Giáo án lớp chồi năm 2017 - Chủ đề: Thế giới thực vật

 CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI THỰC VẬT

Thực hiện 6 tuần, từ ngày 16/01 đến ngày 10/03/2017

 I. Mục tiêu :

 Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể :

1. Phát triển thể chất :

 - Thực hiện được một số vận động như chạy theo đường zích zắc, ném xa bằng 2 tay, đi trong đường hẹp, bật chụm tách chân, bò thấp chui qua cổng, đập và bắt bóng.

 - Biết một số thực phẩm, món ăn có nguồn gốc từ thực vật và lợi ích đối với sức khỏe.

 - Có một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống.

 2. Phát triển nhận thức.

 - Biết đặc điểm, lợi ích, điều kiện sống của một số loài cây, hoa, củ,quả.

 - So sánh và nhận ra sự giống và khác nhau của 2-3 loại cây.

 - Biết quan sát và phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữa các loại

doc80 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp chồi năm 2017 - Chủ đề: Thế giới thực vật, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHỦ ĐỀ : THẾ GIỚI THỰC VẬT
Thực hiện 6 tuần, từ ngày 16/01 đến ngày 10/03/2017
 I. Mục tiêu :
 Sau khi học xong chủ đề này trẻ có thể :
1. Phát triển thể chất :
 - Thực hiện được một số vận động như chạy theo đường zích zắc, ném xa bằng 2 tay, đi trong đường hẹp, bật chụm tách chân, bò thấp chui qua cổng, đập và bắt bóng.
 - Biết một số thực phẩm, món ăn có nguồn gốc từ thực vật và lợi ích đối với sức khỏe.
 - Có một số thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, có hành vi vệ sinh trong ăn uống.
 2. Phát triển nhận thức.
 - Biết đặc điểm, lợi ích, điều kiện sống của một số loài cây, hoa, củ,quả.
 - So sánh và nhận ra sự giống và khác nhau của 2-3 loại cây.
 - Biết quan sát và phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữa các loại cây với môi trường sống của con người.
- Trẻ có thể đếm từ 1-5, nhận biết số 5, so sánh cao- thấp.
 - Nói được đặc điểm của hình chữ nhật, tam giác,h.tròn và hình vuông.
 3. Phát triển ngôn ngữ.
 - Biết sủ dụng từ ngữ để mô tả được vài đặc điểm nổi bật, ích lợi của một số loại rau, củ, quả... quen thuộc và gần gũi với trẻ.
 - Biết đọc thơ, nghe kể chuyện về chủ đề thực vật.
 4. Phát triển kỹ năng xã hội.
 - Yêu thích các loại cây và bảo vệ cây ( không ngắt lá, bẻ cành )
 - Biết chăm sóc cây ( tưới cây, lau lá )
 - Biết cây xanh làm đẹp môi trường và có ích cho cuộc sống.
 5. Phát triển thẩm mỹ.
 - Nhận ra cái đẹp của môi trường xanh, hoa quả gần gũi.
 - Yêu thích cái đẹp và thể hiện được cảm xúc, tình cả thế giới thực vật, mùa xuân qua các sản phẩm vẽ, nặn, xé, dán, và qua các bài hát 
 II. MẠNG NỘI DUNG 
-Phong tục ngày tết truyền: Vui chơi lễ hội, Các loại bánh, hoa quả ngày tết;Trang trí nhà cửa, mua sắm tết, bày mâm ngũ quả.
- Tên gọi, Đặc điểm các loài hoa
- Cách chăm sóc, môi trường sống 
- Lợi ích. Cách bảo quản hoa quả têt .
- Tên gọi 
- Phân biệt các điểm giống và khác nhau qua các đặc điểm.
- Sự phát triển của cây và mối liên hệ với môi trường sống, cách chăm sóc và bảo vệ cây.
- Lợi ích
- Cách chế biến món ăn
- An toàn sử dụng một số loại cây
 “ Ngày Tết và một 
 số loại hoa
“ Cây xanh bé thích”
- Đặc điểm khí hậu.
- Một số loại hoa, quả đặc trưng của mùa xuân: Hoa mai, hoa đào, phong lan, Dừa, xoài, quýt...
- Những đặc điểm nổi bật mùa xuân: Ra lộc, ra nụ, lá non.
“ Mùa xuân”
	- Tên gọi các loài quả
- Phân biệt các điểm giống và khác nhau qua các đặc điểm của các loại quả
- Cách chăm sóc và môi trường sống của các loài quả
- Lợi ích
- Cách bảo quả
- Tên gọi các loại rau, 
- Phân biệt các đặc điểm của các loại rau: rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả.
- Sự phát triển của cây và mối liên hệ với môi trường sống, cách chăm sóc và bảo vệ cây.
- Lợi ích và cách chế biến
- An toàn sử dụng một số loại rau.
- Biết ngày 8/3 là ngày
Quốc tế phụ nữ 
- Biết ngày 8/3 là ngày hội các bà,mẹ,các cô 
- Các hoạt động diễn ra trong ngày 8/3
- Biết yêu quý bà, mẹ, cô giáo...
 CHỦ ĐỀ
 “ THẾ GIỚI THỰC VẬT ”
“ Một số loại quả”
 “ Một số loại rau”
 “ Ngày 8/ 3 ” 
 III. MẠNG HOẠT ĐỘNG 
 “ Phát triển thể chất ” 
 “ Phát triển nhận thức ”
* Dinh dưỡng, sức khoẻ
- NB, PB và kể tên 1số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm tp
- NB những vật dụng và nơi nguy hiểm
* Vận động
- Đi trên ghế thể dục
- Bò dích dắc qua 5 điểm
- Tung và bắt bóng.
- Bật liên tục về phía trước.
- Ném trúng đích thẳng đứng
- Ném xa bằng 2 tay .
* KPKH
- Khám phá ngày tết và 1 số loại hoa.
- Một số loại rau.
- Tìm hiểu về mùa xuân 
* LQVT:
- So sánh độ lớn của 2 đối tương
- So sánh độ cao của 3 đối tượng
- Dạy trẻ phân biệt phía trước phía sau phía trên phía dưới của đối tượng khi có sự định hướng.
 CHỦ ĐỀ 
 “ THẾ GIỚI THỰC VẬT ”
 “ PT Ngôn Ngữ ”
“ Phát triển thẩm mỹ ”
 “ PT TC KN XH ”
- Thơ: Hoa kết trái; Mùa xuân; Dán hoa tặng mẹ 
- Truyện: Sự tích bánh trưng bánh giày ; quả bí xanh .
- Có ý thức chăm sóc thiên nhiên
- Biết nhắc nhở người khác giữ gìn,bảo vệ môi trường ( không vứt rác bừa bãi, bẻ cành, ngắt hoa...)
- Biết rửa quả, rau giúp bố mẹ 
- Trò chơi xây dựng : xd công viên,vườn cây 
* Tạo hình : Vẽ hoa mùa xuân; Vẽ cây ăn quả, Nặn củ cà rốt; Trang trí thiệp tặng mẹ; Tô màu bình hoa, Nặn quả, Trang trí thiệp tặng mẹ
* Âm nhạc
DH : Mùa xuân đến rồi; Dán Hoa tặng mẹ, Qủa gì; Sắp đến tết rồi; Em yêu cây xanh; Cây bắp cải.
NH: Chúc xuân; Hoa trong vườn. Bông hoa mừng cô; Lý cây xanh; Vườn cây của ba; Bầu và bí
Tc : Nghe tiếng hát tìm đồ vật; Đoán tên bạn hát; Ai nhanh
 IV. KẾ HOẠCH TUẦN 
NHÁNH 1 : NGÀY TẾT VÀ MỘT SỐ LOẠI HOA
Thực hiện 1 tuần, từ ngày 16 / 01 đến ngày 20 / 01 năm 2017
 I. Mục đích yêu cầu :
 1. Kiến thức :
 - Trẻ biết các phong tục tập quán, các món ăn ngày tết . Trẻ biết biết các loại hoa quả ngày tết ( hoa đào , hoa mai, hoa cúc ). Trẻ biết được ý nghĩa của ngày tết truyền thống của dân tộc việt nam , biết trang trí nhà cửa , lớp học , các kiểu vui chơi giải trí , các lễ hội của địa phương 
 - Tên gọi các loài hoa, quả. Phân biệt các điểm giống và khác nhau qua đặc điểm của các loại hoa, quả. Lợi ích. Cách chăm sóc và môi trường sống của các loài hoa.
 - Biết đọc thơ, kể chuyện theo chủ đề và thể hiện tình cảm.
 - Biết hát, hưởng ứng theo bài hát trong chủ đề.
 - Biết vẽ, dán, nặn đẹp theo hướng dẫn của cô. 
 2. Kỹ năng : 
 - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại. Phát triển khả năng phát âm tên các loài hoa. Ngôn ngữ mạch lạc.
 3. Thái độ :
 - Giáo dục trẻ yêu quý các loài hoa, chăm sóc và bảo vệ hoa. Không ngắt hoa, bẻ lá. Nhớ ơn những người chăm sóc hoa.
 II. Chuẩn bị :
 - CSVC : Đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh về chủ đề cho các cháu chơi và học
 - MTLH : Sạch sẽ, trang trí theo chủ đề
 - Tâm thế của cô : Giáo viên có kế hoạch hoạt động cho từng ngày.
 - Tâm thế của trẻ : Trẻ đi học đều, ngoan ngoón, cú ý thức học tập và lao động.
 III. Tổ chức hoạt động :
Hoạt Động
 Thứ 2
 Thứ 3
 Thứ 4
 Thứ 5
 Thứ 6
Đón trẻ
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi qui định. Cùng trẻ chọn tranh trò chuyện về chủ đề. Trẻ biết:
+ Trẻ biết tên gọi, các bộ phận chính của hoa. Phân biệt sự giống và khác nhau, đặc điểm nổi bật của một số loại hoa, quả, sự phát triển của cây và môi trường sống của chúng. Ích lợi của hoa đối với đời sống của con người. Cách chăm sóc, bảo vệ hoa.	
Thể
Dục Sáng
a Khởi động :
- Cho trẻ đi thường, kiễng gót, hạ gót, chạy nhanh, chạy chậm 
b. Trọng động :
- Tập theo lời ca bài hát : Mùa xuân đến rồi ; Màu hoa
 - Hô hấp: ngửi hoa
 - Tay: Tay đưa trước gập sau gáy
 - Thân: Đứng cúi người tay chạm mũi chân
 - Chân: ngồi khuỵu gối
 - Bật: bật luân phiên
- Trò chơi “ Ngửi hoa” “ Gieo hạt”
c. Hồi tĩnh:
Cho trẻ làm chim bay nhẹ nhàng quanh sân .
Kiểm tra vệ sinh tay
Hoạt
Động
Có
Chủ
Đích
PTTC
 Bò zích zắc qua 5 điểm
PTNT
Tìm hiểu về 1 số loại hoa
  PTTM
DH : Sắp đến tết rồi
NH : Hoa trong vườn
TC : Đoán tên bạn hát
PTTN
Truyện: Bánh trưng bánh giày
PTTM
Tô màu bình hoa
Hoạt
Động
Ngoài
Trời
Quan sát chậu hoa 
- Chơi: “hái hoa chữ theo yêu cầu”.
QS Hoa đồng tiền
- Chơi vận động: “Ai nhanh nhất”
Quan sát các loại hoa
- Chơi vận động: “Ai trồng hoa nhanh ”.
Quan sát sự hoa cúc.
 - Chơi vận động : Gieo hạt 
Quan sát hoa quanh sân trường.
- Chơi : Gieo hạt
Hoạt
Động
Góc
- Góc phân vai: Cửa hàng bán hoa
- Góc xây dựng: Xây vườn hoa, chợ hoa 
- Góc học tập và sách : Xem tranh đọc chữ về các loại hoa 
- Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt, dán hát múa hát về các loại hoa 
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, hoa mùa xuân
I. Mục Tiêu
1. Kỹ năng : Trẻ biết nhận vai chơi,góc chơi, biết thể thể hiện được vai chơi của mình. Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi để thực hiện thành công ý định của mình. Trẻ biết Vẽ, xé dán các loại hoa, biết xé dán bố cục cân đối hợp lí....
2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng giao tiếp, khéo léo khi chơi . Rèn kĩ năng thao tác vai chơi, quan hệ vai chơi, nhóm chơi cho trẻ .Rèn khả năng hoạt động theo nhóm cho trẻ. 
3. Thái độ : Trẻ chăm ngoan, biết và thích chăm sóc các loài hoa. Trẻ chơi đoàn kết, chia sẻ nhường nhịn với bạn khi chơi. 
II. Chuẩn bị
- Đồ chơi bán hàng, nấu ăn , bình hoa các loại 
- Vật liệu xây dựng: gạch, sỏi, các loại cây cỏ, que, hột hạt...
- Bộ xếp hình xây dựng, hàng rào, thảm cỏ...
III. Tổ chức hoạt động
* Hoạt động 1 : Gây hứng thú – Thoả thuận trước khi chơi
- Cô cho trẻ nêu tên góc chơi, số bạn chơi trong mỗi góc chơi
+ Các con sẽ chơi ở mấy góc chơi?( 2-3 trẻ
- Cô hỏi trẻ chủ đề chơi và phân vai chơi ở các góc chơi
 Góc xây dựng: Các bác chơi gì ở góc xây dựng? Các bác cử ai làm đội trưởng. Đội trưởng có nhiệm vụ thế nào
 Góc phân vai : Ai chơi ở nhóm bé tập làm nội trợ? Phải làm gì ?....
- Các góc khác cô hỏi tương tự
- Cho trẻ về các góc chơi
* Hoạt động 2 : Qúa trình chơi
- Cô đi đến từng góc tác động và tạo cơ hội cho trẻ hành động chơi.
- Cô bao quát giúp đỡ trẻ khi cần:
* Hoạt động 3 : Nhận xét chơi.
- Góc nào kết thúc trước cô đến góc đó
 + Mời trẻ đại diện góc đó nhận xét: Quá trình chơi của góc.Vai chơi trong góc. Sản phẩm chơi của góc
 + Cô nhận xét góc đã về quá trình chơi, vai chơi, sản phẩm chơi của trẻ và động viên trẻ chơi tốt hơn ở những lần sau.
Chăm Sóc VS
- Trong khi ăn nhắc trẻ ngồi ăn đúng tư thế, nhai kỹ, không làm rơi vãi cơm ra bàn.
- Giáo dục trẻ biết bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm điện năng
Hoạt
ĐộngChiều
Tìm hiểu môi trường sống của hoa, quả
- Truyện : Sự tích hoa hồng 
- Chơi ở các góc.
- cách sử dụng, bảo quả một số loại quả
- Chơi tự do
- Khám phá về các loại hoa
- Chơi tự do 
Biễu diễn văn nghệ.
- Nêu gương cuối tuần
Trả
Trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ về việc giữ ấm cho trẻ khi thời tiết rét đậm rét hại
- Cô trả trẻ tận tay phụ huynh. Dọn dẹp vệ sinh lớp học
Ban giám hiệu kí duyêt Giao viên lập kế hoạch
 Nguyễn Thị Tám
 V. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thứ 2 ngày 16 tháng 1 năm 2017
 phát triển thể chât :
BÒ ZÍCH ZẮC QUA 5 ĐIỂM
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức :
- Biết bò bằng bàn tay, cẳng chân zích zắc qua 5 chướng ngại vật, không dẫm vạch, không làm đổ chướng ngại vật.
2. Kỹ năng :
- Tham gia chơi đúng luật, biết tuân thủ luật chơi, không tranh dành, không gian dối trong khi chơi.
3. Thái độ :
- Giáo dục trẻ tính nhanh nhẹn, tự tin, tích cực hoạt động trong giờ học.
II. Chuẩn bị :
- Vòng thể dục, chướng ngại vật 
III. Tổ chức hoạt động :
1.Hoạt động 1 : Gây hứng thú 
- Cho trẻ đọc thơ bài “ Màu hoa”.Trò chuyện về chủ đề
2. Hoạt động 2 : Nội dung
a. Khởi động :
- Cô đi cùng trẻ thành vòng tròn và khởi động, xoay khớp cổ tay, cổ chân, xoay cổ, quay tay, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom lưng, đi nhanh, đi chậm. 
b. Trọng động :
+ Bài tập phát triển chung:
Động tác phát triển cơ tay : Tay sang ngang, tay gập vai
Động tác phát triển cơ chân: Tay chống hông, đứng kiễng chân
Động tác phát triển cơ bụng : Quay người 2 bên 90°
Động tác bật nhảy : Nhảy tách khép chân
+ Vận động cơ bản: bò zích zắc qua 5 điểm
- Cô làm mẫu lại 1 lần.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp giải thích động tác : Khi bò zích zắc qua các chướng ngại vật phải chú ý, bò bằng bàn tay, cẳng chân, 2 lòng bàn tay của cô úp xúng nền nhà... Khi thực hiện xong các con phải về cuối hàng đứng, bạn kế tiếp sẽ tiếp tục.
- Mời 2 trẻ lên thực hiện lại.
- Cho cả lớp thực hiện 1 – 2 lần.
Trò chơi : Chuyển quả.
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi cho trẻ.
- Cho trẻ chơi
c. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng 1 2 vòng thả lỏng
3.Hoạt động 3 : Kết thúc 
- Cho trẻ đọc thơ “ Hoa kết trái” ra sân 
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
.
.................................................................................................
....................................................................................................
......................................................................................................
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thứ 3 ngày 17 tháng 1 năm 2017
 phát triển nhận thức :
TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ LOẠI HOA
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Biết tên gọi, đặc điểm đặc trưng và các bộ phận của hoa .
- Phân loại hoa theo các đặc điểm. Trẻ biết ích lợi của 1 số loại hoa hoa đối với đời sống con người
2. Kỹ năng :
- Phát triển vốn từ : mịn màng , Búp, nhú lên, xòe ra.
- Rèn kỹ năng phân loại, so sánh
3. Thái độ : 
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các loại hoa. Không ngắt lá bẻ cành, không ngắt hoa bừa bãy. Yêu quý người trồng hoa.
II. Chuẩn Bị :
 - Đồ dùng của cô: + Hình ảnh về một số loại hoa
                              + Hoa hồng , hoa cúc , hoa ly, hoa đồng tiền
                              + 4 bức tranh về hoa (hồng ,cúc , đồng tiền.
                              + Ti vi , máy tính
- Đồ dùng của trẻ:  + Tranh lô tô về một số loại hoa .
III. Tổ Chức Hoạt Động :
1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài hát “ Mùa xuân”. 
-Trò chuyện voứi trẻ .
- Các con vừa hát bài gì? Bài hát nói về hoa nào?
- Các loại hoa đó để làm gì?
- Giáo dục : Trong sân trường có rất nhiều loại hoa,để cho cây hoa mau lớn, các con phải làm gì? Khi ra sân chơi các con phải như thế nào? 
2. Hoạt động 2 : Bé khám phá các loại hoa
a. Quan sát
* Hoa hồng:
 - Cô dấu hoa hồng trong khăn cho trẻ ngửi và đoán
 + Cô đố các con đó là hoa gì ?Ai có nhận xét gì về hoa hồng ?
 + Cánh hoa hồng như thế nào?Lá như thế nào?
 + Cho trẻ lên sờ và ngửi hoa.Trồng hoa hồng để làm gì?
 + Để cây hoa mau lớn thì làm gì?
- Nhấn mạnh :Hoa hồng  có nhiều màu rất đẹp,cánh hoa hồng tròn ,hoa hồng được  trồng quanh nămHoa hồng thuộc loại hoa cánh tròn. Nên mọi người thường chọn hoa hồng để chúc mừng nhau trong các ngày hội ngày lễ.
 * Hoa cúc:
- Cô đọc câu đố :
- Cho trẻ quan sát cây hoa cúc :
 + Hoa cúc có đặc điểm gì? Lá hoa cúc như thế nào ?
 + Hoa cúc có màu gì?Cánh hoa cúc như thế nào?
- Nhấn mạnh: Hoa cúc thường có nhiều màu,lá to,cánh nhỏ và dài, trồng hoa cúc để trang trí,để cúng
 * Hoa đồng tiền:
 - Cô mô phỏng:  “Trời tối – Trời sáng”
 + Đố các cháu , đây hoa gì ?
 + Ai có nhận xét gì về hoa đồng tiền?Hoa đồng tiền có gì đặc điểm gì ?
 +Cánh hoa đồng tiên như thế nào?
- Nhấn mạnh:Hoa đồng tiền có rất nhiều màu,cánh nhỏ,và dài,lá to không mọc trên cành.
b. So sánh: Sự giống nhau và khác nhau:
* Hoa hồng và hoa cúc :
- Hoa cúc và hoa hồng giống nhau ở điểm gì ?
- Cô chôt lại ý kiến đúng .
- Khác nhau :
+ Hoa hồng có gai, cánh tròn, cánh hoa to.
+ Hoa cúc có nhiều cánh ; cánh hoa nhỏ, dài.
* Giáo dục:  Hoa rất có ích cho đời sống của con người.Vì vậy chúng ta cần phải trồng nhiều  hoa , chăm sóc bảo vệ hoa, không được ngắt hoa, bẻ cành. Chúng ta phải biết bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
* Cô mở rông thêm:  cho trẻ xem màn hình về một số loại hoa khác.
c. Trò chơi : “ tưới hoa ”
- Cô giải thích luật chơi và cách chơi.
 - Trẻ chơi 2 lần.
3. Hoạt động 3 : Kết thúc: 
- Cho trẻ hát bài “Màu hoa”.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
.
..................................................................................................
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thứ 4 ngày 18 Tháng 1 năm 2017
phát triển thẩm mỹ :
 DH : SẮP ĐẾN TẾT RỒI
NH : HOA TRONG VƯỜN
TC : ĐOÁN TÊN BẠN HÁT.
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Trẻ hát thuộc bài hát và biết vận động minh hoạ bài hát.
- Thích nghe hát và cảm nhận được giai điệu vui tươi, rộn ràng của làn điệu dân ca Thanh Hoá.
2. Kỹ năng: Hát đúng giai điệu và vỗ tay theo nhịp bài hát.
3. Thái độ: Thích trồng cây xanh, có ý thức chăm sóc, bảo vệ hoa, biết ơn người trồng hoa, chăm sóc hoa.
II. Chuẩn bị :
- 1 số loại hoa
- Dụng cụ âm nhạc
III. Tổ chức hoạt động :
1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú
- Cho trẻ đọc thơ “ Hoa kết trái”
2. Hoạt động 2 : Nội dung
a. Dạy hát :
- Cô giới thiệu bài hát và hát mẫu lần 1. hỏi trẻ:
- Cô hát lần 2: Hỏi trẻ tên bài hát, tác giả.
- Giảng nội dung: sắp đến tết nên mọi nhà, mọi người đều rất vui, hân hoan đón tết, bạn nhỏ được mẹ may cho quần áo mới, ...
- Trẻ hát theo cô 2-3 lần.
- Cô mời từng tổ hát bài 
- Cô và trẻ cùng hát đố(cô hát đố trẻ hát trả lời).
- Cô mời nhóm bạn gái hát và nhún nhảy, nhúm bạn trai gõ nhạc cụ và ngược lại.
- Cho từng tổ hát đố với nhau.
b. Nghe hát :
- Cô hát cho trẻ nghe bài: “Hoa trong vườn”.
+ Cô hát lần 1 diễn cảm.
+ Lần 2 cô và trẻ cùng nhún nhảy theo bài hát.
c. Trò chơi “ Đoán tên bạn hát ”
- Cô phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ
- Tổ chức hướng dẫn trẻ chơi 2 3 lần
3. Hoạt động 3 : Kết thúc
- Cho trẻ hát lại bài hát và cất dọc đồ dùng và ra sân.
NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
.
.
.................................................................................................
................................................................................................
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thứ 5 ngày 19 tháng 1 năm 2017
Lĩnh vực phát triển: PTNN ( Truyện)
SỰ TÍCH BÁNH TRƯNG BÁNH GIÀY
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: Lắng nghe cô kể chuyện, hiếu nội dung câu chuyện.
2. Kỹ năng: Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, tham gia đàm thoại tốt.
3. Thái độ: Giáo dục trẻ biết phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt nam gói bánh chưng làm bánh dày để lễ vào ngày tết. 
II Chuẩn bị:
- Hình ảnh gói bánh chưng , bánh dày 
- Tranh chuyện về sự tích bánh chưng bánh dày
III. Tổ chức hoạt động :
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Trò chuyện với trẻ : 
+ Vào dịp tết đến nhà con chuẩn bị những gì dể đón tết?.....
2. Hoạt động 2: Nội dung
a. Cô kể diễn cảm :
- Cho trẻ nghe câu chuyện lần 1 diễn cảm .
- Kể lần 2 KH tranh: Cô giảng giải nội dung câu chuyện, giải thích từ khó:
+ Hoàng tử: Con trai của nhà vua
+ Nuôi miệng: Làm ra hạt lúa hạt gạo để nuôi sống bản thân ,con người. 
b. Đàm thoại :
- Cô có một số bánh chưng,đằng sau mỗi bánh chưng là một câu hỏi về nội dung câu chuyện, trẻ lên chọn 1 ô số bất kỳ, câu hỏi hiện ra, ai là người giỏi nhất biết để trả lời câu hỏi đó.
- Đàm thoại: + Ai là người nghỉ ra cách làm bánh chưng, bánh dày?
 + Hoàng tử Lang Liêu là người như thế nào?
 + Vua cha có ý định gì nhân ngày hội? Các hoàng tử đã làm gì?
 + Lang Liêu đã suy nghĩ như thế nào? Lang Liêu đã làm những công việc gì để có lễ vật dân vua cha đầu năm?
 + Ý nghĩa của 2 thứ bánh đó như thế nào?
 + Phong tục của nhân dân ta tết đến là làm gì? Nhà con làm bánh gì vào ngày tết?
- Cũng cố: Cô tóm tắt nội dung câu chuyện, Để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà xa xưa đã nghĩ ra 2 thứ bánh đặc biệt, ngày nay nhân dân ta vẫn giữ phong tục gói bánh chưng, làm bánh dày để lễ vào ngày tết.
3. Hoạt động 3: Kết thúc:
- Cho trẻ hát bài: “ Sắp đến tết rồi ”
 NHẬT KÝ CUỐI NGÀY
.
..................................................................................................
..................................................................................................
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thứ 6 ngày 20 tháng 1 năm 2017
Lĩnh vực phát triển: PTTM ( Tạo hình)
TÔ MÀU BÌNH HOA ( ĐT)
I. Mục tiêu:
1. Kiến Thức :
- Trẻ biết tô màu bình hoa theo mẫu hướng dẫn của cô và trẻ nhận đúng ra các màu sắc đã học.Trẻ biết tô màu sáng tạo .
2. Kỹ năng : Rèn cho trẻ kỹ năng ghi nhớ có chủ định.
- Rèn cho trẻ cách cầm bút đúng bằng tay phải, cách ngồi đúng tư thế.
- Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát , so sánh các sự vật xung quanh trẻ.
3. Thái độ : Có ý thức trong học tập, biết giữ gìn sản phẩm của mình tạo ra.
- Biết yêu quý , bảo vệ các loài hoa.
II. Chuẩn Bị :
- Tranh mẫu của cô, tranh để tô mẫu, búp sáp màu .
- Bàn ghế; Tranh để cho trẻ tô màu.Búp sáp màu
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1; Gây hứng thú
- Đàm thoại cùng trẻ về các loài hoa.
- Các con biết các loại hoa gì nào? ..
2. Hoạt động 2: Nội dung
a. Quan sát đàm thoại :
- Bức tranh vẽ gì nào? 
- Chiếc bình hoa được tô bằng màu gì?
- Những bông hoa đó có màu gì?
- Có mấy bông hoa ở trong bình? Cô cho trẻ đếm.
- Bình hoa này có những màu hoa gì? 
- lá hoa có màu gì?
- Các con có biết dùng hoa để làm gì không?
- Cô giáo dục trẻ hoa dùng để trang trí vào căn phòng thêm đẹp hơn, ngoài ra còn phục vụ vào những ngày hội , ngày lễ nữ

File đính kèm:

  • docchu_de_thuc_vat.doc
Giáo Án Liên Quan