình . 
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển nhận thức- KPKH: Phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
-Trẻ biết có nhiều loại phương tiện giao thông, biết tên gọi đặc điểm, tiếng kêu, nơi hoạt động của xe đạp, xe máy, ô tô,tàu hỏa... biết nơi hoạt động của các loại phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt
2.Kỹ năng: 
- Rèn kĩ năng quan sát tranh cho trẻ, kĩ năng chú ý .
- Phát triển ở trẻ khả năng trả lời câu hỏi, so sánh theo cặp, trao đổi thảo luận, bàn bạc phối hợp theo nhóm.
- Hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng phân nhóm theo đặc điểm và nơi hoạt động.
3.Thái độ: 
- Trẻ có ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông khi ngồi trên phương tiện giao thông và khi tham gia giao thông.
II. CHUẨN BỊ:
 Đồ dùng của cô :
 Đồ dùng của trẻ 
- Tranh to về các ptgt ; Xe đạp , xe máy, ô tô, xích lô, tàu hỏa...
- Tranh các loại lô tô về các loại PTGT.
- Bảng cài, que chỉ.
- Mỗi trẻ 1 bộ tranh lô tô về các ptgt đường bộ, đường sắt.
- Chiếu cho trẻ ngồi
- Quần áo gọn gàng , tâm thế trẻ thoải mái.
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định( 1-2p).
- Cho trẻ hát và vận động theo bài hát “ Em tập lái ô tô”
2.Nội dung( 20- 22p) 
2.1. Hoạt động 1: Trò chuyện- Giới thiệu(1- 2p).
- Các con có thích lái ô tô không ?
- Lái Ô tô như thế nào nhỉ?
- Nào chúng mình cùng lái thử nào!
- Ô tô đi ở đâu?
Đúng rồi, ô tô chạy trên đường bộ .Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các con nhiều loại xe khác nữa đấy.
2.2.Hoạt động 2:Cùng nhau khám phá(14- 15p).
- Cho trẻ tạo thành 4 nhóm,cô đưa cho mỗi nhóm 1 bức tranh về 1 loại ptgt để trẻ quan sát.Và sau đó cho đội trưởng của từng nhóm lên giới thiệu về ptgt của đội mình. 
- Sau mỗi lấn trẻ nói về phương tiện giao thông nào thì cô khái quát lại bằng tranh ảnh .
* Xe đạp:
- Đây là xe gì?
- Xe đạp có mấy bánh?
- Ngoài bánh xe, xe đạp còn có những bộ phận gì?( Tay lái, 
xích, bàn đạp, yên xe)
- Làm thế nào xe đạp chạy được ? 
- Xe đạp chở gì?
- Đúng rồi, xe đạp phải có người đạp thì mới chạy được, xe đạp để chở được 1 người và chở hàng hóa nhẹ
* Xe máy :
- Bạn vừa giới thiệu xe gì?
- Xe máy có mấy bánh?
- Còi xe máy kêu như thế nào?
- Xe máy chạy cần có nguyên liệu gì?
- Cô giới thiệu về một số bộ phận của xe máy và nói công dụng của chúng.
* Ô tô: 
Cô cho trẻ tìm hiểu về ô tô ( đặc điểm, cấu tạo, công dụng)
* Tàu hỏa
- Cô cho trẻ quan sát đoàn tàu hỏa chạy và hỏi trẻ
- Tàu hỏa có đặc điểm gì?
- Là phương tiện giao thông đường gì?
- Tàu hỏa chạy bằng nguyên liệu gì?
- Tàu hỏa dùng để làm gì?
* So sánh :
- xe máy và xe ô tô
- Bạn nào cho cô biết xe máy và xe ô tô giống nhau ở điểm nào ?
( đều là PTGT đường bộ, đều chở người và chở hàng hóa.)
- xe máy và xe ô tô khác nhau chỗ nào?
+ Xe máy nhỏ hơn và chở ít người còn ô tô to hơn và chở được nhiều người , nhiều hàng hóa hơn.
 Các ptgt khác nhau về đặc điểm cấu tạo và nơi hoạt động. Nhưng chúng giống nhau ở điểm cùng là các loại ptgt dùng để chở người chở hàng hoá giúp chúng ta đến khắp mọi nơi trong nước cũng như trên thế giới để gặp gỡ người thân, bạn bè.
- Ô tô và tàu hỏa
+ Đều là phương tiện giao thông dùng để chở người, chở hàng hóa
+ Ô tô: Là ptgt đường bộ, chạy bằng xăng, chạy chậm hơn tàu hỏa
+ Tàu hỏa: Là ptgt đường sắt, chạy bằng dầu, chạy nhanh hơn ô tô.
+ Ngoài ra các con còn biết các loại ptgt nào nữa?
Trẻ kể đến pt nào cô đưa pt đó ra và nói được nơi hoạt động của chúng ở các đường khác nhau.
+ Khi đi trên các ptt các con phải như thế nào?
- Ngồi trên xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm, ngồi trên ô tô không được thò đầu ra ngoài, còn đi bộ thì phải đi đi bên vỉa hè. 
- Muốn qua đường thì phải làm gì?
2.3.Hoạt động 3: Luyện tập - Củng cố(5- 6p).
* TC : Thi ai nhanh
- Cách chơi : Cô nói ptgt hoặc đặc điểm ptgt nào thì các con phải chọn nhanh lô tô ptgt đó lên.
* Trò chơi: Tìm các ptgt không cùng nhóm.
Cô đưa tranh: - Ô tô, xích lô, xe máy, buồm, tàu thuỷ,
 - Ô tô, xe máy , xe đạp
- Xe đạp, tàu thuỷ, xích lô,.
Đội nào phát hiện nhanh pt nào khác với 3 pt còn lại về đặc điểm, cấu tạo, nơi hoạt động... và lắc xắc xô giành quyền trả lời. 
- Luật chơi: Mỗi đội chỉ được trả lời 1 lần, đội nào trả lời sai mất lượt.
3.Kết thúc(1- 2p).
 - Trẻ hát bài: Bạn ơi có biết”
- Trẻ hát và vận động 
- Có ạ
- Hai tay xoay về một hướng
- Trên đường bộ
- Trẻ tạo nhóm theo yêu cầu của cô và giới thiệu về bức tranh của đội mình.
- Xe đạp
- 2 bánh
- trẻ kể 
- Phải có người đạp
- Chở người và hàng hóa.
- Trẻ tìm hiểu và trả lời các câu hỏi của cô
- Xăng
- 1-2 trẻ trả lời.Đều chạy đường bộ, cần người lái
- Ô tô có 4 bánh. Chạy bằng xăng,..
- Đều là phương tiện giao thong đường bộ, đều chở người và hàng hóa
- xe máy có 2 bánh, xe ô tô có 4 bánh..
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe
- phải bám vào người lớn, đội mũ bảo hiểm
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ hát
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- HĐCMĐ: Vẽ các loại PTGT
- Trò chơi: Lái ô tô vào bến
- Chơi tự do
 TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:Vẽ các loại phương tiện giao thông
+ Các con hãy vẽ những PTGT mà con thích nhé.
+ Con thích vẽ ptgt gì? Vẽ như thế nào?
- Trẻ vẽ: Cô bao quát và gợi ý giúp đỡ những trẻ còn yếu
- Nhận xét một số sản phẩm của trẻ.
Hoạt động 2: TCVĐ:Ô tô vào bến
Cô nêu cách chơi luật chơi và tổ chức cho trẻ chơi
Họat động 3: Chơi tự do
Cô bao quát đảm bảo cho trẻ chơi an toàn
- Trẻ nêu ý định của mình
- Trẻ vẽ
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG GÓC
- Góc phân vai: Cửa hàng bán đồ ăn uống, quày bán 

File đính kèm:

  • docxGIAO_THOGN.docx
Giáo Án Liên Quan